Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thái hoàng...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ thái hoàng

.DOC
30
80
115

Mô tả:

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 1.Qúa trình ra đời và phát triển của doanh nhiệp 1.1.Giai đoạn từ năm 1998-2002 QĐ thành lập: Được thành lập ngày 06/11/1998 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp Tên gọi:CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI HOÀNG Hình thức pháp lí: Công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên. Địa điểm: 29/B17 Hoàng Ngọc Phách – Phường Láng Hạ - Quận Đống Đa - Hà Nội. Chức năng: ● Buôn bán tư liệu sản xuất; ● Buôn bán tư liệu tiêu dùng; ● Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; ● Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng, thiết bị máy móc; ● Buôn bán, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy móc, phụ tùng phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và phương tiện vận tải; ● Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp; Quy mô Tổng nguồn vốn: 8.500.000.000 đồng Nhân lực: 110 nhân viên Máy móc thiết bị: 1.2.Giai đoạn từ năm 2002 -2011 Sự thay đổi cho đến nay( từ ngày 05/10/2002 đến nay(tháng 10 năm 2011)): Tên gọi: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI HOÀNG Hình thức pháp lí: Công ty trách nhiệm 2 thành viên trở lên Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh như sau: Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm cơ khí; ● Sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ dưới 35Kv, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình thoát nước, công trình giao thông, hạ tầng cơ sở nông thôn. Địa chỉ mới: Số 65 – Tổ 3 Phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy- Hà Nội Quy mô( hiện nay) Tổng vốn: 11.510.000.000 đồng Nhân lực: 104 nhân viên ● 1 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN 2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thái Hoàng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 2.1.1. Chỉ tiêu về Vốn: ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu I.Tài sản ngắn hạn 8.129.326.021 II.Tài sản dài hạn III.Tổng tài sản 2007 9.088.576.35 1 12.588.492.4 84 20.717.818.5 05 IV.Nợ phải trả 15.020.320.6 14 1.Nợ ngắn hạn 2008 8.068.589.00 1 14.537.000.0 00 23.625.576.3 51 17.707.424.3 51 15.409.918.8 63 13.697.608.8 51 4.009.815.50 0 5.918.152.00 0 5.000.000.00 0 2009 10.592.526.3 12 14.289.280.0 00 22.357.869.0 01 2010 15.055.776.7 14 25.648.303.0 26 17.795.403.6 86 12.514.570.6 13.152.418.8 16.134.465.0 14 63 79 2.Nợ dài hạn 3.505.750.00 2.157.500.00 1.660.938.60 0 0 7 V.Vốn chủ sở hữu 5.697.497.89 6.947.950.13 7.852.899.34 1 8 0 1.Vốn đầu tư của 5.000.000.00 6.000.000.00 7.000.000.00 chủ sở hữu 0 0 0 2.Nguồn kinh phí 697.497.891 918.152.000 947.950.138 852.899.340 và quỹ khác VI.Tổng nguồn 20.717.818.5 23.625.576.3 22.357.869.0 25.648.303.0 vốn 05 51 01 26 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm của Phòng Tài chính-Kế toán-bảng 1) Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Chỉ tiêu Cơ cấu tài sản Tài sản dài hạn/tổng tài sản Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn ĐV T % 2007 2008 2009 2010 60,76 39,23 61,53 38,47 36,08 63,91 41,29 58,69 72,64 27,49 74,95 25,05 68,92 31,07 69,38 30,61 % 2 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN Khả năng thanh toán Lần Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,649 0,664 0,613 0,656 Hệ số thanh toán chung 1,38 1,33 1,45 1,44 Nhận xét: Qua bốn năm ta thấy tài sản dài đều tăng, trong đó tài sản hạn ngắn hạn chiếm tới 40% tổng tài sản của công ty, còn lại là tài sản dài hạn, điều này đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh cho công ty trong tương lai. Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh thì nợ phải trả chiếm tới 70%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong khoản nợ phải trả, điều này sẽ gây áp lực thanh toán ngắn hạn của công ty cũng như chi phí vốn vay tăng lên qua các năm, làm giảm lợi nhuận của công ty, nhưng đo đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty nên bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để mua các yếu tố đầu vào đáp ứng đúng tiến độ sản xuất kinh doanh đã đề ra. Về khả năng thanh toán của công ty cho thấy khả năng này chưa được tốt qua các năm, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn, khi đến hạn thanh toán bắt buộc phải ra hạn hoặc thanh toán làm cho khả năng tự chủ về mặ tài chính là khá khó khăn, tuy nhiên khả năng thanh toán chung là chấp nhận được vì có sự đảm bảo về tài sản dài hạn. Bên cạnh đó công ty vẫn đảm bảo được khả năng tăng nguồn vốn tự có của chủ sở hữu, nhằm đảm bảo khả năng kinh doanh, tính pháp lý khi cần vay vốn cũng như năng lực khi tham gia đấu thầu và thi công. 2.1.2 Chỉ tiêu về lao động: Năm STT 1.Lao động trực tiếp Công nhân thi công trực tiếp + Nhân viên chính thức + Nhân viên thời vụ 12131415Trung cấp kỹ thuậtTổ trưởng điều hành Kỹ thuật10 Lái máy( ủi, xúc, lu…) 2.Bộ phận kinh doanh 3.Lao động Quản lý + Kế toán 200 7 65 200 8 78 200 9 89 201 0 85 201 1 101 30 35 32 35 40 20 25 38 30 40 3 4 4 4 4 2 2 2 2 2 5 6 5 7 6 6 2 6 2 6 2 6 2 6 2 Trình độ Lao động phổ thông Lao động phổ thông Trung cấp kỹ thuật Cao đẳng kỹ thuật Cao đẳng, đại học kinh tế Đại học 3 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN +Kỹ sư công trình +Kế hoạch Tổng 2 2 76 2 2 90 2 2 100 2 2 98 2 2 113 Đại học Đại học (Nguồn: báo cáo lao động tổng hợp qua các năm) Nhận xét: Qua các năm ta thấy lực lượng lao động trực tiếp của doanh nghiệp tăng nhanh ở năm 2007-2009 và bắt ổn định trong 2 năm(2009-2010) nhưng lại tăng đột biến trong năm 2011( tính đến thời điểm tháng 9) nguyên nhân là khi kết thúc các công trình thi công thì lực lượng lao động thời vụ chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi lực lượng lao động quản lý ở các bộ phận khác(Kỹ sư, kế toán, kỹ thuật) thì ổn định, trình độ được đào tạo bài bản, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũng như quy mô của công ty tại thời điểm hiện tại. Ưu điểm: ● Lực lượng lao động quản lý ổn định qua các năm là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh ● Giữ được cơ cấu bộ máy luôn cố định dễ dàng cho việc điều hành quản lý. ● Cố định và hầu như kiểm soát được chi phí cho bộ máy quản lý và lao dộng thuộc biên chế doanh nghiệp ● Căn cứ vào tình hình sản xuất và kinh doanh thì doanh nghiệp chủ động trong việc tăng số lượng lao động thời vụ Hạn chế: ● Lao động trực tiếp mà cụ thể ở đây là lao động gián tiếp biến động thất thường qua các năm sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh ● Tốn kém về nguồn lực, thời gian để tìm kiếm, đào tạo được lao động thời vụ khi cần 2.1.3 Sản phẩm chủ yếu: Các sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay bao gồm: - Cung cấp các thiết bị, sản phẩm cho nghành đường sắt như: các loại vòng bi(TBU, bi cầu, bi tiếp xúc góc, bi côn, bi chặn), bánh goong, cóc đường ray,lập lách, sản phẩm cao su… - Cung cấp các thiết bị, lắp đặt, bảo dưỡng phòng cháy chữa cháy: bình cứu hỏa, hộp cứu hỏa, máy bơm cứu hỏa, búa… - Công cụ, dụng cụ thi công công trình xây dựng: cột chống thép, giàn giáo, panel các loại, coffa đà cột định hình, khung sương coffa sàn, coffa mương thoát nước, coffa hố ga, coffa cống tròn đúc tay,… - Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi nông thôn, đê chống bão - Sửa chữa máy móc - Buôn bán nguyên vật liệu xây dựng: đá các loại, đất san nền, xi măng, gạch… 4 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN Nhận xét: Qua danh mục các sản phẩm cho thấy Công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và may móc nhỏ, đây là những lĩn vực kinh doanh chủ yếu, tuy nhiên khá đa dạng và rộng, đòi hỏi phải có nguồn vốn tương đối mới bao phủ và xung cấp cho những đối tượng khách hàng đa dạng. 2.1.4 Doanh thu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu Kế hoạch 26.000.000.000 29.000.000.000 30.000.000.000 31.000.000.000 30.000.000.000 22.746.321.875 30.000.000.000 Mức hoàn thành(%) Thực hiện 26.250.087.930 30.629.926.147 30.574.133.127 32.138.084.963 75,82 100,96 102,09 101,91 103,67 Nhận xét: Qua bốn năm cho thấy công ty đang trên đà phát triển, mỗi năm đều hoàn thành chỉ tiêu doanh thu đã đề ra, tốc độ tăng doanh thu của công ty khá nhanh tuy nhiên không đồng đều và ổn định qua các năm, có thể có nhiều nguyên nhân tác động đến tốc độ này, nó phụ thuộc vào khả năng sản xuất kinh doanh cũng như mức chỉ tiêu kế hoạch đưa ra từ đầu năm. 2.1.5 Chi phí: ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Các loại chi phí Năm 2007 Chi phí nguyên vật 19.187.565.9 liệu trực tiếp 50 2.396.160.00 0 3.132.480.00 0 Chi phí máy thi 1.360.458.82 công 0 Chi phí nhân công trực tiếp 2008 2009 2010 22.282.887.0 75 20.813.753.5 34 23.818.345.5 97 3.903.120.00 0 4.804.800.00 0 1.536.458.67 3 1.645.984.76 0 1.758.754.56 3 5 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN Chi phí thuê thầu 320.647.189 phụ Chi phí sản xuất chung 48.510.345 410.572.945 470.387.652 510.932.571 50.367.890 57.678.832 65.947.478 600.844.743 710.566.551 755.252.191 797.634.630 894.697.393 910.505.144 1.063.923.70 0 56.432.681 70.654.932 90.678.981 112.453.676 28.978.963.6 51 28.602.675.4 57 29.890.409.7 76 Chi phí quản lý doanh nghiệp 510.683.274 Chi phí lãi vay Chi phí khác Tổng 24.678.092.8 89 Nhận xét: Qua bảng chỉ tiêu về chi phí ta thấy rất rõ chi phí nguyên vật liệu chiếm rất lớn trong sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên công ty đã kiểm soát và đạt được mức hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác đều được công ty kiểm soát và hoàn thành định mức kế hoạch đã đề ra từ đầu năm, tuy nhiên có các khoản chi phí đều tăng, điều này khó tránh khỏi vì giá đầu vào các dịch vụ các khoản chi phí này đều tăng hầu hết qua các năm theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát của quốc gia, 2.1.6 Lợi nhuận Chỉ tiêu 2007 Lợi nhuận trước 1.571.995.04 thuế 1 Năm 2008 1.650.962.49 6 2009 2010 1.971.457.67 2.247.675.187 0 6 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN Thuế thu nhập 445.858.562 doanh nghiệp Lợi nhuận sau 1.116.076.47 thuế 9 412.740.624 1.238.221.87 2 492.864.417, 561.918.798,8 5 1.478.593.25 1.685.756.390 3 2.1.7 Thu nhập bình quân Bộ phận Năm 2007 Bộ phận quản lý 3.120.0 00 Bộ phận kinh 3.640.0 doanh 00 Bộ phận lái máy 3.380.0 00 Bộ phận kỹ thuật 3.120.0 00 Bộ phận tổ 3.380.0 trưởng 00 Bộ phận NC trực 2.990.0 tiếp 00 Tổng 2008 2009 2010 3.380.0 00 4.160.0 00 3.640.0 00 3.380.0 00 3.900.0 00 3.250.0 00 3.640.0 00 4.680.0 00 4.160.0 00 3.900.0 00 4.420.0 00 3.510.0 00 4.160.0 00 5.200.0 00 4.680.0 00 4.420.0 00 4.940.0 00 3.770.0 00 Tốc độ tăng(%/năm) 2008 200 201 9 0 8,30 7,69 14,2 8 14,28 12,5 11,1 0 1 7,69 14,2 12,6 8 0 8,33 15,3 13,3 8 3 15,38 13,3 11,7 3 6 8,69 8,00 7,40 62,67 71,1 70,4 8 8 Nhận xét: Qua các bốn năm ta thấy tốc độ tăng lương của Công ty qua các năm là khá lớn nếu xét trên tổng mức tăng lương tuy nhiên lại không đồng đều tại các bộ phận, có sự trênh lệch rất lớn, cụ thể là: Bộ phận quản lý tăng đột biến trong năm 2010 từ 7,69% lên đến 14,28% Bộ phận Kinh doanh lại giảm khá nhẹ từ 12,5% xuống còn 11,11%, tương tự như vậy đối các bộ phận lái máy, bộ phận kỹ thuật , tổ trưởng công trình và công nhân lao động trực tiếpọ phận trực Tốc độ giảm lương của bộ phận sản xuất kinh doanh trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tình hình kinh doanh của công ty, trong khi đây là hai bộ phận mang lại doanh thu lơn và chủ yếu của công ty, điều này là tối kỵ trong sản xuất kinh doanh, vì thế công ty nên xem xét lại mức lương đang áp dụng cho 7 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN các bộ phận, có như vậy mới đảm bảo được sự ổn định trong kinh doanh cũng như trong sản xuất, đảm bảo sự ổn định cần thiết. 8 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN 2.1.8 Nộp ngân sách Thuế đã nộp Năm 2007 445.858.562 Năm 2008 412.740.624 Năm 2009 492.864.417,5 Năm 2010 561.918.798,8 Qua các năm Công ty vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nộp thuế không đồng đều; trong năm 2007-2008 thì mức thuế đóng góp có sự sụt giảm nhưng bắt đầu tăng trưởng và ổn địn từ năm 2008-2010. 3) Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thái Hoàng. 3.1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp GIÁM ĐỐC P.KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH KỸ THUẬT P.KINH DOANH Trực tuyến Chức năng 9 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN 3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí trong Công ty. 3.1.1.1 Giám đốc a) Chức năng: ● Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. ● Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty. b) Nhiệm vụ: ● Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty. ● Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của Công ty trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận; ● Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ của Công ty. c) Quyền hạn của GĐ: ● Tổ chức thụ hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. ● Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. ● Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; ● Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. ● Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quản của Hội đồng thành viên. ● Ký các hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch thành viên. ● Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty. ● Trình báo cáo quyết toán tài chính hành năm lên Hội đồng thành viên. ● Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản thua lỗ trong kinh doanh. ● Tuyển dụng lao động. ● Các quyền khác được quy định trong Điều lệ Công ty, tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên. 3.1.1.2.Phòng Tài chính-Kế toán a) Chức năng: - Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. - Kiểm soát hoạt động tài chính Công ty. - Tổ chức hạch toán kinh tế toàn Công ty. - Xây dựng cơ chế tài chính, huy động vốn lành mạnh. 10 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN - Cung cấp các số liệu, tài liệu về kinh doanh, sản xuất theo yêu cầu của Giám đốc công ty. b) Nhiệm vụ và quyền hạn * Công tác Tài chính: - Lập kế hoạch tài chính của Công ty; - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng thời hạn quy định. - Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh: + Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh. + Xác định nhu cầu vốn đầu tư trung hạn, dài hạn thông. + Tín dụng trung hạn, dài hạn bằng hàng hoá và bằng tiền tệ. - Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh: + Hạn mức lưu động vốn vay ngân hàng. + Huy động bằng nguồn vốn khác. + Quản lý chặt chẽ các khoản nợ Công ty. - Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, điều hoà vốn tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. * Công tác Tín dụng: - Trên cơ sở kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư, chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn trung hạn, dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. - Thực hiện đàm phán, dự thảo các Hợp đồng tín dụng của Công ty. * Công tác kế toán: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: - Tiếp nhận chứng từ gốc phát sinh từ bộ phận lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. - Phát hành một số chứng từ theo mẫu bắt buộc của Nhà nước, như: Hoá đơn giá trị gia tăng, Giấy nộp tiền vào Ngân sách .... - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. - Tổ chức ghi sổ kế toán. - Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Công ty; - Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước. - Tổ chức hạch toán kế toán toàn công ty bao gồm: 11 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN - Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng Luật Kế toán và các văn bản pháp luật hiện hành. - Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. - Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến của nguồn vốn; giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trong sản xuất kinh doanh của Công ty. - Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Thực hiện công tác thanh toán đối nội và đối ngoại. - Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ để hạch toán lỗ, lãi giúp Giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lỗ lãi. - Lập kế hoạch thu chi trong năm. * Kiểm tra tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế: - Thực hiện nhiệm vụ của Kế toán trưởng theo luật kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ. - Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. * Theo dõi, quản lý Hợp đồng và thu hồi nợ : - Tham gia đàm phán Hợp đồng theo chức năng bao gồm: Hợp đồng Kinh tế, Hợp đồng với chuyên gia, Hợp đồng tín dụng. - Làm thủ tục thanh toán hợp đồng theo điều khoản Hợp đồng và chứng từ thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán theo Hợp đồng. - Tham gia thanh lý, theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ các hợp đồng. - Phối hợp với các bộ phận trực thuộc tiến hành tổ chức nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, thu hồi công nợ. - Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế của các công trình phục vụ công tác thu hồi vốn. - Lập báo cáo thu hồi vốn và thu hồi tiền công trình, tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất. - Mở sổ theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán cụ thể từng công trình. - Theo dõi và phân bổ công tác khấu hao cho máy móc thiết bị toàn Công ty. - Xây dựng Quy chế quản lý thiết bị về tài chính. *Công tác nộp Ngân sách Nhà nước: 12 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN -Tính toán, kê khai các khoản nộp Ngân sách Nhà nước. - Làm thủ tục hoàn thuế, nộp thuế. - Quyết toán thuế với các cơ quan thuế theo Quy định. 3.1.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh doanh a) Chức năng: - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty hoạch định các phương án kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. - Cùng với các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính. - Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại. b) Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh hàng năm, hàng quý, cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đế xuất với Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. - Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh doanh bao gồm hàng nhập và hàng nội địa. Đề xuất Giám đốc Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. - Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Giám đốc trong việc đàm phán tiến tới ký kết các hợp đồng kinh tế. - Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định. - Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng. - Xây dựng các kênh thông tin về thương mại, đồng thời quản lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua các hệ thống thông tin. 3.1.1.4.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật a) Chức năng - Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê. - Công tác kinh tế. - Công tác hợp đồng. - Công tác lập Dự toán, thẩm định Dự toán thanh quyết toán công trình . - Công tác đấu thầu. - Quản lý tiến độ thi công công trình. - Quản lý chất lượng xây lắp, chất lượng sản phẩm. - Công tác quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao động. 13 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN - Quản lý về Cơ giới, vật tư. - Công tác lập hồ sơ dự thầu các công trình. - Công tác nghiệm thu kỹ thuật và giải quyết sự cố, bảo hành công trình. b.Nhiệm vụ và quyền hạn ● Công tác xây dựng kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp hàng tháng, quý, năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn trên cơ sở định hướng phát triển của Công ty. - Tổng hợp kế hoạch các lĩnh vực do các phòng chuyên môn để xây dựng kế hoạch chung trong toàn Công ty (kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, kế hoạch cân đối và sử dụng nhân lực, kế hoạch đào tạo v.v…). - Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Giám Công ty phê duyệt và năng lực của các bộ phận, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm cho các bộ phận phù hợp với kế hoạch chung của Công ty. - Cùng với các phòng ban xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: Kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch kinh doanh và liên kết kinh tế. - Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của các bộ phận trực thuộc. So sánh với kế hoạch đã giao, xác định nguyên nhân hoàn thành kế hoạch hoặc không hoàn thành kế hoạch, tổng hợp báo cáo giám Công ty, đề xuất các biện pháp giải quyết. - Đôn đốc các bộ phận tổ chức triển khai toàn diện các mặt của công tác kế hoạch đã được phê duyệt để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ và các chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc công ty giao kế hoạch và xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các bộ phận. Giúp Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết. ● Công tác báo cáo thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê - Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm. - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ, phân tích đánh giá để tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, điều chỉnh nhân lực, thiết bị xe máy và các phương tiện thi công khác phục vụ cho việc đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra. - Tổng hợp, lập báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất của Công ty báo cáo Giám đốc cụng ty theo quy định. - Hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận thực hiện báo cáo thống kê đảm bảo yêu cầu thông tin nhanh, chính xác, đúng quy định của Công ty. 14 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN * Công tác kinh tế: - Tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vấn đề kinh tế. - Kiểm tra tính đúng đắn của các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của Công ty - Phối hợp với các Phòng ban của Công ty xây dựng các định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu nội bộ phục vụ công tác quản lý điều hành của Công ty. - Kiểm tra định mức đơn giá trình Giám đốc Công ty duyệt tạm ứng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị thầu phụ… - Phối hợp với các phòng ban trong Công ty lập và trình duyệt các dự toán chi phí thi công, nghiệm thu, lập phiếu giá, thanh quyết toán thu hồi vốn công trình. - Thẩm định phiếu giá đối với hợp đồng kinh tế Công ty trực tiếp ký với các đối tác và Giám đốc công ty phê duyệt, chuyển phòng Kế toán thanh toán. - Cùng phòng Kế toán lập Dự toán chi phí của Công ty. - Theo dõi, thực hiện, đôn đốc thanh toán thu hồi vốn hàng tháng, hàng quý và đề ra các biện pháp thực hiện. - Giải quyết thủ tục phát sinh: - Xác nhận tạm ứng nội bộ: phụ trách việc thanh toán tạm ứng chi phi hàng kỳ cho các bộ phận thi công, trong đó bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí khác. - Phân tích chi phí: phân tích và cân đối tất cả các chi phí và đề xuất lên Giám đốc các biện pháp giải quyết. - Quản lý công tác đầu tư của công ty, tổng hợp và báo cáo tình hình mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư toàn Công ty hàng quý, năm. - Tham gia xây dựng nội quy, quy chế, quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ của thuộc Công ty về công tác nghiệp vụ kinh tế - kế hoạch, thực hiện chế độ tiền lương, khoán; định biên theo công việc và chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật của các đơn vị trực thuộc Công ty. - Lập hồ sơ thanh toán nội bộ. - Quản lý và lưu trữ Hồ sơ kinh tế từ Hợp đồng đến phiếu giá thanh toán. * Công tác Hợp đồng - Tham gia đàm phán hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán và dự thảo để trình Giám đốc Công ty ký kết tất cả các loại Hợp đồng kinh tế bao gồm: Hợp đồng nhận thầu thi công xây dựng, thuê chuyên gia, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng, hợp đồng bảo hiểm... - Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các Hợp đồng Kinh tế theo quy định của Công ty. 15 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN - Phối hợp với các bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ để theo dõi, đôn đốc thực hiện các Hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh quyết toán và thanh lý Hợp đồng sau khi hoàn thành. - Hướng dẫn, kiểm tra về hình thức và nội dung các hợp đồng kinh tế. - Kiểm soát thay đổi: + Thiết kế + Nguyên vật liệu. + Biện pháp thi công… - Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Hợp đồng kinh tế trong toàn Công ty hàng tháng, quý, năm và báo báo cáo đột xuất theo yêu cầu. - Lập, theo dõi và thanh lý hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công xây lắp công trình: + Sau khi trúng thầu, Phòng Kế hoạch kỹ thuật sẽ tập hợp mọi thông tin liên quan đến việc lập hợp đồng như: Thông báo trúng thầu (bản chính), Hồ sơ mời thầu (bản chính), hồ sơ dự thầu (dự toán, tiến độ, Bảng kế hoạch ứng vốn, nhà thầu phụ, các văn bản trao đổi hay thỏa thuận khác với khách hàng (nếu có)) và căn cứ vào các dữ liệu trên và các quy định hiện hành của Luật pháp nước Việt Nam để tiến hành thương thảo hợp đồng với khách hàng đi đến sự thống nhất và trình Giám đốc ký kết hợp đồng chính thức. + Sau khi hợp đồng giao nhận thầu thi công xây lắp công trình đã được hai bên ký kết chính thức, Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật sẽ phân công nhân viên theo dõi việc thực hiện hợp đồng, làm thủ tục đề nghị thanh toán hàng tháng hay theo điểm dừng kỹ thuật và thanh quyết toán công trình. - Lập, theo dõi thực hiện và thanh lý hợp đồng với nhà thầu phụ: + Căn cứ vào yêu cầu khách hàng quy định trong hồ sơ mời thầu và năng lực của các nhà thầu phụ, Phòng Kế hoạch kỹ thuật trình Ban Giám đốc lựa chọn thầu phụ thực hiện một số hạng mục công việc. Sau khi hợp đồng thầu phụ được hai bên ký kết, Phòng Kế hoạch kỹ thuật sẽ theo dõi việc thực hiện hợp đồng thầu phụ, làm thủ tục thanh toán quyết toán cho nhà thầu phụ, đề nghị thanh toán tiền bảo hành cho Nhà thầu phụ khi hết hạn bảo hành và xác nhận đủ thủ tục và thanh lý hợp đồng thầu phụ. - Chọn thầu phụ và xác định hệ số khoán: + Trong các công trình lớn, việc thi công sẽ cần khả năng lớn về nguồn lực và kỹ thuật, Phòng Kế hoạch -Kỹ thuật sẽ tham gia chọn thầu phụ và xác định hệ số khoán cho các công trình lớn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. - Quản lý và lưu trữ các Dự toán; Hợp đồng kinh tế và toàn bộ Hồ sơ của hợp đồng kinh tế có liên quan. 16 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN * Công tác lập Dự toán, thẩm định dự toán thanh quyết toán công trình - Lập dự toán chi tiết, dự toán tổng thể các công trình thi công và công trình giao thầu phụ. - Kiểm tra khối lượng, dự toán, của hồ sơ thanh quyết toán giữa công ty với chủ đầu tư, giữa công ty với đơn vị thầu phụ. - Lập các dự toán chi tiết, lập Tổng dự toán các dự án, công trình do công ty đầu tư. - Thẩm định tổng dự toán, tổng mức đầu tư các dự án. * Công tác quản lý đấu thầu - Hồ sơ dự thầu, bao gồm: + Hồ sơ về pháp lý. + Hồ sơ về kỹ thuật bao gồm biện pháp thi công và quản lý chất lượng. + Hồ sơ về đơn giá và khối lượng. - Lập hồ sơ năng lực dự thầu, dự thảo và lập các hợp đồng thi công, giao khoán. - Lập kế hoạch triển khai thi công bao gồm nhân lực, thiết bị, tài chính để thi công. -Lập kế hoạch thanh toán chi tiết và sự điều động nhân lực thực tế ngoài hiện trường. - Phân tích vật tư chi tiết trong từng tháng bàn giao và kết hợp với kế toán hoàn chi phí hoàn thiện và xử lý dứt điểm chứng từ trong tháng (theo sản lượng thực tế mà đơn vị thi công đạt được). - Quản lý và lưu trữ Hồ sơ về công tác đấu thầu từ: Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đến quyết định Nhà thầu trúng thầu. * Công tác lập kế hoạch và báo cáo kế hoạch - Lập kế hoạch SXKD trong phạm vi trách nhiệm của phòng theo quy định. - Lập báo cáo thực hiện kế hoạch SXKD trong phạm vi trách nhiệm được giao định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định và yêu cầu của lãnh đạo công ty. - Tổng hợp kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch từ các phòng chức năng thuộc công ty để lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch tổng hợp của toàn Công ty theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. * Quản lý tiến độ thi công công trình - Theo dõi quá trình thi công: Phòng Kế hoạch -Kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi các hoạt động chính của Công trường và hỗ trợ kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, việc theo dõi này cụ thể là : 17 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN + Tiến độ. + Khối lượng. + Biện pháp thi công. + Kỹ thuật. - Những thay đổi về thiết kế, nguyên vật liệu… - Xem xét, hướng dẫn và thẩm định tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các công trình và trình Giám đốc công ty phê duyệt. Quản lý tiến độ thi công các công trình thi công theo tiến độ đã phê duyệt. - Lập tiến độ thi công tổng thể, chi tiết các công trình do Công ty trực tiếp thi công trình Giám đốc công ty phê duyệt và quản lý tiến độ thi công các công trình đó; - Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu tiến độ thi công, phân tích đánh giá để tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, nhân lực, thiết bị, xe, máy và các phương tiện thi công khác phục vụ cho việc đảm bảo các mục tiêu tiến độ thi công đề ra. - Theo dõi, bám sát chỉ tiêu tiến độ thi công để có quan hệ và giải quyết với các bộ phận về tiến độ thi công của Công ty * Công tác quản lý chất lượng xây lắp, chất lượng sản phẩm - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp: khi nghiệm thu hay khi phát hiện sự không phù hợp, Phòng Kế hoạch -Kỹ thuật sẽ yêu cầu công trường áp dụng thủ tục kiểm soát công trình không phù hợp nhằm giải quyết vấn đề cho đến khi phù hợp. - Lập quy trình kiểm tra, quản lý chất lượng và nghiệm thu của công ty đối với các công trình xây dựng theo các quy định về XDCB hiện hành. - Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty quyết định lựa chọn các đơn vị hoặc cá nhân làm đối tác với công ty trong lĩnh vực thi công công trình thông qua việc kiểm tra thực tế, qua hồ sơ năng lực của các cá nhân và tổ chức thi công. - Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thi công thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thiết kế, các tiêu chuẩn, quy phạn xây dựng hiện hành và các điều khoản đã ký kết với đối tác. - Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư của các sản phẩm). - Quản lý chất lượng sản phẩm khi nghiệm thu công việc, giai đoạn và hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. - Tập hợp, nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm của Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới phổ biến áp dụng trong công ty. - Căn cứ vào các quy định về việc kiểm tra, nghiệm thu xây dựng, nghiên cứu đề nghị sửa đổi bổ sung quy trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm xây dựng phù hợp với yêu cầu từng công trình và hợp đồng ký với khách hàng. 18 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN - Tập hợp và lưu trữ toàn bộ hồ sơ quản lý chất lượng các công trình theo quy định. - Báo cáo định kỳ hàng tháng, quí, năm công tác Quản lý chất lượng và tiến độ thi công các công trình theo qui định của Công ty. - Kiểm tra, hướng dẫn, lập hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật với đối tác. - Nghiệm thu, xác định khối lượng hoàn thành của các bộ phận hàng tháng, quí, năm làm cơ sở để thanh toán tạm ứng, quyết toán hợp đồng và hạch toán của đơn vị. - Bóc tách vật tư, khối lượng thi công làm cơ sở lập dự toán. - Hướng dẫn, chỉ đạo các bộ phận thi công tiếp thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng. - Lập và quản lý các biện pháp tổ chức thi công chi tiết cho từng công trình (sau khi trúng thầu); kiểm tra chất lượng. - Kiểm tra, rà soát hồ sơ nội nghiệp, giám sát các công tác ngoại nghiệp. - Xác định khối lượng: nhằm theo dõi tiến độ và chất lượng thực hiện, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ nghiệm thu và xác định khối lượng theo từng thời điểm hay điểm dừng theo kế hoạch nghiệm thu, khối lượng này làm cơ sở để tính giá trị thực hiện, giá trị hạng mục và tính chi phí và tạm ứng cho công trình. - Giải quyết khiếu nại của khách hàng. - Nghiệm thu hoàn thành công trình. * Công tác quản lý bảo hộ lao động, an toàn lao động An toàn lao động: Phòng Kế hoạch kỹ thuật phụ trách hoạt động an toàn lao động trong toàn công ty, định kỳ Phòng cử cán bộ theo dõi hoạt động an toàn lao động tại các công trường, Phòng cũng tổng kết hoạt động an toàn lao động hằng năm, mục tiêu chung của công ty là không xảy ra tai nạn. * Quản lý về Cơ giới, vật tư -Kiểm soát việc cung cấp, điều động, sử dụng thiết bị, máy móc phục vụ thi công trên hiện trường, đảm bảo điều kiện và chất lượng thi công. - Kết hợp với các phòng ban thuộc công ty lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ thi công của công ty theo chỉ định của nhà sản xuất và các quy định của công ty. - Tổ chức chương trình bảo dưỡng sửa chữa lớn các máy móc, thiết bị của Công ty và kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị của Công ty theo định kỳ. * Công tác lập hồ sơ dự thầu các công trình - Kết hợp với các phòng ban khác trong công ty lập hồ sơ đấu thầu các công trình gồm các phần: 19 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22 BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN + Hồ sơ năng lực và pháp lý của Công ty. + Hồ sơ về kỹ thuật bao gồm biện pháp thi công và quản lý chất lượng. + Hồ sơ về đơn giá và khối lượng. + Cập nhật thông tin, tư liệu mới nâng cao năng lực đấu thầu và kỹ năng lập hồ sơ đấu thầu. 3.2 Chiến lược và kế hoạch 3.2.1.Kế hoạch kinh doanh trước đây( 1998-2002) Trong giai đoạn đầu thành lập thì Công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực máy móc, thiết bị cơ bản cho ngành đường sắt, nông nghiệp, dịch vụ sửa chữa, vật liệu xây dựng. Do đó kế hoạch được thiết lập như sau: - Kế hoạch kinh doanh ngắn hạn: + Về sản xuất đá, mua bán nguyên vật liệu: mua lại dây chuyền sản xuất đá của đối tác, tiến hành khai thác sản xuất và cung cấp cho các công trình xây dựng, công trình sửa chữa đê bên cạnh đó tiến hành kinh doanh các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng như cát, xi măng, sắt thép, gạch cung cấp cho các công trình thi công quy mô nhỏ. + Về kinh doanh máy móc, thiết bị: nhập khẩu máy móc thiết bị chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc dưới dạng kênh thương mại trung gian sau đó bán lại cho ngành đường sắt thông qua mối quan hệ, các sản phẩm chủ yếu là cũ sau đó được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với tiêu chuẩn của ngành đường sắt Việt Nam. - Kế hoạch dài hạn: + Duy trì và mở rộng mối quan hệ kinh doanh, tiến hành thiết lập kênh thương mại và từng bước đi vào thi công các công trình giao thông, thủy lợi. + Thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh lân cận Hà Nội, đặc biệt là ở các vùng nông thôn có hệ thống thủy lợi, trình độ phát triển nông nghiệp rất thấp, hệ thống giao thông kém phát triển và thiếu nguyên vật liệu. 3.2.2.Kế hoạch kinh doanh hiện nay( 2003- đến nay) - Sau quá trình hình thành và phát triển, Công ty tích lũy được số vốn nhất định cũng như đầu tư máy móc, thiết bị thi công trong lĩnh vực xây dựng, chuẩn bị được nhân lực, tích lũy kinh nghiệm cũng như mối quan hệ để tiến hành chuyển sang lĩnh vực thi công các công trình có sự đầu tư vốn ngân sách công của Chính phủ tại các vùng nông thôn, miền núi phía Bắc đây là lĩnh vực chủ yếu và trọng tâm trong những năm tiếp theo của Công ty. - Về lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị cung cấp cho ngành đường sắt do có nhiều công ty tham gia thị trường cũng như các quy định pháp luật mới được ban hành đã thắt chặt hơn nữa chính sách nhập khẩu máy móc cho ngành đường sắt làm cho thị trường này trở nên bão hòa, vì thế Công ty chỉ duy trì các mối quan 20 Mai Quốc Ân-BH201012-Lớp QTKDTH 20.22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan