Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ xây dựng khối đại đoàn kết dân...

Tài liệu Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tây nguyên trong thời kỳ đổi mới

.PDF
358
43
122

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---Y Z--- BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2007 XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Mã số: B. 07 - 29) Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị khu vực III Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Minh Dục 6806 17/4/2008 Đà Nẵng, tháng 12 năm 2007 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH: Ban Chấp hành BCĐ : Ban chỉ đạo CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CT : Chỉ thị CTQG: Chính trị quốc gia DTTS: Dân tộc thiểu số ĐCĐC: Định canh, định cư HTCT: Hệ thống chính trị NHNN: Ngân hàng nông nghiệp Nxb: Nhà xuất bản QĐ : Quyết định TTg : Thủ tướng TU : Tỉnh ủy TW: Trung ương 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) có hơn 46 dân tộc anh em sinh sống (ïcó 12 dân tộc bản địa). Đây là địa bàn có vị chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh; có tuyến biên giới dài 591 km, trong đó có 150 km tiếp giáp với tỉnh Atôpơ của Lào và 441 km tiếp giáp với hai tỉnh Mônđônkiri, Ratanakiri của Cămpuchia. Quán triệt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Chỉ thị 525 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 01 năm 2002, sau 20 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có những bước phát triển khá toàn diện và đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững. Các cấp ủy đảng ở Tây Nguyên đã tập trung xây dựng cơ sở chính trị ngày càng vững mạnh, phát huy được vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế, xã hội và duy trì tốt các phong trào chính trị xã hội của địa phương. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân từng bước được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Quán triệt những chủ trương, chính sách về củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng, nhận thức đúng đắn vị trí và đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về củng cố và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, công tác vận động đồng bào các dân tộc, củng cố cơ sở chính trị, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và thế trận quốc phòng toàn dân. Vì vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã được củng cố và tăng cường. Công tác dân vận được triển khai đồng bộ, toàn diện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; nội dung cụ thể, thiết thực, sát hợp, hướng hoạt động về cơ sở, địa bàn khu dân cư. Trong quá trình tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công tác dân vận đã coi trọng vận 3 động quần chúng đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, kịp thời giải quyết các “điểm nóng“ từ khi mới phát sinh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và ổn định ở Tây Nguyên. Nhiều mô hình dân vận tốt đã xuất hiện và được nhân rộng như mô hình thành lập các đội công tác, mô hình kết nghĩa, đỡ đầu của các đơn vị, cơ quan ban, ngành với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa... đạt nhiều hiệu quả trong việc xóa đói, giảm nghèo; xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng đời sống văn hóa mới ở các bản làng, khu dân cư. Tuy nhiên, trong thời gian qua, khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên tuy được củng cố và tăng cường nhưng chưa thật vững chắc. Một số cấp ủy đảng địa phương chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí của công tác xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, chưa quán triệt chủ trương về đổi mới công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới. Nội dung, hình thức hoạt động của công tác dân vận chưa thiết thực, cụ thể, thiếu chiều sâu. Cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của phong trào. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận, nhất là ở cơ sở còn hạn chế về năng lực, trình độ, chưa được đào tạo cơ bản. Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót, sơ hở trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, và Nhà nước, các thế lực thù địch và phản động đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng. Thông qua việc truyền đạo Tin lành trái phép, các lực lượng phản động đã kích động xu hướng ly khai, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, âm mưu thành lập nhà nước “Đề ga độc lập“ (điển hình là các vụ bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 - 2001 và tháng 4 - 2004) Tình hình trên đây cho thấy, việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đang đặt ra những vấn đề hết sức cấp bách. Công tác vận động, tập hợp quần chúng thực sự trở thành một cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, quyết liệt chống lại âm mưu, ý đồ của các thế lực phản động để giữ vững trận địa lòng dân, củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 4 Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng khối đại đoàn kết dân dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới, từ đó rút ra những kinh nghiệm để góp phần hoàn thiện các chủ trương, biện pháp, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi chọn vấn đề “Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới (1986 - 2006)” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Do vị trí và tầm quan trọng của vùng địa lý - dân tộc học, từ lâu Tây Nguyên đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. - Cách đây hơn một ngàn năm, các bia ký Chăm và sử biên niên Campuchia đã nhắc đến người ở Tây Nguyên. Trong các văn bản, thư tịch của nước ta, từ thời Lê Thánh Tông, vùng Tây Nguyên được gọi là "nước Nam Bàn", và trong cuốn sử biên niên của nước ta thế kỷ XVI - XVIII đã thấy nhắc đến nơi này. Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục, nhà Bách khoa thư nổi tiếng Lê Quý Đôn cũng nhắc đến vùng này. Đến thời Nguyễn, mối quan hệ giữa triều đình và vùng cao nguyên càng chặt chẽ hơn. Nhiều tài liệu về Thuỷ Xá và Hoả Xá đã được ghi lại. Tài liệu về Tây Nguyên rải rác còn được tìm thấy trong các sách: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam chính biên liệt truyện, v.v... - Người Pháp chú ý đến Tây Nguyên từ đầu thế kỷ XVIII. Để thực hiện âm mưu xâm lươûc nước ta, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng với việc truyền bá đạo Kitô làm đội quân tiền phong, người Pháp chú ý đến việc nghiên cứu Tây Nguyên. Công trình đầu tiên có ý nghĩa hơn cả là Les jung les mọi của Henri Maitre, năm 1912. Các tác phẩm vào thời kỳ này chủ yếu nhằm phục vụ cho công cuộc "bình định" của thực dân Pháp ở Đông Dương. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, xuất hiện một số công trình có chất lượng khoa học hơn và quan điểm của tác giả có chiều hướng tiến bộ hơn. Đó là các công trình của G.Condominas về người M'nông Ga; của J. Dournes về người Gia Rai, của Bulbe về người Mạ;... 5 - Trong thời kỳ 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới trên vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng này, Mỹ tăng cường nghiên cứu dân tộc học. Một số công trình về các dân tộc ở Tây Nguyên đã được xuất bản. Đáng chú ý là công trình Những nhóm tộc người chính ở Nam Việt Nam của G.Hickey, 1967; Những nhóm thiểu số ở Cộng hoà Nam Việt Nam do tướng Westmoreland chủ biên và cuốn Cao nguyên miền Thượng của Long Giang và Toan Ánh (1974)1. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu về Tây Nguyên nói chung; nghiên cứu về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc nói riêng nhằm đưa ra những luận cứ khoa học để khai thác tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, những đặc điểm về văn hóa - xã hội của quá trình xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện mục tiêu bình đẳng, đoàn kết dân tộc được Đảng, Nhà nước ta và các nhà khoa học quan tâm. Trong văn kiện các đại hội, các nghị quyết của Đảng đều đề cập đến đặc điểm dân tộc, dân cư và có chính sách, chủ trương phù hợp. Cố Tổng bí thư Lê Duẩn trong bài báo: "Tây Nguyên đoàn kết tiến lên" (Tạp chí Cộng Sản -1978) và Cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh trong bài "Đưa đồng bào các dân tộc Đắk Lắk lên chủ nghĩa xã hội" (Tạp chí Cộng Sản, 1983) đã phân tích những đặc thù về dân tộc, dân cư và chỉ đạo các đảng bộ Tây Nguyên phải nghiên cứu, vận dụng để đề ra chủ trương, giải pháp cho phù hợp. - Một số công trình chuyên khảo về dân tộc học như: Tây Nguyên của Hoàng Văn Huyền (1980); Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) (1984); Đại cương về các dân tộc Êđê, M'nông ở Đắk Lắk của Bế Viết Đẳng và các đồng tác giả (1982); Các dân tộc ở Gia Lai- Kon Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1981); Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do Mạc Đường chủ biên (1983); Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam của GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003) đã giúp người đọc hiểu rõ nguồn gốc tộc người, đặc điểm kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Trên lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đáng chú ý là Chương trình cấp nhà nước 48 - 09 do Uỷ ban Khoa học xã hội nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện trong những năm 1980. Kết quả của chương trình được xuất bản thành 3 cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế- xã hội Tây Nguyên (1986); Tây Nguyên trên đường phát triển 1 Xem Phan Hữu Dật (chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay. Nxb CTQG, H. 2001. 6 (1990); Một số vấn đề kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk (1990). Các công trình này đã tập trung nghiên cứu đặc điểm kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đưa ra căn cứ khoa học để xác định các hình thức, bước đi trong quá trình đưa đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do hạn chế trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội lúc đó, các tác giả chưa thấy được xu hướng phát triển của vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như: Các hình thức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng vận động trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hoá do TS Trương Minh Dục làm chủ nhiệm (1994- 1995); Phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên do TS Phạm Thanh Khiết chủ nhiệm (1999- 2000) đã nghiên cứu các hình thức kinh tế cổ truyền trong lịch sử, các hình thức kinh tế mới xuất hiện và sự vận động của chúng trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hoá; các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước: Một số chính sách kinh tế -xã hội đối với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, do PGS, TS Nguyễn Văn Chỉnh làm chủ nhiệm đề tài (1997 - 1998). Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi, do GS. Bế Viết Đẳng chủ biên (1996), đã đánh giá các chính sách của Đảng và Nhà nước ta được thực thi trong thực tiễn với những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng. - Vấn đề đất đai và sở hữu đất đai đã được một số công trình đề cập như các đề tài cấp bộ: Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên do TS Nguyễn Thế Tràm làm chủ nhiệm đề tài (2001); Một số giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên do ThS. Phạm Phong Duể làm chủ nhiệm đề tài (2003). Đặc biệt, công trình nghiên cứu khá công phu của tập thể các nhà khoa học Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng (Viện Dân tộc học) thực hiện: Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên (2000), trên cơ sở nghiên cứu sở hữu đất đai trong lịch sử, phân tích thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề đất đai ở Tây Nguyên. Vấn đề đất đai chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những "điểm nóng" ở Tây Nguyên thời gian qua. - Trên lĩnh vực chính trị đã có một số công trình như:"Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên" do PGS. TS Phạm Hảo - TS Trương Minh Dục đồng chủ biên (2003); Đề tài nhánh cấp nhà nước KX 05 - 11 về cơ cấu, tiêu 7 chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới hiện nay ở Đắk Lắk (1993 - 1994); "Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên" do GS. TS. Lê Hữu Nghĩa chủ biên (2001). Các công trình này đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng HTCT và việc hình thành đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số trong HTCT ở Tây Nguyên; đề xuất các giải pháp để xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Gần đây, nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản công trình “Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay” của tập thể cán bộ kha học Học viện Chính trị khu vực III và các nhà hoạt động thực tiễn do PGS.TS. Phạm Hảo chủ biên (2007) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, cung cấp những luận cứ khoa học cho các giải pháp góp phần giữ vững ổn định chính trị ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. - Trên lĩnh vực văn hoá, ngoài các công trình nghiên cứu về sử thi, luật tục, văn hoá dân gian, có một số công trình mang tính lý luận như: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Tây Nguyên do PTS. Nguyễn Hồng Sơn và PTS. Trương Minh Dục đồng chủ biên (1996); Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra do GS. TS. Trần Văn Bính chủ biên (2004). Các công trình này đã đánh giá các giá trị văn hóa của Tây Nguyên, thực trạng đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số, đồng thời dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các công trình này chưa thấy được sự xuất hiện tư tưởng dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng tự bảo vệ văn hoá dân tộc đã xuất hiện trong thời gian qua. - Trên lĩnh vực quan hệ dân tộc, có công trình nghiên cứu: Xu hướng vận động của quan hệ dân tộc khu vực Tây Nguyên và đặc điểm chính sách dân tộc đối với Tây Nguyên là đề tài cấp bộ do PTS. Nguyễn Văn Nam là chủ nhiệm đề tài (1994- 1995). Các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng vận động của quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, từ đó xác định phương hướng và các giải 8 pháp để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với đặc điểm Tây Nguyên. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập đến xu hướng xích lại gần nhau của các dân tộc, chưa thấy được những mầm mống của những nguyên nhân làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc đã bắt đầu xuất hiện khi phát triển kinh tế thị trường, công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáng chú ý trong lĩnh vực này có các nghiên cứu khá công phu của GS.TS. Phan Hữu Dật và tập thể tác giả trong công trình: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (2001) bước đầu đã đánh giá những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng; phân tích các xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộüc ở Tây Nguyên thời gian qua. - Trên lĩnh vực tôn giáo, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ như: Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, đưa đồng bào theo các đạo giáo ở Tây Nguyên đi lên CNXH 1975- 1995, do PTS Trần Quốc Long làm chủ nhiệm (1997); Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên - quá trình xâm nhập, đặc điểm và việc thực hiên chính sách...do TS Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm (2003). Các đề tài này bước đầu nghiên cứu các hình thức tôn giáo sơ khai; quá trình thâm nhập, phát triển của đạo Ki tô, Tin lành vào vùng các dân tộc thiểu số và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ở Tây Nguyên. Từ năm 2002 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tiến hành chương trình nghiên cứu cấp bộ về Tổng kết thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các tác giả đề tài nhánh Tây Nguyên đã tiến hành khảo sát thực tế ở 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk, tổ chức hội thảo khoa học và đã hoàn thành các báo cáo chuyên đề, đặc biệt là báo cáo tóm tắt: Về thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên- thực trạng, giải pháp và kiến nghị. Tiếc rằng sản phẩm nghiên cứu chưa được xã hội hoá. - Trên lĩnh vực đoàn kết dân tộc, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau về quá trình thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng như: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nhất định xây dựng Tây 9 Nguyên thành địa bàn trù phú, tươi đẹp của Chủ tịch nước Trần Đức Lương1; Thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Lê Truyền2; Chuyên luận: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, xây dựng khối đoàn kết dân tộc hiện nay ở Tây Nguyên (2004) của PGS. TS Trương Minh Dục3; các bài viết: "Công tác dân vận ở Tây Nguyên’’ của PTS. Thanh Tuyền, Báo Nhân Dân ngày 14. 2. 1998; ‘’Đắk Lắk với công tác vận động quần chúng’’ của Y Luyện Niê Kđăm. Tạp chí Dân vận số 6 . 2001;‘’ Một số vấn đề về công tác dân tộc ở Tây Nguyên “ của ThS. Hà Xuân Nguyên. Tạp chí Tư tưởng Văn hóa số 6.2003; Luận văn thạc sĩ lịch sử:"Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo công tác dân vận (1986 - 2002) của tác giả Nguyễn Mậu Linh (2003). Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học như: Nghiên cứu Lý luận, Thông tin Lý luận, Sinh hoạt Lý luận, Dân vận, Tư tưởng Văn hóa... Những công trình khoa học trên đã đề cập nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên. Nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về quá trình lãnh đạo và thực hiện việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới. (từ 1986 đến nay) 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục tiêu: Tổng kết toàn diện quá trình thực hiện xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm đổi mới, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề dân tộc, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian đến. b, Nhiệm vụ 1 Trần Đức Lương: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nhất định xây dựng Tây Nguyên thành địa bàn trù phú, tươi đẹp. Báo Nhân dân, ngày 27-3-2006. 2 Lê Truyền: Thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Báo Nhân dân ngày 27-3-2006. 3 In trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới. Nxb CTQG, H, 2004 10 Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: - Trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc, chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta làm cơ sở lý luận cho chủ đề nghiên cứu. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong những năm đổi mới. - Trình bày quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm đổi mới; rút ra một số kinh nghiệm bước đầu về lãnh đạo công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên trong thời gian đến. 4. Phương pháp nghiên cứu + Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò của quần chúng và công tác vận động quần chúng làm cơ sở lý luận. + Sử dụng phương pháp lịch sử và lôgích và các phương pháp liên ngành như thống kê, so sánh, tổng hợp... 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương. Sau đây là tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài. 11 CHƯƠNG I CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ỞÍ TÂY NGUYÊN Tây Nguyên - theo các nhà nghiên cứu, là một danh từ xuất hiện vào giữa năm 1947 để chỉ vùng cao nguyên rộng lớn phía Tây Nam Trung bộ, ngày nay là 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ tự nhiên có tài nguyên thiên nhiên phong phú, là vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong nhiều mặt về chính trị, quốc phòng, an ninh. Tây Nguyên hiện nay là địa bàn cư trú của cư dân thuộc 46 dân tộc trong cả nước, trong đó có 12 dân tộc thiểu số bản địa. Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số Tây Nguyên có hơn 4,66 triệu người (chiếm hơn 5,3% dân số cả nước, (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.181.337 người, chiếm 25,35% dân số Tây Nguyên). Đứng về góc độ văn hóa học, Tây Nguyên là một khu vực lịch sử - văn hóa hay khu vực lịch sử - dân tộc học của nước ta, nhưng chỉ là một bộ phận của cao nguyên miền Trung Đông Dương từ Đông Bắc Campuchia, Nam Hạ Lào đến Cò Rạt của Thái Lan, và hợp thành một khu vực địa lý - văn hóa - dân tộc rất quan trọng ở Đông Nam Á lục địa. I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Với diện tích 54.474 km2, chiếm khoảng một phần sáu diện tích cả nước, Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Phần lớn diện tích đất canh tác ở Tây Nguyên là đất đỏ ba-zan màu mỡ (chiếm tới 61,4% đất đỏ ba-zan toàn quốc), rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây đặc sản như cao su, cà phê, điều, tiêu, chè, mía, dâu tằm và nhiều loại cây ăn trái. Ngoài đất đỏ ba-zan, Tây Nguyên còn có hơn 90.000 hecta đất trồng lúa 12 nước có thể cho năng suất trên 5 tấn/ha và những đồng cỏ rộng lớn (như ở AyunPa, M’Drắc,...) có thể chăn nuôi đại gia súc như dê, bò,... Ngoài đất,Tây Nguyên còn giàu tiềm năng về rừng. Mặc dù, rừng đã bị khai thác, chặt phá một cách bừa bãi trong nhiều năm, nhưng đến nay, Tây Nguyên vẫn là nơi có diện tích rừng lớn nhất Việt Nam, với hơn 3,294 triệu héc ta, chiếm 34,2% diện tích rừng và 45% trữ lượng gỗ cả nước với độ che phủ là 58,7%. Rừng Tây Nguyên phần lớn là rừng nguyên sinh nhiệt đới với nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu, lát hoa, cẩm lai, trắc, gụ, xà nu, pơmu,... và nhiều loại lâm đặc sản, dược liệu, chim, thú quý hiếm. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhất cả nước (như Yooc Don, Nam Nung, Cát Tiên, Yang Sin, Chư Mo Ray, Lâm Viên, Ya Cao,...) Ngoài những tài nguyên trên mặt đất, lòng đất Tây Nguyên chứa nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm như vàng, bô xít, đá quý, măng gan, kim loại phóng xạ,... Theo tính toán ban đầu, trữ lượng bô xít ở nam Tây Nguyên khoảng 4,5 tỷ tấn, hiện nay đã thăm dò và có thể đưa vào khai thác khoảng 2,6 tỷ tấn ở nam Đắk Lắk. Tiềm năng về năng lượng của Tây Nguyên cũng rất lớn. Các sông ở Tây Nguyên (như Sêrêpốc, Sê San, thượng nguồn sông Đồng Nai, sông Pô Cô,...) được đánh giá là có tiềm năng lớn về thủy điện. Đến nay, trên địa bàn Tây Nguyên đã xây dựng và đưa vào khai thác một số nhà máy thủy điện như Đa Nhim (Lâm Đồng), Đray H’Linh (Đắk Lắk), thủy điện Ia Ly (Gia Lai - Kon Tum). Hiện nay, các nhà máy thủy điện khác (như Sê San II, Sê San III, Buôn Trốp) đang được xây dựng ở Tây Nguyên. Ngoài những sông lớn, những sông suối nhỏ ở Tây Nguyên cũng có thể khai thác thủy điện vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Ngoài thủy điện, Tây Nguyên có nguồn năng lượng mặt trời phong phú. Với chế độ khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4), trong đó, mùa nắng có độ bức xạ mặt trời rất cao nên năng lượng mặt trời ở Tây Nguyên vào mùa đó được đánh giá là có tiềm năng khai thác hơn ở những vùng đất khác. Bên cạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên là vùng đất tươi đẹp, chứa đựng nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên - sinh thái và 13 du lịch văn hóa. Những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trong các cánh rừng nguyên sinh ở Chư Mo Ray, Đak Uy, Ngọc Linh, Lang Biang, Kon Hơ Nừng, Yoóc Đôn, Lak,... với các thác nước trong lành với những cánh rừng xanh tươi nhiều hoa lá (như thác Đak T’re, thác Konxlak, thác Măng Cành, thác Yaly,...) luôn hấp dẫn con người đến chiêm ngưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn. Cùng với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, những nền văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo của các dân tộc bản địa Tây Nguyên với những kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể và một hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử hứa hẹn những khả năng rộng lớn để phát triển một nền kinh tế du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái sinh động và hấp dẫn. Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên cũng chứa đựng không ít những khắc nghiệt, khó khăn, tạo ra những cản trở không nhỏ đối với quá trình phát triển của vùng. Cụ thể: - Nhiều vùng ở Tây Nguyên địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, hoang vu, giao thông kém phát triển nên đi lại và giao thương rất khó khăn, gần như bị tách biệt với bên ngoài, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Do việc mở mang buôn bán, trao đổi, giao lưu với những vùng khác chưa phát triển nên đời sống của nhân dân ở một số vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Tình trạng tự cung, tự cấp, đóng kín vẫn được duy trì. Phần lớn các đơn vị hành chính ở Tây Nguyên trải rộng trên một diện tích rộng gấp vài lần, thậm chí gấp hàng chục lần diện tích của đơn vị hành chính ở các tỉnh miền xuôi, nhưng dân số lại ít hơn rất nhiều. Chẳng hạn, xã Chư Mô Ray ở tỉnh Kon Tum có diện tích rộng gần bằng tỉnh Thái Bình, nhưng dân số chưa bằng nửa một xã nhỏ ở miền xuôi. Nhiều nơi, giao thông đi lại trong nội bộ và với bên ngoài của nhiều xã còn rất khó khăn. Ở Tây Nguyên có nhiều huyện rộng ngang một tỉnh ở miền đồng bằng nhưng dân số chỉ bằng một vài xã. Địa bàn rộng, dân số thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn không chỉ gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế văn hóa - xã hội mà còn là thách thức đối với công tác lãnh đạo, quản lý. - Khí hậu Tây Nguyên khá khắc nghiệt với 2 mùa đối nghịch nhau rõ rệt: mùa khô nắng cháy xém da, cỏ cây trụi lá; mùa mưa thì mưa ngút ngàn, các con sông, con suối trở nên hung dữ. 14 Những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, khí hậu ở Tây Nguyên trở nên bất thường và thay đổi theo chiều hướng xấu. Năm 2001, mùa mưa kết thúc sớm ở hầu hết các địa phương trong vùng. Tổng lượng mưa thấp hơn mức trung bình của nhiều năm trước từ 20 đến 30%, lại phân bổ hết sức không đều theo thời gian và không gian: những đợt mưa lớn trong năm tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và các tháng cuối mùa mưa lượng mưa lại quá thấp so với trước. Mùa lũ xảy ra sớm hơn: bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 9, nhưng biên độ lũ không lớn, lượng dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm trước đó, tháng 10 và tháng 11 hầu như không có lũ. Những biến động bất thường về thời tiết đó là điều kiện bất lợi cho sản xuất vụ Đông Xuân. Tình hình khô hạn trên địa bàn Tây Nguyên trở nên đặc biệt nghiêm trọng kể từ năm 1998 đến nay, đã gây nhiều thiệt hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2002, thiệt hại do hạn hán gây ra đối với Đắk Lắk là khoảng 500 tỷ đồng, Lâm Đồng khoảng 350 tỷ đồng.1 Sự khắc nghiệt của khí hậu và những diễn biến xấu của thời tiết trong thời gian gần đây cùng với sự ngăn cách của địa hình đã tạo nên những khó khăn lớn đối với sự phát triển nhiều mặt của một số khu vực cũng như toàn vùng Tây Nguyên. - Sau giải phóng, nhiều loại tài nguyên của Tây Nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, bị sử dụng lãng phí và mất mát nghiêm trọng do sự khai thác quá mức, không có kế hoach, thậm chí là sự phá hoại của con người. Nhiều cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên bị khai thác, đốt phá bừa bãi để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất canh tác, làm nương rẫy. Theo tính toán sơ bộ của các cơ quan chức năng, từ 1975 đến 1993, rừng của Tây Nguyên bị mất hơn một triệu hec ta. Ở Đắk Lắk, từ năm 1978 đến 1991 rừng bị mất 114.300 ha, bình quân mỗi năm Đắk Lắk mất 8793 héc ta rừng. Từ 1992 đến 1995 tốc độ mất rừng có giảm nhưng bình quân mỗi năm cũng mất từ 3.000 đến 5.000 ha2. Vì vậy, cơ cấu rừng của Tây Nguyên thay đổi theo hướng giảm rừng nguyên sinh giàu, tăng rừng nghèo và rừng cây bụi. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn, nhưng hiện nay tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép vẫn âm thầm diễn ra nhiều nơi ở Tây Nguyên. Theo báo cáo của các địa Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ kinh tế địa phương. Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2002 và hướng phát triển năm 2003 vùng Tây Nguyên. Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2002 2 Báo Lao động ngày 26 - 10 - 1995. 1 15 phương, 6 tháng đầu năm 2002, ở Lâm Đồng đã phát hiện được 277 vụ phá rừng, ở Đắk Lắk, diện tích rừng bị chặt phá thống kê được là 866,6 ha1. Đó chỉ là những vụ phát hiện được. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các vụ phá rừng mà các cơ quan chức năng không thống kê được chiếm tỷ lệ còn cao hơn nhiều. Một phần do rừng đầu nguồn bị tàn phá mà khí hậu Tây Nguyên thay đổi theo chiều hướng xấu, hạn hán trở nên phổ biến hơn, lụt và lũ quét xảy ra thường xuyên hơn. Cũng do rừng bị tàn phá nên nguồn sinh thủy và lượng nước ngầm ở Tây Nguyên bị giảm sút nghiêm trọng, càng làm trầm trọng thêm các đợt hạn hán. Do khai thác bừa bãi, không đúng cách, do tác động xấu của thời tiết, khí hậu, diện tích đất ba-zan ở Tây Nguyên đã và đang bị thoái hóa nghiêm trọng. Theo số liệu của Viện nông hóa thổ nhưỡng, có tới 21,5% diện tích đất ba - zan Tây Nguyên bị thoái hóa nặng, 57,7% bị thoái hóa mức độ trung bình và nhẹ. Sự khai thác bừa bãi, thiếu tính toán, thiếu kế hoạch, thiếu tầm nhìn xa của con người đối với các nguồn tài nguyên ở Tây Nguyên đang gây ra những "đứt gãy" trong quan hệ của con người với tự nhiên ở đây và tạo nên những nguy cơ đối với chính bản thân con người. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa lý - tự nhiên ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng này. II. ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC, DÂN CƯ Ở TÂY NGUYÊN Nghiên cứu thành phần dân tộc và sự phân bố cư dân ở Tây Nguyên hiện nay, có thể phân thành hai khối: khối các dân tộc thiểu số bản địa và khối cư dân mới nhập cư (cư dân người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc) đến Tây Nguyên trong những giai đoạn lịch sử khác nhau 2.1. Đặc điểm các dân tộc thiểu số bản địa Khái niệm bản địa được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số bản địa đã có mặt ở Tây Nguyên rất lâu trước khi người Kinh chuyển cư từ các miền đồng bằng và ven biển lên đây sinh sống, làm ăn. Từ lâu Tây Nguyên là địa bàn sinh tụ lâu đời của 12 dân tộc thiểu số bản địa: Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Glai, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ, M’nông, Gié 1 Bộ Kế hoạch và đầu tư - Vụ kinh tế địa phương. Tài liệu đã dẫn 16 Triêng, Brâu, Rơ Măm, trong đó có những dân tộc như Brâu, Rơ Măm dân số trên dưới 350 người được đưa vào “sách đỏ”. Các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên thuộc 2 ngữ hệ: Nam Á (nhóm Môn - Khơme) và Nam Đảo (nhóm Malayo - Polynesia). Hai nhóm cư dân này có mối quan hệ trong lịch sử phát triển. Có người cho rằng cư dân nói tiếng Nam Đảo vốn xưa cũng là cư dân nói tiếng Môn - Khơme, trải qua quá trình giao tiếp lâu dài đã bị Nam Đảo hóa. Lại có người quan niệm cư dân nói tiếng Môn - Khơme vốn xưa nói tiếng Nam Đảo, về sau đã bị Môn - Khơme hóa. Giải thích hiện tượng này, các học giả cho rằng những người Môn- Khơ me là những chủ nhân đến vùng đất này trước (chính vì vậy, họ được gọi là những người protoindochinoia - tiền Đông Dương hay gốc Đông Dương, Đông Dương nguyên thủy). Những người này rất gần nhóm Việt- Mường ở phía bắc. Còn nhóm người Malayo - Polynesia gồm Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Glai cùng với người Chăm cũng thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, thoạt đầu ở ven biển miền Trung, về sau do tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chăm phát triển thành quốc gia Chămpa. Sự lớn mạnh của vương quốc Chăm đã ép những tộc người ở cạnh, buộc những tộc người này phải tràn lên vùng núi. Do sườn phía đông ở Tây Nguyên dốc đứng, chỉ có thể lên Tây Nguyên bằng những con đường độc đạo. Có thể người Gia Rai đã tràn lên cao nguyên Pley Cu và vùng bình nguyên AYun Pa, Cheo Reo theo đường đèo lên An Khê và đường Củng Sơn, người Ê Đê, người Chu Ru thì lên cao nguyên Đắk Lắk bằng đường đèo Phượng Hoàng (M’Đrắk), người Ra Glai bị đẩy lên phía tây Khánh Hòa, chỉ có thể lên được thung lũng là vùng Khánh Sơn hiện nay. Những nhóm người lên Tây Nguyên đã chia đôi khối người Môn - Khơme có ở Tây Nguyên từ trước, ép họ ra phía bắc và vào phía nam1. Hiện nay do cư dân thuộc hai ngữ hệ này ở Tây Nguyên giao tiếp với nhau lâu đời, nên nhiều trường hợp khó mà khẳng định một cách quyết đoán yếu tố văn hóa nào của dân tộc này mà không phải là của dân tộc khác, khi mà các dân tộc ở đây về phương diện phát triển kinh tế - văn hóa gần như đồng đều và cùng ở trong một môi trường sinh thái như nhau, trong cùng một khu vực lịch sử - dân tộc học, hay còn gọi là khu vực lịch sử - văn hóa. 1 Xem: Viện Dân tộc học: Các dân tộc thiểu số Việt Nam (các tỉnh phía nam), Nxb KHXH, H, 1983. 17 Do hậu quả của lịch sử để lại, nên mỗi dân tộc ở Tây Nguyên thường có nhiều ngành, nhiều nhóm địa phương. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tây Nguyên là một vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái và con người ở đây với cấu trúc xã hội và gia đình độc đáo, với một tập hợp các yếu tố văn hóa phong phú, đa dạng, với nhiều gam màu sắc hấp dẫn đã tạo thành một vùng văn hóa tiêu biểu, một khu vực lịch sử - dân tộc học kỳ thú. Trong các công trình nghiên cứu về Tây Nguyên, các tác giả đều cho rằng xã hội Tây Nguyên trước khi thực dân Pháp xâm lược còn đang ở giai đoạn cuối của chế độ nguyên thuỷ với truyền thống mẫu hệ đối với cư dân nói ngôn ngữ Malayo Polynesia và phụ hệ ở mức độ phụ hệ khác nhau của cư dân nói ngôn ngữ Môn Khơ me1. Đặc điểm trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng được chúng tôi đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình2 và coi đó là điểm xuất phát cho mọi chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số ở vùng này. "Đặc điểm kinh tế của cư dân Tây Nguyên là một nền nông nghiệp nương rẫy. Người Tây Nguyên làm nương rẫy không đi vào cải tiến công cụ sản xuất, chiếc rìu, xà gạc, gậy chọc lỗ, chiếc cuốc xới cỏ tồn tại từ bao đời nay. Nhưng họ hướng những cố gắng vào khâu kỹ thuật canh tác để giữ độ màu của đất, hạn chế rửa trôi, nhanh tái sinh rừng, giữ độ ẩm cho đất, khai thác những khác biệt của tiểu khí hậu địa phương để phơi 1 Xem: Đặng Nghiêm Vạn: Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về kinh tế- xã hội Tây Nguyên trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. In trong: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Nxb KHXH, H, 1985; Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2003; Phan Hữu Dật (Chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 2 Xem: Luận văn phó tiến sĩ: “Chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phát huy tính tích cực xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1975 1985), có tính đến kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô”, 1990: Đề tài cáp bộ: “Các hình thức tổ chức kinh tế ở Tây Nguyên và xu hướng phát triển trong quá trình chuyển sang kinh tế hàng hóa” thực hiện năm 1995 (chủ nhiệm đề tài); “Những giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tếxã hội ở Tây Nguyên hiện nay” thực hiện năm 1996 (thư ký đề tài); “Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, đưa đồng bào các đạo ở Tây Nguyên lên chủ nghĩa xã hội” thực hiện năm 1997 (thư ký đề tài); “Một số chính sách kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên” thực hiện năm 1998 (thư ký đề tài) ; “Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên” thực hiện năm 1999- 2000 (thư ký đề tài); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên. Nxb CTQG, H. , 2005. 18 rẫy khi gặp nắng, khi tỉa lúa thì có mưa, nhạy cảm với những thay đổi thời tiết hàng năm, tích góp tri thức về đất đai, rừng núi, cây cỏ, muông thú dù mới ở dạng kinh nghiệm dân gian. Một nền nông nghiệp như thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là nông nghiệp nương rẫy nhưng thể hiện dưới hình thức luân canh. Sự di chuyển đất canh tác trong ranh giới từng làng một để rồi sau một vòng quay diễn ra hàng chục năm lại trở về với khai thác mảnh đất ban đầu nay đã biến thành rừng. Ngoài canh tác nương rẫy, một số dân tộc Ba Na, Gia Rai, M'nông đã biết lợi dụng các dải đất thấp gần suối để trồng lúa nước bằng kỹ thuật thô sơ: xới đất bằng cuốc, đào mương nhỏ và ngắn để đưa nước suối vào ruộng, có nơi dùng trâu dẫm. Các nguồn sống khác: hái lượm và săn bắt là hai loại hình thức kinh tế chiếm đoạt bổ sung cho nghề nương rẫy, góp phần quan trọng cho bữa cơm hàng ngày của người dân tộc. Ở Tây Nguyên do không gian rộng, địa thế tương đối bằng phẳng với bãi cỏ xen với rừng, lại có thể là nơi sinh hoạt của những bầy thú lớn, do đó càng khuyến khích hoạt động săn bắt. Dệt và đan lát là hai nghề thủ công phổ biến, là hoạt động diễn ra trong mọi gia đình vào thời kỳ nông nhàn, nhưng chỉ chủ yếu giúp từng gia đình tự túc về mặc và một số đồ gia dụng. Người Tây Nguyên đã biết nghề rèn sắt, do kỹ thuật phức tạp của nó, nghề thủ công này đã chuyên môn hóa, là hoạt động của một số gia đình và đã bước đầu đi vào trao đổi. Một luồng trao đổi ra đời giữa các vùng Thượng, tuy không thường xuyên, với con trâu làm vật ngang giá. Săn bắt và thuần phục voi cũng là công việc nguy hiểm, nhưng là một nghề cũng được tổ chức hàng năm. Đây là một nghề đòi hỏi sự hiểu biết phong phú và lòng dũng cảm và cả những điều may rủi, sự trợ giúp của thần linh. Ngoài nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công để tạo ra vật dụng cần thiết cho tiêu dùng, người Tây Nguyên vẫn tiến hành hái lượm, là nghề khai thác bầu sữa tự nhiên của núi rừng. Hàng ngày, người Tây Nguyên vào rừng săn bắt, hái lượm để phục vụ cho đời sống thường nhật: rau quả, các loại củ, măng, nấm, chim thú, cá tôm, một số loài côn trùng ăn được. Hái lượm, săn bắt ngoài nhu cầu kinh tế, đó còn là một nhu cầu văn hóa, là thú vui, một cách để con người hòa mình trở lại với thế giới quen thuộc của mình. Canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh, đòi hỏi một không gian sinh tồn rộng, hình thành nên một thói quen chuyển dịch thườìng xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt. 19 Làm nương rẫy ở xa buôn chính và khi đất đai ngày càng khan hiếm thì nương rẫy càng xa buôn hơn, nên từ lâu đã hình thành các dân tộc Tây Nguyên kiểu cư trú nửa năm ở ngoài nương vào mùa làm nương và nửa năm ở trong buôn. Khi đất đai cằn cỗi hay có tai họa, bệnh dịch, giặc dã là cả buôn sẵn sàng di chuyển tới chỗ mới, ngã cây dựng nhà, đốt rừng làm nương. Môi trường sản xuất, sinh hoạt như vậy đã hình thành một nếp sống tạm bợ, đồ đạc toàn bằng tre, nứa, gốm đất nung, ở đâu cũng nhanh chóng tạo ra. Chỉ có cồng chiêng, ché rượu xứng đáng là đồ gia bảo linh thiêng và quý giá"1. Từ lược trích đoạn miêu tả đó, có thể rút ra một số đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp ruộng khô và nương rẫy ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên như sau: + Sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa trên một nền sản xuất nông nghiệp sơ khai, hái lượm, săn bắn. Nền kinh tế nông nghiệp ruộng khô và nương rẫy còn mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp. + Lực lượng sản xuất thấp, công cụ sản xuất thô sơ (rìu, gậy chọc lỗ, sà gạc). Kỹ thuật canh tác lạc hậu (chọc lỗ, tỉa hạt) lao động chân tay là chủ yếu. Năng suất và hiệu quả lao động thấp và bấp bênh. + Phân công lao động chưa phát triển. Phân công lao động có tính chất tự nhiên theo giới tính. Nghề chăn nuôi, thủ công nghiệp chưa trở thành một ngành độc lập tách khỏi trồng trọt. Thời gian lao động nhàn rỗi lớn, hàng năm tới 6 tháng. Tuy nhiên, nghề rèn của người Xơ Đăng, nghề gốm của người Gié Triêng rất nổi tiếng. + Sản xuất hàng hóa nhỏ chưa xuất hiện. Do phân công lao động chưa phát triển và còn nặng tính chất giới tính nên sản xuất hàng hoá nhỏ chưa xuất hiện. Quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa phát triển. Những yếu tố của sản xuất hàng hóa gắn với quá trình du nhập chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài vào, chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn. Kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa đủ sức thay thế kinh tế tự nhiên. Quan hệ trao đổi trước đây chỉ diễn ra giữa thương nhân Lào, Việt hay già làng trưởng bản và mang nặng tính chất bất bình đẳng. 1 Trương Minh Dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên. Nxb CTQG, H., 2005, tr. 103, 104. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan