Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền mặt tại công ty tnhh xây lắp đinh nguyễn...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền mặt tại công ty tnhh xây lắp đinh nguyễn

.PDF
66
1
142

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ THANH TRÚC Mã số sinh viên : 1723403010303 Lớp : D17KT06 Ngành : KẾ TOÁN GVHD : TH.S MÃ PHƯỢNG QUYÊN Bình Dương, tháng 11 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn” những số liệu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện tại phòng kế toán tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn và không có sự sao chép kết quả của một bài nghiên cứu nào khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và kỷ luật trước khoa, nhà trường nếu có bất cứ trường hợp nào xảy ra. Sinh viên thực hiện Võ Thị Thanh Trúc LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong Phòng Kế toán cùng với sự chỉ dạy tận tâm của giảng viên hướng dẫn em đã phần nào hiểu rõ hơn, trau dồi cho bản thân nhiều hơn kiến thức về “Kế toán tiền mặt tại Công ty Xây Lắp Đinh Nguyễn”. Do thời gian đi thực tập không được nhiều, bản thân em còn chưa có kinh nghiệm thực tế, kiến thức chưa còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai xót ở bài báo cáo này. Em mong quý thầy cô cùng anh chị tại đơn vị Phòng Kế toán chỉ bảo tận tình giúp em có một bài báo cáo thực tiễn hơn. Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn đặc biệt các anh chị tại Phòng Kế toán đã rất nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập và thu thập dữ liệu. Đặc biệt là dưới sự giúp đỡ tận tâm của giảng viên hướng dẫn Mã Phượng Quyên, để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................. 1 2.1. Mục tiêu tổng quát: .........................................................................................1 2.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. 1 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 1 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................1 6. Bố cục đề tài. .........................................................................................................2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN ........................................................................................................................3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn .....3 Giới thiệu sơ lược về công ty..........................................................................3 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh .......................................................4 1.1.2.1. Tầm nhìn chiến lược:................................................................................4 1.1.2.2. Sứ mệnh:...................................................................................................4 1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của công ty. ..........................................................4 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ............................................................................5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: .....................................................5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. ................................ 6 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. ............................................................................8 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. ........................................................................................................9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN ...................................................................................................10 2.1. Nội dung. .............................................................................................................10 2.2. Nguyên tắc tài khoản........................................................................................... 10 2.3. Tài khoản sử dụng: TK 111 : tiền mặt ................................................................ 11 2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán. ..................................................................................12 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. .....12 i 2.6. Phân tích biến động của tiền mặt ........................................................................28 Phân tích theo chiều dọc ...............................................................................28 Phân tích theo chiều ngang ...........................................................................28 2.7. Phân tích báo cáo tài chính .................................................................................29 Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn .............................. 29 Tình hình tài chính qua kết quả hoạt động kinh doanh ................................ 34 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP...................................................................37 3.1. Nhận xét ..............................................................................................................37 Về bộ máy quản lý: .......................................................................................37 Về bộ máy kế toán: .......................................................................................37 Về công tác kế toán tiền tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn: ...........38 Về tổ chức hệ thống sổ sách: ........................................................................38 Về tổ chức tài khoản: ....................................................................................38 Về biến động của khoản mục tiền: ............................................................... 39 Về tình hình tài chính của công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn: .............39 3.2. Giải pháp .............................................................................................................39 Về chính sách kinh doanh: ............................................................................39 Về cơ cấu bộ máy kế toán:............................................................................40 Về công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn: ....40 Về biến động của khoản mục tiền: ............................................................... 40 Về tình hình tài chính của công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn: .............41 KẾT LUẬN ...................................................................................................................42 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TK GTGT TNHH Tài khoản Giá trị gia tăng Trách nhiệm hữu hạn iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Trích dẫn Sổ nhật ký chung về tiền mặt .......................................................26 Bảng 2.2. Trích dẫn Sổ cái TK 111 của Quý 3 năm 2019.............................................27 Bảng 2.3. Phân tích khoản mục tiền theo chiều dọc......................................................28 Bảng 2.4. Phân tích khoản mục tiền theo chiều ngang..................................................29 Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn ................................ 30 Bảng 2.6. Phân tích biến động dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh .......................35 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ....................................................................5 Hình 2.1: Phiếu chi số 90 .............................................................................................. 13 Hình 2.2: Hóa đơn GTGT số 0032085 ..........................................................................14 Hình 2.3: Phiếu thu số 65 .............................................................................................. 15 Hình 2.4: Phiếu chi số 95 .............................................................................................. 16 Hình 2.5: Phiếu chi số 84 .............................................................................................. 17 Hình 2.6: Bảng thanh toán tiền lương T7.2019 ............................................................. 18 Hình 2.7: Phiếu chi số 101 ............................................................................................ 19 Hình 2.8: Phiếu chi số 121 ............................................................................................ 20 Hình 2.9: Hóa đơn GTGT số 0000318 ..........................................................................21 Hình 2.10: Bảng kê chi tiết ............................................................................................ 22 Hình 2.11: Phiếu chi số 139 .......................................................................................... 23 Hình 2.12: Quyết toán sửa chữa ....................................................................................24 Hình 2.13: Hóa đơn GTGT số 0003218 ........................................................................25 v 1. Lý do chọn đề tài. PHẦN MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần có những định hướng, hoạch định và chiến lược một cách khoa học. Để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới cũng như mở rộng hoạt động. Do đó các doanh nghiệp phải nâng cao cơ chế quản lí kinh tế, đặc biệt là công tác kế toán tài chính. Các hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn liền với công tác kế toán, đặc biệt tiền. Tiền là khoản mục rất quan trọng, quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp, nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và các khoản mục quan trọng khác. Vì vậy các nhà quản trị phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ về khoản mục cân đối giữa thu và chi, để hạn chế tối đa sai sót, ứ đọng hay thiếu hụt tiền. Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán tiền nói riêng, nên em chọn đề tài “Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn” cho bài báo cáo của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu thực trạng kế toán tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Phân tích các biến động về khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. 3. Đối tượng nghiên cứu Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: phòng Kế toán tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Phạm vi thời gian: số liệu được thu thập qua các quý 2, 3, 4 năm 2019 của công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. 5. Phương pháp nghiên cứu 1 Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu của công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn, song song phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp quan sát để tổng hợp các thông tin về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, chế độ chính sách và hình thức kế toán tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Phương pháp tổng hợp thu thập các số liệu, chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, số cái tài khoản 111, sổ nhật ký chung,… để đưa vào bài báo cáo cho hợp lí, tiếp tục phân tích kết hợp diễn giải nhằm phân tích thực trạng của công ty. 6. Bố cục đề tài. Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Chương 2: Thực trạng Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Chương 3: Nhận xét và giải pháp. 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn Giới thiệu sơ lược về công ty Tên công ty: CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN Tên giao dịch quốc tế: DINH NGUYEN CONSTRUCTION CO., LTD Công ty thành lập ngày: 10/04/2018 Địa chỉ: Lô PM-Ô 82, Tờ bản đồ số: B1-KTĐC Phú Mỹ, Phường Phú Tân, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Mã số thuế: 3702653679 Email : [email protected] Website : www.xaylapdinhnguyen.com Điện thoại: (+84) 934 507 259 Logo công ty: Công ty TNHH xây lắp Đinh Nguyễn là doanh nghiệp tư nhân với sự góp vốn của các thành viên trong nước và nước ngoài. Được thành lập với chức năng hoạt động chính sau: Xây dựng nhà dân dụng, Xây dựng nhà văn phòng, Xây dựng nhà công nghiệp, Xây dựng nhà liền kề, biệt thự, khách sạn, Xây dựng công trình đường bộ, Xây dựng công trình điện, Xây dựng công trình cấp, thoát nước, Xây dựng công trình khai khoáng, 3 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (Cho thuê xe cẩu, máy xây dựng…), Gia công các sản phẩm cớ khí, xử lý và tráng kim loại, Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, Hoạt động tư vấn thiết kế kỹ thuật có liên quan, Bảo trì sữa chữa các công trình xây dựng khác, Hoàn thiện công trình xây dựng, San lấp mặt bằng thi công, Phá dỡ công trình xây dựng . Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Tầm nhìn chiến lược: Chúng tôi mong muốn xây dựng Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn bằng khát vọng tiên phòng cùng chiến lược đầu tư phát triển bền vững. Công Ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu Việt Nam trong thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, tứ vấn thiết kế và chế tạo cơ khí 1.1.2.2. Sứ mệnh: Không ngừng phát triển và nâng cao năng lực để mang đến cho khách hàng những công trình tốt nhất, chất lượng nhất,góp phần mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và cá nhân. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, với lợi ích chúng của Công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn với lợi ích chung gắn kết lợi ích của mỗi cá nhân người lao động Xây Lắp Đinh Nguyễn, gắn kết lại lợi ích của xã hôi và cộng đồng. 1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của công ty. Với khách hàng: Chất lượng uy tín với tiến độ, luôn thỏa mãn các nhu cầu của tất cả các khách hàng với chất lượng tốt nhất. Cởi mở, thân thiện, không cầu thị, nhiệt tình và trân trọng. Nổ lực cao nhất để các sản phẩm và dịch vụ luôn tiến bộ hơn, góp phần nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống. Với đối tác: Xây dựng và gìn giữ mối quan hệ đoàn kết, ổn định, lâu dài và cùng có lợi trên cơ sở truyền thống kinh doanh đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng hàng hóa và tôn trọng khách hàng. Hỗ trợ để cùng nâng cao chất lượng kinh doanh nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 4 Với nhân viên: Tạo cơ hội học tập, nâng cao trình độ và tác phong làm việc, từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tạo cơ hội thăng tiến trên cơ sở hiệu quả công việc, tính chính trực và lòng trung thành với công ty, nhằm đảm bảo điều kiện ngày càng tốt hơn cho cuộc sống nhân viên và sự phát triển bền vững của công ty Với cộng đồng: Tôn vinh và giữ gìn những đạo đức kinh doanh.Hoàn thành trách nhiệm xã hội, chấp hành luật pháp. Tích cực góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình như sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KỸ THUẬT BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ ĐỘI XÂY LẮP Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc cũng là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đưa ra phương án kinh doanh cho công ty trong thời gian trung và dài hạn, có quyền đưa ra các quyết định liên doanh đến hoạt động hằng ngày của công ty. Bên cạnh đó, giám đốc công ty còn lãnh đạo, quản lý nhân viên các phòng ban, tuyển dụng và sa thải các nhân viên theo yêu cầu công việc cũng như khả năng làm việc của nhân viên, quyết định mức lương và các khoản phụ cấp (nếu có) cho nhân viên công ty. Giám đốc còn là người đưa ra các chỉ tiêu và theo dõi, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu của các phòng ban để có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngoài ra, giám đốc cũng là người thường xuyên kiểm tra, xem xét về các số liệu thu chi về hiệu quả kinh doanh trong công ty nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng lãi hay xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh. Phó giám đốc: Phó giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc đề ra. Phó giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn phòng ban, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của công ty và làm trung gian giữa ban quản lý công ty và các phòng ban khác, tiếp nhận những giải pháp cũng như đóng góp và hoạt động của công ty, tham mưu cho cấp trên trong việc quản lý điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó, Phó giám đốc còn thay mặt Ban giám đốc điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về tình hình của công ty khi giám đốc đi vắng. Phòng Kỹ thuật: Quản lý thiết kế các dự án: theo dõi, kiểm tra, thẩm tra đề cương khảo sát lập thiết kế cơ sở, các báo cáo chuyên ngành, thiết kế kỹ thuật, tổng tiến độ công trình, tổng mặt bằng và tiến độ hàng năm của các dự án. Quản lý khối lượng, tiến độ các Dự án: tổng hợp, kiểm tra biện pháp khối lượng trong tổng mức đầu tư, trong Tổng dự toán của các Dự án. Theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện đến khi quyết toán công trình; 6 Quản lý chất lượng: xây dựng và trình phê duyệt quy trình quản lý chất lượng các dự án theo đúng trình tự đầu tư, quy định quản lý chất lượng công trình. Phòng kế toán: Theo dõi và tham mưu cho ban giám đốc về tất cả các việc thu chi phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty, giúp ban giám đốc thấy rõ tình hình chi tiêu, tình hình sử dụng vốn và thanh toán công nợ. Lưu trữ các chứng từ, hóa đơn có liên quan đến hoạt động của công ty và ghi chép số liệu phát sinh. Dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để đảm bảo cung cấp kịp thời các khoản chi tiêu, tạm ứng hàng ngày. Thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước (đóng thuế và khoản thu khác), quản lý sổ sách, quản lý thiết bị trong công ty, hoạch định về văn phòng phẩm, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quản lý tài chính cho công ty. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng. Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh Phòng nhân sự: Tham mưu về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình công ty; Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực; Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng; Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho khách hàng; Đón tiếp khách, đối tác; 7 Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty; Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh… Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch mua, quản lý vật tư phục vụ cho hoạt động công ty. Ban quản lý dự án: Có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát thi công các công trình của công ty. Mở rộng địa bàn hoạt động, tham gia vào các dự án, tham gia tổ chức đấu thầu, chỉ đạo bàn giao, thanh toán và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình. Ngoài ra cũng là khâu chịu trách nhiệm, sửa chữa máy móc khi sự cố máy móc bị hư hỏng. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung ở phòng kế toán, lập kế hoạch làm việc cho phòng kế toán. Phổ biến các quy định về nghiệp vụ, cách thức hoạch toán tại công ty. Thường xuyên kiểm tra xem xét việc ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán, điều chỉnh kịp thời những sai sót. Kiểm tra hoạt động kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính, nắm bắt tình hình tài chính và giải pháp cấp trên những biện pháp xử ký nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lưu trữ các tài liệu hồ sơ liên quan: hợp đồng, bộ chứng từ, hóa đơn, phiếu thu chi. Làm việc với các cơ quan có liên quan đến tài chính kế toán (thuế, ngân hàng,…). Trách nhiệm: báo cáo cho giám đốc. Kế toán viên: Kiểm tra giữa xuất kho và định mức sản phẩm cuối tháng. Mỗi sản phẩm được theo dõi bằng một đối tượng tập hợp riêng nên cuối mỗi tháng đều phải tạo đối tượng cho từng sản phẩm. Tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành trong tháng cũng như các sản phẩm dở dang. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để hạ thấp giá thành sản phẩm xuống thấp nhất nếu có thể. Đối chiếu công nợ bên khách hàng. Theo dõi tình hình thu, chi của công ty, lập phiếu thu, lập phiếu chi, ghi chép sổ quỹ, kiểm kê đối chiếu giữa sổ sách và tiền mặt thực tế. Hằng ngày đối chiếu sổ với kế toán thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày. Đảm bảo an toàn tiền mặt 8 tại quỹ. Nhập đầu vào, theo dõi kiểm tra đối chiếu công nợ đầu vào. Cuối tháng phải có trách nhiệm thanh toán nhà cung cấp khi tới hạn. Lập chứng từ, ủy nhiệm chi, phiếu thu, phiếu chi. Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và ngân hàng. Nhập, xuất kho theo bộ định mức hoặc các chứng từ hợp lệ liên quan. Đối chiếu tồn kho giữa sổ sách với thực tế và định kỳ. Chấm công hằng ngày, theo dõi cán bộ công nhân viên. Tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Để phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm kinh doanh doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Hình thức kế toán nhật ký chung là hình thức đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, thuận tiện cho việc phân công và chuyện môn hóa kế toán. Tuy nhiên, do số lượng ghi chép nhiều, công việc kiểm tra, đối chiếu lại dồn vào cuối kỳ nên ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo. Thông tư mà công ty đang sử dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BCT. Kỳ kế toán là quý. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh. 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐINH NGUYỄN 2.1. Nội dung. Tiền mặt của công ty được bảo quản tại quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý hàng ngày hoặc định kì công ty phải tổ chức kiểm kê tiền mặt để nắm chắc số hiện có phát hiện ngay các khoản chênh lệch để tìm nguyên nhân và giải pháp biện pháp xử lý. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt kế toán phải lập phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Tiền mặt: là một bộ phận của tài sản cố định, là các hình thức tiền tệ và tài sản có thể chuyển ngay thành tiền cho đơn vị sở hữu bao gồm: tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ vàng bạc, đá quý, các loại ngân phiếu..., được quản lí dưới hình thức: tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển. 2.2. Nguyên tắc tài khoản. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền Việt Nam, ngoại tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ,... theo quy định về chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và giải pháp biện pháp xử lý chênh lệch. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 111 - Tiền mặt. Bên Nợ: 10 Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ; Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ xuất quỹ; Số tiền Việt Nam, ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê; Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền mặt là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán). Số dư bên Nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán. (trích điều 12 theo Thông tư 133/2016/TT-BCT 2.3. Tài khoản sử dụng: TK 111 : tiền mặt Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ tăng tiền mặt trong kỳ tại công ty, bào gồm: Thu tiền nợ khách hàng. Thu hoàn tạm ứng. Rút Sec về nhập quỹ tiền mặt. Nhân viên trả lại tiền tạm ứng. Bên Có: phần phán các nghiệp vụ giảm tiền mặt trong kỳ tại công ty, bao gồm: Chi tiền mua văn phòng phẩm. Chi tiền lương cho nhân viên. Chi tiền điện thoại. Chi tiền điện, nước. Chi tiền rác. Chi tiền tạm ứng lương cho nhân viên. Chi tiền thanh toán tiền hàng hóa. Chi tiền sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. 11 Số dư cuối kỳ bên Nợ: thể hiện số tiền mặt hiện còn vào ngày cuối kỳ. 2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán: Phiếu thu, phiếu chi: có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp, công ty theo dõi và nắm rõ được nguồn tiền của công ty đã được thu, chi vào những việc gì. Đơn giản hơn nhiều việc đưa ra những định hướng, kiểm soát và điều chỉnh nếu việc chi tiêu trong công ty, doanh nghiệp vượt mức. Quy định các chứng từ cần thiết khi lập phiếu thu, chi nhằm đảm bảo sự thu chi, hợp pháp, những chứng từ yêu cầu thanh toán không phù hợp với tiêu chuẩn kiểm tra sẽ được nhận biết và xử lý kịp thời. (theo Thông tư 133/2016/TTBCT ) Hóa đơn GTGT mẫu 01/GTGT : Có 3 liên. Liên 1 lưu lại, liên 2 đưa cho khách hàng, liên 3 để lưu chuyển nội bộ. (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT) Biên lai thu tiền: làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, để người nộp thanh toán với cơ quan. Lập thành 2 liên, sau khi thu tiền người thu tiền và người nộp cùng ký và ghi rõ họ tên xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người nộp giữ 1 liên, người thu giữ một liên. (theo Thông tư 133/2016/TT-BCT) Giấy đề nghị tạm ứng: giấy dùng để xét duyệt tạm ứng, là căn cứ để xuất quỹ cho người lao động. Trước tiên người cần tạm ứng ghi giấy đề nghị tạm ứng sau đó đưa trưởng bộ phận ký. Kế tiếp là kế toán trưởng ký và cuối cùng là giám đốc duyệt.( theo Thông tư 133/2016/TT-BCT) Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký chung; Sổ cái TK111; Sổ quỹ tiền mặt; 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH Xây Lắp Đinh Nguyễn. Nghiệp vụ 1: ngày 24/07/2019 thanh toán tiền xăng cho tài xế Anh 713.580 đồng. theo phiếu chi số 90 (Hình 2.1). Đã bao gồm thuế VAT (10%) hóa đơn GTGT số 0032085 ( Hình 2.2). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan