Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng

.DOC
30
140
68

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC-------------------------------------------------------------------1 LỜI MỞ ĐẦU--------------------------------------------------------------2 PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG.-------------------3 1.1.Khái quát chung về hệ thống Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng.---------------------------------------------------3 1.2.Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng.--------------------------------------------------------------4 1.3 .Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :----------4 PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG--------------------8 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng .--------------------------------------------------------------8 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng.-------------------------------------------------------8 PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG------------------------------------------------19 1 LỜI MỞ ĐẦU Sau một thời gian học tập, nghiên cứu cũng như tìm hiểu và quan sát thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng , đồng thời được sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo Công Ty , các cô chú, anh chị ở các phòng ban, em đã hoàn hành Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công Ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng Để hoàn thành được báo cáo trên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong truờng Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung , đặc biệt là Cô PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức kinh tế, cơ sở khoa học và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu. Báo cáo thực tập tổng hợp của em được chia thành các phần chính như sau: Phần 1: Khái quát chung Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng Phần 2: Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng Phần 3: Nhận xét và đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng 2 3 PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG. 1.1.Khái quát chung về hệ thống Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng. - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng được thành lập theo Luật doanh nghiệp với nguồn vốn 100% ngoài Quốc doanh được huy động từ các cổ đông . Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty từng bước khẳng định được thương hiệu của mình thông qua chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp và các công trình mà công ty đảm nhiệm. Với đội ngũ cán bộ gồm nhiều kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao kinh nghiệm lâu năm trong mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty như: - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông; - Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV; - Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí; - Sản xuất, chế tạo cột điện từ H6,5 đến 8,5; - Buôn bán vật tư, thiết bị, máy móc công – nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; - Kinh doanh bất động sản./.. - Quy mô kinh doanh của công ty : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng là một công ty có quy mô kinh doanh nhỏ. Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị , năng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của kỹ sư và các kiến trúc sư,… chính nhờ đường lối đúng đắn đi đôi với các biện pháp thích hợp nên doanh thu, lợi 4 nhuận đóng góp cho NSNN không ngừng được nâng cao . Đến nay công ty đã thực sự đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ.Công ty đã có được một vị trí nhất định trong ngành nghề kinh doanh của mình nên khả năng công ty mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực của công ty là rất cao. 1.2. Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng. - Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng. - Được Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103002837, Đăng ký lần đầu ngày 04/09/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 23/03/2004, đăng kí thay đổi lần thứ 2 ngày 09/09/2014 . Mã số DN 0101.403.206. - Tên giao dịch : CONSTRUCTION INVESTMENT AND DEVELOPMENT INFRASTRUCTURE JOINT STOCK COMPANY. - Trụ sở chính : Số 10, tổ 23, P.Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội , VN. - Đại diện pháp luật : Bà Vũ Thị Lan. - Chức vụ : Giám đốc - Điện thoại - fax : 043.8553084 - Mã số thuế : 0101403206 - Vốn điều lệ : 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng chẵn ) 1.3 .Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Bảng 1.1. Tình hình kinh doanh của công ty (Đơn vị : Đồng VN) 5 Năm Chênh Chênh lệch Chỉ Năm 2013 lệch tiêu 2012 Năm 2012 và Số đối 2013 2014 tuyệt Tỷ lệ 2013 và 2014 Tỷ Số tuyệt lệ đối (%) 798.092. 6,8 Vốn 13.510.34 11.766.0 12.564.1 - (%) - kinh 7.660 12,9 305 50.279 42.584 1.744.297. doanh 381 Doan 27.341.58 45.361.1 2.373.13 9,5 18.0 65,9 h thu 19.5 5.114 39.814 3.356 24.96 54.7 8.451. 00 758 LNT 940.050.5 357.290. T 06 Nộp 840 8 235.012.6 62.525.8 84.946.1 - NSN 27 788 88 485.406. 582.759.71 97 900 128.116. 35, 052 - 643 - 9 105.695. 35, 410.272.97 58,2 743 9 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Dựa vào bảng thống kê ở trên, ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây khá tốt, đạt được lợi nhuận khá cao trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay. - Vốn kinh doanh của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.744.297.381 đồng tương đương với 8,5% và so năm 2013 với năm 6 9 22.420.3 35, 172.486.73 73,4 09 N 9 LNST 705.037.8 294.764. 400.460. 79 -62 9 2014 tăng 798.092.305 đồng tương đương với 6,8%. Cho thấy vốn kinh doanh của công ty khá cao và khá đồng đều trong 3 năm gần đây. Điều này chứng tỏ khả năng tài chính của công ty khá tốt, công ty đang trên đà phát triển. - Doanh thu của công ty năm 2013 so với 2012 tăng 2.373.133.356 đồng tương đương với 9,5% và so năm 2013 với năm 2014 tăng 18.019.554.700 đồng tương đương với tăng 65.9%. Doanh thu của công ty trong năm 2013 tăng nhẹ ở mức 9,5% nhưng đến năm 2014 tuy tình hình kinh tế suy thoái gặp nhiều khó khăn nhưng do công ty đã có những biện pháp quản lí, đầu tư hiệu quả và áp dụng các trang thiết bị tiên tiến hiện đại vào công tác thi công nên đã thu được hiệu quả cao với mức tăng là 65,9%. -Lợi nhuận của công ty năm 2013 so với 2012 giảm 582.759.718 đồng tương đương với giảm 62%, năm 2014 so với 2013 tăng 128.116.052 đồng tương đương với tăng 35,9%. Rút kinh nghiệm từ năm 2013, năm 2014 công ty đã đưa ra các biện pháp làm giảm các chi phí phát sinh để tăng lợi nhuận kinh doanh bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. -Hàng năm công ty nộp thuế ngân sách nhà nước rất đầy đủ và đúng hạn. -Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty là khá ổn định, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Công ty luôn trợ cấp đầy đủ phù hợp với tính chất công việc của nhân viên. Đặc biệt công ty có chính sách thưởng lương và tăng lương cho những nhân viên làm việc có trách nhiệm, hiệu quả đúng tiến độ công việc được giao. Qua đó cho thấy chính sách đãi ngộ của công ty khá tốt , phù hợp với công sức lao động 7 của nhân viên, khích lệ nhân viên có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. - Môi trường kinh doanh Mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều trong một môi trường kinh koanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: tình trạng nền kinh tế, lạm phát, lãi suất, chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước liên quan đén lĩnh vực kinh doanh, thị trương và mức độ cạnh tranh,……. - Tình trạng của nền kinh tế: Trong mấy năm gần đây nền kinh tế của nước ta rơi vào tình trạng suy thoái. Kinh tế chậm phát triển làm cho doanh nghiệp gặp nhất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cô hội đầu tư, mở rộng quy mô, thu hút vốn ..... - Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. trong các năm gần đây, nhà nước đưa ra các chính sách giúp nhà doanh nghiệp trong đó có việc giảm lãi suất cho vay đối các doanh nghiệp. Đây là cơ hôi đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp mình. - Lạm phát: Lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong 2 năm 2010 lạm phát là: 11,75%, 2011 lạm phát là 18,13% ở nước ta ở mức cao làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mức tiêu thụ sản phẩm của 8 doanh nghiệp thấp, tình tranngj tài chính rơi vào tình trạng căng thẳng.Đến năm 2012 lạm phát giảm mạnh xuống tình hình tài chính cũng được cải thiện nhưng không nhiều. - Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với các doanh nghiệp: Trong các năm gần đây nhà nước đưa ra nhiều chính sách giúp doanh nghiệp trong tình trạnh nền kinh tế đang đi xuống như: chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ trên trọng tâm là ổn định giá trị của VNĐ, chính sách giảm lãi suất, các chính sách thuế …..đây là các chính sách tác động lớn đến tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình kinh tế cả nước nói chung.  Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: - Thuận lợi: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp được đầu tư và tu sửa hàng năm nên năng xuất lao động được cải thiện. Cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả và công việc được nâng cao. Trình độ cán bộ công nhân viên được quan tâm bồi dưỡng nên doanh nghiệp có đội ngũ công nhân viên có trình độ tương đối tốt. Cán bộ công nhân viên đoàn kết nhiệt tình, tận tụy với công việc, bộ máy quản lý gọn nhẹ, không chồng chéo. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban rõ ràng. Doanh nghiệp đã đưa ra được chiến lược để thu hút được nhiều đối tác từ đó tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong khi đó giá các sản phẩm của doanh nghiệp rẻ hơn so với giá ngoại nhập nên đã tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước một khoản tiền không nhỏ được các bạn hàng tin tưởng và sử dụng. 9 Nhờ vào năng lực và uy tín của Công ty, với các ban quản lý dự án của các bộ địa phương... do vậy Công ty đã được chỉ định thầu thêm một số công trình. Doanh nghiệp đã tạo được các mối quan hệ với các bạn hàng và chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiềm năng. - Hạn chế: Quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ hẹp nên ít đầu tư vào chi phí nghiên cứu thị trường. Thị trường đầu vào có nhiều biến động nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong xác định chi phí của sản phẩm. Do vốn còn thấp, tay nghề công nhân lao động còn yếu kém trong khi công nghệ đang phát triển làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. 10 PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng . Cơ cấu tổ chức của công ty. Bộ máy lãnh đạo của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng : - Ban giám đốc gồm : 01 Giám đốc phụ trách chung, 01 Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng : 1. Phòng tổ chức hành chính : có chức năng quản lí con dấu của công ty; lưu giữ thu phát công văn, tài liệu, quản lí trang thiết bị; tuyển dụng, điều động nhân sự theo yêu cầu của Ban Giám Đốc. 2. Phòng Tài chính – Kế toán : có chức năng xây dựng, theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo hệ thống Tài chính Kế toán của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán chính xác, đúng pháp luật; xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả. 3. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật : có chức năng xây dựng và quản lí kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty; nghiên cứu, tư vấn và triển khai thực hiện công tác sản xuất kinh doanh đúng pháp luật; xây dụng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành . 4. Phòng Thiết bị - Vật tư : Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác quản lí thiết bị; tổng hợp nhu cầu sửa chữa và chỉ đạo công tác quản 11 lí, sửa chữa thiết bị toàn công ty; lập nhu cầu mua sắm, thuê các vật tư, nắm chắc tình trạng kỹ thuật của trang thiết bị đểv kiểm tra, hỗ trợ các dự án. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Hạ Tầng. - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng được thành lập theo Luật doanh nghiệp với nguồn vốn 100% ngoài Quốc doanh được huy động từ các cổ đông . Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty từng bước khẳng định được thương hiệu của mình thông qua chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp và các công trình mà công ty đảm nhiệm. Với đội ngũ cán bộ gồm nhiều kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao kinh nghiệm lâu năm trong mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty như : - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông; Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV; Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí; Sản xuất, chế tạo cột điện từ H6,5 đến 8,5; Buôn bán vật tư, thiết bị, máy móc công – nông nghiệp, xây dựng, GTVT; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Kinh doanh bất động sản./.. Quy mô kinh doanh của công ty : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng là một công ty có quy mô kinh doanh nhỏ. Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị , năng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của kỹ sư và các kiến trúc sư,… chính nhờ đường lối đúng đắn đi đôi với các biện pháp thích hợp nên doanh thu, lợi 12 nhuận đóng góp cho NSNN không ngừng được nâng cao . Đến nay công ty đã thực sự đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ.Công ty đã có được một vị trí nhất định trong ngành nghề kinh doanh của mình nên khả năng công ty mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực của công ty là rất cao.  Nhiệm vụ của công ty : - Sử dụng, quản lỷ tốt và đúng mục đích nguồn vốn tự có bên cạnh đó kinh doanh theo đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy đình, giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. - Kê khai định kỳ báo cáo chính xác đầy đủ kịp thời các thông tin doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. - Đảm bảo lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về người lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật công đoàn. - Luôn chú trọng nâng cao trình độ tay nghề của các nhân viên trong công ty. - Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã đăng kí. - Luôn cập nhật những sản phẩm mới chất lượng, mẫu mã tốt nhất, giá cả phù hợp với thị trường. - Đối với đối tác - khách hàng : luôn tận tình phục vụ , tạo được uy tín và niềm tin nơi đối tác, giữ gìn mối quan hệ lâu dài tốt đẹp với đối tác – khách hàng. 13 - Tuân thủ quy đinh của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường,… 14 Bảng 2.1: Phân tích khái quát về tài sản của Công ty giai đoạn 2013-2014. (Đơn vị :đồng VN) Chênh lệch Năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Số tiền với Năm 2014 v Năm 2013 T.t Số tiền Năm 2014 T.t Số tiền Năm 2012 T.t Số tiền Năm 2013 Số tiền r r r Tỷ Tỷ (% (% (% lệ lệ (VNĐ) ) (VNĐ) ) (VNĐ) ) (VNĐ) (%) (VNĐ) (% 12.114.473 89, 10.632.968 90, 11.628.986 92, (1.481.505. (12, 996.018.30 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN .570 I. Tiền và các khoản tương 1.317.920. 7 .488 4 10, 212.447.47 đương 400 III. Các khoản phải thu ngắn 8.565.708. 9 8 70, 8.527.903. hạn 455 2.041.477. 7 738 2 16, 905.502.18 IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 273 9 6 8,5 834 1 087) 6) 48 189.367.44 1,6 987.115.08 9,3 657.007.80 5,6 797.747.64 421, (330.107.2 15 .791 1.940.152. 2,0 002 80, 5.991.544. 154 3.040.282. 6 082) 2) 3 9, 16, (1.105.472. (83, 1.727.704.5 81 7 922) 51, (37.804.71 9) 24 2 (0,4 (2.536.359. (2 5 7) ) 584) 7) 26, (1.135.975. (55, 2.134.780.6 23 8 (3 4 (262.792.2 3 85) (18, (197.925.9 4) (1 3 791 99, 1.128.226. 9,6 3 7,4 99) 99, 910.239.61 97, (257.839.4 8) 98) (18, (217.986.8 5) (1 I. Tài sản cố định 917 II. Bất động sản đầu tư III.Các khoản đầu tư tài 3 0 6 0 6) 0 3) 0 chính dài hạn 0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2 1.395.874. 6 10, 1.133.081. 090 1.386.065. 484 1 935.155.79 6 0 3 0 33) 0 68) 0 (50, 0 41 IV. Tài sản dài hạn khác 9.808.173 0,7 4.855.307 0,4 24.916.177 2,7 (4.952.866) 5) 20.060.870 2 13.510.347 10 11.766.050 10 12.564.142 10 (1.744.297. (12, 798.092.30 TỔNG TÀI SẢN .660 0 .279 0 (Nguồn phòng tài chính - kế toán) 16 .584 0 381) 9) 5 6, Qua bảng phân tích trên cho thấy : Bảng phân tích trên cho ta thấy, tổng tài sản năm 2013 so với 2012 giảm 1.744.297.381 đồng tương ứng với 12,9%. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 1.481.505.082 đồng tương ứng với 12,2%. Tài sản dài hạn giảm 262.7792.299 đồng tương ứng với 18,8%. Tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 798.192.305 đồng tương ứng với 6,8%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 996.018.303 đồng tương ứng với 9,4%. Tài sản dài hạn giảm 197.925.998 đồng tương ứng với 17,5%. Theo kết cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty và càng ngày càng tăng lên. Ta xem xét Tài sản ngắn hạn Năm 2013 so với năm 2012 tài sản ngắn hạn của Công ty là 10.632.968.488VNĐ giảm 12,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do các mục Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho giảm mạnh. - Các khoản phải thu: là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Các khoản phải thu năm 2013 giảm 0,4% so với năm 2012. Năm 2014 giảm 29,7% so với năm 2013. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong 2 năm doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ phải thu, do vậy Công ty có thêm một nguồn vốn tốt để quay vòng , giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn trong khâu thanh toán, hạn chế tốt nhất việc để bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh. Nhưng có một hạn chế là chính sách tín dụng hỗ trợ khách hàng bị suy giảm. Để tránh tình trạng mất vốn trong kinh doanh Công ty phải luôn phải xem xét tìm hiểu lý do nếu xuất hiện các khoản công nợ lớn, kéo dài, tập trung tại một vài khách hàng : do khách hàng gặp khó khăn về tài chính chưa thể thanh toán được hay do khách cố tình dây dưa không thanh toán. Tìm hiểu các biện pháp xử lý , xem xét khả năng thu hồi các khoản công nợ, ảnh hưởng của các khoảm công nợ này đến tình hình tài chính của Công ty. Cũng cần có những thay đổi trong chính sách bán hàng nhằm lôi kéo kích thích tiêu thụ sản phẩm như chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng. - Hàng tồn kho: là khoản mục chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng tài sản, chỉ đứng sau các khoản phải thu. Năm 2013 so với năm 2012 hàng tồn kho giảm 1.135.975.087 VNĐ tương ứng với mức giảm là 55,6%. Hàng tồn kho giảm điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty đã tốt hơn năm 2012, có ba nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này : Một là do nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng với mức lạm phát là 18.13 % ảnh hưởng khá lớn đến giá cả đầu vào của doanh nghiệp. Sự gia tăng giá cả đầu vào, làm hạn chế việc thu mua vì mục đích dự trữ và sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp. Hai là do số lượng công trình thi công năm 2012 hoàn thành đưa vào bàn giao làm lượng hàng tồn kho giảm đáng kể. Như vậy sự giảm xuống của hàng tồn kho là phù hợp với tình hình sản xuất, thi công trong năm 2013 của doanh nghiệp. Năm 2014 so với năm 2013 hàng tồn kho tăng 2.134.780.648VNĐ tương ứng với mức tăng là 235,8%. Sự gia tăng đột biến này là do so với năm 2013 hoạt động kinh doanh không được thuận lợi do ảnh hưởng của nền kinh tế sau lạm phát chưa được cải thiện nhiều và do nguyên nhân thứ hai trong năm 2014 số lượng các hợp đồng và thi công các công trình tăng dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng khá lớn so với năm 2013. - Tiền và các khoản tương đương tiền: là khoản mực chiếm tỷ trọng thứ ba trong tổng tài sản . So với năm 2012 thì năm 2013 doanh nghiệp cần sử dụng chi phí cho việc dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất và cho hoàn tất việc thực hiện các hợp đồng để bàn giao công trình vào cuối năm, do vậy tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên khoản mục này có xu hướng tăng vào năm 2014 tăng 1.727.704.524 VNĐ; tăng 813,2% so với năm 2013. Nguyên nhân là do đến năm 2014 doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chẩn bị đầu tư mua sắm trang thiết bị mới trong tương lai. Tuy nhiên việc Công ty giữ lại khá nhiều lượng tiền mặt mà không đầu tư trong một thời gian có mặt lợi là với khoản tiền mặt này công ty sẽ bớt gặp rắc rối trong trường hợp phải thanh toán đột xuất, nhưng cũng có những hạn chế nhất định. - Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2013 tăng lên 797.747.644VNĐ tương ứng với mức tăng 421,3% và có xu hướng giảm vào năm 2014 giảm 33,4%. Sự biến động của khoản mục này có ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi trong tổng tài sản do nó chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tài sản. Vậy sự sụt giảm của Tài sản ngắn hạn trong năm 2013 là do tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho giảm đi. Năm 2014 Tài sản ngắn hạn tăng lên là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương dương tiền, hàng tồn kho. Theo kết cấu tài sản của công ty thì tài sản dài hạn chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản của Công ty và càng ngày càng giảm đi. Ta xem xét Tài sản dài hạn Năm 2013 tài sản dài hạn của Công ty giảm 262.792.299VNĐ tương ứng với mức giảm là 18,8% so với năm 2012. Năm 2014 tài sản dài hạn của Công ty giảm 197.925.998VNĐ tương ứng với mức giảm 17,5% so với năm 2013. - Tài sản cố định: của doanh nghiệp trong hai năm đều giảm cho thấy cơ sở kỹ thuật của doanh nghiệp đang được bị suy giảm. Năm 2013 là 1.128.226.484 VNĐ giảm 18,6% so với năm 2012, năm 2014 là 910.239.616VNĐ giảm 19,3% so với năm 2013. Trong tài sản cố định thì tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của tài sản cố định do trong 2 năm Công ty tiến hành thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng, giảm bớt đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và chuyển qua đầu tư nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh nên dẫn đến giá trị tài sản cố định trong năm giảm. Tuy vậy đến năm 2014 Công ty đã có kế hoạch tập trung tiền để chẩn bị đầu tư mua sắm trang thiết bị mới trong tương lai nhằm đổi mới trang thiết bị phù hợp với tiến độ phát triển và phù hợp với thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. - Tài sản dài hạn khác: chỉ chiếm một phần rất nhỏ và không có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của tài sản dài hạn của Công ty.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan