Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp tại công ty cổ phần cao su sao vàng...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp tại công ty cổ phần cao su sao vàng

.DOC
31
160
141

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả cao các doanh nghiệp cần tổ chức quản lý và hạch toán kinh tế sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình mà vẫn đạt được kết quả tối ưu. Để đáp ứng được nhu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường Bộ Tài chính đã ban hành quyết định về hệ thống kế toán mới. Hệ thống kế toán mới được xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường Việt Nam. Hạch toán kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà nước, để điều hành quản lý nền kinh tế quốc dân. Hạch toán kế toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường ghi chép các quá trình kinh tế nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán. Sau thời gian học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Nhờ sự dạy bảo tận tình của ban giám đốc và cán bộ công nhân viên phòng Tài chính kế toán của công ty và đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo - Thạc sĩ Đặng Văn Lợi, em xin trình bày "Báo cáo tổng hợp tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng". Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Phần II: Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Phần III: Đánh giá về tình hình công tác tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng. Do lượng kiến thức tích luỹ của bản thân còn hạn chế, vì vậy Báo cáo của em còn những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy các cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng I. Đặc điểm chung về tổ chức và quản lý kinh doanh tại Công ty: 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP cao su Sao Vàng: Trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su - Xà phòng - Thuốc lá Thăng Long (gọi tắt là Cao - Xà - Lá) nằm ở phía nam Hà Nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22 tháng 12 năm 1958, vinh dự được Bác Hồ về thăm và kiểm tra tiến độ thi công ngày 24 tháng 12 năm 1959. Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành. Ngày 6 tháng 4 năm 1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp, xe đạp đầu tiên ra đời mang nhãn hiệu "Sao Vàng". Cũng từ đó nhà máy được đặt tên là: "Nhà máy Cao su Sao Vàng Hà Nội". Ngày 23 tháng 5 năm 1960, nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và đi vào sản xuất chính thức. Nên hàng năm nhà máy lấy ngày này làm ngày truyền thống của mình. Đến ngày 27 tháng 8 năm 1992 "Nhà máy cao su Sao Vàng" đổi tên là "Công ty Cao su Sao Vàng" theo QĐ số 645/CNNG của Bộ công nghiệp nặng (nay là bộ công nghiệp). Năm 1962 với sự ra đời của dây truyền sản xuất lốp ô tô, nhà máy đã góp phần phục vụ giao thông vận tải ở các tỉnh phía Bắc. Trong công cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, các sản phẩm Sao Vàng cũng ra mặt trận và có mặt trên khắp nẻo đường đất nước. Năm 1988 - 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển từ cơ chế hành chính sang cơ chế thị trường. Đây cũng là thời kỳ nhà máy trải qua nhiều khó khăn thử thách trong sản xuất, nó quyết định sự tồn vong của nhà máy. Năm 1990, nhà máy dần dần ổn định, thu nhập của người lao động tăng lên, đời sống cán bộ công nhân nhà máy được cải thiện. Điều đó chứng tỏ Nhà máy có thể hoà nhập và phát triển trong cơ chế mới. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng với những thách thức và cơ hội lớn đòi hỏi sự năng động và chuyên nghiệp. Do đó, công tác khoa học kỹ thuật tại SRC luôn được đặt ra với những mục tiêu cụ thể và cần thiết như giải quyết tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý hoá các quy trình sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đồng thời tăng tính cạnh tranh của tất cả các dòng sản phẩm. Với định hướng như vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm săm - lốp xe đạp, xe máy, công tác khoa học kỹ thuật được hướng vào những mặt hàng cao cấp, đặc biệt tập trung vào một trong những nội dung chính là chương trình tối ưu hoá lốp ôtô, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, bằng nhiều giải pháp cụ thể, giải quyết những vấn đề thuộc cả về kỹ thuật và sản xuất. 2 Quá trình tối ưu hoá được triển khai từ giữa năm 2003 với số vốn khoảng 300 tỷ đồng. Đến giữa tháng 8/2003, với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc, SRC đã hoàn thiện công nghệ cán tráng trên hệ thống thiết bị mới, và bắt đầu triển khai những thực nghiệm từng nội dung của quá trình tối ưu hoá. Chương trình tối ưu hoá mọi quy cách lốp ôtô đang sản xuất được tiến hành đồng loạt từ đầu tháng 11/2003 và đã hoàn thành về cơ bản vào cuối tháng 2/2004. Đặc biệt, với hệ thống thiết bị đo chiều dày màng cao su được nhập về từ Mỹ, phòng lưu hóa hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, máy định hình lưu hóa lốp ô tô, máy kiểm tra độ bền lốp theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS D 6367:1995 và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000, công ty không chỉ nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm mà còn rút ngắn được thời gian lưu hóa sản phẩm, giảm đáng kể chi phí sản xuất, góp phần hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm lốp ôtô SRC đã chiếm lĩnh được thị trường, đưa sản lượng bán hàng tăng đến 30% so với thời điểm trước đó, mức tăng trưởng đạt 35%/năm. Bên cạnh đó, SRC cũng bắt tay phát triển nguồn nhân lực với công tác đào tạo, mời các chuyên gia nổi tiếng có kinh nghiệm của nước ngoài về giảng dạy và thay thế hơn 1.000 lao động cũ bằng một lực lượng lao động mới có sức trẻ và trình độ tay nghề cao. Thành công của SRC đã nhận được sự ghi nhận của khách hàng, người tiêu dùng và được cụ thể hóa bằng nhiều giải thưởng uy tín như Thương hiệu Mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng; Giải Vàng - giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng; Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng; 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam; Vị trí thứ nhất trong Top - 5 Sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao - Ngành hàng xe và Phụ tùng… Một bước ngoặt đặc biệt quan trọng nữa là việc SRC đã thực hiện cổ phần hóa từ tháng 4/2006 và đến tháng 12/2007, 10,8 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng của SRC chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán Tp.HCM. Đây chính là một bước đi quan trọng đưa thương hiệu SRC ra đại chúng đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của một thương hiệu mạnh. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP cao su Sao Vàng: 2.1. Chức năng của công ty: Công ty Cao su Sao Vàng (thuộc Tổng công ty Hoá Chất Việt Nam) là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm cao su như: săm, lốp xe đạp, xe máy, xe ô tô các loại, ủng và các loại ống cao su chịu áp lực, yếm ô tô, các chi tiết sản phẩm bằng cao su, dây curoa Ngoài các sản phẩm trên, công ty còn sản xuất lốp cho các loại máy bay như: SU, MIG… Công ty Cao su Sao Vàng là công ty lớn nhất, có công nghệ sản xuất săm lốp hiện đại là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt Nam. 3 2.2. Nhiệm vụ của công ty: - Thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý tài chính và xã hội theo đúng các qui phạm pháp luật và qui định của tổng công ty Hoá Chất Việt Nam. - Nghiên cứu phương thức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO-9001:2000. - Khai thác, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch của công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu thị trường về mặt hàng săm lốp các loại. - Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Công ty có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển nguồn vốn do nhà nước cấp. - Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh tuân thủ ngành nghề do nhà nước đề ra. - Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty CP cao su Sao Vàng: 3.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh: 3.1.1. Các sản phẩm chủ yếu: Tên các sản phẩm - Lốp xe đạp các loại (> 30 loại) Chủng loại - 37-548 (đỏ, đen, 2 màu), 322-622 (đen, trắng, 2 màu), 37-540 (đen, đỏ 2 màu)… - 650, 680, 540 - 250-17 4PR; 250-17SR; 2:25-16 4PR… - 2:50 17 4PR; 2:75-17 TR4… - 12:00-20; 11:00-20;9:00-20… - 1200-20; 900-20; 650-14… - 1200-20… - TU-134 (930x305); IL 18; MIG-21 (800x200) - Săm xe đạp các loại (> 20 loại) - Lốp xe máy các loại (> 45 loại) - Săm xe máy các loại (> 11 loại) - Lốp ô tô các loại (> 60 loại) - Săm ô tô các loại (> 60 loại) - Yếm ô tô các loại (> 60 loại) - Lốp máy bay - Ống cao su các loại - Dây curoa các loại - Ủng cao su 3.1.2. Đặc điểm và quy trình sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty CP Cao su Sao Vàng là quy trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất ngắn. Cơ 4 cấu sản xuất của công ty được phân theo các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất định, do vậy, việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Các sản phẩm của Công ty đều được sản xuất từ cao su, vì vậy, quy trình sản xuất tương tương đối đồng đều. Các quy trình chính để sản xuất một chiếc lốp bao gồm các bước: - Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cao su sống, các hoá chất vải mành, dây thép tanh. Cao su sống đem cắt nhỏ sấy tự nhiên rồi đem sơ luyện đạt đúng yêu cầu kỹ thuật để giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo phục vụ cho những quá trình sản xuất sau. - Phối liệu: Sau khi cao su đã được sơ luyện sẽ được trộn với hoá chất đã được sàng sẩy thành phối liệu đem sang công đoạn hỗn luyện. - Hỗn luyện: Cao su và hoá chất sau khi được trộn đem hỗn luyện nhằm mục đích phân tán đều các chất pha chế vào cao su sống. Trong giai đoạn này mẫu được đem ra thí nghiệm nhanh đánh giá chất lượng mẻ luyện. - Nhiệt luyện: Mục đích nâng cao nhiệt độ và độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được sơ hỗn luyện. - Cán hình mặt lốp: Cán hỗn hợp cao su thành băng dài có hình dáng kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe. - Vành tanh: Dây thép tanh sau khi được đảo tanh và cắt theo chiều dài được thiết kế từ trước sau đó được ren răng hai đầu, lồng ống nối dập chắc lại rồi mang cắt bavia thành vành tanh và đem sang khâu thành hình lốp xe đạp. - Vải mành: Được sấy, cắt tráng vào bề mặt của cao su đã được luyện theo trình tự trên rồi xé thành những băng vải theo kích thước thiết kế, cắt theo cuộn vào ống sắt bước vào quá trình hình thành lốp. - Thành hình và định hình lốp: Các bán thành phẩm và vải mành dây tanh cao su hoá chất đã trải qua quá trình trên sẽ được thực hiện trên máy thành hình băng vải mành được cuốn vòng quanh hai vòng tanh với khoảng cách, góc độ nhất định treo lên giá và đưa sang công đoạn lưu hoá lốp. Các hoá chất sau khi đã tinh luyện được chế tạo cốt hơi nhằm phục vụ cho khâu lưu hoá cốt hơi gồm các công đoạn chính là cao su đã được nhiệt luyện lấy ra thành hình cốt hơi rồi đem lưu hoá thành hình cốt hơi. - Lưu hoá lốp: Là quá trình quan trọng trong quá trình sản xuất sau khi được lưu hoá cao su phục hồi lại một số tính chất cơ lý của mình. Kiểm tra và đóng gói nhập kho: Lốp xe sau khi lưu hoá sẽ được mang ra đánh giá chất lượng mới được nhập kho. 3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: 5 Sơ đô 1.1 - Bộ máy lãnh đạo công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trong công ty: - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thµnh viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa của từng thành viên là 05 năm và có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra. - Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên, có nhiệm kỳ bằng với nhiệm kỳ của HĐQT. - Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty là ngườì chịu mọi trách nhiệm về toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và làm các khoản nghĩa 6 vụ với ngân sách nhà nước. Đồng thời giám đốc phải chịu sự thẩm tra, kiểm soát tài chính và cơ quan có thẩm quyền. - P. Giám đôc phụ trách XDCB và KT: phụ trách về cơ sở hạ tầng, sửa chữa TSCĐ và kỹ thuật các sản phẩm - P. Giám đốc phụ trách sản xuất: Giúp giám đốc lãnh đạo về sản xuất và điều động các vấn đề nội bộ, an ninh trật tự...phụ trách khối sản xuất. - P. Giám đốc phụ trách nội chính: Phụ trách các vấn đề về tài chính của công ty. - P. TCNS - Phòng tổ chức nhân sự làm các công tác về mặt tổ chức, lao đông, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật…Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty các công tác trên. Có nhiệm vụ thực hiện các công tác do Giám đốc Công ty phân công hay uỷ quyền. - P. TCKT - Phòng tài chính kế toán là có chức năng quản lý và thực hiện các công tác tài chính, huy động, sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong toàn Công ty. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm soát nội bộ của Công ty theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. - P. XDCB - Phòng Xây dựng cơ bản chịu có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việ điều hành công tác đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, quản lý việc sử dụng TSCĐ, vệ sinh công nghiệp môi trường. - P. XNK - Phòng Xuất nhập khẩu có chức năng điều hành công tác nhập khẩu vật tư, NVL phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm của công ty ra nước ngoài. - P. KHVT - Phòng Kế hoạch vật tư là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, mua sắm vật tư và quản lý vật tư. - P. MT - AT - Phòng An toàn môi trường chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động và môi trường sản xuất trong sản xuất kinh doanh của công ty, giám sát việc đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi tham gia sản xuất, phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất, duy trì và cải thiện môi trường làm việc trong toàn Công ty. - P. KTCN - Phòng kỹ thuật cơ năng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát duy trì hoạt động ổn định của toàn bộ thiết bị trong Công ty và điều hành công tác cơ điện, năng lượng, kiểm định hiệu chuẩn các dụng cụ đo, điều độ ổn định điện cho sản xuất, tham gia vào chương trình phát triển mở rộng Công ty trong lĩnh vực thiết bị. - P. KTCS - Phòng Kỹ thuật cao su có chức năng nghiên cứu triển khai, sang kiến cái tiến, hợp lý hoá, tiêu chuẩn hoá thuộc chức năng của phòng KTCS. - P. KV - Phòng Kho vận là phòng tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty trong việc quản lý, bảo quản, vận chuyển vật tư hàng hoá của Công ty. - P. QTBV - Phòng Quản trị bảo vệ có chức năng tham mưu giúp Đảng uỷ, Tổng giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện các công tác về an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản XHCN, phòng chống cháy nổ, tổ chức tự vệ và chính sách hậu phương quân đội trong Công ty, sơ cấp cứu và tổ chức bữa ăn giữa ca cho CBCNV. 7 - P. TTBH - Phòng Tiếp thị bán hàng có chức năng lên các kế hoạch tiếp thị, quảng cáo và tổ chức kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phong tiếp thị bán hàng còn có trách nhiệm quản lý và trông coi các sản phẩm hàng hoá trong kho thành phẩm của Công ty. - TTCL - Trung tâm chất lượng là bộ phận kiểm tra chất lượng NVL, bán thành phẩm, sản phẩm chuyên trách. Các hoạt động kiểm tra chất lượng, quản lý thí nghiệm của trung tâm phải tuân thủ theo các hệ thống văn bản quản lý chung của Công ty, các tiêu chuẩn, thủ tục quy định theo luật pháp của Nhà nước. - XNCS 1,2,3 - Xí nghiệp cao su số 1,2,3 là 3 đơn vị sản xuất của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng tại Hà Nội hạch toán kinh tế nội bộ, không có tư cách pháp nhân.3 Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng và chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty. Các sản phẩm chủ yếu: + XNCS 1: săm lốp xe máy, xe đạp, yếm ô tô, màng lưu hoá lốp, săm máy bay các loại. + XNCS 2: Lốp xe đạp các loại. + XNCS 3: Lốp ô tô, lốp máy bay. - XNCSKT - Xí nghiệp cao su kỹ thuật là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật băng tải, gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su. - XNNL - Xí nghiệp năng lượng có nhiệm vụ cung cấp hơi nóng, khí nén và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chính trong Công ty. - XNCĐ - Xí nghiệp cơ điện có nhiệm vụ cung cấp, chế tạo, lắp đặt máy móc thiết bị, chế tạo khuôn mẫu, sửa chữa về điện. - XNXH - Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà là đơn vị sản xuất của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng tại phường Xuân Hoà - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vinh Phúc. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất các loại cao su bán thành phẩm, các đơn đặt hang của khách khi được Công ty giao cho. - Chi nhánh Thái Bình là đơn bị sản xuất của Công ty CP Cao su Sao Vàng có trụ sở chính tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Chi nhánh cao su Thái Bình chuyên sản xuất các sản phẩm: săm lốp xe đạp, xe máy, gia công các bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hang khi được Công ty giao. 4. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của công ty: Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần 895.917 920.292 1.093.029 Lợi nhuận gộp từ HĐKD 101.913 90.445 204.957 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 25.177 296 116.470 Lợi nhuận trước thuế 26.021 1.141 117.296 Lợi nhuận sau thuế 26.021 794 102.634 Cũng giống như hầu hết các Công ty cao su khác, Công ty CP Cao su Sao Vàng tập trung đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Việc chiếm lĩnh thị phần lớn đã mang lại nguồn doanh thu ổn định và liên tục tăng trưởng cho công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Công ty qua các năm không ổn định. Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ năm 2010 do biến động thị trường, giá cả nguyên vật liệu tăng khiến các khoản lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh so với năm 2009 từ 11% xuống 9.7%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh từ 26.021 triệu đồng xuống còn 794 triệu đồng. Đến cuối năm 2010 nhờ các chính sách bình ổn giá cả thị 8 trường của nhà nước, giá cả nguyên vật liệu giảm khiến doanh thu thuần của Công ty tăng trưởng mạnh trở lại, đạt 1.093.029 triệu đồng đạt chỉ tiêu mà Công ty đã đề ra, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 16% bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của SRC trong 5 năm qua. Như vậy, dù xuất phát điểm là doanh nghiệp chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, SRC đã tìm tòi, sáng tạo các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thực tế đem lại các nguồn thu lớn cho Công ty. Trong chiến lược phát triển của mình, SRC có kế hoạch nghiên cứu, hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao nhắm đáp ứng nhu cầu sử dụng săm lốp ở Việt Nam như lốp ô tô Radian…Công ty cũng có định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mà trọng tâm là cao su kỹ thuât. II. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CP Cao su Sao Vàng: 1. Hình thức kế toán tại công ty: Kỳ kế toán năm: Niên độ kể từ ngày 01/01/N đến 31/12/N năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán: Việt Nam đồng. Hiện nay, công ty sử dụng hình thức kế toán là Nhật kí chứng từ, đây là 1 hình thức ghi sổ khá phức tạp, đòi hỏi kế toán viên phải có trình độ chuyên môn cao, nắm dõ nội dung từng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Để phù hợp và đơn giản hoá công tác quản lý cũng như công tác hạch toán kế toán và giúp kế toán viên có thể làm tốt công việc của mình, phòng kế toán còn áp dụng phần mềm kế toán nhằm nâng cao hiệu quả làm việc. Vì thế với một lượng thông tin lớn, nhiều nghiệp vụ phát sinh trong kì phòng kế toán vẫn đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Sơ đồ 1.2 - Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng - Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu kế toán tiến hành ghi trực tiếp vào phần mêm quản lý kế toán. 9 Các thông tin sẽ được tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp, các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Định kỳ, kế toán tiến hành in các chứng từ, tài liệu và lưu trữ tại phòng tài chính kế toán của Công ty. 2. Tổ chức bộ máy Kế Toán của Công ty: Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán, để phù hợp với tình hình thực tế của công ty tổ chức và quản lý sản xuất, sử dụng tốt năng lực của đội ngũ kế toán, đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty thực hiện công tác kế toán kết hợp giữa hình thức tập trung với hình thức phân tán. Tại xí nghiệp: Không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố chí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thống kê, thu nhập chứng từ ban đầu. Cuối ngày, nhân viên kế toán của xí nghiệp chuyển chứng từ ban đầu và một số sổ kế toán được phân công ghi chép về phòng tài chính kế toán của công ty. Tại công ty: Sau khi nhận được chứng từ ban đầu, các cán bộ kế toán kiểm tra sự hợp pháp, hợp lý của chứng từ thuộc phần hành của mình phụ trách lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật kí chứng từ ...ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tổng hợp các số liệu kế toán và lập báo cáo kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của công ty. Tại 1 số chi nhánh : Được quyền hạch toán độc lập, đầy đủ các chi phí, cuối kỳ gửi báo cáo kế toán về công ty để phòng tài chính - kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và đối chiếu số dư cuối kỳ . Cuối mỗi tháng, mỗi quí, mỗi năm, kết hợp báo cáo tài chính tại công ty và báo cáo tài chính tại một số chi nhánh thì kế toán lập báo cáo tài chính hợp nhất toàn công ty. Hiện nay bộ máy kế toán của công ty gồm 15 người, mỗi người thực hiện một công việc cụ thể : - Một trưởng phòng Tài Chính- Kế Toán: Tổ chức điều hành chung công việc kế toán đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả. Đồng thời có nhiệm vụ lập báo cáo trình cấp trên, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. - Hai phó phòng Tài chính-Kế toán: + Một phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Tiến hành tổng hợp các số liệu kế toán đưa ra các thông tin trên cơ sở số liệu, sổ sách thu nhập được từ các phần hành kế toán khác. Cuối kì kế toán có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính. + Một phó phòng kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhập kho đồng thời theo dõi, kiểm tra, thực hiện hạch toán chi phí phát sinh trong toàn công ty. - Các nhân viên kế toán bao gồm: + Một kế toán theo dõi tiền mặt: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt phát sinh trong toàn công ty, các khoản thanh toán với người mua, người bán bằng tiền mặt. 10 + Một kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán tiền lương: Theo dõi các khoản giao dịch vay, trả nợ vay, gửi nộp tiền ở ngân hàng...đồng thời theo dõi, hạch toán tiền lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, phục vụ cho việc tính giá thành. + Hai kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, tình hình công cụ dụng cụ trong toàn công ty, kế toán có nhiệm vụ theo dõi các phiếu nhập xuất vật tư, lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong kỳ đồng thời lập sổ chi tiết nhập xuất vật liệu. + Ba kế toán tiêu thụ: Một kế toán xác định doanh thu lãi, lỗ, một kế toán thuế, một kế toán theo dõi Nhập- Xuất-Tồn kho thành phẩm. + Hai kế toán tài sản cố định: Theo dõi phản ánh mọi trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ, tính toán trích khấu hao theo qui định đồng thời tiến hành phân bổ khấu hao vào giá thành sản phẩm theo qui định. + Một kế toán huy động vốn: Chuyên theo dõi và phản ánh các nguồn vốn của công ty. + Một thủ quỹ: Thực hiện việc quản lý quỹ, có nhiệm vụ quản lý việc thu chi làm chứng từ báo cáo quĩ. + Một kiểm toán nội bộ: Kiểm toán các nghiệp vụ của công ty, lập báo cáo cho giám đốc. Sơ đồ 1.3 - Bộ máy kế toán của công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng 3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Hiện nay, để phù hợp với các quy định và yêu cầu của BTC, Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ Tài Chính để tiến hành phản ánh và kê khai các chi phí phát sinh trong kỳ. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ: Viêt Nam đồng. Các chứng từ kế toán sử dụng tại Công ty theo đúng mẫu quy định của BTC 11 Công ty hạch toán thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc và phương pháp quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá của ngân hang Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: bình quân gia quyền. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. 4. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng: Do yêu cầu ngày càng cao của công việc, đòi hỏi phải cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đã đầu tư, trang bị cho phòng kế toán 20 máy vi tính hiện đại, mỗi máy tính đều hoạt động độc lập, chính xác và được cài đặt các phần mềm kế toán (Fast Accounting 10.2 R2) nhằm đáp ứng được các yêu cầu về về thông tin, giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình kê khai các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra Công ty cũng đang thực hiện việc trả lương cho công nhân qua thẻ ATM, và việc châm công cũng hoàn toàn là tự động, Công ty có lắp đặt máy quét thẻ tại các cổng của Công ty giúp cho việc theo dõi tình hình làm việc của công nhân được sát sao, tuy vậy nhưng cơ sở thiết bị vẫn còn sơ sài, và còn cần nâng cấp. Sơ đồ 1.4 - Phần mềm kế toán tại công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng 12 Phần II: Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng I. Kế toán Tiền: Tại Công ty, kế toán vốn bằng tiền được sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam. Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của công ty, gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền mặt và tiền gửi ở Ngân hàng. Việc hạch toán vốn bằng tiền được thực hiện hàng ngày, cụ thể như sau: - Đối với kế toán tiền mặt: + Kế toán chỉ phản ánh số tiền mặt thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của Công ty) thì không ghi vào quỹ tiền mặt. + Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đầy đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ. + Kế toán tiền mặt của Công ty mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, hạch toán vào phần mềm kế toán liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ sau mỗi lần nhập, xuất quỹ. - Đối với kế toán tiền gửi Ngân hàng: + Căn cứ để hạch toán là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ ghi sổ (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản…) + Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu đã khớp đúng, kế toán nhập vào máy tính theo phần mềm kế toán theo từng chứng từ. + Trường hợp gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. 1. Tài khoản sử dụng: * TK 111: Tiền mặt VNĐ TK 1111: Tiền mặt tại quỹ * TK 112: Tiền gửi Ngân hàng VNĐ TK 1121VN: Tiền gửi Ngân hàng tại VN TK 1122NN: Tiền gửi Ngân hàng tại ngân hàng nước ngoài 2. Chứng từ sử dụng: Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT /BB) Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT /BB) Giấy báo Nợ Giấy báo Có Uỷ nhiệm chi Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03 – TT /HD) Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04 – TT /HD) Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05 – TT /HD) Biên lai thu tiền (Mẫu số 06 – TT /BB) Bảng kê chi (Mẫu số 09 – TT /HD) 3. Quy trình luân chuyển chứng từ: 3.1. Quy trình lập chứng từ: 13 3.1.1. Thu tiền mặt Sơ đồ 2.1 – Quy trình lập chứng từ thu tiền Căn cứ vào giấy thanh toán, Kế toán TM hoặc kế toán TGNH tiến hành lập phiếu thu trình kế toán trưởng duyệt. Sau đó, Kế toán TM hoặc kế toán TGNH tiến hành lấy xác nhận và nhận tiền thanh toán của người nộp tiền. Thủ quỹ ghi sổ quỹ nếu nộp vào quỹ công ty. 3.1.2. Chi tiền mặt: Sơ đồ 2.2 – Quy trình lập chứng từ chi tiền Từ các hóa đơn mua NVL, TSCĐ, chi trả chi phí sản xuất…kế toán TM hoặc kế toán TGNH tiến hành lập phiếu chi trình kế toán trưởng duyệt, sau đó chuyển phiếu 14 chi này cho thủ quỹ xin xuất tiền hoặc kế toán TGNH làm thủ tục rút tiền để thanh toán cho người bán. 3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán mua bán bằng tiền của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ thu, chi Sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt Bảng kê số 1 Phần mềm Kế Toán Nhật ký chứng từ số 1 Sổ cái TK 111 Tổng hợp chi tiết tiền mặt Báo cáo Tài chính Chú thích: :Ghi trong kỳ. : Ghi cuối kỳ. : Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 2.3 – Qui trình ghi sổ kế toán tiền mặt theo hình thức Nhật ký chứng từ Hợp đồng bán hàng hoá vật tư do Công ty lập Hợp đồng mua hàng hoá vật tư do người bán lập Phiếu thu, phiếu chi do Kế toán tiền mặt hoặc Kế toán TGNH lập tuỳ vào hình thức thanh toán, chi trả hoặc số lượng hang hoá của người mua. Để nhận tiền thanh toán hoặc chi trả cho một hợp đồng mua bán sản phẩm, từ các hoá đơn gốc kế toán tiền mặt hoặc kế toán TGNH tiến hành lập các phiếu thu, phiếu chi trình lãnh đạo duyệt. Sau khi được lãnh đạo duyệt, Kế toán TM hoặc KT TGNH tiến hành nhập số liệu vào phần mềm quản lý kế toán trên máy của công ty, đồng thời thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi số tiền theo các hoá đơn gốc. Định kỳ căn cứ vào các số liệu trên máy tính tổng hợp được, kế toán tiến hành lập các sổ tổng hợp(Nhật ký chứng từ 1, bảng kê…), sổ chi tiết TK 111, TK 112… II. Kế toán tài sản cố định: 15 Đây là một loại tài sản dài hạn, để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình thuộc quyền sở hữu của công ty và TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá. TSCĐ tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng chủ yếu là các nhà xưởng, dây chuyền máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất. - Một trụ sở chính đặt tại 231 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội - Các xí nghiệp sản xuất đặt tại công ty như: xí nghiệp cao su 1,2,3 xí nghiệp cơ điện… - Các dây chuyền sản xuất cao su như: xăm, lốp xe đạp, xe máy… - Ngoài ra còn rất nhiều các TSCĐ phục vụ cho sản xuất khác: các phương tiện chuyên chở vận tải trong cty, các thiết bị quản lý… Mỗi TSCĐ đều có bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. TSCĐ được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ TSCĐ. Mỗi TSCĐ đều được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Định kỳ vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê TSCĐ. Loại tài sản - Nhà cửa, kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện truyền tải, truyền dẫn - Thiết bị quản lý - TSCĐ khác Thời gian khấu hao (Năm) 6 – 25 5 – 12 6 – 10 4 – 10 8 – 10 1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình Tài khoản 212 : tài sản cố định thuê tài chính Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định Hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin tại công ty, công ty phân chia các tài khoản cấp 2 theo phân xưởng sản xuất. Sau đó sẽ chi tiết cấp 3 cho từng khoản mục. Ví dụ, tài khoản 211 : tài sản cố định hữu hình, ở phân xưởng 1 là 2111. Khi đó, phân xưởng 1 chi tiết như sau: - 21111 : Nhà cửa, vật kiến trúc - 21112: Máy móc thiết bị - 21113 : phương tiện vận tải, truyền dẫn - 21114: thiết bị dụng cụ quản lý - 21118: tài sản cố định khác Riêng tài khoản 214 được chi tiết như sau : - 2141 : hao mòn tài sản cố định hữu hình - 2142 hao mòn tài sản cố định thuê tài chính - 2143 hao mòn tài sản cố định vô hình Sau đó, các tài khoản này sẽ được chi tiết cho phân xưởng tương tự như trên 16 2. Chứng từ sử dụng: Kế toán TSCĐ tại Công ty sử dụng các loại chứng từ sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ) dùng để ghi chép, theo dõi TSCĐ thay đổi. Khi có sự thay đổi, giao nhận TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải thành lập Hội đồng giao nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ ghi chép ban đầu. Biên bản này lập riêng cho từng TSCĐ. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì có thể lập chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 02 bản. Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ 01 bản. - Hồ sơ TSCĐ: mỗi TSCĐ đều có một bộ hồ sơ riêng bao gồm Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ. - Thẻ TSCĐ (mẫu số S23-DN): Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…Căn cứ để lập thẻ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ); Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04-TSCĐ); Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06-TSCĐ); Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ); Các tài liệu kỹ thuật có liên quan. - Sổ TSCĐ (mẫu số S21-DN): Dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ TSCĐ trong doanh nghiệp từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm TSCĐ. Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị…). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ. 3. Quy trình luân chuyển chứng từ: 3.1. Quy trình lập chứng từ: Sơ đồ 2.4 – Quy trình lập chứng từ TSCĐ Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ của người bán, kế toán TSCĐ tiến hành nhận, kiếm tra và trình kế toán trưởng ký duyệt, sau đó bàn giao lại TSCĐ này cho bộ 17 phận sản xuất cần dung bằng biên bản bàn giao TSCĐ (biên bản này do Công ty tự lập) sau đó ghi sổ theo dõi TSCĐ và các sổ sách liên quan. 3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ của Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng được thể hiện qua sơ đồ sau: Phần mềm Kế T oán Nhật ký 1,2,3,4,5,10 Nhật ký 9 Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Bảng kê 4,5,6 Nhật ký 7 Sổ chi tiết TSCĐ Sổ cái tài khoản 211, 212, 213, 214 Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính Chú thích: :Ghi trong kỳ. : Ghi cuối kỳ. : Quan hệ đối chiếu. Sơ đồ 2.5 – Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chứng Hằng ngày, căn cứ vào các hoá đơn mua, bán, đánh giá…TSCĐ đã được lãnh đạo duyệt, kế toán TSCĐ của Công ty tiến hành kiểm tra, nghiệm thu các TSCĐ và nhập số liệu vào phần mềm kế toán quản lý. Đồng thời, tiến hành ghi chép vào các sổ sách theo dõi như thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TCSĐ… Cuối tháng dựa trên những số liệu đã ghi hằng ngày, kế toán TSCĐ tiến hành tính và phân bổ các mức khấu hao cho các TSCĐ của công ty. 18 Định kỳ, căn cứ vào các sổ sách và dữ liệu trên phần mềm kế toán quản lý, Kế toán tiến hành tổng hợp và ghi sổ vào Nhật ký chứng từ số 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và các Sổ Cái TK chi tiết TK 211, 213. III. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động để bù đắp hao phí của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh căn cứ vào thời gian, số lượng và chất lượng công việc của họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền lương có vai trò nâng cao hiệu quả qúa trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp đồng thời các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Trong đó lao động là hoạt động chân tay và trí óc con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động biến đổi các đối tượng lao động thành những vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu con người. Trong nền kinh tế hàng hoá ngày nay tiền lương là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá cả của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Tiền lương là điều kiện cải thiện, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần nhằm tái sản xuất sức lao động. Nhận thức được con người là yếu tố quyết định tới hoạt động SXKD của công ty, đội ngũ lãnh đạo Công ty đã đề ra những chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng và lâu dài. Công ty quy định chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và 48 giờ/tuần. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống lương dựa theo tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm theo chế độ ca kíp, lương được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Đối với cán bộ công nhân viên gián tiếp, nghiệp vụ hưởng lương theo công việc và căn cứ vào trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao. Công ty cũng thường xuyên tổ chức thi nâng bậc, xét duyệt nâng lương cho các CBCNV. Bên cạnh đó, Công ty ban hành quy chế khen thưởng các danh hiệu thi đua hàng năm. Theo đó, các chỉ tiêu khen thưởng được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch tới từng cán bộ, công nhân. Nhìn chung, chính sách khen thưởng của Công ty trong thời gian qua đã kích thích được người lao động hăng hái thi đua tăng năng suất lao động, là động lực quan trọng giúp Công ty hoàn thành được các kế hoạch SXKD, giúp người lao động gắn bó với công ty. Tính đến thời điểm 30/4/2011, tổng số lao động hiện có của Công ty là 1.588 người trong đó: Lao động nam: 1170 người chiếm 73.68%, lao động nữ: 418 người chiếm 26.32% Bảng cơ cấu lao động Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng STT 1 2 Trình độ học vấn Lao động trình độ đại học trở lên Lao động trình độ cao đẳng 19 Số người 185 20 Tỷ trọng 11.77% 1.27% 3 4 5 Lao động trình độ trung cấp Lao động công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Tổng cộng 15 1,180 172 1,572 0.95% 75.06% 10.94% 100% 1. Tài khoản sử dụng: Để tiến hành hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán chủ yếu sử dụng các tài khoản sau: * Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên - phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH và các khoản thuộc về thu nhập của người lao động. TK 3341SX XN1 - tại xí nghiệp cao su 1 TK 3341SX XN2 - tại xí nghiệp cao su 2 TK 3341SX XN 3 - tại xí nghiệp cao su 3 TK 3341SX CĐ - tại xí nghiệp cơ điện TK 3341SX NL - tại xí nghiệp năng lượng TK 3341SX CSKT - tại xí nghiệp cao su kỹ thuật TK 3341VP - tại các phòng ban trong công ty TK 3342 - Phải trả cho người lao động khác * Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác - phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH, giá trị tài sản thừa chờ sử lý, nhân ký quỹ, ký cựơc ngắn hạn, doanh thu chưa thực hiện, các khoản phải trả về cổ phần hoá doanh nghiệp và các khoản phải trả khác.... Các tài khoản cấp 2 + TK 3382 - Kinh phí công đoàn + TK 3383 - BHXH + TK 3384 - BHYT + TK 3385 - Phải trả về cổ phần hoá + TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn + TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện + TK 3388- Phải trả,phải nộp khác Và các tài khoản có liên quan như: 111, 112, 138,... 2. Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng bao gồm: + Bảng chấm công + Bảng chấm công làm thêm giờ + Bảng thanh toán lương + Phiếu nghỉ hưởng BHXH + Bảng thanh toán tiền thưởng + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 01a - LĐTL) (Mẫu số 01b - LĐTL) (Mẫu số 02 - LĐTL) (Mẫu số 04 - LĐTL) (Mẫu số 06 - LĐTL) (Mẫu số 11-LĐTL) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan