Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tốt nghiệp kế toán phải trả người lao động tại trường đại học thủ dầu mộ...

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp kế toán phải trả người lao động tại trường đại học thủ dầu một

.PDF
101
1
68

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Họ và tên sinh viên: Nguyễn Cao Như Uyên Mã số sinh viên: 1723403010333 Lớp: D17KT04 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: ThS. Bùi Thị Trúc Quy Bình Dương, tháng 10 năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài “Phải trả người lao động” tại Trường Đại học Thủ Dầu Một” là bài nghiên cứu độc lập của cá nhân em, được vận dụng trên cơ sở lý thuyết, kiến thức chuyên ngành và khảo sát tình hình thực tế tại Trường dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Trúc Quy. Nội dung nghiên cứu, các số liệu được đưa vào báo cáo của Trường và kết quả nghiên cứu đều mang tính chất trung thực, không sao chép từ bất kỳ một bài nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. LỜI CẢM ƠN Đề tài “Phải trả người lao động” là nội dung em đã chọn nghiện cứu và làm bài báo cáo. Em đã hoàn thành bài báo cáo và kết thúc kì thực tập thành công.Trong thời gian thực tập tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tiếp cận thực tế với công tác tại phòng Kế toán của quý nhà trường và cũng là khoảng thời gian nghiên cứu, hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp, kết hợp giữa kiến thức đã học ở trường và quá trình tiếp cận thực tiễn lúc làm việc đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết thực tế và kinh nghiệm bổ ích cho bản thân để định hướng cho việc làm trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Để hoàn thiện tốt bài báo cáo này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một và quý Thầy cô trong phòng Kế toán đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực tập, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện bài báo cáo của mình. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn- Cô Bùi Thị Trúc Quy đã hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc ,những vấn đề cần bổ sung cho bài báo cáo để em có thể hoàn chỉnh bài báo cáo đầy đủ đúng nội dung và đúng thời gian quy định. Cuối cùng, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo cơ hội cho em thực tập, giúp em tìm hiểu được nhiều kinh nghiệm thực tế và những kiến thức sâu rộng ngoài sách vở, mang đến cho em những hiểu biết mới mẻ và sâu rộng. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực tập: Nguyễn Cao Như Uyên MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................1 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu....................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu ......................................................2 5. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................2 6. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................3 CHƯƠNG 1. ................................................................................................................ 4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ...................... 4 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại Học Thủ Dầu Một..............4 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Thủ Dầu Một ..................................... 4 1.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Thủ Dầu Một.............................. 4 1.1.1.2 Quyết định thành lập ............................................................................. 5 1.1.1.3 Loại hình trường .................................................................................... 5 1.1.1.4 Đặc điểm, hoạt động của Trường Đại Học Thủ Dầu Một ....................... 5 1.2 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Thủ Dầu Một................5 1.2.1. Sơ đồ tổ chức. ........................................................................................... 5 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các ban ........................................... 6 1.3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Trường Đại Học Thủ Dầu Một ...............8 1.3.1. Sơ đồ của tổ chức bộ phận kế toán ............................................................ 8 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................ 8 1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một ................................................................................................................9 CHƯƠNG 2. .............................................................................................................. 11 i THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ............................................................................................... 11 2.1 Nội dung .......................................................................................................11 2.2 Nguyên tắc kế toán ........................................................................................13 2.3 Tài khoản sử dụng: TK 334 – Phải trả người lao động ...................................13 Giới hiệu số hiệu tài khoản: ......................................................................... 13 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản ...................................................... 14 Hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một............................................................................................................... 15 2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán ..............................................................................16 Chứng từ ..................................................................................................... 16 Mục đích và cách lập chứng từ .................................................................... 17 Các loại sổ sử dụng tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một ................................ 17 2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. ...............18 Chứng từ thực tế phát sinh .......................................................................... 18 Sổ sách có liên quan .................................................................................... 27 2.5.2.1 Sổ nhật ký chung ................................................................................. 27 2.5.2.2 Sổ cái .................................................................................................. 30 2.5.2.3 Sổ chi tiết ............................................................................................ 32 Báo cáo tài chính liên quan đến phải trả người lao động .............................. 34 2.6 Phân tích biến động phải trả người lao động ..................................................38 2.7 Phân tích báo cáo tài chính ............................................................................39 2.7.1. Phân tích báo cáo tình hình tài chính ....................................................... 39 2.7.1.1. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn năm 2018/2017 ........... 39 2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn năm 2019/2018 ........... 42 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động .......... 45 2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động năm 2018/2017 ........................... 45 2.7.2.2. Phân tích báo cáo kết quả năm 2019/2018 ........................................ 49 CHƯƠNG 3. .............................................................................................................. 52 NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP ........................................................................................ 52 ii 3.1. Nhận Xét ......................................................................................................52 3.1.1. Nhận xét cơ cấu tổ chức tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. .................... 52 3.1.2. Nhận xét về hoạt động bộ phận kế toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một …………………………………………………………………………………52 3.1.3. Nhận xét về kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. ………………………………………………………………………………53 3.1.4. Nhận xét về biến động khoản mục phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ................................................................................................. 54 3.1.5. Nhận xét tình hình tài chính của Trường Đại học Thủ Dầu Một .............. 54 3.2. GIẢI PHÁP ..................................................................................................55 Giải pháp về cơ cấu tổ chức tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. ................... 55 3.2.1. Giải pháp về hoạt động bộ phận kế toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. ……………………………………………………………………………………56 3.2.2. Giải pháp về kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một………………………………………………………………………………56 3.2.3. Giải pháp về biến động của khoản mục phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một .......................................................................................... 56 3.2.4. Giải pháp về tình hình tài chính của Trường Đại học Thủ Dầu Một ........ 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHÀO ............................................................................................ PHỤ LỤC ...................................................................................................................... Phụ lục 1: Ủy nhiệm chi số 17 ................................................................................ Phụ lục 2: Báo cáo tình hình tài chính .................................................................... Phụ lục 3: Bảng cân đối số phát sinh ...................................................................... Phụ lục 4: Các đơn vị trực thuộc trường ................................................................. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Sổ nhật ký chung năm 2019 ....................................................... 27 Bảng 2.2. Sổ cái tài khoản 334 năm 2019 ................................................... 30 Bảng 2.4. Báo cáo tình hình tài chính ......................................................... 34 Bảng 2.5. Bảng cân đối số phát sinh ........................................................... 36 Bảng 2.5. Phải trả người lao động của 3 năm 2017, 2018, 2019 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ....................................................................................... 38 Bảng 2.6. Phân tích biến động của tài khoản Phải trả người lao động năm 2017 – 2018 ........................................................................................................ 38 Bảng 2.7. Phân tích biến động của tài khoản Phải trả người lao động năm 2018 – 2019 ........................................................................................................ 39 Bảng 2.8. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 .................................................................................................. 40 Bảng 2.9. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 .................................................................................................. 42 Bảng 2.10. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động năm 2018/2017 ................ 45 Bảng 2.11. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động năm 2019/2018 ................ 49 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường Đại học Thủ Dầu Một. ....................... 6 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một. ... 8 Hình 1.3. Hình thức kế toán nhật ký chung. ................................................... 10 Hình 2.1. Bảng thanh toán tiền lương ............................................................ 19 Hình 2.2. Bảng thanh toán tiền lương nhân viên hợp đồng xác định thời hạn trong chỉ tiêu biên chế ................................................................................... 20 Hình 2.3. Danh sách cán bộ, viên chức nhận ưu đãi ngành ............................ 22 Hình 2.4. Danh sách truy lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi ......................................... 23 Hình 2.5. Danh sách cán bộ, viên chức nhận phụ cấp trách nhiệm, chức vụ ... 24 Hình 2.6. Giấy rút dự toán ngân sách ............................................................. 26 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở mọi thời đại Tiền lương luôn là vấn đề được quan tâm nhất và gắn liền với đời sống mọi người. Đối với người lao động việc làm công ăn lương, tiền lương luôn là trọng tâm hàng đầu của họ. Bởi vì tiền lương chính là thu nhập chính nhằm duy trì cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Mặt khác, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội. Với xã hội ngày càng phát triển và cạnh tranh giữa các ngành nghề, các đơn vị, tổ chức muốn thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Để làm được điều này, mọi đơn vị, tổ chức cần có một mức lương hợp lý và cụ thể để kích thích tinh thần hăng say làm việc và trách nhiệm của người lao động trong suốt quá trình hoạt động và đưa ra những ý kiến sáng tạo giúp đơn vị, tổ chức ngày càng phát triển mạnh hơn nữa. Do vậy, vấn đề tiền lương luôn được các đơn vị, tổ chức xem là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Từ đó, để xây dựng một hệ thống trả lương sao cho phù hợp với tình hình hoạt động là điều rất cần thiết đối với mỗi đơn vị, tổ chức. Bên cạnh đó gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cũng là những vấn đề đáng quan tâm. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em chọn đề tài “Kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu bộ máy kế toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.  Tìm hiểu phân tích thực trạng kế toán tiền lương nhằm ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế.  Đề xuất các biện pháp thích hợp. 3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu 1  Đối tượng: Công tác kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một.  Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian: dữ liệu kế toán dùng trong đề tài từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/01/2019 + Không gian: Nghiên cứu và phân tích dữ liệu tại phòng Kế Toán Trường Đại học Thủ Dầu Một. 4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu - Dùng phương pháp thu thập những thông tin có sẵn trên website trường để Giới thiệu khái quát về Trường Đại Học Thủ Dầu Một. - Dùng phương pháp thu thập số liệu chứng từ kế toán, phân tích, xử lý và tổng hợp tài liệu. Tham khảo một số thông tin từ sách, báo, tài liệu được nhà trường cung cấp và một số nguồn từ web để thu thập đầy đủ và chính xác hơn về Thực trạng kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. - Dùng phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tại phòng Kế Toán và các phòng ban có liên quan của trường để giải quyết mục tiêu cuối Nhận xét và kiến nghị. 5. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Phân tích và góp phần làm rõ cơ sở lý thuyết về kế toán phải trả người lao động Ý nghĩa thực tiễn: Nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương đối với cuộc sống người lao động nói riêng và đời sống xã hội nói chung, tầm quan trọng và sự ảnh hưởng nhất định của tiền lương người lao động đối với nền kinh tế, đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động thông qua việc đảm bảo tăng lương đúng theo thời gian quy định. Đề tài đã phân tích rõ những ưu, nhược điểm về các khoản phải trả người lao động. Từ đó đề xuất ra những giải pháp tốt nhất để hòan thiện kế toán phải trả người lao động tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. 2 6. Kết cấu của đề tài Gồm 3 chương: + Chương 1: Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Thủ Dầu Một + Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. + Chương 3: Nhận xét - Kiến nghị 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại Học Thủ Dầu Một Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Thủ Dầu Một 1.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Thủ Dầu Một Tên trường Tiếng Việt: Trường Đại học Thủ Dầu Một Viết tắt : TDMU Tiếng Anh: Thu Dau Mot University Viết tắt : TDMU Logo: Loại hình trường: Công lập Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương Hiệu trưởng_Chủ tịch Hội đồng trường: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp 4 Mã số thuế: 3700492680 Địa chỉ: Trường Đại học Thủ Dầu Một , số 06, Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương Liên hệ: SĐT : (0274) 382 2518 – (0274) 3837150 Web: http://tdmu.edu.vn 1.1.1.2 Quyết định thành lập Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo quyết định số 900/QĐ-TTg cảu Thủ tướng Chính phủ. 1.1.1.3 Loại hình trường Đơn vị sự nghiệp đảm bảo kinh phí chi thường xuyên 1.1.1.4 Đặc điểm, hoạt động của Trường Đại Học Thủ Dầu Một Ngành nghề kinh doanh: Đào tạo Cao đẳng, Đại học và Sau đại học. Hình thức hoạt động: Đào tạo theo tín chỉ. Trường đại học Thủ Dầu Một do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của Nhà nước. Bộ máy quản lý, điều hành của Trường Đại học Thủ Dầu Một được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và địa phương. 1.2 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trường Đại học Thủ Dầu Một 1.2.1. Sơ đồ tổ chức. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường Đại học Thủ Dầu Một được trình bày theo hình 1.1 5 ĐẢNG ỦY HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG KHOA PHÒNG BAN TRUNG TÂM ĐOÀN THỂ Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy trường Đại học Thủ Dầu Một. Nguồn: Trường Đại học Thủ Dầu Một (2009) Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các ban  Đảng ủy: Lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chính trị; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị, đoàn thể vững mạnh; kiểm tra, giám sát các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy về các chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đổi mới công tác xây dựng đảng trong Đảng bộ khối.  Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ trường đại học.  Hội đồng trường 6 Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Nhà trường, có quyền hạn: Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, Khoa học Công nghệ, hợp tác Quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của Nhà trường; Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục Đại học; Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Nhà trường.  Các phó hiệu trưởng: Hỗ trợ hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.  Khoa: Khoa là nơi quản lý toàn diện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; phối hợp các đơn vị chức năng làm công tác phát triển và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn để phục vụ chiến lược đào ta ̣o các ngành của khoa và các ngành khác có liên quan. Khoa là đơn vị trực tiếp quản lý các bộ môn và công tác sinh viên  Phòng ban Tùy thuộc vào các phần hành mà mỗi phòng ban sẽ có mỗi nhiệm vụ và chức năng chủ yếu nhằm hỗ trợ hội đồng trường trong việc vận hành, quản lý, đào tạo cũng như hỗ trợ tốt nhất về những vấn đề liên quan đến Sinh viên.  Trung tâm Tùy thuộc vào các phần hành mà mỗi trung tâm sẽ có nhiệm vụ và chức năng như : Cung cấp , hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động về kỹ năng , xã hội,hỗ trợ việc làm cũng như hướng dẫn tư vấn, tạo ra các lớp bồi dưỡng, cung cấp văn bằng chứng chỉ đủ điều kiện xét tốt nghiệp, cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến công việc học tập tại nhà trường 7  Đoàn thể: Ngoài việc học tập, Đoàn thể sẽ giúp sinh viên có cơ hội tham các các hoạt động đoàn, nhằm trau dồi vốn sống, thể hiện nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc thông quan các hoạt động thiện nguyện. 1.3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Trường Đại Học Thủ Dầu Một 1.3.1. Sơ đồ của tổ chức bộ phận kế toán Tổ chức bộ phận kế toán của Trường áp dụng theo hình thức hỗn hợp. Bộ phận kế toán bao gồm Trưởng phòng, 8 nhân viên và 1 thủ quỹ được nêu trong hình 1.2 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN THỦ QUỸ CÁC KẾ TOÁN VIÊN Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ  Trưởng phòng: Phụ trách chung, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động của phòng.  Phó Trưởng phòng: 8 Thay mặt Trưởng phòng trực tiếp quản lý, điều hành các phần việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao  Phụ trách kế toán : + Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động tài chính của Nhà trường, + Cùng Trưởng phòng phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng; + Cùng Trưởng phòng xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp phát theo kế hoạch được duyệt. + Xây dựng dự toán,Trực tiếp điều hành việc thu, chi, quyết toán, báo cáo tài chính theo quy định,  Các kế toán viên: Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công  Thủ Quỹ: Giữ tiền và thu chi theo lệnh chi, lệnh thu từ kế toán trưởng theo các yêu cầu, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ và tài sản được phân công quản lý bảo quản. 1.4 . Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một  Chế độ kế toán theo thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 .  Niên độ kế toán:tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND  Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.  Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.  Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng. 9  Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ.  Hình thức sổ kế toán: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung theo hình 1.3 như sau: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ CHI TIẾT SỎ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 1.3. Hình thức kế toán nhật ký chung. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để theo trình tự thời gian. Kế toán hành chính sự nghiệp ghi nhận vào Nhật ký chung . Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế. - Cuối mỗi năm khoá Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. Từ các sổ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối năm của từng tài khoản trên Sổ Cái. - Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập báo cáo tài chính. 10 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 2.1 Nội dung  Khái niệm tiền lương: Tiền lương bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, để thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và của gia đình họ. Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào hợp đồng mà căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động mà họ nhận được sau một thời gian lao động mà họ bỏ ra. Có rất nhiều định nghĩa về tiền lương, nhưng định nghĩa khái quát nhất, được nhiều người hiểu và thừa nhận nhất là: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng người lao động với các quan hệ và các quy luật trong nền kinh tế thị trường, khoản tiền mà người lao động nhận được sau khi hoàn thành công việc, và điều đó tương đương với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã làm ra của cải vật chất có giá trị đạt doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu. Tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tiền lương phải trả công chức, viên chức bao gồm cán bộ giảng viên theo biên chế (hay còn gọi là định biên) và cán bộ giảng viên thuê hợp đồng tại đơn vị. Các khoản tiền lương phải trả bao gồm: các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp , tiền thưởng, thu nhập tăng thêm, phúc lợi, các khoản chi về BHXH, BHYT sau khi đã khấu trừ các khoản tương ứng (tạm ứng, các khoản bảo hiểm mà cán bộ giảng viên phải chịu,…). Nguồn trả lương công chức, viên chức được phân chia trả từ các nguồn: nguồn Ngân sách nhà nước cấp, Nguồn cải cách tiền lương,…  Vai trò tiền lương: 11 Tiền lương có vai trò đối với sự sống của con người lao động, nó phát huy toàn bộ nội lực tối đa hoàn thành công việc. Khi người lao động được hưởng mức lương xứng đáng với công sức của họ đã bỏ ra. Như vậy có thể nói, tiền lương là một vấn đề găn liền giữa nhà tổ chức và người lao động. Ngoài ra, tiền lương còn có ý nghĩa lớn trong việc theo dõi kiểm tra và giám sát người lao động. Tiền lương được sử dụng như là thước đo hiệu quả công việc Vì vậy, với nhũng vai trò to lớn như trên của tiền lương trong sản xuất và đời sống thì việc lựa chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiện, đặc thù sản xuất của từng ngành, từng doanh nghiêp sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động có trách nhiệm hơn với công việc và làm việc hăng say dẫn đến kết quả lao động, hiệu quả sản xuất của kinh doanh Tóm lại, tất cả các doanh nghiệp nên có một chế độ tiền lương lý tưởng vừa đảm bảo lợi ích người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.  Hình thức trả lương: Hiện tại có nhiều hình thức tiền lương như hình thức trả lương như trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo lương khoán, trả lương theo doanh thu, kỳ hạn lương – nguyên tắc của lương. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ dựa trên tình hình thực tế phát sinh khi hoạt động để lựa chọn một hình thức riêng phù hợp đồng hành cùng đơn vị của mình. Trường Đại học Thủ Dầu Một lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian Căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc để tính lương cho công nhân viên. Hình thức này được áp dụng chủ yếu cho cán bộ công nhân viên chức, quản lý, y tế giáo dục, sản xuất trên dây chuyền tự động. Đây là một trong những hình thức được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn nhất bởi sau đây cũng chính là ưu điểm của nó. Hình thức trả lương theo thời gian vừa đơn giản, dễ tính toán nhưng luôn đảm bảo sự chặt chẽ phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của từng lao động làm cho thu nhập của 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan