Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cp rượu quốc tế...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cp rượu quốc tế

.DOC
46
1354
120

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP RƯỢU QUỐC TẾ 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP RƯỢU QUỐC TẾ Công ty là một công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Quyết định 152/1998/QĐ_TTg ngày 25 tháng 8 năm 1998 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh và giấy phép đầu tư cấp ngày 23/10/2009 với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ. Một số thông tin khái quát về Công Ty Cổ Phần Rượu Quốc Tế: - Tên Công ty : Công ty CP Rượu Quốc Tế. - Trụ sở chính : Khu công nghiệp Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh - Website : Http://gcsvn.com/ -Điện thoại : (+84)2413734938 Được khởi công vào năm 2009, Công ty cổ phần Rượu Quốc Tế (GSC) được đầu tư xây dựng trên diện tích 6ha tại khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh, là nhà sản xuất rượu Vodka trên dây chuyền thiết bị hiện đại bởi công nghệ độc quyền cùng với sự hợp tác và giám sát về chất lượng của tập đoàn Hetman, Tháng 01/2011, Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế - GSC đã chính thức đưa nhà máy sản xuất rượu vodka tại Khu công nghiệp Tiên Sơn – Tiên Du, Bắc Ninh đi vào hoạt động, với đối tác là HETMAN của UKRAINE, nhà sản xuất Vodka hàng đầu châu Âu. Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế là Công ty tiên phong tại Việt Nam về sản xuất Rượu Vodka được chiết suất 100% từ thiên nhiên, không sử dụng bất kỳ hương liệu tổng hợp nào trong quá trình sản xuất của mình, là công ty duy nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu nhiều cấp với than hoạt tính từ gỗ Bạch Dương và đá Thạch Anh. Tất cả các sản phẩm được sản xuất Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 1 Báo cáo thực tập tổng hợp trên dây chuyền hiện đại bởi công nghệ độc quyền cùng sự giám sát về chất lượng từ HETMAN, GSC đảm bảo luôn đưa ra những sản phẩm với chất lượng tuyệt hảo. Ngày 28-1, tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, Công ty Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế chính thức ra mắt sản phẩm rượu 3ZOKA Vodka. Sau một thời gian khẩn trương triển khai, đến nay giai đoạn 1 của Nhà máy rượu, Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế (GSC) với công suất 15 triệu lít/năm đã hoàn thành. Với đối tác là Công ty HETMAN của UKRAINE, nhà sản xuất Vodka hàng đầu Châu Âu. Tháng 2/1011, 3Zoka cũng là sản phẩm duy nhất của Việt Nam vinh dự có mặt tại Hội chợ triển lãm rượu lớn nhất tổ chức tại Moskva – Liên Bang Nga. Hiện tại GSC cho ra đời ba dòng nhãn hiệu là 3ZOKA Vodka, President Gold Vodka và Lúa Việt Vodka. Sản phẩm 3ZOKA Vodka có các dòng 30%Vol và 40%Vol, sản phẩm President Gold Vodka là sản phẩm cao cấp được HETMAN chuyển giao cho GSC để sản xuất tại Việt Nam, công nghệ và quá trình sản xuất đặc biệt, đảm bảo President Gold Vodka sẽ là một sản phẩm cao cấp hàng đầu. President Gold Vodka có nồng độ 40% Vol và được đóng chai 750 ml. Mục tiêu của GSC là hướng đến trở thành nhà sản xuất vodka hàng đầu Việt Nam với tiêu chí sản xuất và kinh doanh là mang tới sản phẩm chất lượng cao, an toàn nhất cho người tiêu dùng. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP RƯỢU QUỐC TẾ 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần rượu quốc tế Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế - GSC là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu công ty đã cung cấp cho thị trường khoảng 15 triệu lít mỗi năm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu “ăn uống”, lại vừa thoả mãn những nhu cầu cao hơn mang giá trị Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2 Báo cáo thực tập tổng hợp tinh thần, nó là sự thưởng thức, là sự khẳng định điều vị, là sự thể hiện cái “tôi” của bản thân mình. Công ty Cổ phần Rượu Quốc tế - GSC là công ty sản xuất rượu vodka chiết suất hoàn toàn từ thiên nhiên, không sử dụng bất kỳ hương liệu tổng hợp nào trong quá trình sản xuất với tiêu chí chất lượng tuyệt hảo và an toàn cao nhất, GSC tin rằng, các sản phẩm của công ty sẽ thực sự chinh phục được mọi đối tượng khách hàng. Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại công ty và các doanh nghiệp khác, tối đa lợi nhuận, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông đóng góp cho ngân sách qua các loại thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn công ty nhằm xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Công ty nằm trên một diện tích khá rộng, vị trí giao thông thuận lợi nên việc sắp xếp bố trí các khu vực rất khoa học, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản phẩm...giữa các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức một dây chuyền chuyên môn hoá cho từng phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm riêng biệt, nguyên vật liệu ở mỗi phân xưởng cũng có sự khác biệt tương đối nhưng nhìn chung thì quy trình sản xuất không thay đổi. Từ các nguyên liệu từ tự nhiên qua quá trình chế biến để tạo ra Cồn thực phẩm, rồi từ cồn lại được pha chế để sản xuất ra các loại rượu Vodka để đưa ra thị trường. Vodka ngay từ tên gọi của nó đã mang ý nghĩa là rượu mạnh. Theo tiếng Nga, vodka có nghĩa là “ít nước” mà nhiều cồn. Được sản xuất ở Nga từ thế kỷ 12, Rượu Vodka có độ cồn khá cao từ 35% đến 50%. Nguyên liệu để sản Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 3 Báo cáo thực tập tổng hợp xuất Vodka thường là ngũ cốc và khoai tây lên men. Vodka từ khoai tây thì có vị hơi chát hơn và không dịu như Vodka lúa mạch. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Nấu rượu Vodka gồm những công đoạn công phu: đầu tiên là nghiền mịn nguyên liệu, đun sôi với nước nóng để tinh bột chuyển thành đường Glucô, tiếp đến là lên men để đường Glucô chuyển thành cồn (alcohol), lúc này nồng độ rượu mới chỉ đạt 6%-7%. Sau đó phải chưng cất nhiều lần để tăng nồng độ cồn trong rượu. Khác với nhiều loại rượu mạnh khác, trong sản xuất Vodka không có công đoạn ủ cuối cùng, thay vào đó là công đoạn lọc tỉ mỉ. Đây là công đoạn quan trọng nhất, vì qua công đoạn này các chất mùi và các chất hữu cơ lên men khác được lọc hết, tạo nên một chất lỏng trong suốt, tinh khiết, vị cay nồng… Quá trình sản xuất vodka của GSC áp dụng hai hệ thống lọc Nguyên Nghiền nguyênHệ liệuthống lọc thẩm Nấu nguyên liệubiệt với đặc biệtliệu và duy nhất tại Việt Nam: thấu đặc nhiều cấp lọc đá Thạch Anh, loại đá màu nhiệm có thể đem tới sự may Lên men dịch đường Đường hóa dịch cháo mắn và chống lại ảnh hưởng của năng lượng xấu. Các cấp lọc thẩm thấu với than hoạt tính từ gỗ bạch dương tạo nên sự tinh khiết tuyệt Chưng cất và tinh chế hảo. Độ tinh khiết chính là một trong những bí quyết làm cho vodka Nga và các nước thuộc Liên Ukraine có mùi vị Nguyên liêu phụ Phốibang chộn Xô Viết cũ như Nước đặc trưng. Cặn VODKA LọcSẢN XUẤT RƯỢU SƠ ĐỒ QUY TRÌNH Xử lý bằng than hoạt tính Lọc Hiệu chỉnh độ cồn Nước hoặc cồn tinh luyện Rót sản phẩm, đóng nắp và hoàn thiện Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Vodka 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 5 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Là công ty cổ phần quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. * Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có thẩm quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau: Định hướng phát triển của Công ty; Lựa chọn công ty kiểm toán; Báo cáo của Hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty và định hướng chiến lược kinh doanh, Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông. Chế độ tiền lương, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. * Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty. Quyết định chiến lược, kế hoach phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Quyết định giải pháp thị trường, tiếp thị và công nghệ . * Tổng giám đốc Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện trước pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc có thể là 5 năm. * Ban kiểm soát Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát gồm 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát: Giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong công việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của Công ty. * Các phòng ban chức năng - Phòng kế toán tài chính: có chức năng nhiệm vụ sau: Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đúng đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán. Phân tích, thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và các quyết định kinh tế tài chính của Công ty. Kiểm tra, giám sát các khoản thu – chi tài chính, các nghĩa vụ thu – nộp, thanh toán nợ, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. - Phòng tổ chức Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên. Thực hiện công tác nhân sự, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng. Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Phòng hành chính + Tổ chức và thực hiện công tác nội chính trong Công ty. Các chính sách xã hội( thương binh, liệt sĩ, hiếu hỷ,..) an ninh, trật tự ( bảo vệ, quân sự,...), pháp chế( kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp,...); y tế; Dịch vụ, tạp vụ ( lái xe, nhà ăn, lễ tân, khánh tiết...); Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.. - Phòng kế hoạch Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụvà chiến lược phát triển của Công ty. Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng. Nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước. - Phòng vật tư Lên kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ; Cung ứng các vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị,... Kiểm kê định kì vật tư; - Phòng kỹ thuật công nghệ Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu, Bao bì...định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ. Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới vào sản xuất; - Phòng kỹ thuật cơ điện Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trường trong Công ty. Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng quý, năm, việc thực hiện các định mức kinh tế, kỹ thuật, nội quy, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động. - Phòng KCS Quản lý và kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, hàng hoá, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam. Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty, tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái, tham gia các hội chợ triển lãm. Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Dưới đây là sơ đồ bộ máy công ty: SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU QUỐC TẾ Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòn g tổ chức Phòn g Kế toán tài chính Phòn g hành chính Phân xưởng 1 Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Phòn g kế hoạch Phòn g Vật tư Phân xưởng 2 Phòn g kỹ thuật công nghệ Phòn g kỹ thuật cơ điện Phòn g KCS Phân xưởng 3 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 10 Báo cáo thực tập tổng hợp 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một số năm gần đây: Đơn vị tính: 1000đ Năm 2011 CHỈ TIÊU Năm 2012 Chênh lệch +/- % DTT về bán hàng 26.293.924 26.606.662 312.738 1,2 GVHB 22.671.617 22.976.532 304.915 1,4 LNG 3.622.307 3.630.130 7.823 0,22 DT hoạt động TC 117.612 126.800 9.188 7,8 CPTC 354.059 390.171 36.076 10,2 665.087 653.925 (11.162) (1,7) 1.538.874 1.669.641 130.767 8,4 1.043.193(138.706) (11,7)CPBH LN Thuần thuế1.181.899 trước CPQLDN ( Trích số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) Căn cứ vào kết quả tính toán ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 1.669.641ngđ tăng so với năm 2011là 130.767ngđ. Có được điều đó là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố làm lợi nhuận trước thuế tăng là: Doanh thu thuần về bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính đều tăng lần lượt là 312.738 ngđ, 9.188 ngđ tương với tốc độ tăng là 1,2% , 7,8% làm lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo. Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 11 Báo cáo thực tập tổng hợp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 138.706 ngđ tương ứng 11,7% góp phần rất lớn vào việc tăng lợi nhuận. Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: Giá vốn hàng bán cũng tăng theo do khối lượng hàng sản xuất tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn là 1,4% nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 1.2% ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh làm cho lợi nhuận trước thuế giảm. Chi phí tài chính năm 2012 tăng so với năm 2011 một lượng là 36076 ngđ tương ứng tốc độ tăng là 10,2% làm cho lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể. Do đó doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn đến khoản chi phí này. Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản 56.993.154 57.983.362 62.242.917 A. Tài sản ngắn hạn 19.901.934 20.233.281 24.789.758 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 4. Tài sản ngắn hạn khác 864.802 9.037.447 991.463 843.378 8.405.058 13.797.871 9.529.214 10.029.098 9.628.664 470.471 807.662 519.845 B. Tài sản dài hạn 37.091.220 37.750.081 37.444.159 1. Tài sản cố định 35.354.522 36.013.383 35.707.461 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.736.698 1.736.698 57.983.362 62.242.917 A. Nợ phải trả 30.411.785 24.917.912 24.254.105 Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Nguồn vốn 1736.698 56.993.154 12 Báo cáo thực tập tổng hợp 1. Nợ ngắn hạn 25.885.780 2. Nợ dài hạn 24.079.431 23.899.624 4.526.005 838.481 354.481 B. Vốn chủ sở hữu 26.581.369 33.065.450 37.988.812 1. Vốn chủ sở hữu 25.659.014 31.915.450 37.616.456 922.355 1.150.000 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 372.356 Nhận xét Căn cứ vào bảng trên có thể thấy tình hình tài chính của công ty có một số biến động. Tổng tài sản tăng lên đáng kể, cụ thể: Tài sản ngắn hạn năm 2012 là 19.901.934 ngđ tương ứng tỷ trọng 34.92% (= 19.901.934/56.993.154), năm 2011 là 20.233.281ngđ tỷ trọng 34,89%, năm 2012 là 24.789.758ngđ tỷ trọng 39,83% trong khi đó tỷ trọng của tài sản dài hạn của các năm lại giảm xuống năm 2010 là 65,08%, năm 2011 là 65,11%, năm 2012 là 60,17% .Đồng thời cơ cấu tài sản dài hạn ở cả 3 năm đều rất cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của công ty khá chậm. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn lại có những thay đổi theo chiều hướng tích cực Thể hiện: Tỷ trọng nợ phải trả năm 2010 là 53,36%(= 30.441,785/56.993.154), đến năm 2011 giảm xuống còn 42,95%, sang năm 2012 còn 38,97%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng năm 2010 là 46,64%, năm 2011 là 57,05%, năm 2012 là 61,03%. Trong sự giảm của cơ cấu nợ phải trả ta thấy nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm. Đây là tín hiệu mừng cho thấy tình hình thanh toán với người bán của doanh nghiệp khá tốt. Như vậy để dảm bảo cơ cấu tài sản phù hợp, doanh nghiệp cần có những biện pháp tăng nhanh vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn duy trì tốc đọ tăng giảm của tài sản một cach đồng đều.. Đồng thời qua phân tích thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có chuyển biến theo chiều hướng tốt. Đây là điều doanh nghiệp nên cố gắng phát huy. Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 13 Báo cáo thực tập tổng hợp PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU QUỐC TẾ 2.1.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến. Phương thức kế toán tập trung thể hiện: Toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều được thực hiện ở phòng kế toán. Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán công ty để xử lý tổng Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 14 Báo cáo thực tập tổng hợp hợp, Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn hạch toán tại các phần hành kế toán. Chính vì vậy công tác kế toán dần được chuyên môn hoá, phù hợp với khối lượng công việc và yêu cầu xử lý. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kế toán tiền lương Kế toán nguyên vật liệu Kế toán CP và tính giá thành Kế toán TS CĐ Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ và XĐKQ Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán *Kế toán trưởng Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước. Đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ. Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 15 Báo cáo thực tập tổng hợp thanh toán nợ, kiểm tra việc sử lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính. Lập báo cáo tài chính theo niên độ. *Phó phòng kế toán Là người giúp kế toán trưởng một số việc và chịu trách nhiệm về công việc được giao; thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc của phòng và các công việc theo yêu ầu của Giám đốc khi được kế toán trưởng uỷ quyền. *Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương. * Kế toán tiêu thụ và XĐKQ Làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàng tháng, thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng và xác định doanh thu, tập hợp chi phí bán hàng, chí phí QLDN, các chi phí khác...và cuối cùng xác định kết quả kinh doanh. * Kế toán tính giá thành Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn công ty; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu thụ và các dự toán chi Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 16 Báo cáo thực tập tổng hợp phi nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch. *Kế toán nguyên vật liệu Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị, thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu. * Kế toán TSCĐ Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng. * Thủ quỹ Thực hiện việc thu chi theo chứng từ thu chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu các sổ quỹ tiền mặt. Mối quan hệ trực tuyến trong tổ chức bộ máy kế toán thể hiện kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành. Các nhân viên kế toán trực tiếp nhận lệnh của kế toán trưởng và thực hịên nhiệm vụ được giao. Bộ máy kế toán được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản là đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ cho kế toán. Điều đó cho phép phản ánh, kiểm tra, giám đốc một cách trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo sự nhịp nhàng thống nhất trong hoạt động. Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 17 Báo cáo thực tập tổng hợp 2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.2.1. Các chính sách kế toán chung Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính. Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm, kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam (VND). Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau theo tỷ giá công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Các chính sách kế toán về ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền, ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước, ghi nhận hàng tồn kho, các khoản phải thu – phải trả, ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ, ghi nhận vốn chủ sở hữu, ghi nhận doanh thu, chi phí được áp dụng đầy đủ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Chế độ chứng từ kế toán công ty đang áp dụng là đúng luật kế toán và nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Cách tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại Công Ty: Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng tứ kế toán đó nếu hợp lý mới dùng tiến hành ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:  Lập tiếp nhận xử lý chứng từ kế toán. Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 18 Báo cáo thực tập tổng hợp  Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.  Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán.  Lưu trữ, bảo quản cẩn thận. 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty CP Rượu Quốc Tế được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Để hệ thống tài khoản được sử dụng hiệu quả hơn công ty có bổ sung một số tài khoản cấp 2,3:  Đối với TK 152_ Nguyên vật liệu Tài khoản 152 được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp:  TK 1521_ Nguyên vật liêu chính bao gồm: gạo tấm, bột gạo tấm, bột sắn....  TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ: bao gồm: hương liệu các loại, nút, giấy, phẩm màu, nhãn,…  TK 1523 : Nhiên liệu bao gồm: dầu FO, dầu mỡ, sơn các loại…  TK 1524 : Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng đèn , đinh vít,..  TK 1527 : Vật liệu khác Bên nợ: – Giá trị thực tế của các loại vật liệu tồn kho đầu kỳ – Trị giá thực tế của các loại vật liệu nhập kho trong kỳ  Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Giá trị thực tế của các loại vật liệu tồn kho cuối kỳ Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 19 Báo cáo thực tập tổng hợp Bên có: – Trị giá thực tế của các loại vật liệu xuất kho trong kỳ  Trị giá thực tế của các loại vật liệu thừa khi kiểm kê  Các khoản CKTM, GGHB, HMTL thực tế phát sinh  Đối với Công cụ dụng cụ Tài khoản 153 được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:  TK 1531: Công cụ, dụng cụ  TK 1532: Bao bì luân chuyển Kết cấu tài khoản này giống tài khoản 152_ Nguyên vật liệu  Đối với chi phí: Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, các tài khoản 621, 622, 627 được chi tiết theo từng phân xưởng: TK 621_Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  TK6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp_ phân xưởng 1  TK6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp_ phân xưởng 2  TK6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp_ phân xưởng 3 Bên nợ: - Tập hợp chi phí Nguyên, vật liệu dùng trực tiếp cho sản Bên có: - Giá trị vật liệu dùng không hết xuất - Kết chuyển chi phí Nguyên, vật liệu trực tiếp TK 622_Chi phí nhân công triếp  TK 6221_ Chi phí nhân công trực tiếp_ phân xưởng 1  TK 6222_ Chi phí nhân công trực tiếp_ phân xưởng 2 Đào Thị Minh Lớp KT4-K12 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan