Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập tổng hợp công ty tnhh tiến minh...

Tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp công ty tnhh tiến minh

.PDF
45
230
83

Mô tả:

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN MINH 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị ➢ Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH TIẾN MINH. ➢ Trụ sở chính: số 404, đường Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. ➢ Nhà máy: Lô G14, Đường G1C, khu liền kề, khu công nghiệp Quế Võ, Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. ➢ Văn phòng: số 52, Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ➢ Mã số thuế: 2300 234 098. ➢ Tel/Fax: (0241) 361.7788 ➢ Tài khoản: 1020 10000 645245 tại Ngân hàng công thương chi nhánh khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh. ➢ Website: www.tienminhplastic.com.vn hoặc www.vietpipe.com.vn Công ty TNHH Tiến Minh là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thành lập theo Quyết định số QĐ4668/TLDN ngày 18/11/2001 của UBND tỉnh Bắc Ninh và chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày 09/10/2002, thay đổi lần 5 ngày 19/09/2011. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ của công ty với tổng số vốn điều lệ hiện nay là: 38.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tám tỷ đồng./.), số lượng lao động bình quân 200 nhân viên. Sau gần 10 năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành công nhất định: Năm 2008, công ty đã vinh dự đón nhận “ Huy chương vàng hội chợ Quốc tế công nghiệp Việt Nam”, cúp Bạc cho sản phẩm đạt chất lượng quốc gia do cục đo lường chất lượng TW trao tặng và nhiều giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc cấp tỉnh… Được sự ủng hộ của khách hàng nên số lượng sản phẩm được bán ra của công ty ngày một tăng, kéo theo đó doanh số tiêu thụ hàng năm của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách rõ rệt. 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: ➢ Sản xuất vật liệu cấp thoát nước, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất. ➢ Sản xuất đồ nhựa, đại lý ký gửi và mua bán hàng hóa. 1 ➢ Vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng ô tô… 1.2.2 Các sản phẩm chính do công ty sản xuất : ➢ Ống nhựa và phụ kiện chịu nhiệt PPR VietPipe (ống dẫn nước nóng, ống dẫn nước lạnh từ 20 đến 160 và phụ kiện kèm theo như: tê, cút, măng sông…). ➢ Ống nhựa thoát nước Tiến Phương từ 21 đến 300. ➢ Tấm ốp trần, ốp tường, phào và các phụ kiện tấm ốp TMC. 1.2.3 Thị trường tiêu thụ của công ty: Thị trường tiêu thụ của công ty tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Quảng Ninh… với mạng lưới nhà phân phối và đại lý trải khắp. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng lâu năm, công ty có hướng mở rộng thị trường hướng tới các thị trường tiềm năng như: Đà Nẵng, Thanh Hóa, Ninh Bình… để tìm kiếm và tạo quan hệ làm ăn với các khách hàng mới. 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty TNHH Tiến Minh: Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty cấu trúc tổ chức theo chức năng (hình thức này cho phép công ty phân cấp quản lý rõ ràng, tránh sự chồng chéo các chức năng) bao gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc tài chính kinh doanh phụ trách 5 phòng ban (kế toán; kinh doanh; hành chính nhân sự; bảo vệ tạp vụ và kế hoạch, vật tư) và Phó tổng giám đốc sản xuất quản lý 2 phòng ban (kỹ thuật; cơ điện) và 4 phân xưởng sản xuất. Các phòng ban, xưởng sản xuất tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. SƠ ĐỒ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Tiến Minh (phụ lục 1) ➢ Ban Giám đốc: Toàn bộ hoạt động của công ty TNHH Tiến Minh đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban Giám Đốc. - Tổng Giám Đốc: + Có trách nhiệm chung về mặt sản xuất kinh doanh, đời sống của CBCNV trong công ty. + Điều hành hoạt động sản xuất của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ của công ty và các nghị quyết, nghị định của Nhà nước + Chịu trách nhiệm trước toàn công ty và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. 2 - Phó Tổng Giám Đốc tài chính, kinh doanh: + Phụ trách và điều hành trực tiếp bộ phận: tài chính kế toán, kinh doanh, nhân sự, vật tư + Lên kế hoạch nhu cầu vật tư sản xuất, sản xuất điều hành chung + Điều phối, bố trí lao động, quản lý nhân sự - Phó Tổng Giám Đốc sản xuất – kỹ thuật: điều hành sản xuất, đồng thời phụ trách kỹ thuật, giám sát quá trình sản xuất… ➢ Phòng tài chính kế toán: - Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty. - Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo quy định của pháp luật. - Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty. - Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng. ➢ Phòng kinh doanh: - Tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường, - Tham mưu cho Giám Đốc ký kết hợp đồng và lập kế hoạch cho những năm tiếp theo. - Đề xuất các phương án nhằm quảng bá các sản phẩm ➢ Phòng hành chính, nhân sự: - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. - Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác thi đua, tập hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng, kỷ luật. - Ngoài ra còn có tổ lái xe, chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ và chịu trách nhiệm về việc bảo quản xe ô tô của công ty. ➢ Phòng kế hoạch – vật tư: - Lập kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường - Lập kế hoạch mua sắm, dự trữ cung ứng vật tư, thiết bị, NVL… 3 ➢ Phòng bảo vệ, tạp vụ: - Bảo vệ tài sản, hàng hóa của công ty, chịu trách nhiệm nếu xảy ra mất mát tài sản - Quét dọn các phòng và phục vụ ăn uống cho toàn thể CBCNV ➢ Phòng kỹ thuật: - Kiểm tra chất lượng các loại sản phẩm, hàng hóa. - Cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú đa dạng về mẫu mã, tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm. ➢ Phòng cơ điện: bao gồm các bộ phận cơ khí, điện công nghiệp, hàn, tiện… - Đảm bảo hệ thống dây chuyền, máy móc vận hành đúng quy trình sản xuất. - Kịp thời sửa chữa các sự cố, hỏng hóc phát sinh trong quá trình sản xuất - Duy tu bảo dưỡng hệ thống máy móc theo lịch định kỳ. ➢ Các phân xưởng sản xuất: Dưới sự chỉ đạo của Giám Đốc sản xuất và kỹ thuật, của phòng kế hoạch, các phân xưởng sản xuất tấm ốp, ống nhựa, cửa nhựa, phụ kiện… theo kế hoạch và theo các đơn đặt hàng. 1.4 Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị qua 2 năm 2011 2012 Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm ta thấy Doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước cụ thể như sau: Qua số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy hoạt động của công ty trong năm 2012 có sự tăng trưởng về quy mô. Doanh thu của công ty đã tăng gần 30% tương ứng với mức tăng hơn 18 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là do trong năm 2012 công ty có sự phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh . Giá vốn hàng bán của công ty đã tăng 28,58% tương ứng tăng 18.908 triệu đồng , chi phí tài chính của công ty tăng 59,59 % tương ứng 842.441 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 47,1% tương ứng tăng1.219 triệu đồng Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 đã tăng trưởng tốt làm cho doanh thu của công ty có tăng đáng kể. Tình hình chi phí và lợi nhuận của công ty có sự thay đổi tương ứng mức giảm của doanh thu. Với tình hình như vậy thì doanh nghiệp nên cố gắng mở rộng sản xuất hơn nữa. 4 Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Minh Năm 2011- 2012 Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu BH và CC DV 65.348.320.950 2. Các khoản giảm trừ doanh thu SO SÁNH Số tiền Tỷ lệ 84.256.820.350 18.908.499.400 128,9349 - - - - 3. Doanh thu thuần về BH và DV 65.348.320.950 84.256.820.350 18.908.499.400 128,9349 4. Giá vốn hàng bán 53.868.668.700 69.265.863.210 15.397.194.510 128,5828 5. Lợi nhuận gộp về BH và DV 11.479.652.250 14.990.957.140 3.511.304.890 130,5872 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14.640.411 28.119.091 13.478.680 192,0649 7. Chi phí tài chính 1.413.563.284 2.256.005.037 842.441.753 159,597 - Trong đó: CP lãi vay 1.413.563.284 2.256.005.037 842.441.753 159,597 8. Chi phí bán hàng 3.959.286.347 4.389.256.942 429.970.595 110,8598 9. Chi phí quản lý 3.532.414.088 doanh nghiệp 4.565.140.308 1.032.726.220 129,2357 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 2.589.028.942 3.808.673.944 1.219.645.002 147,1082 11. Thu nhập khác - - - - 12. Chi phí khác - - - - 13. Lợi nhuận khác - - - - 2.589.028.942 3.808.673.944 1.219.645.002 147,1082 724.928.104 952.168.486 227.240.382 131,3466 - - 1.864.100.838 2.856.505.458 992.404.620 153,2377 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi TNDN phí thuế 16. Chi phí TNDN hoãn lại thuế 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty 2012) 5 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Tiến Minh: 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị Bộ máy kế toán của công ty TNHH Tiến Minh được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán. Mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một hoặc một vài phần hành kế toán riêng biệt. Các bộ phận sản xuất kinh doanh không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập, kiểm tra và xử lý chứng từ ban đầu rồi gửi về phòng kế toán theo định kỳ đề ra. Hình thức tập trung này đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trưởng chỉ đạo bao quát tập trung, kịp thời và thống nhất, điều đó cũng đảm bảo sự kiểm tra quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. SƠ ĐỒ 2.1 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Tiến Minh (Phụ lục 2) ➢ Kế toán trưởng: giúp giám đốc công tác tổ chức chỉ đạo thực hiên toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. ➢ Kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ: - Theo dõi TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng. - Theo dõi thanh lý TSCĐ, kiểm tra quyết toán sữa chữa lớn TSCĐ, Tái đầu tư, lập hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tư XDCB. - Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, điều động nội bộ trong công ty - Theo dõi công tác thu hồi vốn các công trình do công ty thi công - Lập báo cáo định kỳ và thường xuyên về vốn chủ sở hữu của công ty và tổng hợp toàn công ty. ➢ Kế toán thanh toán và kế toán tiền gửi ngân hàng: - Chịu trách nhiệm lập phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ - Theo dõi tình hình thu – chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Lập hồ sơ vay vốn và theo dõi tình hình tiền vay của công ty. - Tập hợp các chi phí tiền mặt, tiền gửi, tiền vay cho kế toán tổng hợp. 6 - Theo dõi thanh toán với ngân sách- thanh toán nội bộ, thanh toán với cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng. - Lập séc, uỷ nhiệm chi, lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động, kế hoạch lao động tiền lương các tờ khai về thuế và thanh toán với ngân sách, biên bản đối chiếu với cụ thể. - Tham gia các báo cáo kế toán và quyết toán tài chính ➢ Kế toán vật tư và kế toán tiền lương. - Theo dõi tình hình N- X- T kho vật liệu của công ty - Theo dõi thanh toán tạm ứng - Theo dõi thanh toán lương, BHXH toàn công ty - Lập phiếu nhập, xuất vật tư - Tập hợp, theo dõi chi phí khối cơ quan công ty, tham gia lập báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của công ty. ➢ Kế toán tiêu thụ: - Chịu trách nhiệm theo dõi nhập – xuất – tồn thành phẩm hàng hóa. - Viết hóa đơn bán hàng. ➢ Thủ quỹ kiêm thống kê: - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng tháng - Bảo quản theo dõi sổ số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của quỹ. - Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Thanh toán các khoản bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: ➢ Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 dương lịch ➢ Đơn vị tiền tệ : Việt Nam Đồng ➢ Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ➢ Theo yêu cầu của ban giám đốc, phòng kế toán còn lập các báo cáo kế toán theo tháng (báo cáo quản trị) để trình ban lãnh đạo công ty. ➢ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. ➢ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. ➢ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân cả kỳ dự trữ. 7 ➢ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. ➢ Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra − Thuế GTGT đầu vào phải nộp NSNN ➢ được khấu trừ Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu, tỷ lệ góp theo phần trăm (%) góp vốn. ➢ Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: trích lập theo điều lệ được thông qua Hội đồng thành viên. 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán (1). Tổ chức hạch toán ban đầu: Hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ Kế toán bán hàng: + Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê hàng hóa bán ra + Báo giá, thẻ kho + Hóa đơn GTGT, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho + Bảng thanh tóan hàng đại lý, ký gửi + Phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của Ngân hàng Chứng từ Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền mua hàng : + Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT + Phiếu mua hàng, bảng kê mua hàng + Phiếu chi, giấy báo ngân hàng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nhận hàng hoá và các chứng từ khác có liên quan. Chứng từ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: + Bảng thanh toán lương, tiền công. Bảng tính khấu hao TSCĐ + Biên bản kiểm kê. Biên bảng xác nhận sản phẩm hoàn thành + Phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT. Các chứng từ thanh toán khác. Chứng từ Kế toán TSCĐ hữu hình: + Biên bản bàn giao TSCĐ, bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ + Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Phiếu chi, Chứng từ Ngân hàng. + Biên bản đánh giá TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. 8 Chứng từ Kế toán tiền lương và khoản BHXH: + Bảng chấm công + Bảng thanh toán lương + Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội + Phiếu chi tiền Chứng từ Kế toán kết quả tài chính - Phân phối lợi nhuận: + Công ty chủ yếu sử dụng chứng từ tự lập + Phiếu kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ các hoạt động + Quyết định phân phối lợi nhuận + Thông báo của cơ quan thuế Ngoài ra tùy theo nội dung phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng cho phù hợp gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng kế toán. Tại đây bộ phận kế toán sẽ kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để định khỏan, ghi sổ kế toán. Tùy theo từng loại chứng từ mà kế toán viên hoặc kế toán trưởng sẽ ký chứng từ và trình Ban Giám đốc xem xét ký duyệt nếu cần thiết. Các chứng từ sẽ được phân loại, sắp xếp bảo quản theo quy định và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được hủy. Phụ lục 3: Trình tự luân chuyển chứng từ một số nghiệp vụ kế toán tại Công ty TNHH Tiến Minh (2). Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC và sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quyết định này. Ngoài hệ thống tài khoản cấp 1 và 2 trong bảng hệ thống tài khoản thì công ty tự xây dựng hệ thống các tài khoản cấp 3 để phù hợp với nhu cầu và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, có một số tài khoản không sử dụng đến như: TK 217, TK 221… và một số tài khoản liên quan đến cổ phiếu. 9 Bảng 2.1: Bảng hệ thống các TK sử dụng tại công ty TNHH Tiến Minh - Vận dụng tài khoản kế toán để kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tại công ty TNHH Tiến Minh (Phụ lục 4) (3). Tổ chức hệ thống sổ kế toán Theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính thì có 5 hình thức ghi sổ. Trong đó, công ty Tiến Minh áp dụng theo hình thức “ Nhật ký chung” để ghi sổ kế toán. Chứng từ phát sinh tại bộ phận nào, thuộc phần hành kế toán nào được kế toán viên tương ứng hạch toán vào các Sổ chi tiết liên quan. Từ các Sổ chi tiết, cuối kỳ lên Sổ tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng. Bảng 2.2: Hệ thống sổ sử dụng tại Công ty TNHH Tiến Minh (Phụ lục 5) Việc hạch toán tổng hợp do kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi… được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết, sổ quỹ, đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung. Cuối tháng, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào ít nhất 2 tài khoản liên quan, sau đó tiến hành lập sổ cái các tài khoản: TK 155, TK 156, TK632, TK 511… Đồng thời, làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản, báo cáo xác định kết quả kinh doanh… Bên cạnh đó, từ sổ chi tiết kế toán lập các bảng tổng hợp chi tiết để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối tài khoản SƠ ĐỒ 2.2 : Hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty TNHH Tiến Minh (Phụ lục 6) Hiện nay các công việc của kế toán đã được hỗ trợ bằng công cụ đắc lực đó là máy vi tính và các phần mềm ứng dụng khác (Word, Excel) giúp cho công việc ghi sổ của kế toán trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. (4) Tổ chức hệ thống BCTC Công ty thực hiện lập báo cáo tài chính hàng năm theo đúng chế độ kế toán hiện hành, bao gồm các loại báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán - Mẫu B 01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu B 02- DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu B 03- DN - Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B 09- DN 10 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Công ty lập theo phương pháp trực tiếp Các báo cáo trên được lập, kiểm tra, xem xét sẽ được trình lên giám đốc duyệt sẽ được gửi đến các cơ quan: Cục thuế, Sở kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản giao dịch... Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay của công ty được lập phù hợp với biểu mẫu Nhà nước quy định. Việc lập và gửi báo cáo theo đúng yêu cầu. - Các báo cáo tài chính được lập theo đúng biểu mẫu quy định. - Các báo cáo tài chính luôn được đã lập chính xác, gửi đúng nơi, đã cung cấp đủ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp. 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Tiến Minh 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Tiến Minh Hiện nay Công ty TNHH Tiến Minh đã chủ động trong công tác phân tích các chỉ tiêu với bộ phận trực tiếp phân tích là phòng kế toán của công ty. Dựa vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 doanh nghiệp sẽ phân tích làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các nguồn tiềm năng có thể khai thác, có những biện pháp, phương hướng chiến lược trong kinh doanh. Thời điểm công ty tiến hành công tác phân tích kinh tế là sau khi lập các báo cáo tài chính, phòng kế toán tiến hành phân tích một số chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty. Công tác phân tích kinh tế giúp cho Ban Giám đốc thấy được những gì đã làm được thuận lợi, khó khăn ở khâu nào để có biện pháp khắc phục và phát huy thành quả đạt được giúp cho doanh nghiệp lập ra các phương án và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. 11 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty Doanh nghiệp thực hiện một số chỉ tiêu phân tích sau: Trị số của chỉ tiêu phân tích Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu phân tích = × Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc 100 Trong đó: Trị số chỉ tiêu phân tích: doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2012 Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc: doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2011 - Tỷ suất chi phí: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí trên doanh thu F’ = F M × 100 Trong đó: F’: tỷ suất chi phí F: tổng chi phí M: doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận – vốn chủ sở hữu (ROE) giúp Ban Giám đốc biết được khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu - Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA) đánh giá ban lãnh đạo đánh giá một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ROA = Tài sản + Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Lợi nhuận biên) (ROS): phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận biên (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x 100% 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hàng loạt các chính sách và quyết định của Công ty, nếu như các tỷ số tài chính đã được đề cập ở trên cho thấy các phương 12 thức mà Công ty được điều hành thì các tỷ số về khả năng sinhlợi phản ánh tổng hợp nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của Công ty. Bảng 2.3 : Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH Tiến Minh năm 2011- 2012 Đơn vị tính: Việt Nam Đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Nãm 2012 Nãm 2011 1.Tổng tài sản 77.749.219.565 2.Tổng Vốn CSH Tãng giảm Tỷ lệ (%) 57.081.430.958 20.667.788.607 136,208 39.229.769.165 38.928.375.879 301.393.286 100,774 3.Tổng doanh thu 84.284.939.441 65.362.961.361 18.921.978.080 128,949 4.Tổng chi phí 80.448.146.406 62.759.292.008 17.702.333.078 128,2 5.Lợi nhuận trước thuế 3.808.673.944 2.589.028.942 1.219.645.002 147,108 6.Lợi nhuận sau thuế 2.856.505.458 1.864.100.838 992.404.620 153,238 95,481 96,0389 (0.5578) 99,4192 7.Tỷ suất chi phí Lợi nhuận biên (ROS) 3,39% 2,85% LN sau thuế /Tổng tài sảnbình quân x 100% 4,24% 4,31% Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) LN sau thuế /Vốn chủ sở hữubình quân x 100% 7,52% LN sau thuế / Doanh thu thuần x 100% Doanh lợi tổng tài sản (ROA) 13 6,43% Qua bảng chi tiêu doanh lợi doanh thu của các năm 2011, 2012 ta thấy doanh thu và lợi đều tăng cao. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng thêm 18.908,5 triệu đồng tương đương tăng 29%; lợi nhuận cũng tăng và tăng thêm là 992,4 triệu đồng, tương đương tăng 0,54%. +Phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí Qua bảng so sánh trên ta thấy tỷ suất chi phí của doanh nghiệp giảm. Mức giảm tuy không lớn (0,6%) nhưng đã góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS): Như vậy cứ 100 đồng doanh thu thì năm 2011 thì công ty thu được là 2,85 đồng lợi nhuận, năm 2012 thì thu được 3,39 đồng lợi nhuận / 100 đồng doanh thu, tăng hơn so với năm 2011. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận này không cao chỉ là 2,85 và 3,39%. Công ty cần phải tăng tỷ lệ này cao hơn nữa và cần đạt ở mức >10%. + Phân tích tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA): Ta thấy chỉ số ROA của năm 2011, 2012 là không biến động nhiều. Lý do là bởi do tình hình kinh doanh thuận lợi, công ty có sự gia tăng về doanh thu. Đi kèm với đó là sự đầu tư tương ứng của ban lãnh đạo vào khối lượng tài sản của doanh nghiệp khiến tỷ suất ROA không thay đổi nhiều ( 4,24% vào năm 2012 và 4,31% vào năm 2011). + Phân tích tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ số ROE là chỉ số luôn được các chủ sở hữu quan tâm hàng đầu. Vì nó phản ánh khả năng sinh lời của nguồn vốn mà họ bỏ ra. Bình quân cứ 100 đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 6,43 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2011. Đến năm 2012 chỉ số ROE đã tăng nên đáng kể, cứ 100 đồng thì tạo ra 7,52 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 tăng thêm 1,09% Như vậy vốn chủ sở hữu của chủ DN đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn và dự báo các năm tiếp theo sẽ tăng cao rất nhiều. 14 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty 3.1.1. Ưu điểm Việc vận dụng hệ thống TK kế toán phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống TK kế toán công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý trình độ nhân viên kế toán thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu. Việc vận dụng và mở TK chi tiết của công ty phù hợp với sự hướng dẫn của Nhà nước và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Việc vận dụng hệ thống TK kế toán do Bộ tài chính quy định phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp, yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán của công ty. 3.1.2. Hạn chế - Là một Công ty chuyên sản xuất phục vụ nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân, khối lượng sản xuất ra ngày càng nhiều với chủng loại đa dạng, thị trường tiêu thụ mở rộng nên các nghiệp vụ kinh tế tương đối nhiều. Tuy nhiên trong công tác đánh giá sản phẩm tồn kho Công ty chỉ được thực hiện ở cuối tháng nên việc nắm bắt số liệu cuối tháng nhiều khi không được thực tế. - Về hạch toán ban đầu: Đối với khách hàng lẻ đến sử dụng dịch vụ nhưng không lấy hoá đơn cuối ngày nhân viên bán hàng kê vào chuyển lên phòng kế toán và kế toán xuất hoá đơn bán hàng cho khách lẻ ngày hôm đó như thế gây lãng phí. - Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tại Công ty đã phát huy được năng lực của cá nhân nhưng số lượng các bộ kế toán ít nên một số kế toán phải kiêm nhiều nhiệm vụ. Cụ thể kế toán thanh toán vừa đối chiếu công nợ với khách hàng vừa thanh toán và quản lý cả tài sản của toàn doanh nghiệp, như vậy trách nhiêm của kế toán quá nhiều và sẽ không đạt được hiệu quả trong công tác kế toán, mặt khác việc kiểm tra đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn. 15 3.2 . Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị 3.2.1. Ưu điểm Công ty TNHH Tiến Minh đã chủ động trong công tác phân tích kinh doanh, dựa vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm mà phân tích đánh giá một số chỉ tiêu. Qua phân tích làm rõ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các nguồn tiềm năng có thể khai thác, có những biện pháp, phương hướng chiến lược trong kinh doanh, chọn ra những phương án tối ưu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Hạn chế Công tác phân tích kinh tế của công ty chỉ được phòng kế toán của công ty dựa trên các số liệu tập hợp dẫn tới phòng kế toán của công ty phải xử lý quá nhiều công việc làm cho hiệu quả phân tích chưa được như mong đợi. Công ty chưa tiến hành phân tích toàn diện hoạt động kinh doanh nên kết quả phân tích của công ty chưa mang tính tổng hợp. IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài 1: “Phân tích tình hình tài chính và một số đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Tiến Minh”- Thuộc học phần phân tích kinh tế. Lý do: Các hoạt động kinh doanh đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình tài chính cũng có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hoạt động của công ty. Thông qua phân tích tình hình tài chính sẽ cho ta biết được những điểm mạnh yếu để có hướng khắc phục yếu kém, phát huy điểm mạnh để công ty phát triển bền vững. Đề tài 2: ‘‘Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tiến Minh” - Thuộc học phần: Kế toán. Lý do: Qua quá trình thực tập ở công ty em nhận thấy kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty còn tồn tại nhiều hạn chế. Mặc dù đã đưa ra một số giải pháp nhưng chưa hiệu quả vì vậy cần nghiên cứu vấn đề này. 16 17 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... v I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN MINH .......................................... 1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị .............................................. 1 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .................................................. 1 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty………………………………….1 1.2.2 Các sản phẩm chính do công ty sản xuất ……………………………………2 1.2.3 Thị trường tiêu thụ của công ty…………………………………………..…..2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Tiến MinhError! Bookmark not defined. 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua hai năm 2011- 2012 . 4 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY.......................................................................................................... 6 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty ................................................................ 6 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty ............ 6 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................................................................ 8 2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Tiến Minh ............ 11 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế tại Công ty TNHH Tiến Minh ...................................................................................... 11 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty ................................ 12 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán ............................................ 12 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ...................................................... 15 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty .................................... 15 3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 15 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................... 15 3.2 . Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của đơn vị .................... 16 i 3.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................... 16 3.2.2. Hạn chế .......................................................................................................... 16 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .............................. 16 KẾT LUẬN .............................................................................................................. vi ii LỜI MỞ ĐẦU Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội vô cùng lớn nhưng đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Và dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì lợi nhuận luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi và lấy đó làm động lực để phát triển. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu từ tổ chức quản lý tới sản xuất kinh doanh cho đến tiêu thụ hàng hóa… Do vậy, tổ chức quá trình sản xuất tiêu thụ hàng hóa hợp lý, hiệu quả đã và đang trở thành một vấn đề bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, em muốn hiểu sâu công tác tổ chức kế toán và công tác tài chính của doanh nghiệp nhằm củng cố nâng cao kiến thức đã học ở trường, nên em đã xin thực tập tại Công ty TNHH Tiến Minh để học hỏi thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nâng cao trình độ thực tế, củng cố thêm kiến thức lý thuyết tài chính kế toán ở trường. Được sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc; phòng kế toán và các phòng ban trong công ty; sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Nguyễn Bích Hiền và bằng sự nỗ lực trong học tập, tìm tòi học hỏi em đã nắm bắt một cách tương đối cụ thể và toàn diện về công tác kế toán tài chính của Công ty, từ đó đã hoàn thiện bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực tập nên bài báo cáo thực tập tổng hợp của em không thể tránh khỏi một số thiếu sót, vì vậy em kính mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Thầy Cô và sự giúp đỡ của phòng ban trong công ty để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan