Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tại công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tại công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33

.DOC
30
188
76

Mô tả:

GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân LỜI NÓI ĐẦU Nắm chắc lý thuyết là chưa đủ mà cần phải biết áp dụng phần lý thuyết đó trong thực tế như thế nào. Đi thực tập tại cơ sở là điều rất bổ ích cho sinh viên nhằm hướng cho sinh viên nắm bắt được sự vận dụng của các phần hành kế toán được áp dụng trong đơn vị, trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là công tác quản lý tài chính của đơn vị. Do đó, để tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ việc vận dụng lý thuyết được học trên giảng đường vào thực tế nhà trường đã tổ chức việc cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở kinh doanh. Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33, em đã có điều kiện tiếp xúc thực tế và hiểu được khái quát tình hình của công ty và quy trình vận hành của bộ máy kế toán. Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 là công ty được thành lập trên nền tảng vững chắc trong hoạt động kinh doanh và xây dựng. Công ty đang không ngừng nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đồng thời luôn cập nhật những công nghệ kỹ thuật mới, đầu tư máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Nhưng do thời gian thực tập ngắn và kiến thức thực tế chưa nhiều nên báo cáo tổng hợp của em còn nhiều hạn chế, em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô hướng dẫn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của cô Nguyễn Thanh Hiếu cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của giám đốc Đinh Văn Quang và phòng hành chính kế toán Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Kết cấu báo cáo gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 1 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 - Tên giao dịch: TECHNICAL INFRASTRUCTURE AND ELECTRICAL CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: 33 TIC.,ISC - Địa chỉ: Thôn Lãng Nội, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam - Mã số thuế: 2700665797  Sự hình thành và phát triển của công ty - Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 được thành lập ngày 29/1/2011 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 29/1/2011. - Người đại diện theo pháp luật: ĐINH VĂN QUANG - Giám đốc - Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng ( Chín tỷ đồng). Trong thời gian qua, Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 đã thi công xây lắp nhiều công trình trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Ninh Bình đảm bảo chất lượng, kỹ thuật cũng như mỹ thuật và tiến độ thi công được các chủ thầu đánh giá cao. Các công trình lớn mà công ty đã thực hiện như:  Các công trình đường bê tông liên xã: Xây lắp công trình cải tạo, cải tạo và nâng cấp mở rộng các tuyến đường liên xã liên thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 2 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân  Các công trình thủy lợi: thi công xây dựng kênh thuộc dự ánh kiên cố hóa hệ thống kênh tưới trạm bơm, mương dẫn nước,…  Các công trình trường học, các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt điện nước cho các công trình, …  Các công trình điện: Xây lắp công trình, cải tạo và nâng cấp mở rộng lưới điện hạ thế… 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 với những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nhân lực chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực: - Xây dựng các công trình điện cao, trung, hạ thế. - Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi quy mô vừa và nhỏ. - San lắp mặt bằng. - Kinh doanh máy biến áp, máy bơm trạm. - Kinh doanh các thiết bị điện cao, trung, hạ thế. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, bến bãi. - Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện cao, trung, hạ thế. - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. - Bán ô tô và xe có động cơ khác. - Buôn bán thiết bị và linh kiện điện tử viễ thông. - Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm. - Vận tải hành khách bằng đường bộ. - Buôn bán kim loại và quặng kim loại... 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng lỹ thuật số 33 Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 được thành lập trên nền tảng vững chắc trong hoạt động kinh doanh và xây dựng. Là một công ty chuyên về xây dựng và sửa chữa các công trình điện cao, trung, hạ thế, san lắp mặt bằng… nên sản phẩm của công ty là các công trình xây lắp về cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện cao, trung, hạ thế, cải tạo hệ thống thủy lợi ở các xã ở trong tỉnh Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 3 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Ninh Bình và các tỉnh lân cận ( Nam Định, Hà Nam, Thái Bình,..). Ngoài ra còn cáo các công trình giao thông nông thôn như làm đường , nâng cấp, cải tạo đường ở các thôn, xã trong tỉnh Ninh Bình. Vì vậy bạn hàng chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 là các công ty, các công trình lớn của nhà thầu xây dựng, trường học, khu vực dân sinh, UBND các huyện, tỉnh Ninh Bình, Nam Định…… và các Sở NN&PTNT các tỉnh. Sản phẩm của Công ty là những công trình xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, tính đặc tưng riêng mỗi công trình không giống nhau. Sản phẩm xây thường cố định tại nơi sản xuất và chủ yếu là ở ngoài trời do đó công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp. Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, tổ chức hạch toán theo từng công trình xây dựng, từng giai đoạn . Nhà thầầu thi công xầy dựng Chủ đầầu tư (Ban QLDA) Ban chỉ huy công trình Giám sát kyỹ thuật Bên A Đội xầy lắắp Tổ thi công 1 Báo cáo tổng hợp Tổ thi công 2 Tổ thi công 3 Tổ thi công 4 SV: Ngô Thị Thu Lan 4 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Sơ đồ 1-1 Tổ chức hiện trường thi công của công ty 1.2.3 . Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 Quy trình sản xuất của Công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau ( điểm dừng kỳ thuật ) mỗi một công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở những địa điểm khác nhau. Mỗi giai đoạn tiêu hao định mức nguyên vật liệu, tiêu phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng , nó chiếm khoảng 75% tổng chi phí sản xuất.Các đội xây dựng thuộc Công ty khi nhận khoán xây dựng công trình sẽ căn cứ vào dự toán , thiết kế định mức vật tư lập cho công trình để mua sắm vật tư .Khi các đội tiến hành thi công các công trình xây dựng mà cần sử dụng các máy móc , thiết bị phục vụ quá trình lao động và thi công công trình thì Công ty sẽ điều máy móc thiết bị xuống công trình . Mặt hàng của công ty có một thị trường rộng lớn, không chỉ cung cấp cho các công trình nội tỉnh mà còn được cung cấp rộng khắp cho các tỉnh khu vực miền bắc, điển hình là mạng lưới các cửa hàng và đại lý cấp 1, cấp 2 được phân bổ ở các tỉnh lân cận .Bạn hàng chủ yếu của là các công ty, các công trình lớn của nhà thầu xây dựng, trường học, khu vực dân sinh. Tuy có chức năng hoạt động trong nhiều ngành nhưng trong những năm qua và hiện tại thì đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Công ty tham gia đấu thầu, nhận thầu các công trình xây dựng và trực tiếp tổ chức thi công công trình. Như vậy, đối tượng sản xuất chính của Công ty là các công trình, hạng mục công trình có quy mô và mức độ phức tạp khác nhau. Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trải qua nhiều khâu khác nhau nhưng cơ bản theo một quy trình chung là: Tham dự đấu thầu, nhận thầu các công trình, lập kế hoạch thi công, tổ chức nhân lực mua vật tư thi công, tổ chức thi công công trình, nghiệm thu bàn giao, quyết toán công trình. Quy trình sản xuất chung của mỗi công trình tại Công ty : Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 5 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Đầắu thầầu khai thác công việc Ký kêắt hợp đôầng xầy lắắp Khởi công Thi công theo têắn độ kêắ hoạch Quyêắt toán Nghiệm thu bàn giao Kêắt thúc thi công Thi công theo têắn độ kêắ hoạch Sơ đồ 1-2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 6 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân * Cơ cấu tổ chức sản xuất: Giám đốc xí nghiệp Chủ nhiệm công trình Cán bộ kinh tế Cán bộ kỹ thuật Tổ đội sản xuất Thống kê kế hoạch Tổ chức hành chính Tổ đội sản xuất Sơ đồ 1-3 Tổ chức sản xuất tại công ty Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến tại các công ty xây dựng. Sau khi nhận khoán, xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức tốt các hoạt động xây lắp dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Chính và nhu cầu khác nhau của lao động của từng công trình là khác nhau nên xí nghiệp cũng tìm kiếm và thuê lao động và lập danh sách để theo dõi và chấm công gửi về bộ phận hạch toán kế toán. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 Trong quá trình phát triển của mình, Công ty cũng chịu tác động của những biến động trong nền kinh tế. Song với một bộ máy tổ chức khá linh hoạt và vững chắc của mình Công ty đã có những định hướng để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Cho đến nay bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng và có kết cấu như sau : Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 7 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Giám đốốc Bộ phận hành chính kếố toán Đội xầy dựng dần dụng công nghiệp Đội xầy lắắp lưới điện Bộ phận kỹỹ thuật Đội xầy dựng giao thông thủy lợi Đội thi công cơ giới Đội san lầắp mặt bắầng Sơ đồ 1-4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty * Nhiệm vụ của từng phòng ban Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ, người đứng đầu công ty là giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người lãnh đạo trực tiếp hai bộ phận của công ty là bộ phận hành chính – kế toán và bộ phận kỹ thuật. Dưới nữa là các đội xây dựng chịu sự quản lý của bộ phận kỹ thuật và có liên quan đến các bộ phận khác trong công ty về lương, các quy định.  Nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của công ty, các quyết định kinh doanh, kế hoạch thi công cũng như hành chính, tài chính đều phải có sự phê duyệt của giám đốc mới được thực hiện. Giám đốc là người chịu trách nhiệm ký các hợp đồng kinh tế đảm bảo cho hoạt động của công ty được tiến hành thường xuyên. Trưởng các bộ phận phải báo cáo tình hình Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 8 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân công ty cho giám đốc, hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý hoạt động của công ty - Bộ phận hành chính- kế toán: + chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề hành chính của công ty, thực hiện và xử lý vi phạm các quy định và quy chế của các cá nhân, tập thể. Báo cáo tình hình tổ chức, kỷ luật của công ty đồng thời đề xuất các ý kiến hoàn thiện tổ chức công ty cho giám đốc. + đảm bảo việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh kịp thời, đầy đủ và trung thực. Nắm rõ tình hình tài chính , kế toán của doanh nghiệp, có những kiến nghị giúp giám đốc quản lý tốt tài chính của công ty. Đồng thời còn phải đảm bảo về lương cho các bộ phận, tổ đội sản xuất và những nhu cầu thu- chi của công ty. - Các đội xây dựng: đứng đầu các đội xây dựng là các tổ trưởng, chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong tổ, đảm bảo thi công theo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật công trình. 1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33. Cụ thể kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây là: Bảng 1.1: Các chỉ tiêu thể hiện KQKD của Công ty Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng tài sản 3.735.450.000 3.845.687.790 3.540.296.862 2. Doanh thu 9.253.387.500 9.013.578.408 8.639.654.430 3. LNTT 1.345.867.258 1.267.385.290 1.168.342.560 4. Thuế TNDN 336.466.815 316.846.323 233.668.512 5. Số lượng lao 113 111 108 động (người ) 6. Tiền lương bình 2.300.000 2.468.000 2.670.000 quân Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 9 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu 7, VCSH 3.540.467.000 Trường ĐH Kinh tế quốc dân 3.579.564.780 3.462.465.270 ( Trích Báo cáo KQKD năm 2011, 2012, 2013 của công ty) Qua bảng 1.1. các chỉ tiêu thể hiện KQKD của công ty ta thấy : - Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 (đồng) là 110.237.790 (đồng) tương ứng tốc độ tăng là 2,95% , năm 2013 tổng tài sản giảm so với năm 2012 là 305.390.928( đồng) tương ứng tốc độ giảm 7,9% và giảm so với năm 2011 là 195.153.138 (đồng) tương ứng tốc độ giảm 5,2% là do tình hình kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp không đầu tư mua sắm thêm tài sản, - Doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 và 2013 giảm so với năm 2011 là do kinh tế trong nước cũng như thế giới bị khủng hoảng, thị trường bất động sản đóng băng. Chính vì vậy làm cho các công trình xây dựng cũng ít hơn trước nên thu nhập của công ty cũng giảm. Doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 giảm 239.809.092(đồng) tương ứng tốc độ giảm 2.6%, doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2011 là 373.923.978 ( đồng) tương ứng tốc độ giảm 6,6% - LNTT của doanh nghiệp năm 2013 và 2012 cũng giảm do doanh thu giảm, chi phí lại tăng do giá cả leo thang làm cho lợi nhuận của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là 78.481.968 (đồng) tương ứng với tốc độ giảm 5,8 %. Năm 2013 doanh thu giảm so với năm 2011 là 177.524.698(đồng) tương ứng tốc độ giảm 13,2%. - Doanh thu giảm làm cho LNTT giảm và kéo theo đó là số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải cho ngân sách nhà nước cũng bị giảm đi. Năm 2012 số thuế TNDN phải nộp cho ngân sách giảm so với năm 2011 là 19.620.492 (đồng) tương ứng tốc độ giảm 5,83%, năm 2013 giảm so với năm 2011 là 102.798.303 ( đồng) tương ứng tốc độ giảm 30,6%. - Số lượng lao động của công ty cũng phải cắt giảm bớt do số lượng hợp đồng công trình ký kết được giảm đi, do đó đòi hỏi công ty phải giảm nhân lực để giảm gánh nặng cho công ty. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 10 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân - Tiền lương bình quân của doanh nghiệp cũng tăng lên do giá cả tăng nên người lao động đòi hỏi tăng lương thì mới đảm bảo được cuộc sống hàng ngày của mình. Bảng 1.2: Bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu 1. Hệ số tự tài trợ 2. Hệ số thanh toán tổng quát Cách tính 2011 2012 2013 VCSH/∑Nguồn vốn 0,95 0,93 0,98 ∑Tài sản/∑Nợ phải trả 8,63 5,85 4,34 0.1090 0.1055 0.1082 0,2630 0,2670 0,2655 3. Hệ số LN/DT (ROS) LNST/DTT 4. Hệ số LN/VCSH (ROE) LNST/VCSHBQ Qua bảng phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: - Hệ số tự tài trợ của công ty ở mức cao và không biến động nhiều giữa các năm. Điều này cho thấy doanh nghiệp có mức độ độc lập về tài chính cao và ổn định - Hệ số thanh toán tổng quát: hệ số này giảm nhanh qua các năm chứng tỏ công ty thanh toán nợ phải trả bằng tài sản ngày càng giảm đi từ 8,63( năm 2011) xuống còn 4,34 ( năm 2013). - Sức sinh lời của doanh thu thuần: chi phí tăng lên làm cho hệ số này giảm từ 0.1090 năm 2011 xuống 0.1055 năm 2012, đến năm 2013 hệ số ROS của công ty lại tăng lên 0.l082 so với năm 2012. Chứng tỏ công ty đã quản lý tốt các khoản chi phí để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. - Sức sinh lời của VCSH năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại có xu hướng giảm. điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty chưa hiệu quả. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 11 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn công ty. Kêắ toán trưởng Thủ quyỹ Kêắ toán lương Kêắ toán thanh toán Kêắ toán NVL, CCDC, TSCĐ Kêắ toán theo dõi công trình,giá thành Kêắ toán vôắn bắầng têần Thủ kho Kêắ toán các ban xầy dựng Sơ đồ 2-1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty : Nhiệm vụ của từng thành viên : * Kế toán trưởng : Là người có trình độ chuyên môn về kế toán, có nhiệm vụ phân công, kiểm tra giám sát các nhân viên thực hiện nhiệm vụ mà Kế toán trưởng giao. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về các số liệu kế toán. Tham mưu cho giám đốc về các quyết định tài chính.Chịu trách nhiệm giao dịch với cơ Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 12 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân quan thuế và ngân hàng về các hoạt động tài chính kế toán của Công ty , chịu sự kiểm tra giám sát của ban giám đốc . * Kế toán tổng hợp: - Lập các báo cáo tổng hợp về công nợ. - Lập báo cáo thuế, báo cáo thống kê, quyết toán thuế, kê khai và nộp thuế. - Lập báo cáo tài chính hàng tháng - Lập sổ kế toán hàng tháng. * Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán theo dõi công trình: Tập hợp chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển chứng từ chi phí cho phù hợp với đối tượng hạch toán. Phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Lập báo cáo chi tiết về các khoản chi phí thực tế, có so sánh với kỳ. Theo dõi giám sát các chi tiêu và các hoạt động tài chính ở các ban xây dựng . * Thủ quỹ: Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng rách nát và mất mát xảy ra. Chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng từ đã có đủ điều kiện để thu chi. Vào sổ quỹ hàng ngày và thường xuyên kiểm tra đối chiếu số dư với kế toán quỹ. Lập bảng kiểm kê quỹ vào cuối tháng theo quy định . * Kế toán thanh toán: Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Mở sổ sách theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng để có số liệu cung cấp kịp thời khi cần thiết.Lên kế hoạch thanh toán cũng như kế hoạch thu hồi công nợ giúp kế toán trưởng biết rõ về tình hình tài chính để đưa ra các quyết định tài chính. * Kế toán vốn bằng tiền: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 13 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân * Kế toán tiền lương : Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác.Theo dõi phần trích nộp và chi trả BHXH, làm quyết toán và thanh toán chi BHXH theo quy định * Thủ kho : Kiểm tra , giám sát tình hình nhập –xuất kho nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ .Theo dõi tình hình tồn kho của nguyên vật liệu , đảm bảo sự chính xác về số lượng nguyên vật liệu trong kho với sổ sách ghi chép . * Kế toán nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ , TSCĐ: Quản lý theo dõi hạch toán nguyên vật liệu, công cụ lao động , tài sản cố định, ở các kho, xưởng sản xuất. Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, công cụ lao động , tài sản cố định Tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Lập báo cáo nhập xuất tồn về số lượng cũng như giá trị, đối chiếu với thủ kho, thống kê về số lượng. Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ lao động, tài sản cố định phát hiện vật liệu thừa, thiếu, kém mất phẩm chất. Hướng dẫn và kiểm tra các kho thực hiện đúng chế độ ghi chép số liệu, sử dụng chứng từ đúng với nội dung kinh tế. Thực hiện tính khấu hao tài sản cố định, kiểm tra và hạch toán quá trình sửa chữa tài sản cố định , bảo dưỡng máy móc , cho thuê máy móc . 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT SỐ 33 2.2.1. Các chính sách kế toán chung - Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ( Ban hành theo Quyết định số 48/ 2006/ QĐ- BTC ngày 14/ 09/ 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính). - Đơn vị tiền tệ : Đồng Việt Nam (VNĐ) - Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch - Kỳ kế toán: Năm - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 14 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kì: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo Phương pháp kê khai thường xuyên - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: + Nguyên tắc ghi nhận: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá + Phương pháp khấu hao TSCĐ sử dụng trong công ty: Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh. - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Tuân thủ đầy đủ theo chuẩn mực số 14“ Doanh thu và thu nhập khác” ( Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính). 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán - Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 sử dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 48/ 2006/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm: - Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu TSCĐ + Chỉ tiêu hàng tồn kho; + Chỉ tiêu bán hàng; + Chỉ tiêu tiền tệ; + Chỉ tiêu lao động tiền lương; - Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác (Mẫu và hướng dẫn lập áp dụng theo quy định các văn bản đã ban hành). Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 15 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Bảng 2.1: DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN STT 1 2 3 Tên chứng từ I: Tài sản cố định Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ II: Hàng tồn kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, 4 5 hàng hoá Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng 6 7 hoá Bảng kê mua hàng Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 cụ III: Bán hàng Hóa đơn GTGT IV: Tiền tệ Phiếu thu Phiếu chi Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng Giấy đề nghị thanh toán Bảng kiểm kê quỹ( dùng cho VND) Bảng kê chi tiền V: Lao động tiền lương Bảng chấm công Bảng chấm công làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn 6 7 8 thành Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài Hợp đồng giao khoán 1 1 2 3 4 5 6 7 Báo cáo tổng hợp Số hiệu 01-TSCĐ 02-TSCĐ 04-TSCĐ 05-TSCĐ 06-TSCĐ 01-VT 02-VT 03-VT 04-VT 05-VT 06-VT 07-VT 01GTKT3/001 01-TT 02-TT 03-TT 04-TT 05-TT 08a-TT 09- TT 01a-LĐTL 01b-LĐTL 02-LĐTL 03-LĐTL 05-LĐTL 06-LĐTL 07-LĐTL 08-LĐTL SV: Ngô Thị Thu Lan 16 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân 9 Biên bản thanh lý(nghiệm thu) hợp đồng giao 09-LĐTL 10 11 khoán Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 10-LĐTL 11-LĐTL *Tổ chức luân chuyển chứng từ Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. *Các giai đoạn luân chuyển chứng từ - Lập chứng từ hoặc tiếp nhận các chứng từ đã được lập từ bên ngoài. - Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức (kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ qua các yếu tố cơ bản của chứng từ). - Sử dụng để ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ (cung cấp thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ, phân loại chứng từ, lập định khoản kế toán tương ứng với nội dung chứng từ và ghi sổ kế toán). - Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán - Lưu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), hủy chứng từ (khi hết thời gian lưu trữ). * Kế hoạch luân chuyển chứng từ Kế hoạch luân chuyển chứng từ là trình tự được thiết lập sẵn cho quá trình vận động của mỗi loại chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ. Kế hoạch luân chuyển chứng từ có thể không giống nhau giữa các đơn vị do sự khác nhau về đặc điểm kinh doanh, tổ chức sản xuất, quy mô nghiệp vụ, tình hình tổ chức hệ thống thông tin trong nội bộ đơn vị… nhưng nhìn chung mọi kế hoạch luân chuyển chứng từ cần xây dựng trên cơ sở chế độ chứng từ của Nhà nước, có sự điều chỉnh thích hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 17 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nội dung cơ bản của kế hoạch luân chuyển chứng từ: - Xác định các khâu vận động của chứng từ. - Xác định nội dung công việc và độ dài thời gian của từng khâu. - Xác định người chịu trách nhiệm trong từng khâu. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay, Công ty cổ phần xây lắp điện và hạ tầng kỹ thuật số 33 đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 48/ 2006/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006. BẢNG 2.2: DANH MỤC CÁC TÀI KHOẢN CÔNG TY ÁP DỤNG STT Số hiệu tài TÊN TÀI KHOẢN khoản 1 111 Tiền mặt 2 3 4 5 6 7 8 9 112 131 133 138 141 142 152 153 Tiền gửi ngân hàng Phải thu của khách hàng Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác Tạm ứng Chi phí trả trước ngắn hạn Nguyên liệu, vật liệu Báo cáo tổng hợp Công cụ, dụng cụ SV: Ngô Thị Thu Lan 18 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân 10 11 12 13 14 15 16 17 18 154 155 156 159 211 214 241 242 311 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Thành phẩm Hàng hoá Các khoản dự phòng Tài sản cố định Hao mòn TSCĐ Xây dựng cơ bản dở dang Chi phí trả trước dài hạn Vay ngắn hạn 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 331 333 334 335 338 341 351 352 353 411 418 Phải trả cho người bán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Phải trả người lao động Chi phí phải trả Phải trả, phải nộp khác Vay, nợ dài hạn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Dự phòng phải trả Quỹ khen thưởng, phúc lợi Nguồn vốn kinh doanh Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 421 511 515 521 632 635 642 711 811 821 911 Lợi nhuận chưa phân phối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Các khoản giảm trừ doanh thu Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí quản lý kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Xác định kết quả kinh doanh Một số tài khoản chi tiết TK cấp 2 Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 19 GVHD: Nguyễn Thanh Hiếu Trường ĐH Kinh tế quốc dân - TK 141: Tạm ứng ( Chi tiết) + TK 1411:. Tạm ứng mua vật tư + TK 1412: tạm ứng lương + TK 1418: Tạm ứng khác - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu ( Chi tiết) + TK 1521: Nguyên vật liệu chính. + TK 1522: Vật liệu phụ + TK 1523: Nhiên liệu. + TK 1524: Phụ tùng thay thế. - TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang + TK 1541: Chi phí nguyên liệu, vật liệu + TK 1542: Chi phí nhân công + TK 1543: Chi phí sử dụng máy thi công + TK 1547: Chi phí sản xuất chung - TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá + TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm + TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Trong những năm qua, Công ty cổ phần tổng hợp giải pháp cơ điện GME ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Hệ thống sổ kế toán trong công ty * Sổ tổng hợp: - Sổ nhật ký chung ( Sổ NKC): Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Đồng thời số liệu trên sổ NKC là căn cứ để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Công ty không mở sổ nhật ký đặc biệt. Báo cáo tổng hợp SV: Ngô Thị Thu Lan 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan