Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kính melta....

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kính melta.

.DOC
31
625
59

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MELTA....................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CP Kính Melta................1 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Kính Melta...........2 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công Ty..........................................................2 1.4.Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty CP Kính Melta (2011-2012)....................................................................................................4 II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MELTA..........................................................5 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty CP Kính Melta..................................5 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công Ty...........5 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán...............................................................7 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế...................................................................8 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế.........8 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công Ty.................................8 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán..............................................9 2.3. Tổ chức công tác tài chính.............................................................................11 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CP KÍNH MELTA........................................16 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán của Công Ty CP kính Melta.............16 3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................16 3.1.2 Nhược điểm....................................................................................................17 3.2. Đánh giá khái quát vè công tác phân tích kinh tế của Công Ty CP Kính Melta....................................................................................................................... 17 3.2.1 . Ưu điểm.......................................................................................................17 3.2.2. Nhược điểm.................................................................................................17 3.3 Đánh giá khái quát về Công tác tài chính của Công Ty CP Kính Melta.....18 3.3.1 Ưu điểm.........................................................................................................18 3.3.2 Nhược điểm...................................................................................................18 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP..............................19 GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy i SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy Báo cáo thực tập tổng hợp ii SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Sau khi đến Công Ty Cổ Phần kính Melta, qua quá trình thực tập tại Công Ty, được sự giúp đỡ của thầy giáo cùng các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành xong bài báo cáo thực tập tổng hợp. Trong quá trình tìm hiểu cũng như viết bài, do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế , kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài báo cáo thực tập tổng hợp của em không tránh được những thiếu sót. Em mong nhận được sự hướng dẫn góp ý của các thầy cô, các cô chú anh chị trong phòng kế toán cũng như các phòng ban khác trong Công Ty Cổ Phần Kính Melta để em có thể hiểu sâu hơn về công ty cũng như định hướng chọn đề tài khóa luận phù hợp nhất để đạt kết quả như mong đợi. Em xin gửi lời chân thành tới thầy giáo Nguyễn Tuấn Duy, ban lãnh đạo Công Ty và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác đã nhiệt tình gúp đỡ , tạo điều kiện thuận loi để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 18 tháng 02 năm 2013 Sinh viên Lã Thị Mai Anh GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy iii SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC VIẾT TẮT - BCĐKT: Bảng cân đối kế toán - LN: Lợi nhuận - BCTC: Báo cáo tài chính - LP: Lãng phí - CP: Cổ phần - NSNN: Ngân sách nhà nước - CPSX: Chi phí sản xuất - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp - DN: Doanh nghiệp - TSCP: Tỷ suất chi phí - DT: Doanh thu - VCĐBQ: Vốn cố định bình quân - DTBH: Doanh thu bán hang - VCSH: Vốn chủ sở hữu - DTT: Doanh thu thuần - VKD: Vốn kinh doanh - GTGT: Giá trị gia tăng - VKDBQ: Vốn kinh doanh bình quân - Hđkd: Hoạt động kinh doanh - LĐ: Vốn lưu động - XD: Xây dựng - VLĐBQ: Vốn lưu động bình quân - TP: Thành phố GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy iv SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công Ty CP kình Melta Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty năm 2011 và dự kiến năm 2012. Bảng 2.1. Biểu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty CP Kính Melta. Bảng 2.2. Tóm tắt tình hình huy động vốn của Công ty năm 2010-2011. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phải nộp ngân sách nhà nước của Công Ty năm 2011. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy v SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MELTA. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CP Kính Melta. * Tên công ty - Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Kính Melta - Website: www.meltaglass.vn - Email: [email protected] * Trụ sở đăng ký - Địa chỉ: 234 Xã Đàn – Phường Phương Liên- Quận Đống Đa – TP Hà Nội. - Số điện thoại: 043.629.0571 - Số Fax: 043.629.0570 - Mã số thuế: 0104747910 - Văn phòng giao dịch: số 524- Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội. Điện thoại: 043.557.9852 -Nhà máy: Chí Trung- Tâm Quang- Văn Lâm- Hưng Yên. Điện thoại: 0321.379.1775. Fax: 0321.379.1775 * Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất, mua bán, gia công, lắp đặt khung nhôm, cửa kính. - Sản xuất, mua bán, gia công, lắp đặt tấm nhôm hợp kim Composite. - Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng cơ, kim khí, trang thiết bị nội, ngoại thất. - Xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng. * Quá trình hình thành và phát triển Công Ty CP Kính MELTA được thành lập ngày22 tháng 4 năm 1998, hiện nay là DN sản xuất và cung cấp đồng bộ về mặt hàng kính an toàn cường lực phẳng, kính an toàn hai hoặc nhiều lớp, kính hộp cách âm, cách nhiệt, kính phản quang, phản nhiệt của Bỉ, silicon, vách nhôm kính tấm lớn và các phụ kiện cửa kính. Công Ty đã và đang không ngừng phát triển quy mô và ngày càng tạo nhiều việc làm hơn cho lao động địa phương. Công Ty luôn chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và nâng cao vị thế tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 1 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Kính Melta. - Công Ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật. - Công Ty CP Kính MELTA hoạt động đa ngành vừa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Hoạt động chính là kinh doanh, sản xuất, lắp đặt, sản phẩm nhôm kính và cơ khí, thi công xây dựng công trình. - Các cổ đông của công ty với tổng số vốn góp là 20.000.000.000 đồng + Công Ty CP Cửa Âu-A góp 40%. + Công Ty TSQ Việt Nam góp 40%. + Công Ty TSQ Long Giang góp 10%. + Công Ty CP Cơ Điện và XD Việt Nam góp 10%. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công Ty. - Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công ty. + Tổng giám đốc công ty là người đại diện trước pháp luật chịu trách nhiệm quản lý, giám soát và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về công tác được giao. + Các phòng ban: là các bộ phận quản lý theo chức năng. Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Giám đốc phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, mua bán cấp phát vật tư cho sản xuất, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng để xác định chiến lược kinh doanh từng giai đoạn, đồng thời triển khai hoạt động kinh doanh của Công ty với mục tiêu an toàn, bền vững và hiệu quả. Phòng Dự án : Tham mưu cho Giám đốc phương án mở rộng đầu tư xây dựng, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng ngắn hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn. Phòng Kế toán : Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kê toán trong Công Ty, phân tích hoạt động tài chính của Công Ty hàng năm hoặc từng thời điểm, cấp phát tiền lương theo con số thống kê. Phòng Thiết kế - Kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tham mưu cho giám đốc về công tác liên quan đến vật tư, tổ chức chỉ đạo khai thác, mua bán, sử dụng, quản lý vật tư, thiết bị, hàng hóa. Đề xuất phương án chiến lược nghiên cứu sản xuất cho Công Ty, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất… GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 2 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Phòng tổ chức Hành chính : Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, đào tạo nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưu về công tác hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng. Phòng vật tư: Tham mưu cho giám đốc về công tác liên quan đến vật tư, tổ chức chỉ đạo khai thác, mua bán, sử dụng, quản lý vật tư, thiết bị, hàng hóa… Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Kính Melta Tổng giám đốc Giám đốc Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng tổ chức dự án kinh kế toán vật tư thiết hành kế- kỹ doanh thuật chính Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công Ty CP kình Melta GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 3 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp 1.4.Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty CP Kính Melta (2011-2012). Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty năm 2011 và dự kiến năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 47,686,605,450 50,021,435,985 60,000,000 75,000,000 3. Tổng chi phí 11,310,260,750 13,936,450,350 4. Gía vốn 20,520,172,850 22,790,451,618 5. Chi phí quản lý kinh doanh 11,290,260,750 13,900,450,350 6. Thu nhập khác 280,000,000 356,000,000 7.Chi phí khác 120,000,000 1.DTBH vàCCDV 2. DT hoạt động tài chính 175,000,000 8. Lợi nhuận trước thuế 15,905,419,350 18,776,822,326 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm 2011và phòng kế toán. Nhận xét : Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tốt. Doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,334,830,530vnđ, con số này cho thấy khả năng cung ứng cho khách hang của công ty là rất tốt, tạo ra doanh thu cao. Chính vì vậy mà DT hoạt động tài chính cũng tăng 15,000,000 vnđ. Tuy vậy tổng chi phí cũng tăng nhưng so với doanh thu đạt được thì không đáng kể. Giá vốn bỏ ra cũng tương đối lớn so với năm 2011 tăng 2,270,279,240 vnđ. Lợi nhuận trước thuế tăng 2,871,402,970 vnđ. Nhìn chung, nếu xét về kết quả hoạt động kinh doanh thì ta thấy với số liệu dự báo thì Công ty phát triển tốt, nên tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TÓAN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MELTA. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 4 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp 2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty CP Kính Melta. 2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công Ty. * Tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Công Ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại văn phòng Công Ty nhằm thích ứng với hoạt động kinh doanh của Công Ty, đồng thời tận dụng tốt chức năng đội ngũ bộ máy kế toán đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác và kịp thời. Bộ máy kế toán hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính để biết được kết quả kinh doanh trong mỗi quý, mỗi năm tài chính của Công Ty. Kế toán trưởng Kế toán Kế toán Kế toán tổng hợp công nợ CPSX và Thủ kho Thủ quỹ giá thành Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty CP Kính Melta. - Kế toán trưởng là kế toán có mối liên hệ trực tuyến với các kế toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác của nhân viên kế toán, trực tiếp cung cấp thông tin cho giám đốc và chịu trách nhiệm về những thông tin đó. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người đầu tiên nắm bắt các chế độ, thông tư về chế độ kế toán của Bộ tài chính, phổ biến, thảo luận và chỉ đạo cho nhân viên trong phòng nắm bắt và thực hiện. - Kế toán tổng hợp là thu thập xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 5 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp - Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm mở sổ sách theo dõi các khoản thanh toán với người bán, người mua và thanh quyết toán. Theo dõi công nợ phải thu và công nợ phải trả. Đối chiếu công nợ với các đơn vị và khách hàng. Có trách nhiệm báo cáo công nợ, đôn đốc các đối tác thanh toán công nợ hạn chế tình trạng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. - Kế toán CPSX và tính giá thành: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Thủ kho: Phụ trách về nhập xuất hàng hóa. - Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để nhập quỹ hoặc xuất quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ số tiền đã thu hoặc đã chi. Sau đó tổng hợp đối chiếu thu chi với các bộ phận có liên quan. * Chính sách kế toán. - Kỳ kế toán năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam - Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Theo phương pháp kê khai thường xuyên. -Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng. -Phương pháp tính thuế GTGT : Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ. 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 6 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp * Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại doanh nghiệp sử dụng theo quyết dịnh 48/QĐ- BTCngày 20/03/2006 * Tổ chức hệ thống BCTC : - Tên báo cáo : Báo cáo tài chính. + Bảng Cân Đối Kế Toán Mẫu số B01-DNN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DNN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DNN - Kỳ lập báo cáo : Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. - Địa điểm nộp : Chi cục thuế phụ trách, phòng thống kê phụ trách, lưu văn phòng công ty, sở kế hoạch đầu tư. * Dưới đây là một số nghiệp vụ mua hàng – sản xuất sản phẩm, dịch vụ bánchi phí- kết quả: - Ngày 20/01/2011: Công ty Ngọc Diệp đặt mua 10 bộ cửa kính thủy lực 2000mm x 26000mm x 10mm cả phụ kiện đầy đủ ( cửa mở 2 cánh dùng cho cáầu vaoc cửa hàng) già tiền mỗi m2 là 250,000/m. Tổng diện tích kính mỗi bộ của là 5,2m2.TGTGT 10% 52 x 250,000 = 13,000,000 13,000,000 x 0.1 = 1,300,000 - Ngày 25/01/2011 công ty mua kính NVL của công ty kính Thuận Thành/ giá kính 10m nguyên khổ ( 2.7 x 3.0m) là 130,000,/ m 2 để làm đơn hàng công ty cửa Ngọc Diệp . Mua phu kiện của công ty Hoa Phong gồm ( tay nắm, kẹp kính bản lề trên, dưới ) 1 bộ là 300,000 / 1 bộ cửa. 52 x 130,000 = 6,760,000 (1) 300,000 x 10 = 3,000,000 (2) - Công ty tính ra các khoản chi phí GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 7 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp + Công mài cạnh, cắt kính, chi phí nhân công trực tiếp là 30,000 / 1 bộ cửa, chi phí quản lý trực tiếp là 5,000 / 1 bộ cửa. 30,000 + 5,000 = 35,000 x 10 = 350,000 (3) + Chi phí vận chuyển là 60,000 / 1 bộ cửa Chi phí bộ phận gián tiếp ( kinh doanh, kỹ thuật, hành chính, Makettinh, …) là 10,000 / 1 bộ cửa. 60,000 + 10,000 = 70,000 x 10 = 700,000 (4) + Chi phí hao hụt 20% ( giữa kính nguyên khổ và kính thành phẩm) là 5,2m 2 x 20% = 1,04m x 130,000 = 135,200 / 1 bộ cửa . 130,000 x 10 = 1,300,000 (50) Tổng các chi phí (1) + (2) + (3) + (4) + (5) = 12,110,000 Tổng doanh thu 5,2 x 10 = 52m2 x 250,000 = 13,000,000 Lợi nhuận là 13,000,000 – 12,110,000 = 890,000 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế. 2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế. - Hiện nay, Công Ty có tiến hành phân tích kinh tế tuy nhiên không có bộ phận riêng mà do kế toán trưởng tiến hành phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng thanh toán của Công Ty. Và Công Ty thường tiến hành phân tích kinh tế vào cuối kỳ kế toán, khi đã lên các số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. - Thời điểm tiến hành : 3 tháng / 1 lần 2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công Ty. Nội dung: Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố tác động tới chỉ tiêu gây nên. Cho nên phải xác định, lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu và những nguyên nhân tác động vào nhân tố đó. Chẳng hạn khi nghiên cứu chỉ tiêu doanh thu kinh doanh, các nhân tố làm cho doanh thu thay đổi như: sản lượng dịch vụ, chính sách giá thay đổi. Vậy các nguyên nhân ảnh hưởng tới sản lượng dịch vụ có thể là nhu cầu của khách hàng tăng, có GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 8 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp thể là do số lượng dịch vụ tăng lên, có thể là việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng do công nghệ phát triển, có thể do daonh nghiệp đầu tư thêm trang thiết bị để mở rộng sản xuất... Còn nhân tố giá thay đổi, có thể là do chính sách của nhà nước. - Các chỉ tiêu phân tích về tình hình doanh thu bán hàng: + Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch doanh thu Tỷ lệ % HTKH-DT = ( DTBH kỳ phân tích/DTBH kỳ gốc) x 100 + Xác định tỷ lệ tăng(giảm) Doanh thu bán hàng: Tỷ lệ tăng(giảm)DTBH =(( DTBH kỳ phân tích – DTBH kỳ gốc)/DTBH kỳ gốc) x100 - Các chỉ tiêu phân tích về chi phí: + Tỷ suất chi phí kinh doanh: Tỷ suất CPKD= (Tổng CPKD/Tổng DTBH)x100 + Mức độ tăng(giảm) tỷ suất chi phí: Mức độ tăng(giảm) TSCP= TSCP kỳ phân tích- TSCP kỳ gốc + Tốc độ tăng(giảm) tỷ suất chi phí: Tốc độ tăng(giảm)TSCP = (Mức độ tăng( giảm)TSCP/TSCP kỳ gốc) x 100 Mức tiết kiệm(lãng phí) chi phí: Mức tiết kiệm(LP) CP= mức độ tăng(giảm) TSCP* DTBH kỳ phân tích 2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 9 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Bảng 2.1. Biểu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đơn vị tnh : Đồồng Việt Nam So sánh 2011 với 2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ(%) 1. Tổng DT 32,567,643,950 47,515,582,950 14,947,939,000 45.90 2. Lợi nhuận sau thuế 10,256,723,850 15,325,775,500 5,069,051,650 49.42 3. TS ngắn hạn 10,102,700,175 10,500,720,200 398,020,025 3.94 22,450,687,300 4. TS dài hạn 20,100,450,200 2,350,237,100 11.69 5.Vốn KD bình quân 30,203,150,375 32,951,407,500 2,748,257,125 9.10 6. Hệ số DT/VKD BQ(lần) 1.08 1.44 0.36 33.73 7. Hệ số DT/VLĐ BQ(lần) 3.22 4.52 1.30 40.37 8. Hệ số DT/VCĐ BQ(lần) 1.62 2.12 0.50 30.62 9. Hệ số LN/VKD BQ(lần) 0.34 0.47 36.96 Hệ số LN/VLĐ BQ(lần) 1.02 1.46 0.44 0.13 Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm 2010 và 2011. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 10 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 43.76 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Nhận xét: Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy được trong năm 2011 DT của Công Ty tăng lên là rất lớn song các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có tăng. Hệ số DT/VKD BQ năm 2011 tăng 0,36 lần so với năm 2010. Tương ứng tỷ lệ tăng là 33,73%; hệ số LN/VKDBQ năm 2011 so với 2010 tăng 0,44 lần, tương ứng tỷ lệ tăng là 43,76%. Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh và tài sản của DN là khá tốt. 2.3. Tổ chức công tác tài chính  Công tác huy động vốn: Công ty huy động vốn từ các nguồn sau: - Từ vốn góp của các chủ sở hữu - Từ vốn vay và chiếm dụng của các đơn vị và cá nhân khác - Bổ sung từ lợi nhuận sau thuế Tình hình huy động vốn của Công ty được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, tài sản trong năm 2010 và 2011 như sau: Bảng 2.2. Tóm tắt tình hình huy động vốn của Công ty năm 2010-2011: Đơn vị tnh : Đồồng Việt Nam So sánh 2011 với 2010 NGUỒN VỐN Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ(%) A. Nợ phải trả 11,345,709,500 12,203,564,000 857,854,500 7.56 B. Vốn chủ sở hữu 25,762,150,800 28,900,450,750 3,138,299,950 12.18 Tổng nguồn vốn 37,107,860,300 41,104,014,750 3,996,154,450 10.77 Nợ phải trả/ tổng VKD 0.31 0.30 -0.01 - VCSH/tổng VKD 0.69 0.70 0.01 - Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán năm 2010 và 2011. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 11 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Nhận xét: Dựa vào bảng tính toán ở trên ta thấy năm 2010 Công Ty có cơ cấu vốn là 31% nợ phải trả và 69% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng minh Công Ty có khả năng tự chủ về tài chính cao. Sang năm 2011 thì cơ cấu vốn của Công Ty là 30% nợ phải trả và 70% vốn chủ sở hữu. Đánh giá chung Công Ty có tiềm lực tài chính tốt.  Công tác quản lý và sử dụng vốn - tài sản: Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công Ty: Có biện pháp thu hồi vốn bằng biện pháp khấu hao - trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu hao. Việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp - Quản lý cả về mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp. Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao.  Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận: Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của Công Ty. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản phí hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn quan trọng để Công Ty có thể thực hiện được các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo luật định, là nguồn để có thể tham gia góp cổ phần, tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra, Công Ty sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho Công Ty không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh. Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của Công Ty trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh của Công Ty bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 12 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp Lợi nhuận, lợi nhuận giữ một vị trí quan trọng trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công Ty. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Công Ty là lợi nhuận. Nếu Công Ty bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản. Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng cho Công Ty tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN. Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong Công Ty. Phân phối lợi nhuận là một vấn đề tài chính rất quan trọng. Phân phối lợi nhuận là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa các Công Ty, nhà nước và người lao động.  Xác định các chỉ tiêu nộp Ngân sách và quản lý công nợ: + Thuế giá trị gia tăng: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế TNDN phải nộp Thu nhập = tính thuế Thuế suất x thuế TNDN + Thuế môn bài : Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế . Đơn vị tính: 1000đồng Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000 Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000 Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng 1.500 Bậc 4 Dưới 2 tỷ đồng 1.000 GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 13 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp + Thuế thu nhập cá nhân: Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%; Bậc 2: Trên 4 - 6 triệu đồng/tháng: 5%; Bậc 3: Trên 6 - 9 triệu đồng: 10%; Bậc 4: Trên 9 - 14 triệu đồng/tháng: 15%; Bậc 5: trên 14 - 24 triệu đồng/tháng: 20%; Bậc 6: Trên 24 - 44 triệu đồng/tháng: 25%; Bậc 7: Trên 44 - 84 triệu đồng/tháng: 30%; Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%. ( Ví dụ có 10 triệu bị đánh thuế thì: 6 triệu bị đánh thuế 5%; 3 triệu bị đánh thuế 10% và 1 triệu bị đánh thuế 15% ) Qua cách tính trên ta có bảng số liệu về các chỉ tiêu phải nộp cho ngân sách nhà nước. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phải nộp ngân sách nhà nước của Công Ty năm 2011: Đơn vị tnh: VNĐ STT Chỉ tiêu Thuế Số phải nộp Số đã nộp Còn phải nộp 1 Thuế GTGT 989,145,500 989,145,500 0 2 Thuế thu nhập cá nhân 90,521,163 90,521,163 0 3 Thuế TNDN 3,831,443,875 3,831,443,875 0 4 Thuế môn bài 20,000,000 20,000,000 0 Nguồn số liệu: Phòng kế toán cung cấp. Trong năm 2011 Công Ty đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với NSNN. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 14 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1 Trường Đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp + Đối với công nợ phải trả: Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. + Quản lý các khoản nợ phải thu: Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ. GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy 15 SVTH: Lã Thị Mai Anh K7HK1A1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan