Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại ngân hàng vietcombank chi nhánh chương dương...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng vietcombank chi nhánh chương dương

.DOCX
16
1026
148

Mô tả:

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG………………….……2 1) Lịch sử hình thành…………………………..……………………………….2 2) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Chương Dương……………………………………………………………...….3 3) Mô hình tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của Vietcombank chi nhánh Chương Dương……………………………………………………………….……….4 CHƯƠNG II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM GẦN ĐÂY..…8 1) Huy động vốn………………………………………………………….…….8 2) Hoạt động tín dụng………………………………………………………....10 3) Báo cáo kết quả kinh doanh………………………………………………..12 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG TRONG 5 NĂM TỚI………………………………………..13 * Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 5 năm tới………………………..………..13 * Các giải pháp – biện pháp cần thực hiện………………………………….……14 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….16 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG. 1) Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN- Chi nhánh Hà Nội được thành lập năm 2003. Thực hiện Quyết định số 936/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh cấp 2 Chương Dương đã được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 hoạt động độc lập dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo Quyết định số 413/QĐ.NHNT.TCCB.ĐT ngày 05/06/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Chương Dương đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (dưới đây gọi tắt là Vietcombank Chương Dương) Được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, sự hỗ trợ to lớn của Ban Lãnh đạo, các Phòng/Ban tại Hội sở chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động, Chi nhánh Chương Dương đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo, tìm tòi, bám sát xu thế phát triển, sự biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước từ đó chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam như đi đầu trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các công ty chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động của các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư; là chi nhánh tiên phong trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới như Tư vấn, thu xếp, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, Vietcombank Chương Dương đã phát triển ngày một lớn mạnh, bộ máy tổ chức của Chi nhánh bao gồm Ban Giám đốc, 06 2 phòng, 01 tổ và 06 phòng giao dịch với tổng số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đến 31/12/2013 là 128 cán bộ. 2) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo đăng ký kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Chương Dương. 1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: a) Cho vay; b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; c) Bảo lãnh ngân hàng d) Phát hành thẻ tín dụng e) Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế f) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. 4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng 5. Cung ứng các phương tiện thanh toán 6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tê; c) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và quy định của pháp luật. 7. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. 9. Mở tài khoản: a) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác; c) Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối. 10. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán: a) Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia; b) Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế. 3 3) Mô hình tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của Vietcombank chi nhánh Chương Dương SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ GIÁM ĐỐC HOÀNG THU HƯƠNG PHÓ GIÁM ĐỐC HOÀNG ANH TUẤN PHÒNG T.PHÒNG: 1 TT & KDDV P.PHÒNG: 2 KSV: 2 PHÒNG T.PHÒNG:01 NGÂN QUỸ P.PHÒNG:02 KSV:02 PHÒNG HCNS QLN:03, KT(Công TÀI tác Hành chính, Tin học) CHÍNH: 02; NKCT: 01 T.PHÒNG:1 NHẬT KÝ CT: 1 PGD P.PHÒNG:1 THỊNH T.QUỸ CHÍNH:THÁI 1 PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYỄN THỊ THU HIỀN PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KH THỂ NHÂN Cho vay thể nhân QL chung các hoạt TTQT: 3 của chi nhánh động THẺ: 6 TELLER: 6 QL khối khách hàng doanh nghiệp KT T.TOÁN: 05 TTKH: 02 PHÒNG KHÁCH HÀNG THẺ:6 THỦ QUỸ PHÒNG HCNS TELLER: 65 GIAO DỊCH: (Công tác Nhân sự, XDCB, PT mạng lưới) T.PHÒNG:1 PGD P.PHÒNG:1 KIM NGƯU KD VỐN: 2 TỔ KH D.NGHIỆP:KTGSTT 11 PGD T.PHÒNG:1VĨNH HOÀNG KH THỂ NHÂN: 5 PGD T.PHÒNG:1 SÀI ĐỒNG KSV:1 THỦ QUỸ: 1 TELLER: 2 KH THỂ NHÂN: 1 PGD KHƯƠNG THƯỢNG T.PHÒNG:1 THỦ QUỸ: 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THEO VỊ TRÍ CÔNG VIỆC P.PHÒNG:1 TELLER: 3 KH THỂ NHÂN: 2 PGD BACK- END (36ĐÔNG CB) ANH FRONT- END (69 CB) T.PHÒNG:1 THỦ QUỸ: 1 KSV: 1 TELLER: 3 PHÒNG 15 CB 5 CB TT&KDDV- 20 T.PHÒNG:1 THỦ QUỸ: 1 KSV: 1 TELLER: 3 T.PHÒNG:1 KSV: 1 T.PHÒNG:1 KSV: 1 11 CB PHÒNG KẾẾ TOÁN - 3 CB PHÒNG 18 7 CB 5 CB THỦ QUỸ: 1 TELLER: 3 THỦ QUỸ: 1 TELLER: 3 4 * nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc chi nhánh: - Hoạch định chiến lược phát triển của chi nhánh - Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của chi nhánh - Phối hợp với các phòng ban và bộ phận chức năng thực hiện phát triển mạng lưới của chi nhánh 5 - Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền Phó giám đốc chi nhánh: là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc chi nhánh uỷ quyền chỉ đạo điều hành một số công việc, ký thay giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công. Phòng ngân quỹ - Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng. - Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp, dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ. - Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng. - Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ Ngân hàng liên quan. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ - Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. - Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng. Phòng tin học - Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. - Phụ trỏch hệ thống tin học trong toàn hệ thống. Tư vấn cho Giỏm đốc và triển khai việc sử dụng cỏc hệ thống phần mềm mới. 6 Phòng Hành chính - Nhân sự - Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xừy dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhừn lực toàn hệ thống. - Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Phòng tài chính kế toán Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng: - Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quý, năm). - Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính. - Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. - Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. - Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. Phòng tín dụng Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng: - Cho vay ngắn hạn; - Cho vay trung, dài hạn; - Các nghiệp vụ bảo lãnh; - Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có quy định của Tổng Giám đốc). - Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống; - Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Giám đốc. 7 - Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng. - Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện . Ngoài các phòng ban trên chi nhánh còn 6 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh là: Phòng giao dịch Khương Thượng, Thái Thịnh, Kim Ngưu, Vĩnh Hoàng, Đông Anh và Sài Đồng. CHƯƠNG II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM GẦN ĐÂY 1) Huy động vốn Trong các hoạt động Ngân hàng thương mại, huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất, nó quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chính vì vậy, Vietcombank chi nhánh Chương Dương luôn chú trọng và quan tâm hoạt động huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của rất đa dạng, được thể hiện trên các mặt: - Đối tượng huy động: dân cư – tổ chức; - Hình thức huy động: tiền gửi tiết kiệm (dưới 12 tháng và trên 12 tháng) - tiền gửi thanh toán; -Loại tiền tệ: Việt Nam đồng – Ngoại tệ. Bảng 1.1 Tổng số tiền huy động vốn của Vietcombank chi nhánh Chương Dương giai đoạn (2011- 2013) Đơn vị: Tỷ đồng 2010 Chỉ tiêu Số tiền 2011 Số tiền Tăng trưởng 2012 Số tiền Tăng trưởng 2013 Số tiền Tăng trưởng 8 Tổng số vốn huy động 6.489 7137 10% 8.423 18% 9.773 16% Nguồn: báo cáo tài chính Vietcombank Chương Dương Theo bảng trên có thể thấy quy mô nguồn vốn huy động của Vietcombank Chương Dương tăng trưởng mạnh trong các năm qua. Cụ thể năm 2011, tăng trưởng vốn huy động đạt 10% ở mức 7.137 tỷ đồng, năm 2012 có mức tăng trưởng cao nhất là 18%, tổng số vốn huy động đạt 8.432 tỷ đồng. Và theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013, con số này là 9.773 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 16%. Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng Chỉ tiêu Cá nhân Các tổ chức kinh tế Năm 2011 45% 55% Năm 2012 43% 57% Năm 2013 46% 54% (Nguồn: báo cáo tài chính Vietcombank Chương Dương giai đoạn 2011-2013) Từ bảng 2.2 có thể thấy sự chênh lệch không lớn giữa nguồn vốn huy động từ cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế. Trong giai đoạn (2011-2013) nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn đạt khoảng 55%, đến cuối 2013, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức trong nên kinh tế là 5.277 tỷ đồng, đạt 54%. Tổng nguồn vốn tăng là do sự gia tăng khá đồng đều từ hai nhóm đối tượng khách hàng này. Đây cũng là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, vì vậy gửi tiền ngân hàng vẫn được coi là kênh đầu tư khá hiệu quả. 2) Hoạt động tín dụng 9 Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động phải đảm bảo được sử dụng an toàn, không bị tồn đọng. Bảng 2.1 Tăng trưởng dư nợ của Vietcombank chi nhánh Chương Dương 12/31/201 0 12/31/2011 Tăng CHỈ TIÊU Tổng Tổng trưởn g Tổng dư nợ 12/31/2012 4.377 4.612 5.36% 06/31/2013 Tăng Tổng trưởn Tăng Tổng g 5.343 15,8% trưởn g 6,285 17.6% Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank Chương Dương Ta có thể thấy, tổng dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm mặc dù mức tăng chưa xứng với tổng số vốn huy động. Năm 2011, tăng trưởng dư nợ là 5,3%, ở mức thấp nhất trong giai đoạn này. Hai năm 2012 và 2013 có mức tăng trưởng trên 15%. Lý giải hiện tượng trên là do 2011 là năm chạm đáy của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp trong khi gửi tiền ngân hàng được coi là một kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh này. Do chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương, giai đoạn 20122013 trân lãi suất cho vay được khống chế ở mức thấp (khoảng 9%/năm) do đó, các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn. Kết quả là tăng trưởng tín dụng đạt mức khá. 10 Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ theo biện pháp đảm bảo tiền vay tại Vietcombank Chương Dương 2011 – 2013 Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Dư nợ có TSĐB Dư nợ không có 12/31/2011 12/31/2012 06/31/2013 Tăng Tăng Tỷ Tỷ Tỷ Tăng trưởn trưởn trọng trọng trọng trưởng g g 38.0 35.0 20.6% 17.3% 35% 13.9% % % 62.0 TSĐB Tổng % 20.6% 20.6% 65.0 % 33.5% 27.4% 65.0 % 14% 14% Từ bảng trên, ta thấy dư nợ không có tài sản đảm bảo của chi nhánh luôn chiếm trên 60% trong cơ cấu tổng dư nợ và có xu hướng tăng nhẹ trong những năm qua: năm 2011, dư nợ không có tài sản đảm bảo chiếm 62%, năm 2012 và năm 2013 duy trì trong khoảng 65%. Điều này cho thấy, nếu những khoản vay không có tài sản đảm bảo không được quản lý tốt sẽ dễ gây ra tổn thât cho ngân hàng nếu những khoản vay này xảy ra khả năng mất vốn. 11 3) Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 3.1. Kết quả HĐKD của Vietcombank chi nhánh Chương Dương (giai đoạn 2010- 201) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Qua ta 2011 2012 2013 1. Thu nhập từ HĐKD 235 352 388 1.1 Huy động vốn 85 111 123 1.2 Tín dụng 105 174 192 1.3 Dịch vụ 45 67 73 2. Chi phí HĐKD 100 199 219 2.1 Huy động vốn 48 82 93 2.2 Tín dụng 45 108 116 2.3 Dịch vụ 2 2 2 2.4 CP hoạt động 5 7 8 136 153 169 3. Chênh lệch thu chi thấy, thu chi của tăng qua tổng thu bảng trên chênh lệch 4. Trích DPRR 40 55 68 5. Lợi nhuận trước thuế 96 98 101 chi nhánh các năm và luôn lớn hơn tổng chi. Chênh lệch thu chi qua các năm 2011 – 2013 lần lượt 136 tỷ đồng, 153 tỷ đồng và 169 tỷ đồng. 12 Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 96 tỷ đồng vào năm 2011 101 tỷ đồng vào năm 2013, tăng trưởng 5,2%. Mức tăng chưa xứng với tăng trưởng tín dụng cũng như huy động vốn, nguyên nhân là do chi nhánh phải trích Dự phòng rủi ro tăng lên: Dự phòng rủi ro trong năm 2011 là 40 tỷ, năm 2012 là 55 tỷ và 2013 là 68 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đén lợi nhuận của chi nhánh. CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK CHƯƠNG DƯƠNG TRONG 5 NĂM TỚI * Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 5 năm tới Căn cứ định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của toàn hệ thống, trên cơ sở những thành tựu đạt được trong thời gian qua, chi nhánh tiếp tục phấn đấu: Lợi nhuận bình quân đầu người đạt nhóm I của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Giữ vững và phát triển quy mô hoạt động, thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, xứng tầm với doanh nghiệp hạng 1; Tăng trưởng bền vững, tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động. Các mục tiêu cụ thể của chi nhánh: - Đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận. Đẩy mạnh công tác dịch vụ, tiến tới nâng cao tỷ trọng hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở tăng cường tiếp thị, triển khai những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn – tín dụng, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế. - Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời. 13 - Tỷ lệ tăng trưởng ở tất cả các chỉ tiêu không thấp hơn so mức bình quân của các chi nhánh có đặc điểm tương tự trên địa bàn. - Đảm bảo lợi nhuận sau thuế bình quân/người đạt từ trên 800 triệu đồng/người. * Các giải pháp – biện pháp cần thực hiện - Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính. - Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kiểm tra giám sát các hoạt động nghiệp vụ để đẩy mạnh tính tuân thủ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, theo hướng nâng cao - chuyên nghiệp - chuyên sâu theo nguyên tắc mọi cán bộ ngoài nhiệm vụ chính đều phải nắm bắt cơ bản các nghiệp vụ khác để tự tin giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nhạy bén với những cơ hội thị trường. Mục tiêu là tiến tới không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo lập niềm tin, sự tin cậy của khách hàng - nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. - Rà soát đánh giá dòng vốn – dòng tiền, thực hiện phân tích đánh giá khách hàng, qua đó, đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút các dòng vốn rẻ, mở rộng quy mô khách hàng sinh lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Xây dựng chương trình quản lý khách hàng, phân loại khách hàng, đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với từng khách hàng qua đó đưa ra các chính sách linh hoạt để mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó xây dựng được nền khách hàng, thị phần ổn định cho kinh doanh và thu nhập dịch vụ; - Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ đến khách hàng cá nhân và các DNVVN, tập trung tìm kiếm và đầu tư vào các dự án kinh tế theo lĩnh vực trọng điểm, có hiệu quả cao. - Cơ cấu và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đem lại khả năng sinh lời lớn và hiệu quả như dịch vụ với các công ty chứng khoán, bảo lãnh... 14 - Thực hiện phân giao chỉ tiêu KHKD đến từng đơn vị, người lao động nhằm tạo ra sự chủ động - năng động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động với sự phát triển chung của chi nhánh. 15 Tài liệu tham khảo: - Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Chương Dươnng năm 2011, 2012, 2013. - Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 và phương hướng năm 2012. - Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và phương hướng năm 2013. - Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 và phương hướng năm 2014. - Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Chương Dương. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan