Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại nhtmcp quân đội – chi nhánh thanh xuân...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại nhtmcp quân đội – chi nhánh thanh xuân

.DOC
15
138
55

Mô tả:

Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương BÁO CÁO TỔNG HỢP Danh mục các từ viết tắt NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. DN : Doanh nghiệp. NHNN : Ngân hàng nhà nước. KH : Khách hàng. NH : Ngân hàng. NHQĐ : Ngân hàng Quân Đội. PGD : Phòng giao dịch. VNĐ : Việt Nam đồng. TTQT : Thanh toán quốc tế. NH – TC : Ngân hàng – Tài chính. ĐH KTQD : Đại học kinh tế quốc dân. SV: Nguyễn Hữu Chung 1 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại đã tồn tại và phát triển hàng trăm hàng nghìn năm nay gắn liền với sự phát triển kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là kinh tế thị trường thì NHTM cũng theo đó mà ngày càng hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu của một nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất nhận gửi, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay … Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho NH, tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới không được ổn định kéo theo rất nhiều hệ lụy, rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản trong những năm gần đây thì Ngành ngân hàng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn. Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình thì NH cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay để có thể lựa chọn được dự án tốt tránh xảy ra rủi ro gây thất thoát cho chính mình. SV: Nguyễn Hữu Chung 2 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương Đơn vị thực tập : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân. Địa chỉ : Số 475, Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Trụ sở chính : Trước ngày 11/10/2012 trụ sở chính nằm ở số 3 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội. 1. Giới Thiệu về NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân. 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Sau khi đất nước thống nhất, nhất là sau thời kỳ đổi mới năm 1986, nhiều nhà máy xí nghiệp trong quân đội chuyển sang làm kinh tế. Cùng với đó, đã ra đời nhiều doanh nghiệp quân đội chuyên hoạt động xây dựng kinh tế, hoặc kết hợp quốc phòng với kinh tế, trong đó có một số tổng công ty lớn của quân đội. Khó khăn lớn nhất của các công ty thời đó là về tài chính và vốn. Định hướng ngay từ đầu của Đảng ủy Quân sự Trung ương ( nay là Quân ủy Trung ương ) và Bộ Quốc phòng là có một tổ chức tài chính hoặc công ty tài chính đề hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội sản xuất kinh doanh. Sau khi nghiên cứu mô hình hoạt động của một số ngân hàng quân đội ở một số nước trên thế giới, được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãnh đạo Bộ Quốc phòng quyết định thành lập một ngân hàng theo mô hình cổ phần. Tức là pháp nhân hình thành, nguồn vốn chủ yếu là từ các doanh nghiệp quân đội. NHTMCP Quân Đội được thành lập vào năm 1994, theo quyết định số 0054/NH-GP NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận SV: Nguyễn Hữu Chung 3 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng . Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng mà trực tiếp là Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng và Cục Tài chính, số vốn mà các doanh nghiệp quân đội đóng góp lên đến 70%, còn lại 30% được huy động theo hình thức xã hội hóa. Quy mô ngân hàng lúc mới thành lập rất nhỏ, chưa có một phòng giao dịch nào ngoài Hội sở chính đi thuê ở 28A, đường Điện Biên Phủ (Hà Nội ). Nguồn nhân lực khi đó chỉ có 25 cán bộ, nhân viên, có 5 máy tính rất thô xơ và thủ công. NHTMCP Quân Đội ra đời và định hướng chủ yếu trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các DN Quân Đội tham gia phát triển nền kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Ngành nghề kinh doanh :  Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam.  Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật .  Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của Pháp luật.  Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Pháp luật.  Mua bán, gia công, chế tác vàng.  Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật. Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay NHTMCP Quân Đội đã trở thành một trong những NHTMCP hàng đầu và thực sự có tiềm năng lớn trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khằng định là thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chinh ( ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán ) và bất động sản tại Việt Nam. NHTMCP Quân Đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng SV: Nguyễn Hữu Chung 4 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương công nghệ. Chính vì vậy chất lượng phục vụ của NH ngày càng được cải thiện , mang lại sự yên tâm hiệu quả, khẳng định thương hiệu “vững vàng – tin cậy” trong long đối tác cũng như KH của NH. Đến nay thương hiệu của MB luôn được đánh giá cao trong khối các NHTMCP, đã nhiều năm liền gần đây MB được NHNN xếp hạng A, nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan , tổ chức có uy tín trao tặng. Mới đây, một lần nữa MB khẳng định được thương hiệu của mình qua việc 3 lần liên tiếp nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt Nam” do người tiêu dùng bình chọn. Đặc biệt trong 4 năm gần đây, tuy phải đối mặt với khó khăn trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng, nhưng MB vẫn vươn lên khằng định vị trí là một trong 5 NHTMCP hàng đầu với sự tăng trưởng ổn định. Đặc biệt trong năm 2012 MB là ngân hàng có lợi nhuận đứng đầu trong khối NHTMCP. Điều này thể hiện trong kết quả sau đây ( tính đến Quý 4 năm 2012 ) :  Tổng tài sản đạt 175.612 tỷ đồng tăng 26,8% so với năm 2011 và      tăng 60% so với năm 2010. Dư nợ cho vay 73.166 tỷ đồng. Huy động vốn 117.747 tỷ đồng. Vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng . Lợi nhuận trước thuế 3.024 tỷ đồng. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ có tỷ lệ tăng và tăng 19% so với năm 2011.  Nợ xấu được kiểm soát dưới 2%. Như vậy, nhìn vào các chỉ tiêu trên có thể thấy MB đã hoàn thành rất tốt kế hoạch đặt ra trong năm 2012, bảo đảm tốt tính thanh khoản và kiểm soát nợ xấu dưới tiêu chuẩn cho phép trong những năm qua. Điều đó khằng định năng lực quản trị của ban lãnh đạo MB trong việc hoạch định chiến lược, có giải pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn và phát triển, hoạt động tín dụng được thẩm định rất chặt chẽ , duy trì được mối quan hệ với khách hàng lâu SV: Nguyễn Hữu Chung 5 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương năm, khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, MB duy trì chính sách mở rộng tín dụng thận trọng, phát triển dịch vụ cung ứng cho khách hàng theo chuỗi, phát triển khách hàng mới có chọn lọc. Cách làm này vừa hỗ trợ khách hàng ổn định nguồn tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp đỡ các đối tác thắt chặt mối quan hệ với bạn hàng, vừa giúp MB an toàn trong hoạt động nghiệp vụ, trong đó tình hình kiểm soát nợ xấu thấp dù tăng trưởng tín dụng là cao so với mặt bằng chung của thị trường. Ngân hàng đổi mới hệ thống thẩm định tín dụng, xác định quy chế với quy trình hợp lý vừa đảm bảm kiểm soát chất lượng tín dụng vừa đảm bảo yêu cầu của khách hàng nhanh nhất. Cán bộ nghiệp vụ đã theo sát nhu cầu của khách hàng, hiểu sâu năng lực khách hàng và tài trợ hợp lý. Đối với chi nhánh NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân, được thành lập vào tháng 11/2008 ( trên cơ sở Phòng Giao Dịch Thanh Xuân – trực thuộc Sở Giao Dịch ). Về mặt pháp lý NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân là một chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHTMCP Quân Đội, hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hạn chế. Chi nhánh hoạt động với tư cách pháp nhân của NHTMCP Quân Đội. Địa điểm trụ sở : Hiện nay trụ sở của chi nhánh được đặt ở 475 Đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Nằm ngay ngã tư Khuất Duy Tiến và Nguyễn Trãi, đây là vị trí trung tâm Quận Thanh Xuân tập trung đông dân cư, các khu vực thương mại, các doanh nghiệp phù hợp với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Tên Ngân hàng :  Tên giao dịch : Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân.  Tên viết tắt : Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân.  Tên tiếng anh : Military commercial Joint Stock Bank. SV: Nguyễn Hữu Chung 6 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương Chi nhánh Thanh Xuân chủ yếu phục vụ các khách hàng trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Lĩnh vực hoạt động của MB Thanh Xuân. MB Thanh Xuân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ.         Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân. Huy động tiền gửi tiết kiệm. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, Cho vay Treasury đối với MB Việt Nam. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Làm nhiệm vụ thanh toán giữa các khách hàng và các ngân hàng. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức.  Dịch vụ bảo lãnh.  Dịch vụ ngân quỹ. 1.2.Cơ cấu tổ chức và nhân sự. NHQĐ Thanh Xuân triển khai mô hình theo mô hình của một NH hiện đại theo chiến lược phát triển của NHQĐ với cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng : Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân Ban Giám Đốc Phòng dịch vụ khách hàng và Kế toán Phòng Giao Dịch PGD Xa La PGD Phùng Hưng Phòng Kinh Doanh Bộ Phận PGD Quan Hệ Khách Linh Hàng Đàm SV: Nguyễn Hữu Chung Bộ Phận Hỗ Trợ Phòng Hành Chính Bộ Phận Quản Lý Tín Dụng 7 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương Ban giám đốc gồm có : 4 người. Phòng hành chính gồm có : 2 người. Phòng dịch vụ khách hàng và kế toán gồm có : 10 người. Phòng kinh doanh gồm có : 32 người.  Bộ phận quan hệ khách hàng gồm có : 16 người.  Bộ phận hỗ trợ gồm có : 11 người.  Bộ phận quản lý tín dụng gồm có : 5 người. Phòng giao dịch gồm có : 46 người.  Phòng giao dịch Phùng Hưng gồm có : 17 người.  Phòng giao dịch Linh Đàm gồm có : 15 người.  Phòng giao dịch Xa La gồm có : 14 người. Với 94 cán bộ ngân hàng có trình độ cao, kinh nghiệm và phẩm chất tốt trong công việc, chi nhánh không ngừng phát triển và đạt được những thành công đáng kể. Bộ máy quản lý gồm 1 Giám đốc và các phòng ban riêng biệt với trình độ chuyên môn cao giúp cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sự đồng bộ và kỹ năng làm việc đã khằng định rõ hơn thương hiệu của NHTMCP Quân Đội nói chung và NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân nói riêng. 1.3.Những thuận lợi và khó khăn của NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân. Những thuận lợi: Là một chi nhánh được thành lập sớm của NHQĐ và tiền thân là phòng giao dịch nên đến nay chi nhánh Thanh Xuân đã có một số lượng khách hàng đông đảo phần lớn là khách hàng truyền thống có uy tín. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn thuận lợi, dân cư đông đúc, các khu đô thị mới, dân trí cao, có thu nhập khá, ổn định. Số lượng doanh nghiệp tương đối đông. Khó khăn : Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM khác trên địa bàn là rất nhiều, môi trường cạnh tranh rất gay gắt. SV: Nguyễn Hữu Chung 8 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương 2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân. Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong nền kinh tế, đặc trưng của NH là huy động vốn để cho vay. Chính vì vậy, trong hoạt động huy động vốn có một vị trí cực kỳ quan trọng, là cơ sở quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của NH. Trong thời gian qua NHQĐ Thanh Xuân luôn quan tâm đúng mức, chủ động tích cực khai thác các nguồn vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo tăng trưởng cho nguồn vốn được liên tục và ổn định. 2.1. Hoạt động huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc chi nhánh Thanh Xuân đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. SV: Nguyễn Hữu Chung 9 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Thanh Xuân. (Đơn vị : triệu đồồng) Chỉ tiêu Tổng vốn huy động Dân cư Vay NHNN và các tổ chức tín Năm 2010 1.633.771 821.376 - Năm 2011 1.769.349 762.689 - Năm 2012 2.414.396 1.346.835 - dụng khác Tổ chức kinh tế 842.395 1.006.660 1.067.561 Nguồn : Phòng Kinh Doanh – chi nhánh Thanh Xuân Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Thanh Xuân. (Đơn vị : Triệu đồồng) 1. 2. 3. 4. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Theo loại tiền gửi 1.633.771 1.769.349 - VNĐ 1.267.458 1.307.249 - Ngoại tệ 366.313 462.100 Theo thời gian huy động 1.633.771 1.769.349 - Không kỳ hạn 381.200 317.811 - Kỳ hạn dưới 1 năm 1.150.790 1.367.069 - Kỳ hạn trên 1 năm 101.781 84.469 Theo thành phần kinh tế 1.633.771 1.769.349 - Dân cư 821.376 762.689 - Tổ chức tín dụng - Tổ chức kinh tế 842.395 1.006.660 Theo sản phẩm tiền gửi 1.633.771 1.769.349 - Tiền gửi thanh toán 962.489 1.021.748 - Tiền gửi tiết kiệm 671.282 747.601 Nguồn : Phòng Kế Toán – chi nhánh Thanh Xuân Năm 2012 2.414.396 1.924.708 489.688 2.414.396 587.618 1.548.756 278.022 2.414.396 1.346.835 1.067.561 2.414.396 1.548.274 866.122 Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng từ 1.633.771 triệu đồng năm 2010 lên 1.769.349 triệu đồng năm 2011 tương đương tăng 8% so với năm 2010 và 2.414.396 triệu đồng năm 2012 tương đương tăng 36% so với năm 2011. Qua đó ta thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2012 khi mà tình hình kinh tế đang trở nên khó khăn. Trong đó tỷ lệ huy động vốn bằng tiền VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tiền gửi bằng ngoại tệ tuy có tăng nhưng tăng SV: Nguyễn Hữu Chung 10 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương với tỷ lệ nhỏ. Trong những năm gần đây việc thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến làm cho lượng tiền huy động được bằng thanh toán tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng 6% vào năm 2011 nhưng đến 2012 tăng 52%. Lượng tiền gửi tiết kiệm cũng tăng đều đặn, năm 2011 tăng 11% và năm 2012 tăng 16%. Có được kết quả trên là sự nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh và thương hiệu của MB. Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Thanh Xuân đang được tăng với chiều hướng tốt. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng đều, tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng, ngoài ra tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh đó là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh. 2.2. Hoạt động cho vay vốn. Cho vay đóng vai trò quan trọng tạo nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Nó phản ánh khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng và là nguồn thu chủ yếu để bù đắp cho các chi phí trong quá trình hoạt động và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Bảng 2.3. Tình hình cho vay tại chi nhánh Thanh Xuân (Đơn vị : Triệu đồồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số cho vay 3.847.537 4.724.313 5.268.471 Doanh số thu nợ 3.623.486 4.973.295 5.647.235 Tổng dư nợ 1.154.516 1.234.067 1.586.159 Nguồn : Phòng Tín dụng – chi nhánh Thanh Xuân Thông qua bảng số liệu về tình hình dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ, ta có thể thấy trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 việc sử dụng vốn tại chi nhánh Thanh Xuân càng ngày càng đạt hiệu quả hơn. Năm 2010 doanh số thu hồi nợ thấp hơn doanh số cho vay ra nhưng đến năm 2011 và 2012 thì doanh số thu hồi nợ đã cao hơn doanh số cho vay ra. Tổng dư nợ SV: Nguyễn Hữu Chung 11 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương tăng trưởng đều năm 2011 tăng 7% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 29% so với năm 2011. Bảng 2.4. Nợ quá hạn tại chi nhánh Thanh Xuân (Đơn vị :Triệu đồồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dư nợ 1.154.516 1.234.067 1.586.159 Nợ quá hạn 70.874 88.731 48.878 Tỉ lệ nợ quá hạn 6.14% 7.19% 3.08% Nguồn : Phòng Tín dụng – chi nhánh Thanh Xuân Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh trong năm 2011 tăng hơn cả về số lượng và tỷ lệ so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 với việc thắt chặt tín dụng và chất lượng thẩm định được nâng cao tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm rõ rệt tuy còn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của NHQĐ là 2% nhưng đây là một tín hiệu bước đệm tốt cho năm 2013. 2.3. Hoạt động khác. Ngoài hoạt động cơ bản là cho vay thì NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân còn chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng như : Thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ… Hoạt động thanh toán quốc tế : Hoạt động TTQT của chi nhánh tăng mạnh cả về số món và giá trị, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu, góp phần tích cực tăng trưởng nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ. Tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý , kiểm tra xử lý bộ hồ sơ thanh toán, đảm bảo thanh toán với nước ngoài an toàn và chính xác. Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có nhu cầu TTQT tại các phòng giao dịch. Dịch vụ bảo lãnh : NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh SV: Nguyễn Hữu Chung 12 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương doanh, dịch vụ. Đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với thủ tục nhanh gọn và cạnh tranh. Trong những năm qua hoạt động đạt được kết quả cao. Doanh số bảo lãnh tăng và chất lượng bảo lãnh cũng ngày càng tăng theo. Các dịch vụ khác : Trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ trong NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân đã có những bước tiến vượt bậc đem lại nguồn thu nhập không nhỏ và làm tăng uy tín cho ngân hàng. Đạt được điều này là do MB Thanh Xuân đã áp dụng khoa học kỹ thuật và các chính sách hợp lý. Ngoài ra còn nhờ vào năng lực nghiệp vụ, phong cách làm việc và thái độ tích cực của đội ngũ nhân viên ngân hàng. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Thanh Xuân. (Đơn vị : Triệu đồồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng doanh thu 287.390 489.344 500.958 Tổng chi phí 230.894 402.571 434.801 Lợi nhuận trước thuế 56.495 86.773 66.156 Lợi nhuận sau thuế 42.371 65.080 49.617 Nguồn : Báo cáo thường niên chi nhánh Thanh Xuân Nhìn vào kết quả hoạt đông kinh doanh tại chi nhánh ta thấy doanh thu của chi nhanh càng ngày càng tăng, trong năm 2012 chi phí cao do chi nhánh đầu tư trang thiết bị nên mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2012 vẫn bị giảm so với năm 2011. Có được thành quả như vậy là do MB Thanh Xuân đã nâng cao chất lượng khoản vay, quản lý nợ vay tốt, đôn thúc khách hàng trả nợ kịp thời và xử lý tốt các khoản nợ quá hạn. 3. Mục tiêu và định hướng của NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân trong thời gian tới. SV: Nguyễn Hữu Chung 13 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương Trong những năm qua tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đất nước mất ổn định. NHNN ban hành nhiều văn bản pháp lý để phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế đã phần nào tạo nên khó khăn cho nền kinh tế nói chung mà ngành ngân hàng cũng không thể tránh khỏi và MB Thanh Xuân nói riêng. Từ bài học kinh nghiệm rút ra và những nhiệm vụ được giao thì MB Thanh Xuân đề ra mục tiêu hoạt động đến 31/12/2013 là :      Tổng nguồn vốn huy động tăng trên 30% so với năm 2012. Tổng dư nợ cho vay tăng 30% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 2%. Lợi nhuận hạch toán tăng 30% so với năm 2012 Doanh thu đảm bảo quỹ thu nhập, quỹ tiền lương theo chế độ và đảm bảo mức dự phòng. SV: Nguyễn Hữu Chung 14 Lớp: TCDN 49C Báo cáo tổng hợp GVHD: ThS. Hoàng Thị Lan Hương KẾT LUẬN Ngân hàng thương mại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, nó là hệ thần kinh là trái tim của nền kinh tế, nếu ngân hàng lâm vào khủng hoảng, đổ vỡ thì hậu quả nó gây ra có thể làm đổ vỡ cả một nền kinh tế. Trong khi đó ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng mà điển hình là nghiệp vụ cho vay tạo ra lợi nhuận cao nhất cho một ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của đất nước càng ngày càng có nhiều dự án được hình thành nhưng không phải công ty nào cũng có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án của mình và khi đó họ nghĩ ngay đến ngân hàng thương mại. Và không phải dự án nào cũng thành công và đạt được lợi nhuận như dự tính, chính vì vậy trước khi ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cho vay cần có một nghiệp vụ đó chính là thẩm định tài chính dự án. Qua quá trình học tập tại Viện NH – TC Trường ĐH KTQD, được sự hướng dẫn tận tình của Giảng Viên : Ths. Hoàng Thị Lan Hương và quá trình thực tập tổng hợp tại NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân, được sự hướng dẫn của các chuyên viên thẩm định, để thấy được sự quan trọng của hoạt động thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM nói chung và NHQĐ chi nhánh Thanh Xuân nói riêng. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Thanh Xuân”. SV: Nguyễn Hữu Chung 15 Lớp: TCDN 49C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan