Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tại công ty cổ phần giầy hải dương...

Tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tại công ty cổ phần giầy hải dương

.DOC
34
400
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN ****** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : CN. Nguyễn Văn Hiệp Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tùng Linh Lớp : KT16-10 MSV : 11A04517 Hà Nội - 2015 0 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh 3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh Phần 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG 1. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp 2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán 3.1. Kế toán vốn bằng tiền 3.2. Kế toán tài sản cố định 3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.4. Kế toán nguyên liêu, vật liệu, công cụ dụng cụ 3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Phần 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 1. Thu hoạch 2. Nhận xét 2.1. Ưu điểm 2.2. Một số tồn tại KẾT LUẬN PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt BHXH BHYT KPCĐ TSCĐ GTGT CP Nguyên văn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Tài sản cố định Giá trị gia tăng Cổ phần Viết tắt TK HĐ CCDC NV VL ROE 2 Nguyên văn Tài khoản Hóa đơn Công cụ dụng cụ Nguyên liệu Vật liệu Lợi nhuận trên vốn LỜI NÓI ĐẦU Sau khi được học xong phần lý thuyết về chuyên ngành kế toán, lãnh đạo nhà trường đã cho chúng em thâm nhập thực tế nhằm củng cố vận dụng những kiến thức đã được học vào sản xuất, để nâng cao năng lực chuyên môn, vừa làm chủ được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại cơ quan, xí nghiệp có thể nhanh chóng hoà nhập và đảm đương các nhiệm vụ được phân công. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Giầy Hải Dương em đã cố gắng vận dụng những kiến thức mà mình được học để tìm hiểu về tổng quan, cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tổ chức kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. Em xin tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về công ty trong nội dung báo cáo dưới đây: Nội dung của bài báo cáo này ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm 3 phần chính:   Phần 1: Khái quát chung về Công ty CP Giầy Hải Dương Phần 2: Thực trạng công tác kế toán của Công ty CP Giầy Hải Dương  Phần 3: Thu hoạch và nhận xét. Vì thời gian và kiến thức có hạn, lại là lần đầu tiên tiếp xúc với công tác tìm hiểu và công việc thực tế, đặc biệt do trình độ lý luận chưa sâu sắc nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. 3 Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Giầy Hải Dương  Địa chỉ: 1077- Lê Thanh Nghị- Phường Hải Tân, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương  Điện thoại: ( 84- 320) 3860714  Fax: ( 84- 320) 3860442  Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 403000071 - Ngày cấp: 19/8/2008  Vốn điều lệ: 10.600.000.000đồng Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương là tiền thân của “ Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng”, được thành lập theo Quyết định số 77/QD/XDCB ngày 16/06/1984 của UBND tỉnh và Công văn đề nghị số 249 CTTC ngày 26/06/1984 của sở công nghiệp Hải Hưng. Chấp hành quyết định của Thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng, UBND tỉnh quyết định thành lập “Xí nghiệp thuộc và chế biến da”, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/07/1984. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Giầy Hải Dương bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn từ 1984 đến 1993: Xí nghiệp thuộc và chế biến da là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hải Hưng. Năm 1985 được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Hưng, xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ da, phục vụ nhu cầu của nhân dân, đổi tên “Xí nghiệp da giầy Hải Hưng”. Giai đoạn từ 1993 đến tháng 6/2003: Đầu năm 1993 được sự đồng ý của sở công nghiệp UBND tỉnh trong việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 338/HĐBT ngày 21/11/1991 và Nghị quyết 156/HĐBT ngày 07/5/1992 xí nghiệp đã chủ động cải tiến bộ máy từ mô hình xí nghiệp thành mô hình công ty với nhiều phân xưởng sản xuất và mang tên “Công ty giầy Hải Hưng”. Thực hiện chủ trương đó Công ty giầy Hải Hưng đã tiếp cận 4 với công ty FREEDOM của Hàn Quốc. Công ty FREEDOM đồng ý bán máy trả chậm và nhận bao tiêu sản phẩm với một số điều kiện: Công ty FREEDOM cung cấp nguyên vật liệu và mua lại các sản phẩm với giá mà hai bên thoả thuận. Đứng trước thời cơ mới và thách thức, công ty đã quyết định ký hợp đồng nhập ba dây chuyền sản xuất thể thao trị giá 1.176.000 USD. Tháng 7/1994 công ty đã lắp đặt và chạy thủ ba dây chuyền sản xuất. Tháng 9/1994 công ty chính thức đi vào hoạt động chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu sang các nước Châu âu như: Anh, Pháp, Đức, Ba lan.... Tháng 01/1997 theo Quyết định tách Tỉnh của Nhà nước Tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Công ty thuộc địa phận tỉnh Hải Dương quản lý đổi tên thành “ Công ty Giầy Hải Dương”. Giai đoạn từ tháng 7/2003 đến nay: Công ty Cổ phần và Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương là một trong các doanh nghiệp Nhà nước đã được Cổ phần hóa theo hình thức 2. Điều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ – CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ tức là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp (Nhà nước giữ chi phối 51%) . Kết hợp với phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn Công ty đã được ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định 1805/QĐ – UB quyết đinh chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần từ ngày 01/07/2003. Trong đó cổ đông nhà nước sở hữu 51%, cổ đông là cán bộ - công nhân sở hữu 49%. Tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ II tổ chức tháng 6/2008 báo cáo đánh giá chỉ tiêu cơ bản đều tăng trên 50% so với 5 năm trước khi cổ phần hóa. Tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ II (tháng 6/2008), Công ty đã bổ sung sửa đổi điều lệ, thay đổi địa chỉ Công ty, địa chỉ cũ số 99 – Phủ Lỗ - Phường Hải Tân – thành phố Hải Dương là địa danh không có, nay lấy theo đúng địa danh số 1077 - đường Lê Thanh Nghị - phường Hải Tân – thành phố Hải Dương. Ngày 10/12/2008 Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quyết định bán toàn bộ 51% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương (Quyết định số 532/QĐ-ĐTKDV ngày 10/12/2008). Đến hết ngày 16/02/2009 thực hiện xong, chuyển quyền sở hữu 51% vốn điều lệ cho cổ đông. Công ty không còn vốn nhà nước. 5  Chức năng và nhiệm vụ * Chức năng : Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương là một đơn vị kinh tế độc lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở công nghiệp Hải Dương. Chức năng chính của công ty là sản xuất và kinh doanh Giầy thể thao xuất khẩu. Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất đế giầy phục vụ cho sản xuất giầy và nhận gia công đế xuất khẩu. * Nhiệm vụ : Là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Giầy Hải Dương có một số nhiệm vụ sau: + Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất, gia công, liên doanh liên kết xuất nhập khẩu. Thực hiện đúng mục đích và nội dung kinh doanh đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. + Bảo đảm chất lượng hang hóa theo quy định tuân theo chế độ hạch toán – kế toán thống kê, chế độ báo cáo, kiểm toán, chịu sự thanh tra của cơ quan nhà nước. + Thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính theo qui định của phâp luật. + Tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ tuyển dụng, quản lý và tiền lương lao động. Bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quyết định của Bộ luật Lao động. + Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các quy định về an toàn xã hội. * Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm da, giả da * Sản phẩm: Giầy thể thao xuất khẩu * Quy trình công nghệ (sơ dồ 1) 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh - Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh ( sơ đồ 2)  Hội đồng quản trị: là nơi có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của công ty có liên quan đến mục đích và lợi ích của công ty. 6  Giám đốc: là người đại diện trước pháp luật và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành công ty. Giám đốc có nhiệm vụ sau: + Phụ trách chung về những công việc trọng tâm, chiến lược của công ty. + Chỉ đạo công tác kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ, công tác đối ngoại và đầu tư mở rộng sản xuất.  Phó giám đốc tài chính: chỉ đạo công tác hành chính, tài vụ, tổ chức và quản lý lao động sao cho hiệu quả.  Phó giám đốc kinh doanh: là người phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cân đối sản xuất giữa các phân xưởng. Các phòng ban chức năng  Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu không ngừng về khả năng quản lý của hệ thống chất lượng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả tổ chức của công ty  Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận tham mưu quan trọng giúp Giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty và là nơi cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu về tài chính giúp Giám đốc ra các quyết định về tài chính. Phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của công ty để tìm ra biện pháp sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả. Chịu trách nhiệm trực tiếp về tính trung thực của BCTC cũng như những chứng từ tài chính- kế toán  Phòng vật tư: Cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua, cung cấp vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Quản lý và bảo quản vật tư, nguyên vật liệu.  Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch nhập, xuất nguyên vật liệu. Lập tiến độ sản xuất phù hợp 7 với yêu cầu của đơn hàng trên cơ sở năng lực sản xuất thực tế của công ty đồng thời nghiên cứu đơn hàng. Xử lý các tài liệu liên quan đén xuất nhập khẩu, thực hiện các thủ tục hành chính, kinh tế, pháp lý liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty  Phòng kĩ thuật: Theo dõi kĩ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm từ đầu đến cuối quy trình để có hướng xem xét, thiết kế mẫu cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Đễ xuất với Giám đốc và các đơn vị có liên quan các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.  Phòng KCS ( phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm): Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên các thông số kĩ thuật đã đưa ra nhằm cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến với khách hàng. Và quản lý trang thiết bị sản xuất, dụng cụ và thiết bị đo lường 3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh Căn cứ số liệu trên bảng ( phụ lục 01) có thể thấy: Tổng doanh thu năm 2014 so với 2013 đã giảm 17.601.424.929đ tương ứng giảm 1,160%. Giá vốn hàng bán giảm 17.987.251.114đ tương ứng giảm 1,1725% Nguyên nhân của việc giảm doanh thu và giá vốn là do việc khủng hoảng nền kinh tế năm vừa qua. Số lượng sản phẩm sản xuất giảm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế tăng 386.430.254đ tương ứng 2,927%. Điều này có thể lí giải là do công ty đã có những biện pháp tích cức làm giảm tối đa các chi phí nhằm tăng mức cao nhất về lợi nhuận Tỉ suất ROE = LNST/ Vốn chủ sở hữu Tỉ suất ROE năm 2013= 150.405.995 / 11.036.829.478 = 0,0136 Tỉ suất ROE năm 2014= 442.478.687 / 11.087.194.165 = 0,0399 -> ▲ROE= 0,0399 - 0.0136 = 0.0263 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đã tăng 0.0263 lần. Cần có những biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo. 8 Phần 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CP GIẦY HẢI DƯƠNG 1. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp theo sơ đồ 3 : Trong đó: Kế toán trưởng: - Là người giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán, nắm bắt thông tin kinh tế tài chính. Quản lý, phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ công nhân viên trong phòng phù hợp với chức năng và trình độ chuyên môn của từng người. - Chịu sự kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán của cơ quan tài chính, cơ quan thuế và cơ quan chức năng của nhà nước. - Kiểm tra toàn bộ các chứng từ sổ sách liên quan đến tài chính của công ty - Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ghi chép hệ thống sổ sách kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Kế toán tiền mặt:- Kế toán tiền mặt là xử lý các phát sinh liên quan đến tiền mặt.Xử lý các phát sinh này gồm tính toán số liệu, xem xét chứng từ đủ điều kiện, đúng hay sai. Sau khi tính toán và xem xét chứng từ đã hợp lý thì kế toán định khoản và hạch toán trên phần mềm. Kế toán vật tư:- Hạch toán đầy đủ chính xác tình hình nhập xuất, tồn kho vật liệu, hàng hóa tại xí nghiệp. - Tiến hành đối chiếu sổ sách và tình hình thực tế với thủ kho. - Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị của vật liệu khi xuất dùng cho các đối tượng khác nhau. - Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp. Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm 9 - Xây dựng giá thành kế hoạch, xác định đối tượng tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương: - Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên, tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho cồng nhân viên, quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương. - Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, cho các đối tượng lao động. - Định kỳ phải tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ lương, cung cấp thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận liên quan và cho lãnh đạo. Thủ quỹ: - Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm tra nội dung trên phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu hoàn tiền tạm ứng…. chính xác về thông tin. - Định kỳ kiểm kê quỹ phục vụ cho công tác kiểm kê theo quy định. Kế toán tổng hợp: - Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp; định khoản các nghiệp vụ phát sinh. - Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp. - Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng cty. - Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. - Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở. 2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty - Xí nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐBTC 10 - Kỳ kế toán: từ 01/01/X đến 31/12/X - Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ - Công ty CP Giầy Hải Dương áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung.( sơ đồ 4) - Kê khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: PP khấu hao đường thẳng - Phương pháp xác định giá trị vật tư, thành phẩm hàng hóa xuất kho: nhập trước xuất trước - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: tính theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán 3.1 Kế toán vốn bằng tiền a.Kế toán tiền mặt: - Tiền Việt Nam - Tài khoản sử dụng: TK 111 “ Tiền Việt Nam” - Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi… * Phương pháp kế toán: (a) Khi thu tiền bán hàng, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, thu hồi được các khoản nợ phải thu, tạm ứng, tiền đầu tư, các khoản kí cược, thu nhập khác kế toán ghi Nợ TK 111 Có các TK liên quan: TK 511, 512, 515, 112, 131, 144… (b) Khi xuất tiền mặt để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, nộp tiền vào ngân hàng, nộp thuế, trả nợ người bán, trả lương, thưởng cho người lao động, chi tiền cho hoạt động đầu tư, kí cược, kí quỹ…kế toán ghi Nợ các TK có liên quan: TK 112, 152, 153, 156, 211, 333, 334, 331, 144, 244,… Có TK 111 Ví dụ 1: Căn cứ vào phiếu chi số 88 ngày 31/12/2014 ( Phụ lục 02) thanh toán cước dịch vụ viễn thông cho Viễn Thông VNPT Hải Dương số tiền 1.000.000đ. Kế toán định khoản như sau: 11 Nợ TK 641(1): 1.000.000đ Nợ TK 133(1): 100.000đ Có TK 111(1): 1.100.000đ Ví dụ 2: Căn cứ vào phiếu chi số 28 ngày 12/10/2014 ( Phụ lục 03) thanh toán tiền mua phom PVC cho công ty TNHH Thái Hưng số tiền 6.534.000đ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152(2): 5.940.000đ Nợ TK 133(1): 594.000đ Có TK 111(1): 6.534.000đ b. Kế toán tiền gửi ngân hàng : - Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo có, Giấy báo nợ hoặc các bản kê sao của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản… - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 112 - Tiền gửi ngân hàng - Phương pháp kế toán: Ví dụ 1: Ngày 4/6/2014, công ty nhận được Phiếu báo có của ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương (Phụ lục 04) thông báo công ty Giầy Vĩnh Phú thanh toán hợp đồng mua giầy số tiền 25.000.000 đồng. Kế toán ghi sổ TK 1121 (Phụ lục 05) và định khoản như sau: Nợ TK 112(1): 25.000.000 đồng Có TK131: 25.000.000 đồng. Ví dụ 2: Ngày 12/6/2014, công ty nhận được giấy báo nợ của ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Dương (Phụ lục 06), công ty CP Giầy Hải Dương thanh toán tiền cho công ty TNHH SAM CHEM số tiền 108.787.250đ. Kế toán ghi sổ TK 1121 (Phụ lục 5) và định khoản như sau: Nợ TK 331: 108.787.250đ Có TK 112(1): 108.787.250đ 12 3.2 Kế toán tài sản cố định - Tài khoản sử dụng: TK 211 “ TSCĐ hữu hình ”; TK 214 “ hao mòn TSCĐ ”; TK 213 “ TSCĐ vô hình ” - Chứng từ sử dụng: hóa đơn biên bản giao nhận TSCĐ, phiếu tăng TSCĐ, quyết định thanh lý, nhượng bán điều tiết các cấp có thẩm quyền quyết định. 3.2.1 Đặc điểm tài sản cố định Các loại tài sản cố định của công ty: chủ yếu là TSCĐ hữu hình như: - Các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… - Nhà cửa, vật kiến trúc… 3.2.2 Đánh giá tài sản cố định - Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá Nguyên giá = Giá mua thực tế của TSCĐ ( không bao gồm thuế GTGT) + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử. Ví dụ: HĐ GTGT số 0000388 ngày 21 tháng 10 năm 2014 mua 01 máy ép gót nóng lạnh, giá mua chưa thuế là 80.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 2.000.000đ. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nguyên giá= 80.000.000đ+ 2.000.000đ= 82.000.000đ 3.2.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ - Kế toán tăng TSCĐ Ví dụ: HĐ GTGT số 0000388 ngày 21 tháng 10 năm 2014 mua 01 máy ép gót nóng lạnh, giá mua chưa thuế là 80.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 2.000.000đ. Đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 211: 80.000.000đ Nợ TK 133: 8.000.000đ Có TK 112: 88.000.000đ - Kế toán giảm TSCĐ Ví dụ: ngày 26 tháng 9 năm 2013 công ty nhượng bán 01 máy cán đã qua sử dụng có nguyên giá 50.000.000đ, đã khấu hao 40.000.000đ. Giá bán chưa thuế là 8.000.000đ (thuế GTGT 10%). Đã thu bằng tiền mặt. 13 BT 1: Nợ TK 811: 10.000.000đ Nợ TK 214: 10.000.000đ Có TK 211: BT 2: 50.000.000đ Nợ TK 111: 8.800.000đ Có TK 711: Có TK 333(1): 8.000.000đ 800.000đ 3.2.4 Kế toán khấu hao TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá / Số năm sử dụng Ví dụ: Ngày 21 tháng 10 năm 2014 mua 01 máy ép gót nóng lanh,80.000.000đ thuế 10%.Chi phí vận chuyển 2.000.000đ.Thời gian sử dụng là 5 năm. Mức khấu hao bình quân năm= (80.000.000.+2.000.000)/5 = 16.400.000đ/năm Tỉ lệ trích khấu hao= (1: 5)*100% = 20% 3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 “ phải trả công nhân viên”; TK 338 “phải trả phải nộp khác”. - Chứng từ kế toán sử dụng: bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bố tiền lương. * Hình thức trả lương và phương pháp tính lương Đơn vị áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc. Theo hình thức này, tiền lương trả cho công nhân viên sẽ được tính theo thời gian làm việc thực tế ( ngày công thực tế ) x hệ số cấp bậc hay theo mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng với người lao động để tính số tiền lương phải trả. Lương phải trả cho người lao động = (Mức lương tháng: 26 ngày) x số ngày thực tế Lương tăng ca = Số giờ tăng ca x mức lương theo giờ - Xem bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương ( Phụ lục 3) 14 Ví dụ 1: Ngày 30/11/2014, phòng kế toán công ty tính tiền lương phải trả cho bộ phận hành chính trong công ty là: 254.000.000 đồng. Kế toán định khoản: Nợ TK 642 : 254.000.000 đ Có TK 334 : 254.000.000 đ - Đối với các khoản trích theo lương tính vào lương của cán bộ công nhân viên, kế toán định khoản: Nợ TK 334 : 24.130.000 đ Có TK 338(3) BHXH : 17.780.000 đ (254.000.000x7%) Có TK 338(4) BHYT : 3.810.000 đ (254.000.000x1.5%) Có TK 338(9) BHTN : 2.540.000 đ ( 254.000.000x1%) Cùng ngày công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán định khoản: Nợ TK 334 : 229.870.000 đ Có TK 112(1) : 229.870.000 đ - Đối với các khoản trích theo lương tính vào chi phí của công ty: Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 58.420.000đ Có TK 338(2) KPCĐ: 5.080.000 đ (254.000.000x2%) Có TK 338(3) BHXH: 43.180.000 đ (254.000.000x17%) Có TK 338(4) BHYT: 7.620.000 đ (254.000.000x3%) Có TK 338(9) BHTN: 2.540.000 đ ( 254.000.000x1%) 3.4. Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (CCDC) - Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu vật liệu”; TK 153 “Công cụ dụng cụ”; - Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho; Phiếu lĩnh vật tư; Thẻ kho Phương pháp kế toán: Ví dụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000486 ngày 10/6/2014 ( Phụ lục 07), công ty CP Giầy Hải Dương mua của công ty TNHH SAM CHEM hóa 15 chất TOLUEN giá 98.897.500đ, thuế GTGT 10%. Kế toán ghi sổ nhật ký chung và lập phiếu nhập kho số 46 định khoản như sau: Nợ TK 152: 98.897.500đ Nợ TK 133(1): 9.889.750đ Có TK 331(SAMCHEM): 108.787.250đ 3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK sử dụng: TK 621 (a) Khi xuất NL, VL cho sản xuất sản phẩm Nợ TK 621 Có TK 152 (b) Trường hợp NL, VL mua về không nhập kho mà giao ngay cho nhà sản xuất sản phẩm - Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 621 Nợ TK 133(1) Có TK 111, 112, 331… (c ) Nhập lại kho NL, VL không dùng hết Nợ TK 152 Có TK 621 (d) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí NL, VL trực tiếp Ví dụ 1: ngày 11 tháng 9 năm 2013 phiếu xuất kho số 26 xuất kho 1000 bìa duplex dùng cho sản xuất sản phẩm. Trị giá xuất kho 7.700.000đ ( đã bao gồm thuế GTGT) Nợ TK 621: 7.000.000đ Nợ TK 133: 700.000đ Có TK152: 7.700.000đ 16 Ví dụ 2: Ngày 20 tháng 9 năm 2013 phiếu xuất kho số 30 xuất kho 20m COSMO mã 022 dùng cho sản xuất sản phẩm. Trị giá xuất kho 16.500.000đ Nợ TK 621: 15.000.000đ Nợ TK 133: 1.500.000đ Có TK 152: 16.500.000đ 3.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK sử dụng: TK 622 (a) Khi xác định tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 334 Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) (b) Đối với doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép, khi trích trước Nợ TK 622 Có TK 335 (c) Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Nợ TK 335 Có TK 334 (d) Cuối kỳ, khi kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm và phần vượt của chi phí công nhân trực tiếp vào giá vốn hàng bán Nợ TK 154 Có TK 622 Ví dụ: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân tổ 4 phân xưởng pha cắt. Tiền lương phải trả trong tháng là 67.872.000đ. Tỉ lệ trích 15% Mức trích tiền lương nghỉ phép trong tháng = 67.872.000đ* 15% = 10.180.800đ Nợ TK 622: 10.180.800đ Có TK 335: 10.180.800đ 3.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung TK sử dụng: TK 627 17 (a) Khi tính lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ, đội sản xuất Nợ TK 627 Có TK 334 Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) (b) Khi xuất vật liệu cho phân xưởng, tổ, đội sản xuất, như xuất vật liệu dung cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, cho quản lí điều hành của phân xưởng, tổ, đội sản xuất (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Nợ TK 627(2) Có TK 152 (c ) Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng, tổ, đội sản xuất * Nếu xuất dung và phân bổ một lần do giá trị của nó nhỏ Nợ TK 627(3) Có TK 153 * Nếu công cụ, dụng cụ có giá trị lớn phải phân bổ nhiều lần BT1: Nợ TK 142, 242 Có TK 153 BT2: Nợ TK 627(3) Có TK 142, 242 (d) Khi trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, tổ, đội sản xuất Nợ TK 627(4) Có TK 214 (e) chi phí dịch vụ mua ngoài, như chi phí điện, nước, điện thoại…thuộc phân xưởng, tổ, đội sản xuất Nợ TK 627(7) Nợ TK 133(1) Có TK 111,112,331 (f) Đối với chi phí bằng tiền khác phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, tổ, đội sản xuất Nợ TK 627(8) Nợ TK 133(1) Có TK 111, 112, 331 18 (g) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá vốn hàng bán Nợ TK 154 Có TK 627 Ví dụ: Phiếu chi PC45 ngày 15 tháng 10 năm 2014 thanh toán tiền điện dùng cho phân xưởng may. Số tiền là: 8.500.000đ Nợ TK 627: 8.500.000đ Có TK 111: 8.500.000đ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan