Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất huy hòa...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất huy hòa

.DOCX
25
74
58

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NỘI THẤT HUY HÒA 1. Giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất Huy Hòa Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn nội thất Huy Hòa Tên giao dịch quốc tế: Huy Hoa Furniture Limited Company Địa chỉ: KM 31- Quốc lộ 6A- Đông Sơn- Chương Mỹ - Hà Nội Email: [email protected] Mã số thuế:0500396494 Tel: 0433723650 Fax: 0433723651 Công ty TNHH nội thất Huy Hòa được chính thức thành lập vào ngày 28/02/2001 với tên công ty là Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Huy Hòa và đăng ký thay đổi lần thứ 2 vào ngày 30/12/2008 với tên công ty là Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa theo giấy phép ĐKKD số 0302000097 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa là loại hình doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn, vào thời điểm thành lập số vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 đồng. Trong những năm qua, với sự quản lý sáng suốt của cán bộ lãnh đạo Công ty và sự nhiệt tình trong công việc của các thành viên trong công ty, đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội, Công ty đã không ngừng phát triển và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.  Chức năng của Công ty: Công ty TNHH nội thất Huy Hòa đươc thành lập với mục đích thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cả về số lượng cũng như chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nhằm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên của toàn công ty, cụ thể trong việc thực hiện các chức năng sau: Chuyên sản xuất kinh doanh các loại đồ gỗ nội thất, đây là mặt hàng chủ yếu đem lại nguồn thu nhập chính cho Công ty. Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre… Cung cấp đồ gỗ nội thất phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, văn phòng, quầy bar…cho thị trường. Cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội thất phân phối qua các đại lý.  Nhiệm vụ của Công ty: Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. Hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, có nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước Công ty luôn cần đưa ra các giải pháp để đảm bảo một sự phát triển bền vững, cần nâng cao tính năng ứng dụng của sản phẩm hơn, không ngừng nghiên cứu sáng tạo để đưa ra các ứng dụng hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty phải luôn cố gắng sản xuất, duy trì và củng cố hơn nữa hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng, không ngừng nâng cao vốn điều lệ và nâng dần thu nhập cho Cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo đúng chế độ của Nhà nước. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động hiện hành. Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý tài sản, tài chính, chính sách cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới và hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái… 2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh chúng với tiêu chuẩn để đưa ra kết luận cuối cùng là công việc kinh doanh có hiệu quả hay không hoặc hiệu quả ở mức độ nào. Quan trọng hơn cả là việc tính toán, so sánh các số liệu để thấy được những đúng đắn cũng như những sai lầm mắc phải trong quá trình kinh doanh. Có vậy mới có những tháo gỡ những điểm yếu, phát huy thế mạnh trong công tác quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp rất phức tạp. Do vậy, không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá, mà cần phải sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá, có như vậy mới thấy rõ được hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đó có thực sự hiệu quả hay không. Cũng như các Công ty khác, kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa cũng được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, chỉ tiêu phản ánh doanh thu, lợi nhuận, chi phí, chỉ tiêu phản ánh các khoản nộp Ngân sách Nhà nước… Dưới đây sẽ phân tích các chỉ tiêu trên để có thể đánh giá được về hiệu quả kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Bảng1: Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009- 2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Vốn kinh doanh 24.805 Lợi nhuận ròng 2.441 Hệ số doanh lợi của vốn kinh 0,098 doanh Năm Năm 2011 Năm 2012 2010 26.315 2.636 0,100 30.502 3.850 0,126 31.714 3.713 0,117 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hình1: Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Đvt: triệu đồng 35,000 30,000 25,000 20,000 Vốốn kinh doanh Lợi nhuận ròng 15,000 10,000 5,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty biến đổi không đều qua các năm. Cụ thể, doanh lợi vốn kinh doanh năm 2009 đạt 0,098, có nghĩa là khi Công ty bỏ một đồng vốn vào kinh doanh thì tạo ra 0,098 đồng lợi nhuận (đã bao gồm cả lãi trả vốn vay), năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên 0,100 nghĩa là một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về được 0,100 đồng lợi nhuận. Năm 2011 và năm 2012 hệ số doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty có tăng lên, tuy nhiên nhìn chung chỉ tiêu này đạt được chưa cao, Công ty cần sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn kinh doanh của mình. Nhưng cũng phải thấy rằng Công ty cũng đã có những cố gắng nhất định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.  Chỉ tiêu phản ánh doanh thu Bảng2: Hệ số doanh lợi của doanh thu của Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa giai đoạn 2009- 2012 (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 22.852 Năm 2010 24.215 Năm 2011 Năm 2012 32.656 34.110 2. Lợi nhuận 2.441 3. Hệ số doanh lợi của doanh 0,1068 thu 2.636 0,1088 3.850 0,1178 1. Doanh thu 3.713 0,1088 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hình2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 20092012 Đvt: Triệu đồng 40,000 35,000 30,000 25,000 Doanh thu Lợi nhuận sau thuếố 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Có thể thấy doanh thu của Công ty từ năm 2009 đến năm 2012 liên tục tăng. Cụ thể, doanh thu năm 2009 đạt 22.852 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 24.215 triệu đồng và tăng mạnh nhất vào năm 2011, đạt 32.656 triệu đồng, tăng 8.441 triệu đồng so với năm 2010, bước sang năm 2012 doanh thu của Công ty cũng tăng so với năm 2011 là 1.454 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng không nhiều, điều này có thể lý giải vì việc nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, Công ty cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, dù doanh thu năm 2012 tăng không nhiều so với mức tăng năm 2011 nhưng cũng cho thấy những cố gắng của Công ty đã đem lại những kết quả tích cực nhất định. Doanh thu tăng chứng tỏ kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009- 2012 đang có những bước phát triển mạnh. Tuy vậy để xét tính hiệu quả thì cần phải xem xét chỉ tiêu hệ số doanh lợi của doanh thu. Qua bảng số liệu có thể thấy hệ số doanh lợi năm từ năm 2009 đến năm 2011 cũng có xu hướng tăng, nhưng đến năm 2012 hệ số này lại giảm so với năm 2011. Cụ thể năm 2009 hệ số doanh lợi của Công ty đạt 0,1068 có nghĩa là cứ mỗi đồng doanh thu thu về doanh nghiệp có trong đó 0,1068 đồng lợi nhuận sau thuế, hệ số này năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 0,1088, 0,1178, 0,1088. Như vậy, có thể thấy năm 2011 là năm đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty, tuy năm 2012 hệ số doanh lợi của doanh thu có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2009. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn, những kết quả đạt được cho thấy Công ty cũng đã có những hướng đi đúng đắn và đem lại hiệu quả, giúp Công ty đứng vững trên thị trường và hứa hẹn sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Bảng3: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty giai đoạn 2009- 2012 (Đvt: Triệu đồng,%) ST T 1 2 3 4 5 6 7 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần 22.852 18.515 665 829 24.215 19.481 785 912 32.656 25.960 915 1.012 34.110 27.464 963 1.105 81,02 80,45 79,49 80,51 2,91 3,24 2,8 2,82 3,62 3,77 3,1 3,24 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hình3: Biểu đồ thể hiện chi phí của Công ty Đvt: triệu đồng 35,000 30,000 25,000 20,000 Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Giá vốốn hàng bán 15,000 10,000 5,000 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qua bảng số liệu trên có thể thấy mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và doanh thu thu về, từ đó có thể thấy được hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty, liệu Công ty có tiết kiệm được chi phí hay không? Có thể thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, từ 81,02% năm 2009 xuống còn 79,49% năm 2011, điều này có nghĩa là trong tổng doanh thu thuần thu được năm 2009 thì giá vốn hàng bán chiếm 81,02% còn năm 2011 trong tổng doanh thu thuần thu về thì giá vốn hàng bán chiếm 79,49%, như vậy Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí này, đây cho thấy Công ty đã tiết kiệm được khoản chi phí này góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty, tuy nhiên tỷ suất này trong năm 2012 lại cao hơn năm 2011, cụ thể năm 2012 là 80,51%, tỷ suất này tăng chứng tỏ giá vốn hàng bán của Công ty năm này tăng, nhưng cũng phải thấy rằng giá vốn tăng không quá nhiều trong khi doanh thu cũng có sự gia tăng thì có thể chấp nhận được, tuy vậy Công ty cũng cần có những biện pháp để tiết kiệm hơn nữa khoản chi phí này, đảm bảo hiệu quả kinh doanh Công ty. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuẩn của Công ty năm 2010 cao nhất so với các năm còn lại, năm 2010 tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần là 3,24% có nghĩa là để đạt được 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 3,24 đồng chi phí bán hàng, đến năm 2011 và 2012 tỷ suất giảm xuống còn 2,8% năm 2011 và 2,82% năm 2012. Như vậy, có thể thấy trong năm 2011 và 2012 khoản chi phí bán hàng đã được Công ty tiết kiệm, quản lý tốt hơn tránh tình trạng lãng phí như năm 2010, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng cũng như lợi nhuận của Công ty. Tương tự như tỷ suất chi phí bán hàng, tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2010 cũng cao nhất so với các năm còn lại. Cụ thể tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2009 là 3,62%, năm 2010 là 3,77% còn năm 2011 là 3,1%, năm 2012 là 3,24%, điều này có nghĩa là nếu trong năm 2010 để đạt được 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 3,77 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp còn năm 2011 Công ty chỉ phải mất 3,1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp để thu về 100 đồng doanh thu thuần, năm 2012 có tỷ suất này có tăng so với năm 2011 nhưng tăng không đáng kê. Như vậy, Công ty cũng đã có những nỗ lực nhất định trong việc tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn còn cao, đó là do Công ty đã thực hiện chính sách nâng cao mặt bằng lương ở cấp quản lý để giữ chân và thu hút nguồn nhân sự chất lương, tuy nhiên Công ty cũng cần sử dụng khoản chi phí này có hiệu quả hơn nữa. Như vậy, nhìn chung Công ty đang có những biện pháp để có thể tiết kiệm các khoản chi phí, đem lại hiệu quả cao hơn cho Công ty, năm 2012 do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, kết quả kinh doanh của Công ty cũng đã bị ảnh hưởng nhưng các nhà quản lý Công ty cũng đã có những bước đi đúng đắn để giảm thiểu những ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cần tiết kiệm hơn nữa các khoản chi phí này để làm gia tăng lợi nhuân của Công ty. Bảng4: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2009- 2012 Chỉ tiêu Đơn vị 1.Tổng giá trị sản lượng 2. Lợi nhuận 3. Số lao động 4. Năng suất lao động bình quân 5. Mức sinh lời bình quân lao động Triệu đồng Triệu đồng Người Triệu đồng/người Triệu đồng/người Năm 2009 23.016 Năm 2010 25.782 Năm 2011 33.515 Năm 2012 35.164 2.441 90 255,73 2.636 96 268,56 3.850 122 274,71 3.713 130 270,49 27,122 27,458 31,557 28,577 (Nguồn: Phòng Kế toán) Hình4: Biểu đồ thể hiện mức sinh lời bình quân của một lao động của Công ty Đvt: Triệu đồng/người Mức sinh lời bình quân của m ột lao đ ộng 32 31 30 29 Mức sinh l ời bình quân c ủa một lao động 28 27 26 25 24 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qua bảng số liệu ta thấy: Năng suất lao động bình quân đầu người có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 năng suất lao động bình quân là 255,73 triệu đồng/người và tới năm 2011 đạt tới 274,71 triệu đồng/người, tuy năm 2012 năng suất lao động có giảm so với năm 2011 số tiền là 4,22 triệu đồng nhưng vẫn giữ mức cao hơn năm 2009 và 2010. Như vậy, nhìn chung thì có thể thấy năng suất lao động bình quân ngày càng cao, điều đó có thể được lý gải qua hai nguyên nhân chủ yếu, đó là: Số lượng lao động tăng và giá trị tổng sản lượng tăng qua từng năm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đánh giá về mặt lượng, để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động thì cần phải xem xét chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động. Mức lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra qua các năm lần lượt là: - Năm 2009 đạt: 27,122 triệu đồng/người/năm - Năm 2010 đạt: 27,458 triệu đồng/ người/năm - Năm 2011 đạt: 31,557 triệu đồng/người/năm - Năm 2012 đạt: 28,557 triệu đồng/người/năm Như vậy, mức sinh lời của một lao động năm 2011 vẫn đạt cao nhất với 31,557 triệu đồng/người, tăng mạnh so với các năm còn lại, năm 2012 tuy có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn giữ mức cao hơn các năm trước. Điều này đã cho thấy Công ty đã có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, không chỉ tăng năng suất lao động mà còn làm mức sinh lời bình quân của một lao động tăng đáng kể. Với một đội ngũ lao động có chất lượng Công ty hoàn toàn có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa Công ty. 2.2 Kết quả hoạt động khác Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV nhằm đảm bảo sức khỏe cho CBCNV của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng tạo điều kiện cho CBCNV đi nghỉ mát, thăm quan du lịch hàng năm. Những chuyến đi này Công ty thường chọn những địa điểm có giá trị văn hóa lớn hay địa điểm du lịch nổi tiếng như vịnh Hạ Long, chùa Bái Đính, chùa Hương… Tổ chức các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể và rèn luyện sức khỏe. Nhằm khuyến khích, động viên CBCNV trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, Công ty có chính sách thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân tập thể có thành tích cao. Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp được Công ty trích nộp đúng, đủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cao cho người lao động trong việc thụ hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội. Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ giúp Công ty tạo niềm tin cũng như sự quan tâm tới nhân viên, đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa mọi người trong Công ty, đem lại cho mọi người sự động viên lớn lao về mặt tinh thần và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty: Ban giám đốốc Phòng kinh doanh Phòng kếố toán Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:  Ban Giám đốc: Chức năng và nhiệm vụ: Phòng kỹỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Giám đốc và các phó giám đốc là các nhà quản lý cấp cao của Công ty, là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Quyết định chiến lược, chính sách của Công ty. Quyết định và xử lý mọi vấn đề liên quan đến pháp luật và ký quyết mọi văn bản của Công ty. Tổ chức thực hiện phương án đầu tư và kế hoạch kinh doanh cụ thể của Công ty.  Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương và chế độ chính sách Thực hiện công tác quản lý hành chính Công ty Quản lý và chỉ đạo về nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ- nhân sự, công tác lao động- tiền lương. Xây dựng mô hình tổ chức, sản xuất. Tham mưu cho lãnh đạo về việc thành lập, giải thể các phòng ban trong Công ty. Xây dựng quy hoạch cán bộ. Xây dựng các quy chế, nội quy và quy định của Công ty…  Phòng kế toán Quản lý, theo dõi việc biến động của vốn kinh doanh trong Công ty, lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã được phê chuẩn. Chịu trách nhiệm đối với các công tác liên quan đến tài sản và nguồn vốn của Công ty, thực hiện công tác thu chi, phân bổ ngân sách theo yêu cầu, thống kê các hoạt động liên quan tới tài chính Lập và cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho ban giám đốc và các cơ quan hữu quan trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kinh doanh của Công ty. Đảm bảo hạch toán sổ sách theo các chuẩn mực kế toán hiện hành, phối hợp thực hiện quyết toán và thanh lý các hợp đồng kinh tế của Công ty với khách hàng. Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt công tác kiểm kê vật tư hàng hóa, tài sản theo quy định và chỉ đạo của cấp trên.  Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng có thiết kế, khuôn mẫu, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Đồng thời nghiên cứu chế tạo mẫu mã mới vào sản xuất, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật, các công đoạn của quy trình sản xuất, tất cả các khâu từ nguyên liệu đến bán thành phẩm.  Phòng kinh doanh: Chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ. Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trình giám đốc kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng tháng, từng quý trong năm. Phòng kinh doanh còn có chức năng thu thập các thông tin thị trường, phản hồi của khách hàng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.2 Các hoạt động quản trị của Công ty Hoạt động quản trị quá trình sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của Công ty chia làm hai giai đoạn: tạo phôi nguyên liệu và giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm. Cụ thể như sau: Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: với đầu vào là gỗ xẻ, nguyên liệu được tạo thành phôi nguyên liệu cho giai đoạn sau, phù hợp với yêu cầu về chất lượng gỗ, số lượng, kích thước. Hoạt động sản xuất được tổ chức theo sơ đồ sau: Gốỹ xẻ Bào rong Căốt Bào 4 mặt Phối nguỹến liệu Ghép Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được lựa chọn kỹ những điểm: mắt chết, cong vênh, mối mọt…sẽ được lọc bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia công chi tiết hoàn thiện. Giai đoạn gia công chi tiết và hoàn thiện sản phẩm: - Phối nguỹến liệu Tạo dáng Chà nhám máỹ Chà nhám taỹ - Veneer Thành phẩm Đóng gói Lăốp ráp Sơn Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến rất lớn đến chất lượng sản phẩm, vì thế giai đoạn này luôn được giám sát chặt chẽ từ đội ngũ quản lý xưởng, các kiến trúc sư thiết kế… nhằm mang lại chất lượng sản phẩm gỗ tốt nhất. Hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty: Nhân tố lao động cũng là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa hiện đang có đội ngũ lao động có chất lượng khá cao, và rất có tiềm năng, đây là một trong những điểm mạnh của Công ty. Công ty TNHH Nội thất Huy Hòa tính đến thời điểm năm 2012 có khoảng 130 cán bộ công nhân viên với cơ cấu như sau: Thứ nhất, theo tính chất công việc: Bảng5 Bảng phân bố cơ cấu lao động theo tính chất công việc giai đoạn 20092012 (Đvt: người, %) Năm 2009 2010 2011 2012 Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 73 81,11 17 18,89 77 80,21 19 19,79 97 79,51 25 20,49 102 78,46 28 21,54 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Hình5 Biểu đồ thể hiện mức sinh lời bình quân của một lao động Đvt: người 140 120 100 80 Lao động gián tếốp Lao động tr ực tếốp 60 40 20 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qua bảng phân bố cơ cấu lao động theo tính chất công việc ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng lao động gián tiếp. Cụ thể, năm 2009 số lượng lao động trực tiếp là 73 chiếm tỷ lệ 81,11%, năm 2010 số lao động trực tiếp là 77 người chiếm tỷ lệ 80,21%, và đến năm 2012 số lao động trực tiếp là 102 người chiếm tỷ lệ 78,46%. Tỷ lệ lao động gián tiếp tuy có tăng dần qua các năm tuy nhiên lượng lao động trực tiếp vẫn chiếm đa số. Nhìn chung thì với một công ty có chức năng sản xuất thì tỷ lệ này là khá hợp lý. Công ty ngày càng mở rộng thì tỷ lệ này càng được điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Thứ hai, cơ cấu lao động phân theo giới tính: Bảng6 Bảng phân bố cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2009- 2012 (Đvt: Người, %) Nam Năm 2009 2010 2011 2012 Số lượng 66 72 95 102 Nữ Tỷ lệ 73,33 75 77,87 78,46 Số lượng 24 24 27 28 Tỷ lệ 26,67 25 22,13 21,54 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Hình6 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính Đvt: người 140 120 100 80 Lao động nữ Lao động nam 60 40 20 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Do sản phẩm của Công ty sản xuất chủ yếu là đồ gỗ nội thất nên lao động nam chiếm đa số. Năm 2009 tỷ lệ nam: nữ trong Công ty là 2,75:1 trong đó nữ là 24 người (chiếm 26,67%) và nam là 66 người (chiếm 73,33%) và đến năm 2010 con số này là 3:1 với tỷ lệ nam là 75% và tỷ lệ nữ là 25%. Tỷ lệ này được coi là hợp lý với Công ty và được giữ vững qua các năm. Năm 2011 có 95 nam và 27 nữ tương ứng với tỷ lệ 77,87% nam và 22,13% nữ. Năm 2012 tỷ lệ nam chiếm 78,46%, nữ chiếm 21,54%. Như vậy, lao động nam chiếm đa số trong Công ty, nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể hơn nữa, lao động nữ chủ yếu làm ở bộ phận văn phòng hay làm những công việc nhẹ nhàng hơn như làm công việc bên sản phẩm mây tre đan. Dựa vào đặc thù sản xuất và sản phẩm của Công ty mà Ban giám đốc đưa ra các phương án tuyển mộ, tuyển chọn rất hợp lý, nhằm làm tăng hiệu quả làm việc của công nhân đồng thời cũng giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Thứ ba, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn Bảng7 Bảng phân bố cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn giai đoạn 20092012 (Đvt: Người, %) Chỉ tiêu Trên đại học Đại học Năm 2009 Số Tỷ lệ lượng (%) 3 3,33 Trung cấp Sơ cấp Tổng số Năm 2010 Số Tỷ lệ lượng (%) 4 4,17 Năm 2011 Số Tỷ lệ lượng (%) 6 4,92 20 16,39 Năm 2012 Số Tỷ lệ lượng 6 4,62 13 15,56 15 15,63 22 16,92 40 34 90 44,44 37,77 100 43 34 96 44,79 55 45,08 58 44,62 35,41 41 33,61 44 33,84 100 122 100 130 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Hình7 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn Đvt: người 60 50 40 Đại học và trến Đại học Trung câố p Sơ câố p 30 20 10 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qua bảng phân bố cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn có thể thấy, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Năm 2010 số lao động có trình độ trên đại học và đại học đều tăng so với năm 2009 (tỷ lệ lao động trên đại học năm 2009 là 3,33% thì năm 2010 tăng lên đạt 4,17%, tỷ lệ lao động trình độ đại học năm 2009 là 15,56% thì năm 2010 tăng lên đạt 15,63%). Tương tự tỷ lệ lao động trên đại học năm 2011 đạt 4,92% và trình độ đại học là 16,39%, năm 2012 tỷ lệ này lần lượt là 4,62% và 16,92%. Lao động có trình độ cao tăng lên góp phần nâng cao năng lực quản lý của Công ty, tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó số lao động, công nhân kỹ thuật cũng chiếm tỷ trọng lớn, đáp ứng yêu cầu cao của việc sản xuất. Như vậy, có thể thấy Công ty đang duy trì cơ cấu lao động khá hợp lý, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi Công ty có sự phát triển mở rộng thì Công ty cần điều chỉnh cơ cấu lao động cho phù hợp với quy mô phát triển của Công ty, đem lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng lao động nói riêng cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung. Quản trị các yếu tố vật chất Tình hình quản trị các loại nguyên vật liệu của Công ty: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và công tác quản lý toàn Công ty nói chung, công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng đã có những kết quả nhất định. Kế hoạch sản xuất của Công ty phần lớn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Người quản lý Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất để định những nhu cầu về nguyên vật liệu cung cấp và dự trữ trong kỳ kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tài chính và khả năng cung cấp các nguồn nguyên vật liệu cho Công ty để lập các phương án thu mua nguyên vật liệu. Công tác quản lý nguyên vật liệu ở Công ty được thực hiện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Ở khâu thu mua: Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Công ty là đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ từ gỗ và mây tre nên việc thu mua nguyên vật liệu chủng loại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan