Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty tnhh dệt thiên kiều...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty tnhh dệt thiên kiều

.PDF
142
1
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỆT THIÊN KIỀU Họ và tên sinh viên: Lê Thị Khánh Huyền Mã số sinh viên: 1723403010101 Lớp: D17KT02 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến Bình Dương, tháng 11 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng đề tài: “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều” là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân và chưa công bố nội dung này ở bất kì đâu. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong báo cáo này có nguồn gốc và có trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Tác giả Lê Thị Khánh Huyền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 1 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 1 2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ........................................................... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 4.2. Nguồn dữ liệu .................................................................................................... 4 5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 6 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU........................ 6 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều............... 6 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều .................................. 6 1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất, kinh doanh ...................................................... 7 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ............... 10 1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý ............................................................... 10 1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban................................................................... 11 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ............... 12 1.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán ................................................................................... 12 1.3.2. Nhiệm vụ của từng phần hành ...................................................................... 13 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều .................................................................................................................. 14 1.4.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính .......................................................................... 14 i 1.4.2. Chính sách kế toán........................................................................................14 1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ....................15 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................17 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU .................................................................................................................17 2.1. Nội dung..............................................................................................................17 2.2. Nguyên tắc kế toán..............................................................................................17 2.3. Tài khoản sử dụng ...............................................................................................17 2.3.1. Giới thiệu số hiệu tài khoản ..........................................................................17 2.3.2. Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ..............................................18 2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán ...................................................................................18 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều .................19 2.5.1. Minh họa tình huống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh..................................19 2.5.2. Minh họa trình tự ghi sổ kế toán ..................................................................32 2.5.3. Trình bày thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng trên báo cáo tài chính .....37 2.6. Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và các chỉ số tài chính liên quan .............................................................................................................................39 2.6.1. Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang ...39 2.6.2. Phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc .............40 2.6.3. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến dề tài ........................................42 2.7. Phân tích báo cáo tài chính .................................................................................44 2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .....................................................................44 2.7.1.1. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ......................................44 2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang ................48 2.7.2.3. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc ....................50 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh ...........53 2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang ..........53 2.7.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc ..............56 2.7.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ .............................................................59 ii CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 64 NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP ............................................................................................ 64 3.1. Nhận xét .............................................................................................................. 64 3.1.1. Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều .... 64 3.1.2. Về cơ cấu bộ máy quản lý ............................................................................ 64 3.1.3. Về cơ cấu bộ máy kế toán ............................................................................ 65 3.1.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty .................................... 65 3.1.5. Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng ........................................ 66 3.1.6. Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều......................... 67 3.2. Giải pháp ............................................................................................................. 68 3.2.1. Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều .... 68 3.2.2. Về cơ cấu bộ máy quản lý ............................................................................ 68 3.2.3. Về cơ cấu bộ máy kế toán ............................................................................ 69 3.2.4. Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty ..................................... 69 3.2.5. Về biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng ........................................ 69 3.2.6. Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều......................... 70 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 72 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thông tin ngành nghề kinh doanh ...................................................................7 Bảng 2.1: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang của năm 2018 so với năm 2017 ..................................................................................... 39 Bảng 2.2: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang của năm 2019 so với năm 2018 ......................................................................................39 Bảng 2.3: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc của năm 2018 so với năm 2017 ............................................................................................40 Bảng 2.4: Kết quả phân tích biến động khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc của năm 2019 so với năm 2018 ............................................................................................41 Bảng 2.5: Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành......................................................42 Bảng 2.6: Bảng tính khả năng thanh toán nhanh ...........................................................43 Bảng 2.7: Bảng tính khả năng thanh toán bằng tiền mặt ...............................................43 Bảng 2.8: Phân tích quan hệ cân đối 1 năm 2018 ..........................................................44 Bảng 2.9: Phân tích quan hệ cân đối 1 năm 2019 ..........................................................45 Bảng 2.10: Phân tích quan hệ cân đối 2 năm 2018 ........................................................45 Bảng 2.11: Phân tích quan hệ cân đối 2 năm 2019 ........................................................46 Bảng 2.12: Phân tích quan hệ cân đối 3 năm 2018 ........................................................47 Bảng 2.13: Phân tích quan hệ cân đối 3 năm 2019 ........................................................48 Bảng 2.14: Kết quả phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của năm 2018 so với năm 2017 theo chiều ngang....................................................................................................48 Bảng 2.15: Kết quả phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của năm 2019 so với năm 2018 theo chiều ngang....................................................................................................49 Bảng 2.16: Kết quả phân biến động của tài sản và nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017 theo chiều dọc .................................................................................................................50 Bảng 2.17: Kết quả phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018 theo chiều dọc........................................................................................................51 Bảng 2.18: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 theo chiều ngang ............................................................................................53 iv Bảng 2.19: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 theo chiều ngang............................................................................................ 55 Bảng 2.20: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 theo chiều dọc................................................................................................ 56 Bảng 2.21: Kết quả phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 theo chiều dọc................................................................................................ 58 Bảng 2.22: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 so với năm 2017 ................................................................................. 60 Bảng 2.23: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 so với năm 2018 ................................................................................. 60 Bảng 2.24: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư năm 2019 so với năm 2018 ............................................................................................................. 61 Bảng 2.25: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính năm 2018 so với năm 2017 ............................................................................................................. 62 Bảng 2.26: Kết quả phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính năm 2019 so với năm 2018 ............................................................................................................. 62 Bảng 2.27: Bảng tổng hợp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2017, 2018 và 2019 ........................................................................................................................... 63 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ................8 Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ..10 Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều ....13 Hình 1.4: Sơ đồ hình thức Nhật ký chung ......................................................................15 Hình 2.1: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) ............................................................20 Hình 2.2: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng VCB ...........................................................21 Hình 2.3: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND) .............................................................22 Hình 2.4: Giấy báo Có ngân hàng SHB (VND) .............................................................23 Hình 2.5: Bảng lương nhân viên tháng 3 năm 2019 ......................................................24 Hình 2.6: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) ............................................................25 Hình 2.7: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) ............................................................26 Hình 2.8: Giấy báo Có Ngân hàng SHB (VND) ............................................................27 Hình 2.9: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) ............................................................28 Hình 2.10: Giấy báo Nợ ngân hàng SHB (VND) ..........................................................29 Hình 2.11: Bản sao kê ngân hàng VCB .........................................................................30 Hình 2.12: Bản Sao kê tài khoản ngân hàng SHB (USD) ..............................................31 Hình 2.13: Trích Sổ Nhật ký chung ...............................................................................33 Hình 2.14: Trích Sổ cái tài khoản 112 ...........................................................................34 Hình 2.15: Trích Sổ chi tiết tài khoản 11211 .................................................................34 Hình 2.16: Trích Sổ Chi tiết tài khoản 11212 ................................................................35 Hình 2.17: Trích Sổ Chi tiết tài khoản 1122 ..................................................................36 Hình 2.18: Trích yếu bảng cân đối phát sinh tài khoản .................................................38 Hình 2.19: Trích yếu bảng cân đối kế toán ....................................................................38 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất kể doanh nghiệp nào để có thể thành lập và hoạt động được đều cần có một lượng vốn nhất định. Và để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được lâu dài thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống kế toán thật chặt chẽ và phù hợp, nhất là về vốn. Vì vậy, kế toán vốn bằng tiền là một hoạt động hết sức cần thiết, nó có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong bài báo cáo này, tác giả chỉ tìm hiểu, nghiên cứu một phần nhỏ của vốn bằng tiền đó là Tiền gửi Ngân hàng. Như chúng ta biết, hiện nay tất cả các doanh nghiệp khi thành lập đều phải mở cho mình một tài khoản ngân hàng để giao dịch trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Vì trong thực tế, có một số việc bắt buộc doanh nghiệp phải giao dịch qua tài khoản ngân hàng như nộp lệ phí môn bài điện tử hằng năm,… Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giao dịch qua tài khoản ngân hàng đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí khi giao dịch với khách hàng mà còn mang lại lợi ích về tài chính trong doanh nghiệp, điển hình như việc thanh toán bằng chuyển khoản với hóa đơn từ hai mươi triệu trở lên sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng [1]. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dệt Thiên Kiều cũng không ngoại lệ, chính vì vậy, tác giả đã chọn Tiền gửi Ngân hàng làm đề tài để tác giả có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trong đề tài nghiên cứu này, mục tiêu chung mà tác giả muốn hướng đến để nghiên cứu là công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các mục tiêu được tác giả triển khai cụ thể như sau: 1  Thứ nhất, tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều.  Thứ hai, phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều.  Thứ ba, phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng nói riêng và tình hình tài chính nói chung của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều.  Cuối cùng, đưa ra các nhận xét và giải pháp từ những vấn đề tác giả đã tìm hiểu và phân tích nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền gửi ngân hàng cũng như tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu nghiên cứu cụ thể được đặt ra ở trên, dựa vào đây tác giả xây dựng nên các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nhằm định hướng cho hướng nghiên cứu được chính xác hơn: [Q1] Thông tin khái quát (lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, chế độ, chính sách và hình thức kế toán áp dụng) về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là gì? [Q2] Thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều đang được diễn ra như thế nào? [Q3] Biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều như thế nào? [Q4] Các nhận xét và giải pháp nào có thể giúp Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ những mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đã nêu trên, đối tượng nghiên cứu trong bài báo cáo này là công tác kế toán vốn bằng tiền, cụ thể là kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều. Trong nghiên cứu này tác giả tham chiếu từ “Công ty” nghĩa là “Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều. 2  Phạm vi thời gian:  Thời gian nghiên cứu về thông tin chung của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là trong niên độ kế toán năm 2020, từ ngày bắt đầu niên độ 01/01/2020 đến thời điểm báo cáo.  Thời gian nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là năm 2019.  Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều được tác giả thu thập trong giai đoạn 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu  Để trả lời câu hỏi [Q1], tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu của công ty để có được thông tin khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và chế độ chính sách kế toán, hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Nhưng đây là tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau của công ty nên không có tài liệu nào được công bố có độ tin cậy cao về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán, cũng không có thông tin chính xác về quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty, vì vậy, trong quá trình tìm hiểu tác giả cần bổ sung phương pháp quan sát và phỏng vấn nhân viên Phòng Kế toán nhằm tổng hợp nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và hình thành nên các bước để minh họa cho quy trình sản xuất của công ty.  Từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến phiếu chi, hóa đơn, bảng lương, tờ khai hải quan, giấy báo Nợ, báo Có, sao kê tài khoản và các sổ như Sổ Nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 112, Sổ chi tiết tài khoản 11211, Sổ chi tiết tài khoản 11212 và Sổ chi tiết tài khoản 1122. Dựa vào đây, tác giả phân tích bằng cách mô tả diễn giải nhằm phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều và trả lời câu hỏi [Q2].  Trong nghiên cứu này, phương pháp kỹ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là: phương pháp so sánh ứng dụng. Tài liệu sử dụng chính cho phần phân tích này là các báo cáo tài chính của công ty ở thời điểm năm 2017, 2018 3 và 2019, chủ yếu phân tích thông tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán (Xem phụ lục 27 và 31) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Xem phụ lục 28 và 32). Trong phần phân tích này, tác giả chọn phân tích theo 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1 có kỳ gốc là năm 2017, kỳ phân tích là năm 2018  Giai đoạn 2 có kỳ gốc là năm 2018, kỳ phân tích là năm 2019 Ngoài ra, trong quá trình phân tích tác giả còn có các phân tích liên quan đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Xem phụ lục 29 và 33) và các nguyên tắc, chuẩn mực, chính sách kế toán của công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính. Từ đó, tác giả trả lời câu hỏi [Q3].  Với mục tiêu cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh giữa lý luận và thực tiễn tại công ty từ đó rút ra được các phát hiện chủ yếu nhằm trả lời câu hỏi [Q4]. 4.2. Nguồn dữ liệu  Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu thông tin tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều cụ thể như sau:  Tài liệu tổng hợp: Báo cáo tài chính năm 2018 và 2019 đã được công bố của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều.  Tài liệu giao dịch: các chứng từ như hóa đơn, tờ khai hải quan, giấy báo Nợ, báo Có, sao kê tài khoản là bản giấy được lưu tại Phòng Kế toán và các chứng từ khác như phiếu chi, bảng lương là file mềm được kết xuất từ cơ sở dữ liệu máy tính được lưu trữ trên máy tính.  Tài liệu lưu: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 112, Sổ chi tiết tài khoản 11211, Sổ chi tiết tài khoản 11212, Sổ chi tiết tài khoản 1122 của năm 2019 được kết xuất từ phần mềm sau đó các sổ này được in thành file giấy và lưu trữ tại Phòng Kế toán. 5. Ý nghĩa của đề tài Với đề tài này, sau khi rút ra được một số phát hiện qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã có những đóng góp về mặt lý luận và kết quả của bài báo cáo tốt nghiệp này có thể được phát triển và kế thừa trong bài khóa luận tốt nghiệp về cùng một vấn đề công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều trong cùng một không gian và thời gian nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, trong suốt quá trình thực tập tại công ty, tác giả có quan sát về cách thức làm việc của Phòng Kế toán, qua đó tác giả có 4 đưa ra các nhận xét và từ đó đóng góp thêm những giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán của toàn công ty nói chung và công tác kế toán tiền gửi ngân hàng nói riêng và còn cả tình hình tài chính tại Công ty. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, trong bài báo cáo này còn có những nội dung chính gồm có 3 chương như sau:  Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều  Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều  Chương 3: Nhận xét – Giải pháp 5 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều  Thông tin chung Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều, tác giả đã được tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến Công ty. Sau đây là tổng quan một số thông tin cơ bản của Công ty được tác giả khái quát ngắn gọn như sau:  Tên công ty (Tiếng Việt): CÔNG TY TNHH DỆT THIÊN KIỀU  Tên công ty (Tiếng Anh): THIEN KIEU KNITTING COMPANY LIMITED  Biểu tượng (Logo):  Mã số thuế: 3702460941  Cơ quan thuế quản lý: Chi cục thuế khu vực Tân Uyên  Địa chỉ trụ sở: Thửa đất số 214, Tờ bản đồ số 59, Đường ĐT 747A, Tổ 5, Khu phố 7, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam  Điện thoại: 02743802227  Email: [email protected]  Người đại diện pháp luật: Chung Yun Gul  Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  Vốn điều lệ: 3.000.000.000 Ngoài những thông tin cơ bản trên, tác giả căn cứ vào Quyết định thành lập do Tỉnh Bình Dương cấp ngày 09/05/2016 cho thấy từ lúc thành lập đến nay, thời gian Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều đi vào hoạt động không phải là khoảng thời gian quá dài và công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện từ bộ máy quản lý cho đến các hoạt động 6 sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty vẫn chưa có cột mốc hay sự kiện nào quá nổi bật. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên vẫn luôn duy trì được sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp và ngày một cố gắng, nổ lực thay đổi từng chút một qua các năm để công ty sẽ có những bước phát triển xa hơn trong tương lai.  Hình thức sở hữu vốn Từ thời điểm bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm báo cáo, Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do chủ doanh nghiệp góp và chịu trách nhiệm 100% vốn góp.  Hoạt động chính - Lĩnh vực kinh doanh: gia công sản xuất sợi vải - Ngành nghề kinh doanh: Bảng 1.1: Thông tin ngành nghề kinh doanh STT 1 Mã ngành Tên ngành nghề kinh doanh nghề 4669 (Chính) Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (không chứ than đá, phế liệu, phế thải tại trụ sở) 2 4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 3 1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 4 1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc 5 1311 Sản xuất sợi 6 1312 Sản xuất vải dệt thoi 7 1313 Hoàn thiện sản phẩm dệt Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) 1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất, kinh doanh Mỗi một sản phẩm được hoàn thành đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Với ngành nghề chính của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều là sản xuất, gia công sợi để xuất khẩu thì quy trình này được thực hiện như hình 1.1 sau: 7 Khách hàng Nhu cầu sản ấ Thỏa thuận, đàm phán Cung cấp Ký hợp đồng Chuẩn bị sản xuất Được ký duyệt CCDC và máy móc NVL Tiến hành sản xuất Sản phẩm Kiểm tra chất lượng sản phẩm Đóng gói Khách hàng Hình 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020) 8 Trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều (Xem hình 1.1) gồm có 4 giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Tìm hiểu thông tin khách hàng Phòng Kinh doanh luôn đưa ra những kế hoạch để tìm hiểu về thị trường, nhu cầu của khách hàng hiện nay, từ đó có những chiến lược để tiếp cận và thu hút khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng, Phòng Kinh doanh sẽ đại diện Công ty tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng (sản xuất, gia công theo yêu cầu), sau đó đàm phán, thỏa thuận hợp đồng, nếu hai bên cùng đồng ý với những điều kiện đã đưa ra thì tiến hành ký hợp đồng. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch sản xuất Sau khi hợp đồng được ký thành công, Phòng Kinh doanh chuyển toàn bộ những thông tin liên quan đến sản xuất, gia công cho Bộ phận sản xuất. Khi nhận được đơn hàng mới, Bộ phận sản xuất bắt đầu lập kế hoạch sản xuất bao gồm: hoạch định lượng công cụ dụng cụ cần sử dụng, lịch sản xuất cụ thể, kiểm tra máy móc để có thể đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra một cách tốt nhất. Giai đoạn 3: Tiến hành sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm Khi việc lập kế hoạch sản xuất được hoàn tất, Bộ phận sản xuất tiến hành lập lệnh sản xuất để phân xưởng có thể bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất, gia công theo đúng tiến trình. Sau khi quá trình sản xuất, gia công kết thúc và cho ra những sản phầm, Bộ phận sản xuất cử người kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Nếu sản phẩm đã đạt yêu cầu, sản phẩm hoàn thành sẽ được thực hiện bước cuối cùng trong giai đoạn này là đóng gói và bọc bằng màng PE trước khi giao hàng. Giai đoạn 4: Giao hàng cho khách hàng Khi sản phẩm đã thực sự hoàn thiện, Phòng Kinh doanh tiến hành làm thủ tục xuất khẩu và thuê xe container chở hàng ra cửa khẩu hải quan để giao hàng cho công ty đối tác nước ngoài. Những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm xuất đi, 9 Phòng Kinh doanh sẽ tiếp nhận và thông báo cho Bộ phận sản xuất để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa cho những đơn hàng sau. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý Hình 1.2 dưới đây là bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều: Chủ doanh nghiệp Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Bộ phận Sản xuất Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều Nguồn: Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều Theo kết quả phỏng vấn, Công ty có tất cả 7 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể như sau:  Chủ doanh nghiệp: tiếp nhận mọi thông tin từ Giám đốc, đưa ra các quyết định cuối cùng về vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tài chính của công ty khi cấp dưới đưa ra các đề xuất, kế hoạch; trực tiếp phân công và giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện.  Giám đốc: xem xét, cân nhắc và đưa ra quyết định về các ý kiến, bản kế hoạch được tham mưu từ cấp dưới; trực tiếp điều hành việc kinh doanh của công ty; đại diện công ty tham gia các quan hệ pháp luật.  Phó Giám đốc: trực tiếp quản lý, điều hành, tiếp nhận các ý kiến đề xuất, các kế hoạch của các phòng ban; tham mưu cho Giám đốc về cách giải quyết và hướng 10 xử lý các vấn đề của công ty; hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành kinh doanh, phát triển doanh nghiêp.  Phòng Hành chính – Nhân sự (P.HCNS): thống kê nhu cầu về nhân sự, đánh giá tình hình nguồn nhân lực của công ty từ đó đưa ra dự báo về nhu cầu tuyển dụng hàng năm; tiếp nhận và xử lý hồ sơ ứng viên và lên kế hoạch tổ chức phỏng vấn; hướng dẫn, đào tạo cách thức làm việc cho nhân viên mới; theo dõi và đánh giá năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty để đưa ra các mức thưởng, phạt tương ứng; quản lý các loại hồ sơ của công ty.  Phòng Kinh doanh (P.KD): tiếp cận và nghiên cứu về thị trường khách hàng cũng như nhà cung cấp; đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới nhằm đẩy mạnh qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.  Phòng Kế toán (P.KT): ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình sử dụng tiền, vật tư, tài sản, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty; lập Báo cáo tài chính hằng năm để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm lợi nhuận của công ty.  Bộ phận sản xuất: chịu trách nhiệm về việc quản lý, theo dõi tình hình sản xuất của phân xưởng một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm; nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đưa ra các đề xuất về sản phẩm phù hợp và không phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại; đánh giá chất lượng sản phẩm, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sản phẩm không đạt chất lượng. 1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban  Chủ doanh nghiệp: thông qua Giám đốc để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công ty cũng như tình hình hoạt động của các phòng ban và cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Giám đốc: là người được chủ doanh nghiệp thuê làm người đại diện pháp luật, cũng là người trực tiếp phân công nhiệm vụ cho các phòng trong công ty thông qua Phó Giám đốc, trực tiếp đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề của công ty. 11  Phó Giám đốc: là người trực tiếp giám sát, theo dõi và tiếp nhận thông tin về các hoạt động xảy ra tại các bộ phận trong công ty nói chung và các nhân viên nói riêng. Thường xuyên báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động của công ty.  Phòng Hành chính – Nhân sự: nắm bắt kịp thời nhu cầu lao động của các phòng ban, từ đó đề xuất với cấp trên về việc tổ chức tuyển dụng nhân sự. Theo dõi, giám sát tình hình của các nhân viên về mặt chuyên cần, năng lực, chuyên môn để đề xuất khen thưởng hợp lý. Là bộ phận tạo nên những văn hóa riêng của công ty, góp phần giúp các mối quan hệ giữa các phòng trở nên tốt đẹp hơn.  Phòng Kinh doanh: là bộ phận cốt lõi của công ty, các hoạt động tại Phòng Kinh doanh sẽ là công cụ giúp cho công ty tìm được nhiều khách hàng hơn, từ đó có thể mở rộng quy mô sản xuất và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty được diễn ra liên tục.  Phòng Kế toán: là bộ phận không thể thiếu vì đây là nơi tiếp nhận thông tin về nhu cầu cần thu – chi của các phòng ban khác để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, sau đó thông qua cấp trên để được xét duyệt và tiến hành giải quyết nhu cầu thu – chi của các phòng ban.  Bộ phận sản xuất: nhận thông tin về đơn hàng trực tiếp từ Phòng Kinh doanh, sau đó lên kế hoạch để tiến hành sản xuất cho đúng tiến độ được đề ra. Đồng thời, báo cáo tình hình về nhu cầu sử dụng hàng tồn kho cho Phòng Kế toán để việc mua hoặc xuất kho được xử lý ra kịp thời phục vụ cho việc sản xuất. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều 1.3.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Qua quá trình phỏng vấn nhân sự Phòng Kế toán, tác giả tổng hợp được kết quả của cuộc phỏng vấn về các thông tin liên quan đến nhân viên như sau: Phòng Kế toán của Công ty TNHH Dệt Thiên Kiều có tất cả 5 nhân viên, đều là nhân viên nữ và đều có trình độ cao đẳng, đại học, không có nhân viên nào có trình độ trên đại học. Kế toán trưởng còn phải căn cứ vào tuổi đời và thâm niên của từng người mà có sự phân nhiệm công việc phù hợp cho từng người được thể hiện qua sơ đồ bộ máy kế toán như hình 1.3: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan