Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần formach...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần formach

.DOC
34
176
138

Mô tả:

Lời cảm ơn Để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên trưởng khoa tài chính – ngân hàng và đơn vị thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp, Ban Trưởng Khoa Tài Chính – Ngân Hàng và các thầy cô đã dạy em trong suốt những năm học qua. Đặc biệt là cô Phùng Thị Lan Hương đã hướng dẫn em làm báo cáo này. Em xin chân chân thành cảm ơn Ban Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần cơ khí Formach, các cô chú ở phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em thực tập và tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, đã cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề có liên quan để em hoàn thành bản báo cáo đúng thời gian và thời hạn quy đinh. Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn và kinh nghiệm về thực tế của em còn hạn chế nên báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô để báo cáo này được hoàn chỉnh hơn. Sinh viên Vũ Hồng Phương Đề cương thực tập mảng doanh nghiệp 1 A. Giới thiệu về doanh nghiệp I. Tổng quan 1. Tên tiếng Việt 2. Tên tiếng Anh 3. Tên viết tắt: 4. Trụ sở chính đặt tại: 5. Điện thoại: 6. Fax: 7. Email: 8. Website: Công ty Cổ phần FORMACH FORMACH Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội 04.38613929/38615275 04.38611227 [email protected] http://www.formach.com.vn/ 9. Chủ tịch HĐQT 11. Đại diện phần vốnÔng Ông Nguyễn Chí Trung Tống Sơn Hà 10.Giám đốc Công ty Cổ phần FORMACH được xây dựng trên nền tảng của nhà máy cơ khí 19-3 (thành lập từ năm 1964 trực thuộc bộ Lâm Nghiệp); đến năm 1980 nhà máy đã đổi tên là Nhà Máy Chế Tạo Máy Lâm Nghiệp. Năm 2001 nhà máy được cổ phần hóa, từ đó mang tên là Công ty Cổ phần FORMACH. Trong suốt 45 năm công ty đã xây dựng được truyền thống cơ khí chế tạo máy, có một bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của FORMACH rất đa dạng, có tính chuyên nghiệp cao trong thiết kế và chế tạo. Các nhóm sản phẩm của công ty cổ phần FORMACH: • Chế tạo thiết bị nâng • Chế tạo máy gia công gỗ • Sản xuất kết cấu thép, lắp dựng nhà xưởng • Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng • Sản xuất thiết bị hóa chất xử lý nước, xử lý rác, chất thải • Chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc 2 • Đúc thép, gang, kim loại màu • Xuất khẩu cơ khí, sản phẩm gỗ • Nhập khẩu thiết bị, vật tư, gỗ tròn, gỗ xẻ • Đào tạo công nhân cơ khí, điện, ngoại ngữ Nhóm sản phẩm này đã được thị trường trong nước chấp nhận, đã được xuất khẩu sang các nước: Thái Lan, Campuchia, Lào, Nga, Tiệp, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Thế mạnh của FORMACH là sản xuất các mặt hàng cho xuất khẩu nội địa, phục vụ cho các hãng đang đầu tư tại Việt Nam như: Yamaha Motor, Honda, Hyundai, Ford, Sanyo, Isuzu, Spalley.... Ngoài sự nỗ lực trong tổ chức, công nghệ, FORMACH đã và đang liên doanh, liên kết với nhiều hãng nước ngoài như: Konecranes (Phần Lan), Kamiuchi, Meiden, Kito (Nhật Bản), Podem (Bungari), Pilous (Tiệp).... Phương châm hành động của FORMACH là: “PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”. II. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Lịch sử hình thành Công ty CP FORMACH tiền thân là công ty cơ khí Lâm Nghiệp, là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam (VINAFOR) – Bé Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - được cổ phần hóa vào tháng 5/ 2001 theo nghị định số 44/ 1998/ NĐ - CP ngày 26/ 9/ 1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần và quyết định số 595/ QĐ/ BNN – TCCB ngày 3/ 2/ 2001 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển Công ty Cơ Khí Lâm nghiệp thành Công ty Cổ Phần FORMACH. Tiền thân công ty Cơ Khí Lâm Nghiệp là xưởng Cơ Khí 19/ 3 của Bộ Lâm Nghiệp thành lập năm 1964 có nhiệm vụ sửa chữa ô tô, gia công cơ khí, chế tạo máy chế biến gỗ. 3 Năm 1982 sau chiến tranh Xưởng Cơ khí 19/ 3 được Nhà Nước đầu tư khôi phục và mở rộng mặt bằng sản xuất, lắp thêm nhiều thiết bị gia công cơ khí lớn, hiện đại hơn, sản xuất máy móc trang thiết bị phục vụ ngành Lâm Nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác và được đổi tên là Nhà Máy Lâm Nghiệp. Năm 1986 Bé Lâm Nghiệp quyết định sáp nhập các nhà máy cơ khí trong ngành thành Liên Hiệp Xí Nghiệp Cơ Khí Lâm Nghiệp và chọn nhà máy Lâm Nghiệp là trung tâm. Năm 1995 Bé Nông Nghiệp sáp nhập công ty Kinh Doanh Cơ Khí Lâm Nghiệp vào Nhà Máy Lâm Nghiệp và đổi tên thành Công ty Cơ Khí Lâm Nghiệp. Năm 1997 Bé Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sáp nhập Nhà máy Cơ Khí Tam Hiệp vào Công ty Lâm Nghiệp. Năm 2001 Công ty Lâm Nghiệp được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Lâm Nghiệp, viết tắt là FORMACH. Tới năm 2002 công ty đã áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 cho cả lĩnh vực quản lý và sản xuất, điều này đã giúp cho công ty hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong quản lý, sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. Quá trình phát triển Sau năm 1982 khi Nhà Nước và Bộ Lâm nghiệp có kế hoạch duyệt luận chứng kinh tế cho phép cải tạo và đầu tư có chiều sâu để phục vụ sản xuất, công ty đã lắp đặt thành công hơn 270 thiết bị nâng cấp cho các đơn vị kinh tế trong ngành công nghiệp ngoài ngành của cả nước. Trong năm 1993, công ty đã tham gia đấu thầu việc lắp đặt thiết kế chế tạo toàn bộ hệ thống đường chạy cho cầu trục của liên doanh ô tô Mê Kông với trị giá trên 3 tỷ đồng. Năm 1994, công ty đã thiết kế chế tạo, lắp đặt 5 cầu 4 trục loại 20T/22, 5m và 20T/16, 5m cho xí nghiệp đường sắt Đà Nẵng Trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất máy chế biến gỗ, công ty còng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ các sản phẩm truyền thống của công ty là những máy chế biến gỗ giản đơn, FORMACH đã sản xuất ra hàng loạt máy chếbiến gỗ các loại nhà máy trà bằng nhám và máy tiện gỗ để xuất khẩu Năm 1995, công ty trúng thầu và đã thiết kế chế tạo, lắp đặt 5 cầu trục 2T - 5T cho công ty thoát nước xây dựng sè 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, FORMACH còn thực hiện lắp đặt mới 14 thiết bị nâng cấp tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại Cùng trong năm 1995, nhận thấy nhu cầu thị trường, công ty đã mạnh dạn đầu tư 250. 000 USD nhập khẩu dây chuyền lắp ráp xe máy. Nhờ vậy, bước đầu, công ty đã lắp ráp hoàn chỉnh 3000 chiếc đưa ra thị trường, doanh thu đạt 70 tỷ đồng. Mặt khác, để phát huy hết công suất, công ty đã nhận lắp thuê 3700 xe máy CKD cho các đơn vị khác doanh thu đạt 3, 2 tỷ đồng. Năm 1996, công ty đã thiết kế chế tạo 10 cầu trục tõ 5T - 10T cho HYUNDAI HEAVY INDUSTRY, CO LTD và các cầu trục tõ 10m3 – 35m3 cho liên doanh sản xuất ô tô DAEWOO. Phát huy tiềm năng đó, năm 1996, công ty đã cho ra đời những máy có độ chính xác cao để phục vụ sản xuất gỗ tinh chế xuất khẩu B4-620, B2 - 210 tương đương với chất lượng nhập khẩu máy Đài Loan được thị trường trong nước và nước ngoài tín nhiệm. Công ty đã xuất máy chế biến gỗ sang thị trường Đài Loan, Thái Lan, Mianma, Canađa, Mỹ để chào hàng và thăm dò thị trường mới. Từ năm 2002, với hoạt động đầu tư liên doanh liên kết không ngừng được tăng cường và có xu hướng mở rộng, công ty đã tích cực tìm kiếm đối tác, tiến hành đàm phán nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động: – Mở rộng chế biến gỗ, đồ mộc cao cấp một mặt để thử nghiệm những 5 máy mác sản xuất, mặt khác tăng thêm doanh thu tõ sản xuất gỗ – Đầu tư hơn 250. 000 USD để nhập dây chuyền lắp xe gắn máy đã thu hút trên 70 lao động và có lợi nhuận cao – Đầu tư liên doanh sản xuất tấm lợp với DONACO trên 1 tỷ đồng cũng đã thu hút được nhiều lao động – Đầu tư dây chuyền liên doanh sản xuất ván ghép thanh tại Nhà máy Cơ khí lâm nghiệp Tây Nguyên trị giá 56. 000 USD để sản xuất ván ghép thanh từ nguyên liệu gỗ tận dụng – Liên doanh đầu tư với Nhà máy Lâm nghiệp tõ Quy Nhơn dây chuyền mộc tinh chế trị giá hơn 70. 000 USD để sản xuất ván ghép thanh và đồ mộc cao cấp Năm 2008 công ty đã trúng thầu được nhiều dự án, hợp đồng có giá trị lớn như: cung cấp gỗ TEAK sang IRAQ trị giá hơn 44 tỷ chế tạo cầu trục 200 tấn x 6 tấn cho nhà máy sửa chữa tàu Phá Rừng trị giá hơn 36 tỷ đồng, cung cấp gỗ Powmu cho Ấn Độ trị giá hơn 40 tỷ đồng. Từ năm 2009 đến nay những bước phát triển đáng khích lệ là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của toàn công ty trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng của công ty. Trong suốt 45 năm qua công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiên nay công ty có 6 văn phòng ban và 13 đơn vị trực thuộc thành viên trên toàn quốc. 6 III. Cơ cấu bộ máy và tổ chức hoạt động 1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chủ tịch hội đồng quản trị Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn Phòng tổ Phòng kế Phòng Phòng kỹ Phòng Phòng Phòng kế Phòng phòng chức lao tổng động hoạch lâm thuật, kinh kiểm toán tài đầu tư và nghiệp hợp tác doanh tóan và chính xây dựng quốc tế XNK thanh tra công ty Các đơn vị Các công ty Các VP đại hạch toán liên doanh độc lập 2. diện cơ bản Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổ chức hoạt động *Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị quyết định phương hướng tổ chức sản xuất, kinh doanh và các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật. *Văn phòng tổng công ty – Tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị tại văn phòng tổng công ty – Tổ chức thực hiện công tác thông tin, văn thư lưu trữ, điều kiện và 7 phương tiện tại văn phòng tổng công ty – Tổ chức thực hiện công tác tổng hợp hoạt động văn phòng của tổng công ty – Thường trực ban thi đua, giúp lanh đạo theo dõi công tác thi đua của tổng công ty – Quan hệ với tổng công ty nơi tổng công ty đóng trụ sở *Phòng kế hoạch: Tham mưu cho tổng công ty ở các lĩnh vực – Định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế của tổng công ty, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn và dài hạn – Chủ trì cùng các phòng nghiệp vụ khác tham mưu về công tác đầu tư của tổng công ty để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm trong hiệu quả và đầu tư kinh doanh – Tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế của tổng công ty *Phòng đầu tư xây dựng cơ bản – Chủ trì và có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác tham mưu về chủ trương đầu tư, hướng dẫn các đơn vị lập dự án, thiết kế kĩ thuật dự toán, thẩm định hồ sơ,hiệu quả dự án, lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, đấu giá với các dự án và công trình xây dựng cơ bản. – Trình lãnh đạo tổng công ty kết quả đấu thầu, đấu giá chỉ định thầu, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. – Chủ trì trong việc hướng dẫn lập các hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện trong suốt quá trình từ đầu tư thành lập dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng quy định về đầu tư xây dựng của chính phủ – Quản lí công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tổng công ty thông qua các hình thức: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong quá trình thẩm định dự án, triển khai dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng. 8 *Phòng lâm nghiệp – Xây dựng đinh hướng chiến lược phát triển bề vững khâu lâm nghiệp trong giai đoạn hiện tại và các giai đoạn tiếp theo – Đề xuất việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lí, sản xuất giống cây lâm nghiệp và xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng để đảm bảo tốt hiệu quả công tác trồng rừng kinh tế – Tổ chức quản lí và chỉ đạo thực hiện triển khai kế hoạch trồng rừng tại các đơn vị thành viên *Phòng kỹ thuật và hợp tác quốc tế – Tham mưu cho lãnh đạo tổng công ty trong lĩnh vực quản lí, chỉ đạo thực hiện phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển hợp tác quốc tế – Phối hợp với các phòng liên quan nghiên cứu đầu tư nước ngoài, đầu tư các doanh nghiệp khác *Phòng kinh doanh – Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh cho tổng công ty – Xây dựng các chính sách thương nhân *Phòng kế toán tài chính – Thực hiện trực tiếp công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh doanh của tổng công ty và kế toán văn phòng tổng công ty – Tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp với chức năng giám đốc, phân phối và tổ chức luân chuyển vốn – Xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động phân phối vốn phục vụ có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tài chính – Tổ chức kiểm tra công tác kế toán,kiểm tra quyết toán và kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản trong công ty *Phòng tổ chức lao động 9 – Tổ chức mô hình sản xuất- kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lí tại văn phòng tổng công ty và các đơn vị thành viên – Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ – Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp tổng công ty – Công tác chính sách, chế độ cho người lao động – Xây dựng đơn giá tiền lương và kế hoạch tiền lương – Tổ chức thực hiện quyết định cụ thể của lãnh đạo tổng công ty về lĩnh vự trên *Phòng kiểm toán – Tham mưu công tác kiểm tra tài chính kế toán – Đánh giá tình hình hoạt động tài chính kế toán trong tổng công ty – Tổ chức kiểm tra kiểm toán theo kế hoạch tình hình quản lí, sử dụng vốn của các đơn vị thành viên tổng công ty – Đề xuất các giải pháp xử lí tài chính sau khi có kết quả kiểm toán IV. Lĩnh vực hoạt động Chủ yếu hoạt động về cơ khí Các nhóm sản phẩm của công ty cổ phần FORMACH: • Chế tạo thiết bị nâng • Chế tạo máy gia công gỗ • Sản xuất kết cấu thép, lắp dựng nhà xưởng • Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng • Sản xuất thiết bị hóa chất xử lý nước, xử lý rác, chất thải • Chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc • Đúc thép, gang, kim loại màu • Xuất khẩu cơ khí, sản phẩm gỗ • Nhập khẩu thiết bị, vật tư, gỗ tròn, gỗ xẻ • Đào tạo công nhân cơ khí, điện, ngoại ngữ 10 V. Đối tác - Các hãng công ty đang đầu tư tại Việt Nam: Yamaha Motor, Honda, Hyundai, Ford, Sanyo, Isuzu, Spalley.... - Liên kết với nhiều hãng nước ngoài như: Konecranes (Phần Lan), Kamiuchi, Meiden, Kito (Nhật Bản), Podem (Bungari), Pilous (Tiệp).... 11 B. Nội dung về tình hình tài chính của doanh nghiệp I. Phân tích về vốn cố định 1.Thực trạng vốn cố định của doanh nghiệp a. Đặc điểm vốn cố định của doanh nghiệp - Giá trị vốn cố định Trong nền sản xuất hàng hóa việc mua sắm quản lý tư liệu lao động phải dùng tiền tệ. Vì vậy muốn tiến hành SXKD. DN phải ứng trước 1 số tiền vốn nhất định để mua sắm, xây dựng các TLLĐ số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của TLLĐ. Trong quá trình SXKD TLLĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó tham gia vào nhiều chu kì SXKD. Trong quá trình sử dụng TLLĐ bị hao mòn dần cho đến khi bị hư hỏng hoặc xét thấy không mang lại hiệu quả kinh tế thì mới cần đổi mới. Giá trị hao mòn của TLLĐ hợp thành một yếu tố chi phí SX của DN và được bù đắp khi sp được thực hiện. TLLĐ có giá trị cao thấp khác nhau, thời gian dài ngắn không giống nhau. Do vậy để tiện cho việc quản lý và sử dụng TLLĐ theo chế độ quy định của nước ta. Những TLLĐ phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau đây mới dược coi là tài sản cố định Một là: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Giá trị này có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta. Trong điều kiện hiện nay quy định có giá trị từ 5.000.000đ trở lên Hai là: Có thời gian sử dụng tối thiểu từ 1 năm trở lên Những TLLĐ khong thỏa mãn 2 yêu cầu trên được coi là công cụ lao động nhỏ Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa TSCĐ không chỉ bao gồm 12 những tào sản có hình thái vật chất mà còn có những tài sản không có hình thái vật chất như chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí thành lập DN... Loại tài sản không có hình thái vật chất giá trị của nó cũng được chuyển dịch dần vào giá trị sp mới hoàn thành. Do vậy: vốn cố định của DN là số vốn ứng trước về TSCĐ hiện có của DN. - Phân loại vốn cố định: * Theo hình thái biểu hiện: Được phân thành 2 loại + TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ được biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc, đất canh tác, đất xây dựng... + TSCĐ vô hình: Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như: Chi phí thành lập DN, chi phsi đầu tư cải tạo đất.... Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của DN để có những quyết định đúng đắn về đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp với điều kiện SXKD của DN * Phân loại theo công cụ kinh tế: gồm 2 loại + Dùng trong hoạt động SXKD: là những TSCĐ hữu hình và vô hình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình SXKD của DN + Dung ngoài hoạt động SXKD: là những tài sản dùng trong SXKD phụ, hoạt động phúc lợi công cộng của DN Phương pháp này giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ và trình độ cơ giới hóa của DN từ đó kiểm tra mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ SXKD và từ đó có phương pháp cải tiến tình hình trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ * Phân loại theo tình hình sử dụng + TSCĐ đang sử dụng 13 + TSCĐ chưa sử dụng + TSCĐ không cần sử dụng Phương pháp này giúp người quản lý thấy rõ tình hình thực tế sử dụng TSCĐ về số lượng và chất lượng để có phương pháp sử dụng TSCĐ hợp lý hơn. * Phân loại theo quyền sở hữu: + TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN + TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN Phương pháp này giúp người quản lý thấy được năng lực thực tế của DN mà khai thác sử dụng hợp lý TSCĐ của DN và nâng cao hiệu quả đồng vốn * Phân loại theo nguồn hình thành: + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn NSNN + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn tự có của DN + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn đi vay Phương pháp này giúp người quản lý thấy được tình hình cấp phát vốn và năng lực thực tế của DN để sử dụng vốn đầu tư hợp lý hơn.. Mỗi phương pháp đều có những ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều có 1 ý nghĩa chung là giúp người quản lý tính toán chính xác số khấu hao. b. Khấu hoa tài sản cố định - Loại tài sản khấu hao + Máy móc, thiết bị động lực + Máy móc, thiết bị công tác + Dụng cụ làm việc đo lường + Thiết bị và phương tiện vận tải + Dụng cụ quản lý 14 + Nhà cửa, vật kiến trúc - Phương pháp khấu hao và đặc điểm cũng như tác dụng của phương pháp khấu hao đó * Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là: + Khấu hao theo số dư giảm dần: Mki = Gdi x Tkh Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ I Gdi: Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ I Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố đinh hàng năm của TSCĐ => Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. + Phương pháp khấu hao theo tổng số: Mkt = NG x Tkt Trong đó: Mkt: Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t NG: Nguyên giá TSCĐ Tkt: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t => Tác dụng của phương pháp khấu hao nhanh là: Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mồn vô hình * Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định( khấu hao đường thẳng) 15 Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ là đều nhau: MK = NG/T Trong đó: MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ NG: Nguyên giá TSCĐ T: Thời gian sử dụng TSCĐ => Tác dụng của phương pháp này là: Tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều dặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành hàng năm. c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Theo bảng tính hiệu suất bên dưới ta thấy: Cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 24,65 đồng doanh thu năm 2010; 11,55 đồng doanh thu năm 2011( giảm 13,1 so với năm 2010) và tạo ra 12, 26 đồng doanh thu năm 2012( tăng 0,71 đồng so với năm 2011). Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định năm 2012 tốt hơn 2011. 2. Đánh giá khái quát tình hình vốn cố định của công ty Công ty cổ phần Formach là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc sở hữu của nhà nước, nguồn vốn ngân sách do nhà nước cấp. 16 Vốn cố định bổ sung do doanh nghiệp tích lũy qua các năm như sau: Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 So sánh So sánh 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch Vốn cố 142232 110723 73463 % Chệnh lệch % 37260 50719 31509 28457 _ 36,4 _ 29,37 _ _ _ _ định Doanh 1.745.128 1.279.365 1.811.208 thu thuần ( đồng) Hiệu suất 12,26 11,55 24,65 sử dụng vốn cố định ( Trích nguồn: phòng kế toán công ty) Qua bảng vốn cố định ta thấy: Vốn cố định năm 2011/2010 tăng 50,719% tương ứng tăng 37.260 triệu đồng chứng tỏ doanh nghiệp đã làm ăn kinh doanh có hiệu quả tốt. Nhưng năm 2012/2011 vốn cố định vẫn tăng đạt 28,457% tương ứng tăng 31.509 triệu đồng ít hơn so với năm trước chứng tỏ việc làm ăn vẫn có hiệu quả nhưng không cao như năm trước. 17 II. Vốn lưu động 1. Thực trạng vốn lưu động của công ty a. Đặc điểm vốn lưu động của công ty Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm 2012 2011 2010 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chênh lệch Vốn lưu động 121650 98802 74984 Tiền và các 28332 9669 20883 % Chênh lệch % 23818 31764 22848 23125 -11214 46300 18663 93,018 - - - - 37220 10494 -7445 89500 -1926 90221 5436 30589 -262 63458 194 42637 khoản tương đương tiền Các khoản đầu 6000 - - tư ngắn hạn Các khoản phải 63460 70905 33685 thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản lưu 23207 17771 19697 649 455 717 động khác ( Trích nguồn: phòng kế toán công ty) Thông qua bảng vốn lưu động ta thấy: Tiền và tương đương tiền năm 2012 cao hơn hẳn so với năm 2011, 2010; năm 2011 khoản tiền và tương đương tiền giảm do khoản phải thu ngắn hạn tăng đột biến, khoản phải thu ngắn hạn này là phải thu từ khách hàng, Trong năm 2012, khoản tiền mặt dồi dào do hiệu quả sản xuất kinh doanh cao Hàng tồn kho khá ổn định qua các năm do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn còn nên Công ty luôn chuẩn bị một lượng hàng để đáp ứng nhu cầu thị 18 trường. Nhận thấy rằng hàng tồn kho năm 2011 thấp hơn so với các năm trước đó, nguyên nhân chủ yếu do Công ty tăng cường lượng hàng bán ra để mở rộng mạng lưới đại lý. Tài sản lưu động khác chủ yếu là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn khác, ký quỹ... số tiền này không lớn, không có nhiều biến động lớn bất thường qua các năm. Cụ thể như sau: – Đối với tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011/2010 giảm 46,300% tương ứng giảm 11.214 triệu đồng. Sang đến năm 2012/2011 thì tăng lên rõ rệt đạt 93.018% tương ứng tăng 18.663 triệu đồng. Vậy ta có thể thấy sự chênh lệch về tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010,2011,2012 không đồng đều và chưa ổn định. – Đối với các khoản phải thu ngắn hạn năm 2011/2010 tăng đột biến 10,494% tương ứng tăng 37.220 triệu đồng. Nhưng sang năm 2012/2011 thì lại giảm dần 89,500% tương ứng giảm 7.445 triệu đồng. Ta có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn đã được rút ngắn theo chiều hướng dần, mức chênh lệch giảm cũng khá rõ ràng. – Đối với hàng tồn kho năm 2011/2010 giảm 90,221 % tương đương giảm 1.926 triệu đồng. Năm 2012/2011 tăng lên nhưng không đáng kể đạt 30,589% tương ứng tăng 5.436 triệu đồng. Như vậy hàng tồn kho từ năm 2010 – 2012 mức chênh lệch không đáng kể, đồng đều và ổn định giữa các năm. – Đối với tải sản lưu động khác năm 2011/2010 giảm 63,458% tương ứng giảm 262 triệu đồng. Sang năm 2012/2011 thì có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể đạt 42% tương ứng tăng 194 triệu đồng. Như đã nói ở trên thì mức chênh lệch của tài sản lưu động khác so 3 năm thì không có nhiều biến động. b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19 Đơn vị: triệu đồng Tên chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Số vòng quay Doanh thu vốn lưu động Năm 2011 Năm 2010 28,69 25,89 48,30 12,54 13,90 7,45 0.03 0.04 0.02 0.21 0.59 0.08 0.82 0.96 0.72 0.66 0.79 0.53 thuần/ VLĐ bình quân Kỳ luân 360/ Số vòng chuyển vốn quay vốn lưu lưu động động Hệ số đảm VLĐ bình nhiệm của vốn quân/ Doanh lưu động thu thuần Sức sản xuất Giá trị tổng sản của vốn lưu lượng/ VLĐ động bình quân Sức sinh lời Tổng lợi của VLĐ nhuận/VLĐ bình quân Khả năng Tổng TSLĐ/ thanh toán hiện Nợ ngắn hạn thời Khả năng Tổng TSLĐ- thanh toán HTK/Nợ ngắn nhanh hạn *Đánh giá khái quát tình hình vốn lưu động Vốn lưu động năm 2011/2010 tăng 31,764% tương ứng tăng 23.818 triệu đồng chứng tỏ doanh nghiệp đã làm ăn kinh doanh có hiệu quả tốt. Sang đến năm 2012/2011 vốn cố định vẫn tăng đạt 23,125 % tương ứng tăng 22.848 triệu đồng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan