Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hà tĩnh...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hà tĩnh

.DOC
43
196
61

Mô tả:

1 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng 1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty 1.1 Lịch sử hình thành Tên công ty: Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Hà Tĩnh Tên giao dịch: Ha Tinh Trading and service Joint Stock copany Tên viết tắt: Ha Tinh TSC Địa chỉ trụ sở chính: Khu Châu Phố, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đăng kí kinh doanh số: 0102256168 Email: [email protected] Chức năng và nhiệm vụ Chức năng: - Kinh doanh và dịch vụ thương mại - Kinh doanh khách sạn - Thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp - Thi công xây dựng các công trình trạm điện từ 35 KW trở xuống Nhiệm vụ: - Tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn diện. - Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước và địa phương sở tại. - Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, làm tròn nghĩa vụ mối quan hệ với địa phương, tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương. SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 2 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng - Tạo công ăn việc làm, thực hiện phân phối lao động và công bằng xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân viên. 1.2 Quá trình phát triển doanh nghiệp - Công ty cơ phần Thương mại và dịch vụ Hà Tĩnh (CPTMVDV Hà Tĩnh) tiền thân là công ty Thương nghiệp Kỳ Anh được thành lập theo quyết định số 70/QĐ – UB ngày 9 tháng 11 năm 1956. - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công ty đã góp một phần sức người, sức của phục vụ cho tiền tuyến, phục vụ nhân dân. Sau ngày hoà bình, thống nhất đất nước công ty tiếp tục phát triển hoạt động trong ngành thương mại nhằm phục vụ tốt lưu thông phân phối, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá, nhu yếu phẩm, đặc biệt là hàng hoá phục vụ nhân dân, giữ vai trò chi phối thị trường bình ổn giá cả trên địa bàn huyện Kỳ Anh và các vùng lân cận. - Ngày 24 tháng 10 năm 2000 công ty Thương nghiệp Kỳ Anh được đổi thành công ty Thương mại dịch vụ tổng hợp Nam Hà Tĩnh theo quyết định số 2188 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trong cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều thành phần kinh tế tham gi tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt là lĩnh vực thương mại, dịch vụ; công ty đã làm tốt công tác thị trường, không gian lận thương mại, cạnh tranh lành mạnh, được khách hàng tín nhiêm. - Tháng 10 năm 2005 công ty được chuyển đổi thành công ty CPTMVDV Hà Tĩnh theo lộ trình cổ phần hoá của UBND tỉnh, bước đầu mới chuyển sang hình thức cổ phần công ty gặp nhiều khó khăn về SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 3 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng mọi mặt: nguồn vốn sản xuất kinh doanh thiếu, quầy hàng kinh doanh thương mại xuống cấp, cán bộ nhân viên chưa nắm bắt được cơ chế phát triển của thị trường. Nhưng với sự kế thừa phát huy truyền thống và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên đã từng bước đưa công ty phát triển và trưởng thành, trở thành công ty đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực thương mại, khách sạn, xây dựng tạo được uy tín ngày càng cao trên thị trường. 2. Cơ cấu tổ chức 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CPTMVDV Hà Tĩnh chọn một cơ cấu tổ chức tương đối gọn, không quá cồng kềnh, chồng chéo phức tạp với nhiều tầng nấc để giảm chi phí hoạt động, tạo điều kiện tốt hơn cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh . Cơ cấu tổ chức như vậy cũng phù hợp với xu hướng hiện nay khi mà hầu hết công ty đang cố gắng giảm bớt các khâu trung gian hành chính không quá cần thiết để tăng hiệu quả công việc. Qua thực tế môi trường kinh doanh và đặc thù ngành nghề lĩnh vực kinh doanh số lượng nhân viên trong công ty, bộ máy công ty được tổ chức khá rõ ràng đầy đủ các phòng ban cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TMVDV Hà Tĩnh SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 4 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Tài chính Các quầy kinh doanh thương mại Ghi chú: Tổ kinh doanh khách sạn Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch kĩ thuật Các tổ xây dựng Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 5 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Hội đồng cổ đông Chức năng: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Nhiệm vụ: - Thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh. - Quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. - Tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty. - Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty. Hội đồng quản trị Chức năng: Do Hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Nhiệm vụ: - Quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty giữa hai kỳ đại hội. - Nhân danh công ty để đưa ra các quyết định,thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. - Đưa ra các quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và các kế hoạch phát triển hàng năm của công ty. - Quyết định các dự án đầu tư và các phương án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn được quy định trong điều lệ của công ty. - Quyết định tới cơ cấu tổ chức và quy chế quản lí nội bộ… SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 6 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Ban kiểm soát Chức năng: Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Nhiệm vụ: - Giám sát HĐQT và Ban giám đốc trong việc quản lí và điều hành hoạt động công ty - Kiểm tra tính hợp lí hợp pháp, tính trung thực trong quản lí và điều hành các hoạt động kinh doanh, trong tổ chức kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. - Thực hiện thanh tra các vấn đề theo yêu cầu của cổ đông hoặc một nhóm các cổ đông. Giám đốc Chức năng: Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trước Pháp luật, trước hội đồng quản trị cũng như các cá nhân tổ chức có liên quan như các đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ: - Hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty, dự thảo chương trình hành động , lập lịch trình hoạt động, đưa ra các quyết định mang tính cải thiện cải tổ công ty khi cần thiết. - Quản lý, giám sát chung về mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty như: Xác lập sơ đồ tổ chức; giới hạn quyền hạn, trách nhiệm SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 7 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng của từng chức danh trong công ty; xây dựng và điều chỉnh các quy định, các tiêu chuẩn thống nhất trong toàn bộ công ty. - Xét duyệt cho các phương án, các kế hoạch kinh doạnh của công ty. - Trực tiếp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị. Phòng kinh doanh Chức năng: Phòng kinh doanh thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn , tiết kiệm chi phí, đem lại lợi ích kinh tế , xã hội cho công ty. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thị trường, phân tích, đánh giá thị trường, tìm kiếm khách hàng. - Thiết lập, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh. - Xây dựng các phương án kinh tế của các hợp đồng cụ thể. - Xây dựng hệ thống thông tin, nghiên cứu và triển khai các hoạt động marketing. - Chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ thương mại thông qua hoạt động tiếp thị. - Tự đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động tiếp thị marketing cho phù hợp thị trường. - Tham mưu cho lãnh đạo trong quyết định đầu tư, mua sắm các loại máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động của công ty. SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 8 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng - Tổ chức thu mua và quản lý nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Phòng Kế toán –Tài chính Chức năng: Phòng Kế toán – Tài chính là một bộ phận trong bộ máy quản lý công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các công tác về tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của công ty nhằm khai thác, huy động sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch tài chính đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Lập kế hoạch thu, chi hàng tháng, quý, năm cho công ty. - Tổ chức công tác kế toán trong công ty, kiểm tra các chứng từ, ghi sổ , lập các báo cáo tài chính cho công ty. - Kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng của công ty cho các đơn vị sản xuất thi công. - Lập báo cáo quyết toán hàng kỳ theo quy định gửi cho các cơ quan tổ chức cần thiết như cơ quan thuế, ngân hàng… - Phân tích các hoạt động kinh tế của công ty, chỉ ra những hiệu quả hoặc hạn chế ở từng hoạt động - Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch – kỹ thuật và các đơn vị trực thuộc. - Lưu trữ, bảo quản các chứng từ, sổ sách, giữ gìn các bí mật của công tác kế toán. Phòng tổ chức – hành chính SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 9 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Chức năng: Phòng hành chính thuộc bộ máy quản lý của công ty có chức năng tham mưu, tổ chức thực hiện các công việc mang tính hành chính như việc quản lý văn phòng giao dịch với khách, đảm bảo việc thực hiện nội quy, quy định của công ty, phân công tổ chức, giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ của người lao động. Nhiệm vụ: - Xếp đặt nơi làm việc, quản lý mặt bằng văn phòng. - Lập quy trình công tác cho các khối phòng ban nghiệp vụ. - Xếp lịch làm việc, lập bảng phân phối, phối hợp công tác của các cấp cán bộ. - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Quản lý công việc văn phòng: tiếp nhận, phân loại, xử lý các công văn, giấy tờ, các văn bản trong công ty. - Tổ chức các công việc lễ, tết, thăm hỏi, tổ chức hội nghị cho công ty. - Truyền đạt các chỉ đạo hướng dẫn của lãnh đạo tới các đơn vị phòng ban. - Duy trì thực hiện nội quy, nội vụ cơ quan, giờ giấc làm việc. - Lên phương án mua sắm trang thiết bị văn phòng trình lãnh đạo phê duyệt. Phòng kế hoạch - kỹ thuật Chức năng: Phòng kế hoạch – kỹ thuật nằm trong bộ máy quản lý của công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện về kế hoạch sản xuất, hoạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình thi công, SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 10 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng tham mưu cho công tác đầu tư, đấu thầu, bước đầu hoạch định giá cả cho các hợp đồng kinh tế. Nhiệm vụ: - Lập dự án đầu tư (tiền khả thi, khả thi). - Thiết kế lập dự toán và tổng dự toán. - Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế dự toán. - Giám sát thi công và lắp đặt thiết bị. - Tổ chức thi công xây lắp các công trình. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ thi công xây dựng. - Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc quản lý chất lượng kỹ thuật. - Tổ chức nghiệm thu công trình. - Đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình. - Báo cáo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và công tác kỹ thuật cho lãnh đạo công ty. 3. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty 3.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù hoạt động trong điều kiện thị trường đầy biến động cộng với cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã nỗ lực để đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điều đó được thể hiện trong các bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 và hình 3.1 dưới đây Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2011 SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 11 Báo cáo thực tập Nghĩa STT Chỉ Tiêu 1 GVHD: ThS Vũ Trọng Năm 2007 78168 Năm 2008 92393 Năm Năm Năm 2009 2010 2011 98900 156951 19200 0 14636 156500 0 4039 10591 35500 Doanhthu (triệu đồng) 2 Chi phí (triệu 75772 89957 đồng) 94861 3 Lợi nhuận trước 2396 2436 thuế (triệu đồng) 4 Thuế TNDN 670.88 682.08 1009.2 397.75 8875 (triệu đồng) 5 5 Lợi nhuận sau 1725.1 1753.9 3029.7 10193. 26625 thuế (triệu đồng) 2 2 5 25 6 Nộp ngân sách 1078 1207 4545 9812 Nhà nước 1400 7 Số lượng lao động 99 105 155 250 378 chính thức 8 Bình quân thu 2.7 3.0 3.5 3.8 4.5 nhập 1 người lao động Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Về doanh thu Qua bảng 1 nhận thấy doanh thu công ty tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2008 tăng 14225 triệu đồng tương ứng tăng 18.20% so với năm 2007. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 6507 triệu đồng tương ứng tăng 7.04%. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 58051 triệu đồng tương SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 12 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng ứng tăng 58.70%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 35049 triệu đồng tương ứng tăng 22.33%. Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang phát triển thuận lợi. Trong đó doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng mạnh 58.70% là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh đưa vào khai thác khách sạn thương mại, thi công các công trình lớn như công trình đường Nguyễn Du Tp Hà Tĩnh có giá trị 28 tỷ đồng, đường kinh tế kết hợp quốc phòng phía Tây Bắc huyện Kỳ Anh trị giá 17 tỷ , đường Trà My Phước Thành – Quảng Nam 46 tỷ đông, cầu sông Tranh – Trà My – Quảng Nam 94 tỷ đồng, kè sông Nhật Lệ - Quảng Bình 36 tỷ đồng. Tuy nhiên, về mức tăng và tốc độ tăng không ổn định và đang giảm, cho thấy chất lượng tăng trưởng doanh thu của công ti chưa đảm bảo. Về chi phí Sự tăng lên của doanh thu cũng kéo theo sự tăng lên của chi phí qua các năm: năm 2008 tăng 14185 triệu so với năm 2007 tương ứng với 18.72%; năm 2009 tăng 4904 triệu so với 2008 tương ứng với 5.45%; năm 2010 tăng 51499 triệu so với năm 2009 tương ứng với 54.29%; năm 2011 tăng 10140 triệu so với năm 2010 tương ứng với 6.93%. Sự tăng lên của chi phí đặc biêt lớn ở năm 2010 so với năm 2009 là do việc mở rộng quy mô công ty, đầu tư vào trang thiết bị, cũng như do sự trượt giá dẫn đến sự tăng lên về chi phí các nhân tố đầu vào. So sánh với quy mô và tốc độ tăng trưởng của doanh thu thì quy mô và tốc độ tăng trưởng của chi phí cũng hầu như thấp hơn, chứng tỏ chi SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 13 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng phí tăng nhưng công ty ngày càng sử dụng có hiệu quả phần chi phí tăng thêm đó. Trong cả giai đoạn 2007 – 2011 tổng chi phí tăng 60728 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 12145.6 triệu đồng tương ứng tăng 37.98%/năm. Các con số này nói chung là tương đối lớn nhưng nếu xem xét trong giai đoạn mà công ty muốn mở rộng hoạt động cũng như thị trường thì các con số này khá phù hợp và dễ hiểu. Về lợi nhuận Về lợi nhuận trước thuế: tăng đáng kể qua các năm với quy mô và tốc độ tăng mạnh vào các năm tiếp theo. Cụ thể: năm 2008 so với năm 2007 tăng từ 2396 triệu đồng lên 2436 triệu đồng tức là tăng được 40 triệu đồng tương ứng tăng tới 1.67%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 1603 triệu đồng tương ứng tăng 65.80%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 6552 triệu đồng tương ứng tăng 162.22%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 24909 triệu đồng tương ứng tăng 235.19% Nhìn lại trong giai đoạn 2007- 2011, lợi nhuận trước thuế tăng được 33104 triệu đồng trung bình mỗi năm tăng khoảng 6620.8 triệu đồng tương ứng tăng 37.96%/năm. Về lợi nhuận sau thuế cũng có tốc độ tăng xấp xỉ với lợi nhuận trước thuế. Cả kỳ lợi nhuận sau thuế tăng được 24698.88 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 4979.98 triệu đồng tương ứng tăng 37.74%/năm. Về giá trị tài sản SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 14 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Bảng 3.2: Giá trị tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 STT Chỉ Tiêu Trong đó Tổng tài sản (triệu đồng) Tài sản lưu động Tài sản cố định Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 47667 50203 58638 62134 64452 16510 31157 15741 13803 10784 9834 34462 44835 51350 54618 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Giá trị tài sản không ngừng tăng lên: năm 2008 so với năm 2007 tăng 2536 triệu đồng tương ứng tăng 5.32%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 3766 triệu đồng tương ứng tăng 7.50%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 8165 triệu đồng tương ứng tăng 15.13%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 5318 triệu đồng tương ứng tăng 8.56%. Đáng chú ý tài sản lưu động có chiều hướng giảm, tài sản cố định có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân là trong thời kì này công ty đã giảm các khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác, đồng thời tăng tài sản cố định hữu hình. Về cơ bản cho thấy sự thay đổi tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp theo xu hướng tốt như giảm vốn bị ứ đọng, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, năng cao chất lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh… SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 15 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng Về tình hình lao động Bảng 3.3: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007 – 2011 ST Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm T 2007 2008 2009 2010 1 Doanh thu (triệu 78168 92393 98900 15695 đồng) 1 2 Số lao động 99 125 155 250 chính thức (triệu đông) 3 Năng suất lao 739.14 638.06 627.80 507.94 động tính trên doanh thu 789.58 4 Tiền lương 2.7 3.0 3.5 3.86 Nguồn: Phòng Kế Tài chính Năm 2011 19200 0 378 4.5 toán – Số lượng lao động tăng qua các năm với tốc độ lớn: từ năm 2007 đến năm 2008 công ty có thêm 26 người tăng 26.26%; từ năm 2008 đến năm 2009 tăng thêm được 30 người ứng với 24%; năm 2010 so với năm 2009 số lao động tiếp tục tăng 95 người tương ứng 61.29%; năm SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 16 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng 2011 so với năm 2010 tăng 128 người tương ứng tăng 50.2%. Như vậy, trong cả giai đoạn 2007 – 2010 số lượng lao động chính thức trong công ty tăng được 279 người, trung bình mỗi năm tăng 56 người. Điều này là phù hợp với xu hướng mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một điều cần lưu ý là trong lĩnh vực thi công xây dựng công ty sử dụng đến khoảng 70% lao động bên ngoài và chỉ khoảng 30% lao động chính thức. Sử dụng lao động bên ngoài sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều khoản mục chi phí (chi phí về BHXH, BHYT, chi phí về trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, hưu trí….) Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là lao động không gắn bó với công ty, trình độ tay nghề cũng như chất lượng lao động không đảm bảo, chi phí đào tạo lớn,v.v…Đây cũng là vấn đề mà công ty cần xem xét thêm trong quá trình phát triển của mình. Công ty luôn đảm bảo thu nhập cho người lao động một cách phù hợp với mức trượt giá. Theo bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của lao động tăng khá nhanh qua các năm: năm 2007 thu nhập bình quân là 2.7 triệu VNĐ, năm 2008 là 3.0 triệu VNĐ, năm 2009 là 3.5 triệu VNĐ, 2010 là 3.8 triệu VNĐ, và đến 2011 thu nhập bình quân là 4,5 triệu VNĐ. Đây cũng là mức thu nhập tương đối cao trong ngành nói chung và các ngành nghề kinh doanh khác. Năng suất lao động (NSLĐ):vì NSLĐ chỉ tính trên số lượng chính thức của công ty với lĩnh vực thi công xây dựng chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lao động thực tế tham gia vào sản xuất kinh doanh nên SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 17 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng những con số này tương đối lớn và mang tính chất ảo không sát với thực tế. Về các khoản nộp ngân sách Nhà nước(NSNN) Cùng với sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận thì khoản nộp NSNN tăng lên đáng kể. Năm 2011 so với năm 2007 khoản nộp NSNN tăng 8734 triệu đồng tương ứng tăng 9.1 lần. Hình 3.1: Doanh thu, lợi nhuận và khoản nộp NSNN giai đoạn 2007 - 2011 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 18 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng 3.2 Đánh giá kết quả hoạt động khác Về văn hóa - văn nghệ Phòng tổ chức – hành chính công ty thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ vào các dịp lễ, tết, mitin kỷ niệm đặc biệt là trong ngày kỷ niệm thành lập công ty. Vào ngày kỷ niệm thành lập công ty hay những dịp đặc biệt quan trọng công ty có mời các nghệ sĩ tới tham dự điển hình là đoàn kịch thành phố Hà Nội. Các hoạt động văn hóa – văn nghệ, các cuộc thi thể dục thể thao luôn tạo hứng khởi và thu hút được đông đảo cán bộ công nhân viên trong công ty tham gia. Tuy nhiên, những hoạt động này còn mang tính nội bộ là chủ yếu, công ty chưa có nhiều cơ hội giao lưu, quan hệ với bên ngoài nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty nên tổ chức và tham gia nhiều hơn các hoạt động với các cơ quan tổ chức đoàn thể bên ngoài để cùng giao lưu, học hỏi, mở rộng mối quan hệ và tạo động lực làm việc tốt hơn cho nhân viên. Về hoạt động xã hội Trong 5 năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về xoá đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt, trẻ em tàn tật, mắc bệnh chất độc màu da cam, quỹ vì người nghèo tại địa phương và các địa bàn nơi công ty kinh doanh đã ủng hộ với số tiền 1020 triệu đồng ngoài ra còn tham gia các chương trình xã hội như: Tài trợ kỉ niệm 40 năm chiến thắng Ngã ba Đồng lộc, “Những nén tâm hương” SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 19 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng tại đền Chế Thắng phu nhân Bích Châu, Kỷ niệm 80 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh...Trong thời gian tới công ty sẽ chọn địa phương để ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới góp một phần nhỏ làm bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang hơn. Công tác tổ chức Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Nữ công Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể đạt nhiều thành tích đáng kể, Đảng bộ hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh. Đặc biệt năm 2011 Đảng bộ đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Hiện nay có 3 chi bộ trực thuộc Đảng bộ công ty gồm: Chi bộ văn phòng công ty, chi bộ Khách sạn – Xây dựng, chi bộ Thương mại – Dịch vụ.Hàng năm các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên đều đạt tập thể xuất sắc. Các bộ công nhân viên đoàn kết, có đời sống tinh thần trong sạch, lành mạnh. 4. Các đặc điểm quản trị 4.1 Chiến lược và kế hoạch Nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành và hoàn thiện ở nước ta, cạnh tranh càng lúc càng gay gắt, để đối mặt với cạnh tranh mỗi doanh nghiệp đều có riêng cho mình những đường lối, chính sách, phương hướng, chiến lược mang tính khác biệt. Nhận thức rõ điều này ban lãnh đạo công ty CP TMVDV Hà Tĩnh đã xây dựng chiến lược nhằm đưa công ty hoạt động đa ngành với 2 lĩnh vực kinh doanh thương mại và xây dựng là mũi nhọn. Chiến lược này được phổ biến, triển khai đến từng phòng ban, từng tổ đội, từng nhân viên trong công SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423 20 Báo cáo thực tập Nghĩa GVHD: ThS Vũ Trọng ty; được giám sát, điều khiển, chỉ đạo trực tiếp bởi chính ban lãnh đạo công ty. Mỗi thành viên trong công ty luôn phải cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ đặc biệt là ban lãnh đạo – những người đứng đầu công ty. Công ty luôn cụ thể hóa chiến lược của mình thành những kế hoạch cụ thể hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Nhân viên phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập báo cáo khi có phát sinh và báo cáo định kì theo yêu cầu của trưởng phòng các quá trình và kết quả thực hiện công việc, đồng thời phối hợp với các phòng liên qua xử lí kịp thời các sự cố một cách nhanh nhất kịp thời phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, các kế hoạch đặt ra không phải lúc nào cũng đúng đắn, cũng phù hợp mà đôi khi cũng có những thiếu sót cần điều chỉnh. Trong những trường hợp như vậy, ban lãnh đạo công ty luôn sẵn sàng họp bàn để đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung những chính sách, những kế hoạch cho phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Ngay như việc máy móc trang thiết bị khi không đảm bảo được yêu cầu chất lượng, công ty không cố gượng ép tiếp tục sử dụng cho khấu hao hết mà sẵn sàng loại bỏ để thay thế bằng những máy móc thiết bị phù hợp. Chính vì vậy mà chất lượng máy móc thiết bị trong công ty luôn đạt trên 90% giúp công ty luôn đáp ứng được yêu cầu của công việc và thực hiện cạnh tranh trên thị trường. 4.2 Quản trị và phát triển nguồn nhân lực SVTH: Trần Thị Mùi QTKDTH50A – CQ503423
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan