Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại sở tài nguyên và môi trường thanh hoá...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại sở tài nguyên và môi trường thanh hoá

.DOCX
24
1320
134

Mô tả:

Lời mở đầu Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, từ đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị,làm quen với công tác quản lý kinh tế. Đợt thực tập này được chia làm 2 giai đoạn là thực tập tổng hợp và thực tập chuyên đề. Yêu cầu đối với giai đoạn thực tập tổng hợp là phải có cái nhìn tổng quan và những nhận xét, đánh giá về tình hình thực tế, kết quả và phương hướng hoạt động của đơn vị thực tập. Là một sinh viên lớp Kinh tế và quản lý đô thị, em đã nộp đơn xin thực tập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa để nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện những kĩ năng thực tế. Trong quá trình thực tập,em đã được TS Nguyễn Thị Thanh Huyền - giáo viên hướng dẫn thực tập, và các anh chị, cô chú trong cơ quan giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành tốt giai đoạn 1 của chương trình thực tập của mình. Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình cũng như những chỉ bảo để hoàn thiện báo cáo này, và em rất mong nhận được sự hướng dẫn tận tình trong giai đoạn thực tập tiếp theo để em được trau dồi thêm kiến thức cho mình. Kết cấu của Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau: - Lời mở đầu. - Nội dung chính: Phần I: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập Phần II: Nội dung thực tập Phần III: Những bài học rút ra từ quá trình thực tập. - Kết luận. - Hai vấn đề định hướng nghiên cứu Do trình độ còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và cán bộ hướng dẫn thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! I-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: 1.Những vấn đề chung: 1.1 Tên cơ quan: - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá - Địa chỉ:14 Hạc Thành,Thành phố Thanh Hóa. - Điện thoại:0376256168 1.2 Lịch sử phát triển: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 2434/2003/QĐ-UB ngày 28/7/2003 của UBND tỉnh Thanh Hóa, tiền thân là ngành quản lý đât đai qua các giai đoạn hình thành và phát triển. - Thời kỳ trước tháng 6/1983: Phòng quản lý ruộng đất thuộc UBHC tỉnh Thanh Hóa, đến cuối năm 1960 Phòng quản lý ruộng đất trực thuộc Ty Nông nghiệp Thanh Hóa. Đội ngũ cán bộ công nhân, viên chức giai đoạn này khoảng 20 người, lúc cao nhất đến 40 người, trong đó bộ phận phân tích nông hóa thổ nhưỡng trên 20 người. - Từ tháng 6 năm 1983 đến tháng 9 năm 1994: Ban quản lý ruộng đất trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở bộ máy của Phòng Quản lý ruộng đất thuộc Ty Nông nghiệp và cán bộ từ Ban phân vùng Quy hoạch thuộc Ủy ban Kế hoạch tỉnh. Tổ chức bộ máy của Ban gồm: Phòng Hành chính tổng hợp, phòng Thanh tra Pháp chế, phòng điều tra cơ bản, phòng Đăng ký thống kê; do yêu cầu của công tác đo đạc lập bản đồ địa chính tháng 01/1994 Đội đo đạc - Bản đồ được tách ra từ phòng Điều tra cơ bản.Số lượng cán bộ, công chức, viên chức khoảng 40 người. Trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1983 là cơ quan quản lý ruộng đất cấp tỉnh, Phòng Quản lý ruộng đất và Ban Quản lý ruộng đất có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất; thống kê, đăng ký đất; quy hoạch sử dụng đất; giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất; giải quyết các tranh chấp về đất đai; quy định các chế độ, thể lệ để quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế dộ, thể lệ ấy. - Từ tháng 9/1994 đến tháng 7/2003: Sở Địa chính thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa (thành lập theo Quyết định số 1039 TC/UBTH ngày 20/9/1994), trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện có của Ban Quản lý ruộng đất Thanh Hóa. Sở là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân loại đất đai và lập bản đồ địa chính; quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đât đai; quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy; giao đất và thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất đai; giải quyết các tranh chấp đất đai. Cơ cấu tổ chức gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Đo đạc - Bản đồ, phòng Thanh tra Pháp chế, phòng Đăng ký Thống kê; 02 đơn vị sự nghiệp: Đoàn đo đạc Bản đồvà Quy hoạch; Bộ phận Thông tin lưu trữ địa chính (tháng 4/1997 là Trung tâm Thông tin Lưu trữ địa chính). Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thời kỳ này lúc cao nhất là 80 người. - Từ tháng 7/2003 đến nay: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa (được thành lập theo số 2434/2003/QĐ-UB ngày 28/7/2003) trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện có của Sở Địa chính và tiếp nhận bàn giao các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Sở hiện nay: + 10 đơn vị quản lý nhà nước: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Đo đạc - Bản đồ, phòng Đăng ký Thống kê (tháng 9/2008 đổi thành phòng Chính sách đất đai), phòng Quy hoạch - Kế hoạch (đến tháng 9/2006 đổi tên thành phòng Giao đất - Thuê đất, tháng 9/2008 đổi thành phòng Quản lý đất đai), phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản (đến tháng 9/2006 chia tách thành phòng Tài nguyên khoáng sản và phòng Tài nguyên nước), phòng Quản lý môi trường (từ tháng 4/2008 thành lập Chi cục bảo vệ môi trường), phòng Biển, Hải đảo và KTTV (từ tháng 9/2008), phòng Pháp chế (từ tháng 9/2010). + 7 đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm thông tin tài nguyên và môi trường (từ tháng 9/2008 đổi thành Trung tâm Công nghệ thông tin), Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch, Văn phòng Đăng ký QSDĐ (thành lập tháng 6/2005), Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường (thành lập tháng 10/2006) và tiếp nhận chuyển giao đoàn mỏ - địa chất từ Sở Công nghiệp (thang 4/2004). Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong thời ký này liên tục được tăng thêm. Khi thành lập Sở (tháng 8/2003 có 77 người). Đến nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lao động gồm 266 người: 83 biên chế hành chính nhà nước, 50 biên chế sự nghiệp và 133 lao động hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp. Từ khi ra đời đến nay: Phòng Quản lý ruộng đất, Ban Quản lý ruộng đất, Sở Địa chính và Sở Tài nguyên và Môi trường ngày nay; Trong từng giai đoạn, Sở luôn hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực được giao. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2003 đến nay, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu đa lĩnh vực, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã tham mưu cho Uỷ ban nhân tỉnh quản lý có hiệu qủa tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đo đạc và bản đồ. Góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ừ khi ra đời đến nay: Phòng Quản lý ruộng đất, Ban Quản lý ruộng đất, Sở Địa chính và Sở Tài nguyên và Môi trường ngày nay; Trong từng giai đoạn, Sở luôn hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực được giao. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2003 đến nay, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu đa lĩnh vực, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá đã tham mưu cho Uỷ ban nhân tỉnh quản lý có hiệu qủa tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đo đạc và bản đồ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ: 1.3.1 Vị trí, chức năng: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:  Trình ủy ban nhân dân tỉnh: - Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của -ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; - Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn; - Dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trường, cấp phó các tổ chức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.  Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh: - Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; - Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật; - Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở có liên quan và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.  Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền ban hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.  Về đất đai: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; - Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt; - Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; - Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo ủy quyền của UBND tỉnh ; ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyến sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đât, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai của tỉnh; - Chủ trì xác định giá đất, trình UBND tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật - Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; - Tở chức, quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.  Về tài nguyên nước: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; - Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; - Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; - Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền, thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép; - Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên nước do địa phương đầu tư xây dựng; - Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; - Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật; - Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông.  Về tài nguyên khoáng sản: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; đề xuất với UBND cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản; - Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh; - Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề an đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh; - Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyêt của UBND tỉnh; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giả quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật; - Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, dữ liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Về môi trường: - Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở; - Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của UBND tỉnh; - Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền; - Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; - Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của UBND tỉnh; - Hướng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương; - Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Sở; - Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật; - Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo vệ môi trường của địa phương theo phân công của UBND tỉnh.  Về khí tượng thủy văn: - Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và kiểm tra việc thực hiện; - Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; - Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn; - Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp.  Về đo đạc và bản đồ: - Xác nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; - Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ; thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ; - Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình; - Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.  Về quản lý tổng hợp biển và hải đảo: - Tham mưu cho UBND tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền cư trú, sản xuất, kinh doanh trên các đảo ven bờ phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường biển; - Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá các quy hoạch mạng lưới dịch vụ và các dự án đầu tư công trình, trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình,kế hoạch quản lý tổng hợp vùng duyên hải của tỉnh sau khi được phê duyệt; - Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác thài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh liên quan đến địa bàn tỉnh; - Chủ trì, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo của tỉnh; - Tổ chức thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác có hiệu quả các lợi ích, tiềm năng kinh tế biển, ven biển và hải đảo của tỉnh.  Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức chuyên môn giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.  Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.  Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập khác trên địa bàn tỉnh hoạt động dịch vụ công cộng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.  Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.  Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh.  Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ, chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.  Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.  Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. 1.4. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức: - Lãnh đạo sở gồm: Giám đốc và 6 phó Giám đốc. - Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng: Pháp chế, Tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên nước, Quản lý đất đai, Chính sách đất đai, Đo đạc Bản đồ và 02 Chi cục: Bảo vệ môi trường, Biển và Hải đảo là các đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo. - Các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Đoàn đo đạc bản đồ và quy hoạch, Đoàn mỏ - địa chất và Quỹ bảo vệ môi trường. 1.5 Các hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh những năm gần đây Trong những năm vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc. Có thể mô tả thành tích đó qua một số hoạt động sau: - Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đo đạc bản đồ lập hồ sơ địa chính 144 công trình, diện tích 19.812 ha, đạt 100% kế hoạch, lập hồ sơ địa chính cho 44.064 ha. Đồng thời, tập trung chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện điều chỉnh QHSD đất cấp huyện đến năm 2011. Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất luôn đảm bảo tiến độ, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các dự án đầu tư trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh; trong năm đã trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất BTGPMB thực hiện dự án cho 101 trường hợp, diện tích 97,99 ha. - Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bảng 1:Tình hình hoàn thành cấp giấy CNQSD đất tại Thanh Hóa qua các năm Đất ở đô thị năm 2008 85.2 Năm 2009 87.9 năm 2010 90,08 năm 2011 91.6 năm 2012 96,04 Đất ở nông thôn 76.07 79.5 81.4 85.1 87.2 Đất chuyên dùng Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp 88.9 87.3 90.1 91.4 90.7 79.7 82.5 83.1 93.2 95.6 77.4 83.3 85.4 89.7 91.2 Các loại đất Đơn vị tính: % Nhìn chung,kết quả cấp giấy CNQSD đất của tỉnh Thanh Hóa những năm vừa qua là tương đối cao, các năm sau luôn cao hơn năm trước . Ví dụ như năm 2010, Sở đã trình UBND tỉnh cấp 185 giấy CNQSD đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, đã cấp 29.382 giấy CNQSD đất ở cho hộ gia đình cá nhân; nâng tổng số giấy CNQSD đất đã cấp đến nay lên 764.450 giấy, đạt tỷ lệ 90,08%. - Tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong những năm vừa qua đã đi vào ổn định và việc cấp phép hoạt động khoáng sản đã được hạn chế, chủ yếu tập trung vào công tác quản lý và định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư thực hiện chế biến sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về “Kinh tế hóa ngành TN&MT”. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy chế tạm thời “Đấu giá quyền khai thác cát, sỏi, đất và đá làm VLXD thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh” và quyết định phê duyệt Kế hoạch các mỏ đưa vào đấu giá và xác định giá theo Quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong năm 2010, Sở đã chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thành công việc đấu giá thí điểm các mỏ cát số 62, 63 và 15 thuộc huyện Thiệu Hóa, đã thu về ngân sách tỉnh hơn 25 tỷ đồng. Đây cũng là bước đột phá trong công tác thực hiện “Kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường” tại Thanh Hóa. - Những năm qua quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hoá là cơ sở để UBND cấp huyện, xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình, đồng thời là cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành quản lý, tổ chức sử dụng đất đai, chỉ đạo sản xuất đầu tư có hiệu quả. Song việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh ta từ những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nên các quan điểm định hướng, một số chỉ tiêu chưa theo kịp với tiến trình đổi mới cả về tầm nhìn, cả về cơ chế mà sự phát triển đòi hỏi và Luật Đất đai năm 2003 quy định; một số chương trình, dự án trong quá trình phát triển mới xuất hiện chưa được đề cập đến…đã làm phá vỡ một số chỉ tiêu sử dụng đất. Do đó điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là công việc cần thiết phải tiến hành. - Trong những năm vừa qua, ngành tài nguyên và môi trường cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác BVMT, tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về BVMT từ cấp tỉnh đến huyện. Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống phát thanh đến từng địa bàn, khu dân cư về BVMT. Do đó nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành, các cơ sở (các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư) được nâng lên, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng các công trình xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tỷ lệ cây xanh tăng nhanh, một số cơ sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu dân cư đã di chuyển đến khu quy hoạch, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý ngày càng cao... Đặc biệt năm 2010, đã tập trung kiểm tra, giám sát môi trường đối với 85 cơ sở SXKD sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM; đã thanh tra, kiểm tra công tác BVMT của hơn 100 cơ sở sản xuất kinh doanh, đã phạt hơn 130 triệu đồng các đơn vị vi phạm pháp luật BVMT. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngành TN&MT đã xây dựng đề án điều chỉnh mạng điểm quan trắc TNMT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.. Đặc biệt trong năm qua, đã chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường Thế giới (5/6/2010), tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (9/2010), tổ chức thành công Hội thi chung kết tìm hiểu về môi trường với chủ đề “Nhiều loài - Một hành tinh - Tương lai chúng ta”. Triển khai các hoạt động hưởng ứng Chương trình “Giờ trái đất 2010” và ngày Đại dương thế giới (8/6/2010). Bảng 2: Thống kê tình hình xử lý hồ sơ trên toàn tỉnh Đơn vị tính: hồ sơ Tên lĩnh vực Đã tiếp nhận Đã xử lý Đang xử lý Đất đai 1282 1219 63 Khoáng sản 100 85 15 Môi trường 70 53 17 Nước 26 21 5 - Trong năm, đã tiếp 50 lượt công dân đến đề nghị giải đáp pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tiếp nhận và xử lý 152 đơn thư khiếu nại, tố cáo, chuyển UBND cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền 230 đơn. Thực hiện 21 cuộc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với gần 200 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, UBND cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Đã xử lý và kiến nghị UBND tỉnh xử lý, thu hồi 14,46 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt trên 390 triệu đồng đối với 56 tổ chức, cá nhân vi phạm. Tập trung rà soát, thống kê lập danh mục 158 thủ tục hành chính, trình Tổ công tác thực hiện Đề án 30 và được UBND tỉnh quyết định công bố vào ngày 23/9/2010, trình UBND tỉnh sửa đổi thủ tục hành chính “Đăng ký khai thác nước dưới đất“. Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả 1.478 hồ sơ, trong đó: lĩnh vực đất đai 1.282 hồ sơ, lĩnh vực khoáng sản 100 hồ sơ, lĩnh vực môi trường 70 hồ sơ, lĩnh vực nước 26 hồ sơ. Kết quả, đến 31/12/2010 đã xử lý trả kết quả 1.348 hồ sơ, còn 130 hồ sơ đang xử lý. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trả kết quả đảm bảo qui trình và thời gian, tạo được sự đồng tình của tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính về tài nguyên và môi trường. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh, đã phối hợp vói các cơ quan thông tin đại chúng trung ương và địa phương thực hiện chương trình tuyên truyền, đã tổ chức chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi trường với 11 ban ngành, đoàn thể, thực hiện 4 kỳ giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp luật TN&MT. - Trong những năm qua, nhận thức của cộng đồng về giữ gìn môi trường sống và nguồn tài nguyên ngày càng được nâng lên, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn toàn tỉnh đã nhận rõ được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hiện nay, Thanh Hoá đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tăng trưởng kinh tế nên sức ép đối với môi trường là rất lớn. Vì vậy việc xây dựng và phát triển các chương trình kinh tế – xã hội của tỉnh phải luôn gắn liền với việc bảo vệ và môi trường bền vững cho hiện tại và tương lai. II. NỘI DUNG THỰC TẬP 2.1. Thời gian thực tập và làm việc cụ thể của sinh viên Thời gian thực tập ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa được quy định là 15 tuần Lịch làm việc cụ thể tại đơn vị thực tập như sau: - Làm việc tại Phòng quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa được quy định là 15 tuần vào các buổi sáng ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Thời gian làm việc từ 8h-11h. - Những ngày còn lại trong tuần tham gia học ở trường và tự tìm hiểu, nghiên cứu ở nhà. 2.2. Những công việc được cơ quan phân công Trong quá trình thực tập tại Sở em được phân công một số công việc như sau: - Tham gia chuẩn bị cơ sở vật chất cho các hội nghị, hội thảo, cuộc họp nội bộ do sở tổ chức. - Nghiên cứu và tự tổng hợp tài liệu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành của mình. - Tham gia vào các hội thảo do sở tổ chức. - Sắp xếp, đánh máy các tài liệu được giao. Kết quả thực hiện và tự đánh giá: - Trong quá trình làm việc tại Phòng em luôn hoàn thành các công việc được giao có trách nhiệm cũng như đúng thời hạn với sự chỉ đạo và hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú,anh chị trong sở. - Quá trình thực tập tại Phòng đã giúp em học hỏi được nhiều kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết phục cũng như làm việc độc lập, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Qua đó, giúp em biết cách xử lý tốt với những tình huống trong công việc, rèn luyện tính cẩn thẩn, bình tĩnh và tự tin để ra trường có thêm kinh nghiệm, không còn bỡ ngỡ trước những môi trường làm việc mới. Ngoài ra em còn biết cách quản lý, phân phối thời gian bằng cách lên thời gian biểu, mục tiêu cần đạt được cho từng tuần, từng ngày để đạt được những kết quả tốt nhất. 2.3. Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của cơ quan: Ngoài các nhiệm vụ được phân công trên,em còn tự thực hiện một số công việc như: - Giúp các cô chú, anh chị chuẩn bị nước, lẵng hoa, sắp xếp bàn ghế, gửi giấy mời, gửi mail cho các cuộc họp nội bộ. - Nghiên cứu các văn bản luật liên quan đến quản lý đất đai, - Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu liên quan đến giá đất, giá nhà cùng một số dự án của Công ty đang tiến hành đầu tư. - Nghiên cứu các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Trao đổi, tham khảo ý kiến của các bác, các anh chị trong Sở để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của Sở, về các đề tài, các dự án mà Sở đã thực hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan