Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập kế toán tại công ty cổ phần may thăng long...

Tài liệu Báo cáo thực tập kế toán tại công ty cổ phần may thăng long

.DOC
42
68
85

Mô tả:

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................3 DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................4 DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.......................................................8 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần May Thăng Long.. 8 1.1.1. Khái quát chung về công ty............................................................................8 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty....................................................................9 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty...............................................13 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty..............................................13 1.2.1.1. Chức năng..................................................................................................13 1.2.1.2. Nhiệm vụ.....................................................................................................15 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................15 1.2.3. Đặc điểm quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Thăng Long........................................................................................................................ 20 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Thăng Long.........................................................................................21 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty................21 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban....................................................22 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Thăng Long............................................................................................................23 1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.......................23 1.4.2. Tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần May Thăng Long.........................25 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG.............................................28 Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long................28 2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty...................................................28 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán.................................29 2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long..............30 2.2.1. Các chính sách kế toán chung.....................................................................30 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán............................................32 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán...........................................32 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán................................................33 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán................................................................35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG................................37 3.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán..............................................................37 3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................................37 3.1.2. Nhược điểm...................................................................................................38 3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long........................................................................................................................ 38 3.2.1. Ưu điểm.........................................................................................................39 3.2.2. Nhược điểm...................................................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................41 Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên của ký hiệu viết tắt BTC Bộ Tài chính CN Chi nhánh CCDC Công cụ dụng cụ CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh TS Tiến sĩ TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 21 Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty CP may Thăng Long 22 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 28 Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty Cổ Phần May Thăng Long Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 34 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng số 1.1. Tình hình cơ cấu lao động của Công ty 17 Bảng số 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 24 Bảng số 1.3: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty CP May Thăng Long 26 Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đang bùng nổ một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt từ ngày 7/11/2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều này đã đặt các doanh nghiệp nước ta trước một thách thức lớn , với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền tế thị trường. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà áp lực cạnh tranh lớn hơn từ phía các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân mỗi doanh nghiệp hơn ai hết phải ý thức rõ được điều này. Không thể chỉ đứng ngoài hội nhập, bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích của chính họ. Muốn đứng vững và phát triển các doanh nghiệp phải xem xét để nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh bằng những biện pháp và công cụ quản lý trong đó có công tác kế toán. Kế toán là công cụ rất đắc lực trong việc thu thập, xử lý và cùng cấp những thông tin cho các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, những người điều hành…Nó vẽ nên bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý sẽ có những đánh giá nhìn nhận đứng đắn, thực chất công tác quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động sản xuât kinh doanh trong đơn vị mình. Để đưa ra những giải pháp, chiến lược kinh doanh mới, phù hợp và có hiệu quả hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán. Với những kiến thức đã trang bị được trong quá trình học tập cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Ts. Phạm Thị Thuỷ với sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên phòng Kế toán của Công ty Cổ Phần May Thăng Long em đã thực hiện báo cáo thực tập tổng hợp này. Ngoài lời mở đầu, kết luận thì báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần May Thăng Long. Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ Phần May Thăng Long. Do thời gian tìm hiểu có hạn, công tác tổ chức kế toán của công ty phức tạp nên báo cáo thực tập tổng hợp không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của cô giáo Ts. Phạm Thị Thuỷ cũng như các anh, chị trong phòng Kế toán của công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần May Thăng Long. 1.1.1. Khái quát chung về công ty Công ty cổ phần May Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958 tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu; tháng 8/1965 được đổi thành Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm - TOCONTAP, Bộ Ngoại thương. Năm 1979, được đổi tên thành Xí nghiệp may Thăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệp nhẹ. Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty May Thăng Long theo quyết định số: 218/BCN-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ; trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tháng 10/2003 Công ty May Thăng Long được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần May Thăng Long,nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% theo quyết định số : 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và công ty hoạt động hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Tháng 12/2006 Công ty cổ phần May Thăng Long thực hiện việc đấu giá bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần May Thăng Long 100% vốn thuộc các cổ đông ngoài nhà nước. Trụ sở của công ty đặt tại Số 250 Minh Khai - Phường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội. Mã số thuế: 0102304864 Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0101473411 cấp ngày 22 tháng 04 năm 2004 Điện thoại: 04.3862.3372 Fax: 04.3862.3374 Webside: www.thaloga.vn Công ty đi vào hoạt động với ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may; Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ ( trừ loại nhà nước cấm ); - Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe máy, mỹ phẩm, rượu ( không bao gồm kinh doanh quán bar ); - Kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng; - Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ), vận tải, du lịch lữ hành trong nước; -Xúc tiến thương mại -Kinh doanh lữ hành quốc tế và các dịch vụ du lịch khác ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường); - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá ; -Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; - Kinh doanh sắt, thép, thép không gỉ (ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, phế liệu ), kim loại màu (đồng, chì, nhôm, kẽm ); - Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu; - Sản xuất, gia công, buôn bán vật liệu điện, thiết bị điện dân dụng, điện công nghiệp; Sản xuất, gia công, buôn bán thiết bị bưu chính viễn thông, tin học, máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp; - Mua bán vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ ngành xi măng, ngành than; - Buôn bán ôtô, phương tiện vận tải và phụ tùng thay thế; - Khai thác, chế biến, buôn bán khoáng sản các loại ( quặng các loại ) ( trừ loại khoáng sản nhà nước cấm ); - Kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan đến xăng dầu, khí đốt; - Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu gỗ (trừ loại nhà nước cấm); 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Một chặng đường gần 60 năm, chưa thể coi là dài, nhưng quả cũng không phải là ngắn, bởi trong gần 60 năm ấy từ những bước đi chập chững ban đầu, cho Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân đến những bước tiếp theo càng ngày càng vững chắc hơn, song cũng không ít khó khăn, trở ngại. Bằng sự nhanh nhạy, sắc bén của các đồng chí lãnh đạo Công ty cùng với sự nỗ lực tối đa của toàn thể cán bộ công nhân viên luôn luôn vươn tới những tiêu chí cao về kinh tế, đời sống cũng như an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. * Giai đoạn 1958-1965 Ngày 8/5/1958, Bộ Ngoại Thương chính thức ra quyết định thành lập: Công ty may mặc xuất nhập khẩu thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm.Việc ra đời công ty lúc bấy giờ mang ý nghĩa lịch sử rất lớn, bởi đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, lần đầu đưa tiên đưa hàng may mặc của Việt Nam ra thị trường nước ngoài và để cho thị trường nước ngoài hiểu biết sản phẩm may mặc Việt Nam và cả con người Việt Nam qua những sản phẩm đầu tiên ấy. Trụ sở Văn Phòng của công ty đựơc đặt tại 15 Cao Bá Quát_Hà Nội. Trong thời gian này công ty đã thu hút hàng nghìn lao động, chuẩn bị điều kiện vật chất như: tiền vốn, nguyên phụ liệu, thiết bị dụng cụ sản xuất. Đến 15/12/1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của rmình với tổng sản lượng là 391129 sản phẩm đạt 112.8%. Giá trị tổng sản lượng tăng 840882 đồng.Kế hoạch sản xuất năm thứ hai cũng được hoàn thành xuất sắc với: 1164322 sản phẩm và giá trị tổng sản lượng là 1156340 đồng. Năm 1959 công ty trang bị thêm 400 máy đạp chân và một số công cụ khác để công ty chuyển từ gia công sang tự tổ chức sản xuất. Trong năm 1960 số khách hàng nước ngoài chỉ có Liên Xô và Đức thì năm 1961 tăng thêm Mông Cổ và Tiệp Khắc. Năm 1961 công ty chuyển về Minh Khai. Địa điểm mới đủ mặt bằng tổ chức sản xuất được ổn định. Dây chuyền sản xuất từ khâu nguyên liệu, cắt, may và đóng gói đã được khép kín.Cũng năm này tổ chức Đảng Uỷ, tổ chức công đoàn cũng được thành lập. Năm 1965 công ty được trang bị 178 máy may công nghiệp với tốc độ 3000 vòng/phút của công hoà dân chủ Đức. Nhìn chung tình hình sản xuất của công ty trong giai đoạn này có cả khó khăn và thuận lợi. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 10 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân * Giai đoạn 1966-1975 Năm 1966 Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc. Các đơn vị sản xuất phân tán nguồn vật tư , nguyên liệu phục vụ sản xuất thiếu...Mỹ đánh phá Miền Băc điên cuồng gây khó khăn về sản xuất cho công ty. Từ năm 1969-1971 công ty được trang bị thêm 240 máy may với tốc độ 5000 vòng/ phút, cùng một số máy chuyên dùng khác làm cho năng suất và chất lượng tăng lên rõ rệt vì vậy mà lần đầu tiên công ty nhận gia công mặt hàng cho Pháp.Tháng 4-1972 Mỹ lại đánh phá miền Bắc gây khó khăn nặng nề cho công ty. Đến 1973 hiệp định Pari được kí kết công ty gấp rút khắc phục hậu quả để bước vào sản xuất. Trong thời gian này công ty được đầu tư thêm thiết bị: công đoạn may được trang bị 391 may trong đó có 300 máy may tốc độ 5000 vòng/ phút... công đoạn cắt với tổng số 16 máy. Vì thế tình hình sản xuất từ 1973-1975 đã có những bước tiến bộ rõ rệt với những con số cụ thể là: Năm 1973 giá trị tổng sản lượng đạt được 5696900 đồng , với tỷ lệ 100.77% .Năm 1974 tổng sản lượng đạt được 5000608 sản phẩm, giá trị tổng sản lượng 6596036 đồng đạt 102.28% .Năm 1975 tổng sản lượng lên tới 6476926 sản phẩm đạt tỷ lện 104.36%.Giá trị tổng sản lượng 7725958 đồng đạt 102.27% so với kế hoạch.Trong những năm của kế hoạch 5 năm lần thứ hai này công ty cũng có những đổi mới về máy móc, được trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy 2 kim 5 chỉ thay cho 60 máy cũ, cùng với một máy ép mex có công công suất lớn cùng với nghiên cứu chế tạo những chi tiết gá lắp và máy chạy nước đại tu máy phát điện, cải tiến dây chuyền sản xuất. * Giai đoạn 1975-1980 Trong giai đoạn này công ty đã có 209 sáng kiến cải tiến, trong đó có 52 cải tiến công nghệ, 27 cái tiến cơ điện, 26 sáng kiến nghiệp vụ, 104 sáng kiến hợp lý hoá sản xuất, cũng trong thời gian ấy, năm thấp nhất đã có 14 tổ lao động xã hội chủ nghĩa ( 1976 ) năm cao nhất có 18 tổ (1978 ) và chiến sĩ thi đua thấp nhất là 27 người (1976 ) năm cao nhất là 43 người (1980). Tất cả những thành quả trên đã góp phần tích cực hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ 2, với tỉ lệ thực hiện kế hoạch (1976-1980) năm thấp nhất là 100.36% (1978) và năm cao nhất là 104.36% Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 11 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1976).Trong những năm này, năm 1980 công ty gặp khó khăn nhất, vì nguồn cung cấp nguyên vật liệu bị gián đoạn, vận chuyển liên vận đường sắt bị bế tắc, bởi thế phải chuyển sản xuất sang gia công bằng nguyên liệu của khách hàng đưa tới . * Giai đoạn 1980-1990 Những năm trong giai đoạn này công ty xuất khẩu hàng gia công sang Đức tăng lên. Cũng trong giai đoạn này công ty còn triển khai gia công cho Pháp, Hà Lan. Liên Xô và Thụy Điển.Ngoài ra công ty còn nhận thêm nguyên liệu làm 800000 sản phẩm các loại, xuất khẩu tại chỗ được 12500 USD. Khi không có nguyên liệu làm hàng xuất khẩu, công ty đã tranh thủ sản xuất hàng nội địa. Nhờ thế mà sản xuất vẫn được giữ vững. Năm 1986 sản phẩm giao nộp là 3952332 , đạt 109.12%, trong đó sản phẩm xuất khẩu là 2477869 đạt với tỷ lệ 102.73%. Năm 1987, tổng sản phẩm giao nộp được 3482000 đạt 108.87% kế hoạch, trong đó xuất khẩu được 1852000 sản phẩm đạt tỷ lệ 101.77% kế hoạch. Sở dĩ công ty may Thăng Long đạt được những thành tích cao như vậy, trước hết là nhờ vào công lao to lớn của nhiều thế hệ cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty, ngay từ ngày thành lập, bắt tay vào sản xuất những sản phẩm xuất khẩu đầu tiên, đã luôn luôn lao động một cách sáng tạo, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của Nhà nước, của bộ chủ quản và của địa phương Hà Nội phát động. Năm 1998, công ty may Thăng Long bước vào năm thứ 30 xây dựng và trưởng thành, đồng thời cũng là năm chấm dứt thời kì bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. * Giai đoạn 1991- nay Khi cơ chế bao cấp được xoá bỏ, doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường , tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn này công ty đã chủ động đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại hơn, nâng cao trình độ công nghệ , đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao hơn, đồng thời phải tổ chức sắp xếp sản xuất,cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh tìm kiếm những thị trường mới tập trung vào Tây Âu, Nhật Bản, chú ý hơn nữa thị trường nội địa. Cũng liên tục trong 3 năm 1990, 1991, 1992 Công ty cũng đã từng bước sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động. Trước đây bố trí sản xuất tách Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 12 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân rời từng công đoạn: cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm theo từng đơn vị sản xuất khác nhau khiến năng suất thấp , lãng phí lao động , chu kì sản xuất kéo dài , nay công ty đã tổ chức lại, sản xuất theo dây chuyền khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong một đơn vị, từ A đến Z. Qua tổ chức lại sản xuất năng lực sản xuất của công ty được nâng cao, cụ thể là năng suất lao động đã tăng lên 20%, tiết kiệm được 305 lao động so với hình thức cũ. Đến 6/1992, công ty được bộ công nghiệp nhẹ cho phép chuyển đổi tổ chức và hoạt động từ Xí nghiệp thành Công ty. Công ty May Thăng Long chính thức ra đời từ đây và là đơn vị may đầu tiên trong các xí nghiệp may phía Bắc chuyển sang mô hình tổ chức công ty .Cùng với sự nhạy bén của công ty, công ty đã chớp được một số thời cơ kinh doanh tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Công ty còn đầu tư thêm các chi nhánh ở Hải Phòng, Nam Định, xây dựng khu kho ngoại quan và xưởng sản xuất ống ghen . Nhờ đó mà trong nhiều năm liên tục công ty vượt mức kế hoạch, thu nhập bình quân được đảm bảo. Trong suốt những năm đổi mới, Công ty đã thực hiện chức năng quy chế hoá trên tất cả các lĩnh vực quản lý ở tất cả các công đoạn sản xuất và đã chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc. Công ty đã nhận được nhiều huân huy chương các loại của Đảng và Nhà Nước trao tặng .Ngày 1/4/2004 Công ty may Thăng Long được chính phủ cho phép chuyển thành công ty cổ phần May Thăng Long với 51% vốn nhà nước 49% vốn do các cổ đông tự góp. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty 1.2.1.1. Chức năng Do đặc thù của lĩnh vực công nghiệp thời trang, phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Con người luôn có nhu cầu ăn mặc đẹp hơn (tất nhiên cái đẹp còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa của từng dân tộc, từng lứa tuổi, từng giai đoạn thay đổi và phát triển của xã hội…) nhưng nhìn chung đều hướng tới sự hài hòa giữa giản dị với trang trọng, tao nhã mà lịch sự, sản phẩm đẹp nhưng giá trị sử dụng phải cao… Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 13 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân Để làm được điều này, trong công tác lãnh đạo, trong công tác lãnh đạo và điều hành sản xuất lãnh đạo luôn chú trọng giáo dục công nhân vấn đề mang tính “Sống còn” của Công ty đó là chất lượng sản phẩm. Thời kỳ thành lập, và trong thời bao cấp Công ty được ưu ái tuyển chọn lao động, thợ có trách nhiệm, tay nghề cao, máy móc tốt nhất trong khả năng hiện có. Sau này lớp công nhân trẻ được tuyển vào Công ty, ngoài trình độ văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông trung học, tri thức hiểu biết xã hội phong phú còn phải qua cuộc thi kiểm tra tay nghề, nếu chưa đạt yêu cầu được tổ chức đào tạo bồi dưỡng tay nghề. Đội ngũ công nhân trẻ, khỏe, có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật may là vốn quý của Công ty hiện nay. Sản xuất trong điều kiện luôn khó khăn về vốn từng bước Công ty ưu tiên tập trung cho việc trang bị phương tiện máy móc. Trong khi chiến tranh và thời bao cấp Công ty là một trong những đơn vị được đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhất thuộc lĩnh vực may mặc. Khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty cũng là đơn vị mạnh dạn sử dụng vốn tự có và vốn vay đầu tư mua máy móc, dây chuyền may hiện đại tiên tiến của các nước tư bản, đáp ứng xu thế phát triển chung của hàng may mặc thế giới. Do vậy hàng của Công ty May Thăng Long xét về chất lưỡng mẫu mốt không thua kém bất cứ một hãng nào. Nhiều quốc gia, nhiều hãng nước ngoài hợp tác làm ăn với Công ty cũng vì lý do đó. Nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, Công ty tập trung đầu tư chiều sâu và chiều rộng theo hướng chuyên môn hóa đa dạng hóa sản phẩm. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tại các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước, sản phẩm của Công ty luôn giành được Huy chương vàng về chất lượng, đạt danh hiệu “Hàng ViệtNam chất lượng cao”. Để phát triển mở rộng thị trường Quốc tế, Công ty luôn thực hiện nguyên tắc giữ vững thị trường hiện có bằng uy tín từ trước để tiếp tục quan hệ với nhiều đối tác, nhiều nước, nhiều khu vực. Biểu đồ ghi nhận sự phát triển thị trường của Công ty ngày càng rộng lớn cả về số lượng và chất lượng. Đối với hàng nội địa, kết hợp quảng cáo thông qua các cuộc trình diễn thời trang giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách hàng vào dịp hội chợ triển lãm, lễ hội và mở rộng mạng lưới đại lý ởHà Nội, nhiều tỉnh thành khác. “Hai mũi” tiến công: Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 14 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân hàng xuất khẩu, hàng nội địa của Công ty có uy tín được khách hàng ưa thích lựa chọn chính vì đạp ứng tiêu chí của người tiêu dùng: chất lượng và mẫu mã đẹp. 1.2.1.2. Nhiệm vụ Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, và Nhà nước; Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, lãnh đạo Công ty đã tích cực chủ động đề ra chủ trương, nghị quyết, giải pháp cho các chương trình ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của Công ty; tạo ra được bước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Tỷ trọng hàng FOB năm 1998 đứng đàu ngành Dệt May Việt Nam được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 1992- 2003 là: - Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu là 120% - Tốc độ tăng trưởng bình quân nộp nhân sách là 128% - Tốc độ tăng trương bình quân kim ngạch xuất khẩu là 147% - Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập là 113% - Năng suất lao động tăng bình quân 10-15% - Doanh thu nội địa tăng từ 4,2tỷ đồng năm 1992 lên 23 tỷ đồng năm 2002. - Công tác đầu tư thực hiện đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, đạt hiệu quả tốt. Nhằm đảm bảo tăng năng suất cao, chất lượng sản phẩm Công ty đã tập trung đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại và công nghệ tiên tiến. Tổng số vốn đầu tư thực hiện trong 3 năm từ 1990 đến 1992 là 15 tỷ đồng, thì từ năm 1992 đến 2002, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện là 159 tỷ đồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, Công ty đã tập trung đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng theo hướng chuyên môn hoá đối với các xí nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm đối với Công ty. Mở rộng sản xuất tại các khu vực Hải phòng, Hà Nam, Nam Định và Hà Tây để khai thác hết năng lực sản xuất. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Đặc điểm về lao động tại Công ty. Công ty CP May Thăng Long đang áp dụng tiêu thức phân loại lao động theo các tiêu thức như giới tính, theo trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, công việc Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 15 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện tại. Qua các tiêu thức phân loại lao động của Công ty chúng ta có thể biết được cơ cấu tổ chức, chất lượng, số lượng lao động của từng loại lao động. * Số lượng lao động: Hiện nay, Công ty có khoảng 1.300 lao động trong đó: - Lao động nữ khoảng 1.150 lao động chiếm 88,5% - Lao động nam khoảng 150 lao động chiếm 11,5% * Tính chất lao động của Công ty: Công ty sản xuất các hàng may mặc nên lao động chủ yếu là lao động mang tính ổn định và cũng có một số lao động mang tính thời vụ khi cần hoàn thành gấp cho khách hàng.Tùy theo tình hình, mức độ sản xuất mà số lượng lao động tăng hay giảm theo tính chất công việc. * Phân loại lao động của Công ty - Công ty CP May Thăng Long đang áp dụng tiêu thức phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. + Lao động trực tiếp là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm + Lao động gián tiếp là những người không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà hoạt động trong lĩnh vực quản lý và phục vụ sản xuất hoặc quản lý có tính chất chung toàn công ty như nhân viên phân xưởng, nhân viên các phòng ban. - Những lao động trực tiếp, gián tiếp đó được phân loại cụ thể theo giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề... + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: Công ty chủ yếu tuyển công nhân nữ ngồi các máy may, còn công nhân nam bên tổ cắt và tổ là. Những công nhân có trình độ văn hóa và tay nghề cao thì làm tổ trưởng, tổ phó…. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 16 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân + Đối với lao động gián tiếp: Những người có trình độ chuyên môn, đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học cùng với năng lực làm việc sẽ đảm nhận những công việc phù hợp với khả năng của mình. Bảng số 1.1. Tình hình cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu Số lượng người) 1.300 Tỷ lệ (%) 100 1.150 88,5 150 11,5 2.Tính theo tính chất và trình độ đào tạo 1.300 100 * Lao động sản xuất trực tiếp: 1.110 85,4 889 80,1 34 3,1 -* Bậc Lao 2động gián tiếp 190 14,6 -Trung cấp và sơ cấp 97 51 - Cao đẳng và Đại học 86 45,3 -Trên Đại học 7 3,7 3.Theo nghề hiện tại 1.300 100 - Lao động quản lý 110 8,5 - Thợ cắt, đánh số trải vải 70 5,4 - Thợ may 998 - Sửa chữa cơ điện 21 1,6 - Là, đóng gói 69 5,3 - Bảo vệ, cấp dưỡng 32 2,5 1.Theo giới tính Nữ Nam 16,8- Bậc 1 - Bậc 3187 Theo phòng hành chính nhân sự của Công ty * Đặc điểm về nguyên vật liệu đầu vào Do đặc điểm sản xuất của công ty chủ yếu là gia công cho nên nguyên vật liệu đầu vào là do khách hàng chuyển từ nước ngoài, công ty chỉ việc triển khai sản Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 17 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân xuất. Đặc biệt có những đơn hàng khách hàng yêu cầu mua NVL chính và NVL phụ Công ty dựa vào số hàng để đặt mua NVL cho phù hợp. Ngoài những mặt hàng gia công cho khách hàng, công ty còn sản xuất hàng FOB nghĩa là mua nguyên liệu bán thành phẩm cho nên những nguyên liệu giành cho những mã hàng này Công ty phải tự khai thác NVL có thể mua trong nước hoặc nhập khẩu sau đó sản xuất hàng mẫu đưa cho khách hàng duyệt khi khách hàng duyệt thì công ty mới đem vào gia công hàng loạt. + Nhập khẩu NVL bao gồm các loại thiết bị, NVL, phụ liệu của ngành may Đức, Nhật, Hungari, Đài Loan, Singapore, EU, Trung Quốc. Nhập nguyên liệu của công ty có hai phần: phần nhập gia công và nhập theo hợp đồng. Thường nhập gia công chiếm tỷ lệ lớn hơn so với nhập hợp đồng. Việc công ty phải nhập NVL là một phần Công ty nhận may gia công, một phần vì trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng NVL theo yêu cầu của khách hàng. + Mua NVL trong nước chủ yếu để sản xuất hàng tiêu dùng nội địa từ các công ty dệt Phong Phú, dệt 8-3, dệt Nam Định, dệt Chiến Thắng, khoá Nha Trang, khoá YKK Việt Nam, chỉ Phong Phú... và một số cơ sở cá nhân trong nước có nguồn hàng có thể đáp ứng đựoc yêu cầu sản xuất. Vấn đề NVL đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở công ty bởi nó dẫn đến giá thành cao gây ra khó khăn trong cạnh tranh sản phẩm. * Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm Sự biến động trên thị trường xuất khẩu và xu hướng phát triển của thị trường nội địa đã đặt ra cho Công ty cổ phần May Thăng Long những vấn đề mới cần được quan tâm. Công ty đã xác định cho mình mục tiêu là luôn thúc đẩy hoat động xuất khẩu đồng thời cũng rất coi trọng thị trường trong nước. Hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là may gia công xuất khẩu, hình thức kinh doanh FOB mua NVL bán thành phẩm chưa phát triển đúng mức nên hiệu quả kinh doanh thấp. Mặt khác, tuy sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế: Mỹ, Nhật, EU... nhưng những sản phẩm đó lại không mang nhãn Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 18 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân hiệu riêng của công ty nên công ty chưa xây dựng được hình ảnh tiếng tăm của mình trên thị trường quốc tế. Để có uy tín và chỗ đứng trên thị trường quốc tế công ty cần phải tạo dựng ngay từ trong nước, trên thị trường nội địa. Thị trường may mặc nội địa là một thị trường đầy tiềm năng mà hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Đây là một sai lầm của các doanh nghiệp dệt may nói chung và của Công ty cổ phần may Thăng Long nói riêng. - Thị trường tiêu thụ nội địa của công ty may Thăng Long được phân bố trên cả nước, sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên cả thị trường miền Bắc, miền Nam và cả miền Trung. + Thị trường miền Bắc: đây là thị trường chủ yếu của công ty. Năm 1998, thị trường này chiếm khoảng 96.87% tiêu thụ nội địa. Năm 2000 chiếm 97.4%. Sở dĩ như vậy là do Công ty đã xác định được thị trường miền Bắc là thị trường chính. Trong đó Hà Nội là thị trường điểm . + Thị trường miền Trung: công ty cũng xác định đây là thị trường đầy tiềm năng. Trong thời gian tới công ty cần phải đa dạng hoá sản phẩm sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. + Thị trường miền Nam: Đây là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng và cạnh tranh gay gắt. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Nam rất nhiều, riêng ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tới hơn 200 doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẵn, gần 5000 cơ sở may tư nhân. Dù sao đây cũng là một thị trường lớn mà doanh nghiệp cần quan tâm. - Thị trường xuất khẩu của Công ty được chia làm hai loại: + Thị trưòng hạn ngạch: EU, Canada số lượng hạn ngạch mà công ty được phân bố chỉ đáp ứng 40% năng lực sản xuất của công ty do vậy lượng sản phẩm xuất vào thị trường này thường bị hạn chế. Để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này hàng năm công ty phải xin thêm quota xuất khẩu, nhiều khi công ty lại mua lại quota của các doanh nghiệp khác để tăng lượng sản phẩm xuất khẩu. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 19 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Đại học Kinh tế quốc dân + Thị trường phi hạn ngạch: Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Số lượng sản phẩm xuất vào thị trường không hạn chế mà phụ thuộc vào số hợp đồng công ty ký kết và khả năng sản xuất của công ty. * Đặc điểm về máy móc thiết bị: Trong cơ cấu tài sản của Công ty, giá trị máy móc thiết bị chiếm hơn 50% tổng số vốn cố định, đây là điều kiện rất tốt để Công ty khai thác công suất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty luôn có sự đầu tư, đổi mới thiết bị nâng cấp nhà xưởng đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, văn phòng làm việc và nơi làm việc, phù hợp với mục tiêu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu, phù hợp với thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị trường mới. Đầu năm 1996 Công ty lắp đặt mới một phân xưởng sản xuất hàng dệt kim trị giá đầu tư 100000 USD, có thể sản xuất 600000 SP dệt kim các loại / năm mở ra thị trường mới cho Công ty và bước đầu đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hồng Kông và một số thị trường khác. Năm 2000 đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất đồng thời công ty đầu tư một máy giác sơ đồ trên máy tính giúp cho việc tính định mức nguyên liệu với khách hàng được nhanh chóng, tiết kiệm sức lao động của nhân viên kĩ thuật. 1.2.3. Đặc điểm quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Thăng Long Công ty cổ phần may Thăng Long là Công ty công nghiệp chế biến đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kĩ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó và phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng khác nhau. Hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty được tổ chức khép kín, gồm các xí nghiệp chịu trách nhiệm từ A đến Z đối với sản phẩm làm ra. Cũng do đặc điểm chủ yếu là sản xuất và gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất của công ty thường mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm tương đối lớn, chu kì sản xuất ngắn xen kẽ, kiểu liên tục theo một trình tự nhất định từ cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm, nhập kho. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan