Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập kế toán tại tại doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí hoàng ...

Tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tại tại doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí hoàng anh

.DOC
42
83
58

Mô tả:

Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1......................................................................................................3 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ.......................3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT......................3 KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ HOÀNG ANH..................................................................................................................3 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh..........................................................................3 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh..................................................5 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp......................................5 1.2.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.....5 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp........................................................................................................7 1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh...................................10 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp......13 CHƯƠNG 2TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ HOÀNG ANH............................16 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh...........................................................................................16 2.2.1.Các chính sách kế toán chung......................................................19 2.2.2 . Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Doanh nghiệp ..................................................................................................................20 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán...........................22 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán...............................23 SV: Nguyễn Văn Linh 0 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản 2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán................................................27 2.3. Tổ chức kế toán một số phần hành chủ yếu của Doanh nghiệp.....27 2.3.1. Kế toán tiền mặt...........................................................................27 2.3.2. Kế toán vật tư................................................................................29 CHƯƠNG 3....................................................................................................33 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN...............33 KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ.........................33 HOÀNG ANH................................................................................................33 3.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp........33 3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................33 3.1.2. Hạn chế..........................................................................................35 3.2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp.......................36 3.2.1. Ưu điểm.........................................................................................36 3.2.2. Hạn chế..........................................................................................36 3.2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán của Doanh nghiệp......................................................................................................37 KẾT LUẬN....................................................................................................38 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................39 SV: Nguyễn Văn Linh 1 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn SX: Sản xuất TSCĐ: Tài sản cố định NVL: Nguyên vật liệu QĐBTC: Quyết định Bộ Tài Chính VT: Vật tư GTGT: Giá trị gia tăng BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn DN: Doanh nghiệp PX: Phân xưởng TK: Tài khoản CBCNV: Cán bộ công nhân viên LNST: Lợi nhuận sau thuế VCSH: Vốn chủ sở hữu SV: Nguyễn Văn Linh Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1-1: Bảng chỉ tiêu tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh..............................................................................................................14 Bảng 1-2: Đánh giá khái quát tình hình của Doanh nghiệp...............................15 Sơ đồ 0.1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÂN XƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP 7 Sơ đồ 0.2: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX TARO...............9 Sơ đồ 0.3: KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX DAO PHAY CẮT.......10 Sơ đồ 0.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP...................11 Sơ đồ 0.5: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.......17 Sơ đồ 0.6: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ của Doanh nghiệp......................22 Sơ đồ 0.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo kế toán máy áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting..............................................................................................................24 Sơ đồ 0.8: Quy trình xử lý số liệu trong phần mềm kế toán....................................25 Sơ đồ 0.9: Quy trình ghi sổ......................................................................................26 Sơ đồ 10: Sơ đồ luân chuyển phiếu thu...................................................................28 Sơ đồ 11: Sơ đồ luân chuyển phiếu chi....................................................................29 Sơ đồ 12: Sơ đồ luân chuyển phiếu nhập kho..........................................................31 Sơ đồ 13: Sơ đồ luân chuyển phiếu xuất kho..........................................................32 SV: Nguyễn Văn Linh Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới đất nước, trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ở bất kỳ ngành nghề nào cũng ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Mỗi Doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều tự tìm cho mình một hướng đi, một chiến lược phát triển riêng. Song dù áp dụng bất kỳ chiến lược nào thì hạch toán kế toán luôn là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống, là công cuộc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế trong các Doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Là sinh viên năm cuối trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, em đã liên hệ và tiến hành thực tập nghiên cứu tình hình hoạt động tại Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu em nhận thấy trong chiến lược phát triển của Doanh nghiệp, hạch toán kế toán luôn là bộ phận được coi trọng và được đặt lên hàng đầu. Đồng thời việc thực tập, nghiên cứu đã giúp em hiểu rõ hơn về công tác kế toán thực tế tại Doanh nghiệp, áp dụng được các bài giảng trên lớp vào công việc và giúp em nhanh nhạy hơn trong việc tiếp xúc với số liệu trên sổ sách, phần mền kế toán, trình tự trong công tác kế toán… Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 3 phần: - Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh. SV: Nguyễn Văn Linh 1 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản - Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh. - Phần 3: Một số đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh. Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp em đã cố gắng tìm hiểu vận dụng những lý luận và lý thuyết kế toán để có thể hiểu biết được những nhận thức, kinh nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên do trình độ và nhận thức chưa đầy đủ nên bài báo cáo tổng hợp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Văn Linh 2 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ HOÀNG ANH 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh tiền thân chỉ là một tổ chức cơ khí sản xuất nhỏ với mục đích sản xuất các dụng cụ cắt gọt kim loại phục vụ cho các doanh nghiệp, sửa chữa các máy chế biến gỗ của tư nhân và sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp máy tuốt lúa, máy nghiền DKU…Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá tổ cơ khí đã được thành lập là doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh. Tên doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh Địa chỉ: Số 24 ngõ 454 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: +84(4)38584336 – 38584337 Fax: +84(4)38584094 Website: www.cokhihoanganh.com Email: [email protected] Vốn điều lệ : 5.616.000.000 đồng. Trong đó vốn kinh doanh tính đến năm 2012 là 5.616.000.000 đồng. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Đại diện: Nguyễn Thị Ngọc Anh Số tài khoản: 061927415670 Ngân hàng chính: Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank). SV: Nguyễn Văn Linh 3 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Trải qua những năm xây dựng và phát triển Doanh nghiệp đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành cơ khí nước ta. Doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng đổi mới công nghệ, thay thế máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, cải tạo điều kiện làm việc, nghiên cứu và đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp đã sản xuất được nhiều loại dụng cụ cắt gọt có quy trình công nghệ phức tạp, đảm bảo một phần chủ yếu việc cung cấp các loại dụng cụ cắt cho ngành cơ khí cả nước và bước đầu phục vụ xuất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc, Lào, Ba Lan... Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp đã đăng kí bản quyền cho thương hiệu CKĐA (Chất lượng - Kinh tế - Đúng hạn – An tâm). CKĐA trở thành khẩu hiệu và niềm tự hào của Doanh nghiệp. Trong mỗi Doanh nghiệp nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi Doanh nghiệp. Chính vì thế, ngay từ khi thành lập Doanh nghiệp không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực . Hàng năm Doanh nghiệp vẫn tổ chức tuyển thêm công nhân viên từ nguồn cao đẳng, đại học và trung học dạy nghề…Đến nay Doanh nghiệp đã có 100 cán bộ công nhân viên, điều quan trọng là tuổi đời của cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp còn trẻ, nên đã không ngừng phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ. Để phát huy tối ưu thế mạnh này, Doanh nghiệp đã áp dụng chế độ tiền lương thoả đáng. Mỗi các bộ công nhân viên được giao nhiệm vụ cụ thể và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Doanh nghiệp, người làm tốt sẽ có thưởng vào cuối tháng. Doanh nghiệp cũng đã áp dụng chế độ khoán theo sản phẩm nên mọi công nhân trong Doanh nghiệp đều tận tâm với công việc của mình. SV: Nguyễn Văn Linh 4 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Đầu tư đào tạo tăng cường chất xám cho cán bộ công nhân viên cũng là một điều kiện quan trọng để Doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Doanh nghiệp xác định được rằng con người là nền tảng quan trọng vững chắc tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp. Tất cả 100% công nhân viên vào làm việc của Doanh nghiệp đã được đào tạo qua các trường lớp. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp - Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vật tư, nhân lực … để đẩy mạnh sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Xây dựng và tổ chức các mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng, sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý quá trình thực hiện sản xuất và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký kết với đối tác. - Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, điều kiện làm việc và an toàn cho công nhân… 1.2.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh được tổ chức thành 7 phân xưởng tuy chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các phân xưởng sản xuất gồm: SV: Nguyễn Văn Linh 5 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản - Phân xưởng cơ khí số 1: gồm 25 người, có nhiệm vụ tiếp nhận các sản phẩm của phân xưởng cơ khí số 4 để chuyên sản xuất các loại bàn ren, taro, mũi khoan xoáy. - Phân xưởng cơ khí số 2: gồm 23 người, có nhiệm vụ tiếp nhận các sản phẩm từ phân xưởng cơ khí 4 để sản xuất các loại sản phẩm lưỡi cưa, dao phay, dao điện... - Phân xưởng cơ khí số 3: gồm 12 người, có nhiệm vụ sửa chữa thiết bị và gia công các dụng cụ, thay thế các dụng cụ máy như: dao tiện, dao cắt, phụ tùng... - Phân xưởng cơ khí số 4: gồm 21 người, có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu cho sản phẩm bằng tiện, cắt, hàn, cưa, nối, dập, gia công một số chi tiết tạo điều kiện cho phân xưởng khác gia công lại. Đây được xem là giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. - Phân xưởng nhiệt luyện: gồm 12, có nhiệm vụ sử dụng đúng thiết bị và hóa chất để nhiệt luyện các sản phẩm của phân xưởng khác. - Phân xưởng dụng cụ: gồm 23 người, có nhiệm vụ chuyên sản xuất các công cụ để gia công các loại sản phẩm của Doanh nghiệp như dụng cụ gá lắp, dụng cụ đo, dao điện, dao cắt, phụ tùng. - Phân xưởng bao gói: gồm 9 người, có nhiệm vụ bao gói sản phẩm nhằm bảo quản tốt sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng của sản phẩm. SV: Nguyễn Văn Linh 6 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Sơ đồ 0.1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÂN XƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP Kho kim khí (Phòng VT) PX Cơ khí 1 PX Cơ khí 4 PX Cơ khí 2 PX Dụng cụ PX Cơ khí 3 PX Nhiệt luyện PX bao gói 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Doanh nghiệp Doanh nghiệp thực hiện sản xuất gia công chế biến nhiều loại sản phẩm với chủng loại đa dạng và phong phú. Hiện nay Doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất khoảng 650 loại sản phẩm với quy trình công nghệ phức tạp, nhưng nhìn chung sản phẩm của Doanh nghiệp gồm 5 nhóm sau: - Các loại dụng cụ cắt gọt kim loại như: bàn ren, taro, mũi khoan, dao phay, dao điện, lưỡi cưa... với sản lượng khoảng 20 tấn/năm - Các loại dụng cụ phi kim loại như: dụng cụ để cắt thuốc lá, cắt các tấm hợp kim loại... với sản lượng 48 tấn/năm - Các phụ tùng chi tiết của máy móc thiết bị SV: Nguyễn Văn Linh 7 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản - Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành khác như máy móc của ngành dầu khí, dây chuyền sản xuất bánh kẹo... - Các dụng cụ đo áp lực, gia công áp lực... Do đặc điểm sản phẩm của Doanh nghiệp có tính đặc thù cao nên phần lớn các sản phẩm là đơn chiếc. Nguyên vật liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm trên là các loại nguyên liệu có những phẩm chất và quy cách khác nhau như các loại sắt thép, phi kim, inox, hợp kim và một số nguyên vật liệu phụ như hóa chất, thuốc nhuộm, các loại vật liệu phụ phi kim loại. Tại Doanh nghiệp, để có thể sản xuất ra một loại sản phẩm thì cần phải có sự chuyển hóa từ nguyên vật liệu và các chất phụ gia và trải qua một quá trình sản xuất nhất định, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, dưới một công nghệ nhất định. Nhìn chung hầu hết các sản phẩm của Doanh nghiệp điều được hình thành qua 4 giai đoạn sau: + Giai đoạn 1: Tạo phôi + Giai đoạn 2: Cắt gọt + Giai đoạn 3: Cải tạo chất lượng bên trong của nguyên vật liệu bằng các cách khác nhau như luyện kim, mạ... + Giai đoạn 4: Gia công hoàn thiện về kích thước hình dáng đảm bảo yêu cầu của thiết kế. Do sản phẩm của Doanh nghiệp là các sản phẩm đơn chiếc, phức tạp nên quy trình công nghệ chế tạo cũng phải chính xác đến từng chi tiết. Vì vậy mỗi sản phẩm được chế tạo với những quy trình công nghệ riêng. Dưới đây là quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của Doanh nghiệp  Quy trình công nghệ sản xuất Taro SV: Nguyễn Văn Linh 8 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Thép cả dây được đưa vào máy tiện chuyên dùng tự động khi máy tiện làm xong khâu đầu tiên, sau đó được phay cạnh đuôi trên máy phay vạn năng. Tiếp đó được phay rãnh thoát phôi trên máy phay chuyên dùng, bước tiếp theo đó là lăn số và nhiệt luyện. Sau khi nhiệt luyện xong được đem đi tẩy rửa, nhuộm đen rồi được mài ren trên máy mài ren, sau đó mài lưỡi cắt trên máy mài chuyên dùng và sau khi hoàn thiện xong sản phẩm thì đem vào nhập kho. Ta có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất TARO như sau: Sơ đồ 0.2: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX TARO Thép Máy tiện Máy phay vạn năng Máy phay chuyển Mài ren Tẩy rửa Nhiệt luyện Lăn số Mài lưỡi cắt Nhập kho  Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt. Thép tầm đem dập đường kính ngoài và đường kính trong trên máy dập 130 tấn hoặc 250 tấn. Sau đó được tiện lỗ và tiện bề mặt ngoài trên máy tiện vạn năng, xọc rãnh then trên máy xọc, mài hai mặt trên máy mài phẳng. Tiếp đến chi tiết được lồng gá tiện đường kính ngoài, phay răng trên máy phay vạn năng rồi đưa vào nhiệt luyện. Nhiệt luyện xong chi tiết được mài phẳng một mặt và mài lỗ trên máy mài lỗ rồi tiếp tục mài tiếp mặt còn lại trên máy mài SV: Nguyễn Văn Linh 9 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản phẳng mân tròn. Tiếp đến được mài góc trước, góc sau trên máy mài sắc, thành phẩm được đóng số chống gỉ và cho nhập kho. Sơ đồ 0.3: KHÁI QUÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX DAO PHAY CẮT Thép Máy tiện Máy cán Máy phay Máy mài Tẩy rửa, nhuộm Nhiệt luyện Lăn số Máy mài sắc Chống gỉ Nhập kho 1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh có một bộ máy quản lý thống nhất, gọn nhẹ, ban lãnh đạo cũng như các phòng ban có trình độ và năng lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý tập trung đã được áp dụng ở Doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối đa. Tất cả tạo nên một khối thống nhất các bộ phận trong Doanh nghiệp và có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. SV: Nguyễn Văn Linh 10 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Sơ đồ 0.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất P. kỹ thuật P. KH điều độ P. Cơ điện P.KD vật tư P. KSC PX cơ khí 1 Văn phòng PX cơ khí 2 CT-ATLĐ và đào tạo y tế PX cơ khí 3 Kế toán trưởng P.Thương mại P. TC - KH P. TC - LĐ KT. TTDV Kế toán DV Chi nhánh HT nội bộ Trung tâm KDVT P. Bảo vệ PX cơ khí 4 Đời sống quốc phòng PX dụng cụ Cửa hàng DVTM PX bao gói PX nhiệt lượng Chú giải: Quan hệ chỉ đạo (phòng: Tổ chức) SV: Nguyễn Văn Linh 11 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản  Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận + Đứng đầu bộ máy quản lý là hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành. Trong đó chủ tịch hội đồng quản trị là người duy nhất của Doanh nghiệp đứng đầu bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ máy quản lý. Đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Hội đồng quản trị quản lý điều hành Doanh nghiệp còn ban kiểm soát kiểm tra giảm sát tình hình hoạt động của Doanh nghiệp và giám sát hoạt động của hội đồng quản trị. + Giám đốc điều hành (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị): là người giữ vai trò lãnh đạo chung, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp. + Hai phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau: Phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách các vấn đề về kỹ thuật, quản lý trực tiếp một số phòng như phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng KCS. Phó Giám đốc sản xuất phụ trách sản xuất mà cụ thể là quản lý phòng kế hoạch điều độ và các phân xưởng sản xuất. Phó Giám đốc là người giúp cho Giám đốc điều hành một hoặc vài lĩnh vực của Doanh nghiệp theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ của mình được giao. + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng kế toán, kiểm tra đôn đốc các nhân viên trong vòng quản lý của mình thực hiện đúng nguyên tắc, quy định của Doanh nghiệp cũng như của Nhà nước. + Ngoài ra có một số phòng ban khác như phòng bảo vệ, phòng thương mại, phòng tổ chức lao động… chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc.  Mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong Doanh nghiệp SV: Nguyễn Văn Linh 12 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động quản lý cũng như trong sản xuất sản phẩm, Doanh nghiệp đã tổ chức quản lý và phân công, phân nhiệm trong bộ phận kế toán phù hợp với tổ chức quản lý chung của Doanh nghiệp. Luôn duy trì mối quan hệ khăng khít giữa các phòng ban, các bộ phận cũng như các cá nhân trong Doanh nghiệp để hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giải quyết công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất. Xuất phát từ đặc điểm về chức năng nhiệm vụ kinh doanh và tính chất công việc nên đội ngũ nhân viên của Doanh nghiệp khá đông về số lượng. Tính đến năm 2012 doanh nghiệp có 249 cán bộ công nhân viên chức. Trong đó lao động trực tiếp là 141 người, thuộc khối lao động gián tiếp là 108 người. Số lao động nam 172 người chiếm 69%, số lao động nữ là 77 người chiếm 31%. Với tình hình lao động hiện nay của Doanh nghiệp có thể đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh. Về lao động trẻ tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng họ lại có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, Doanh nghiệp có thể tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.... 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp SV: Nguyễn Văn Linh 13 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Bảng 1-1: Bảng chỉ tiêu tình hình tài chính của Doanh nghiệp TNHH cơ khí Thành Hà Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Giá trị Năm 2010 Giá trị CL/2009 (%) Năm 2011 Giá trị CL/2010 (%) 1. Doanh thu 125.576.517.736 150.139.589.865 19,56 175.087.883.428 16.62 thuần 2. Tổng chi phí 122.984.504.036 148.421.464.012 20,68 172.299.696.973 16,09 3. Tổng LNST 1.944.010.275 1.288.594.390 -33,71 2.091.139.841 4. Nguồn vốn 17.368.210 13.326.670.670 -23,27 62,28 15.980.472.089 19,91 CSH 5. Tổng tài sản 142.566.576.913 9,31 185.357.203.675 30,01 427 8,92 453 6,09 3.250 10,36 3.725 130.425.580.438 6. SL LĐBQ 392 (người) 7.Tiền lương 2.945 BQ 14,62 (ng.đ/người/thá ng) (Nguồn số liệu: phòng tài chính – kế toán Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh) Bảng chỉ tiêu trên đã phản ánh cơ bản tình hình tài chính của Doanh nghiệp qua mấy năm gần đây. Cụ thể là tổng tài sản tăng dần qua các năm thể hiện sự tăng trưởng lớn mạnh của Doanh nghiệp. Tổng doanh thu tăng nhiều qua từng năm kéo theo lợi nhuận tăng, đây là điều kiện góp phần nâng cao đời sống cho CBCNV. Điều này được thể hiện qua tiền lương của người lao động tăng dần theo các năm, là nhân tố thúc đẩy người lao động làm việc và gắn bó với Doanh nghiệp. SV: Nguyễn Văn Linh 14 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản Bảng 1-2: Đánh giá khái quát tình hình của Doanh nghiệp STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm Năm 2011 1 Hệ số tài trợ Vốn CSH 0,13 2010 0,09 2 Hệ số LNST/tài sản (ROA) (%) 1,4 0,9 1,1 3 Hệ số LNST/VCSH (ROE) (%) 7,4 9,6 13,1 4 Hệ số LNST/doanh thu (ROS) 1,5 0,85 1,1 0,08 (%) Do đặc thù của ngành cơ khí là cần phải đầu tư máy móc, thiết bị với số lượng rất lớn nên hệ số tự tài trợ vốn chủ sở hữu và hệ số ROA của Doanh nghiệp có giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, hệ số ROE lại tăng dần qua từng năm, chứng tỏ Doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư thêm vốn vào Doanh nghiệp, là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời hệ số ROS lại có xu hướng giảm, chứng tỏ Doanh nghiệp đã sử dụng chi phí tiết kiệm. Đây là nhân tố thể hiện hoạt động quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của Doanh nghiệp và cần được phát huy. CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ HOÀNG ANH SV: Nguyễn Văn Linh 15 Lớp: CD9-KE4 Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.s Nguyễn Hoản 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân cơ khí Hoàng Anh được tổ chức theo hình thức tập trung. Mỗi phân xưởng đều được bố trí nhân viên kế toán thống kê làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, sắp xếp các chứng từ, chuyển các chứng từ báo cáo cùng các giấy tờ liên quan về phòng tài chính kế toán để tiến hành ghi sổ kế toán. Các nhân viên thống kê phân xưởng được giao nhiệm vụ theo dõi từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chuyển sản phẩm vào kho thành phẩm. Hàng tháng, tập hợp việc chấm công của các tổ, đồng thời căn cứ vào giấy báo ca, giấy báo các sản phẩm trên cơ sở đó để tính lương, lập bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp để chuyển về phòng kế toán. Đây là căn cứ để phòng Tài chính - Kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng và lập bảng phân bổ. Tại phòng Tài chính – Kế toán sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, các nhân viên kế toán thực hiện các công việc từ kiểm tra, phân loại chứng từ lập bảng kê, bảng phân bổ, ghi nhật ký chung, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, hệ thống hóa số liệu và cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý, đồng thời dựa trên các bản báo cáo đã lập để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của Doanh nghiệp, giúp Giám đốc và ban lãnh đạo có định hướng trong việc sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát tình hình sử dụng vốn, giúp Giám đốc và ban lãnh đạo có hướng trong việc sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Bộ máy kế toán của Doanh nghiệp được tổ chức theo sơ đồ sau: SV: Nguyễn Văn Linh 16 Lớp: CD9-KE4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan