Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập hệ thống động cơ đốt trong...

Tài liệu Báo cáo thực tập hệ thống động cơ đốt trong

.DOCX
16
1
58

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................2 HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ.................................................................................3 I. Sơ lược về Động cơ đốt trong.....................................................................3 1. Khái niệm......................................................................................................3 2. Phân loại đông cơ đốt trong..........................................................................3 3. Ưu nhược điểm của động cơ đốt trong........................................................4 II. Cơ cấu phân phối khí................................................................................5 1. Nhiệm vụ......................................................................................................5 2. Yêu cầu.........................................................................................................5 3. Phân loại.......................................................................................................5 4. Cấu tạo..........................................................................................................7 5. Nguyên lí làm việc........................................................................................8 6. Các dạng hỏng............................................................................................10 7. Quy trình tháo lắp.......................................................................................11 8. Kiểm tra và bảo dưỡng...............................................................................12 Tài liệu tham khảo........................................................................................15 NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đầy, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó kỹ thuật của nước ta cũng từng bước tiến bộ,trong đó có ngành cơ khí động lực nói chung. Để góp phần nâng cao trình độ và kỹ thuật, đội ngũ kỹ thuật của ta phải tự nghiên cứu và chế tạo, đó là yêu cầu cấp thiết. Có như vậy ngành cơ khí động lực của ta mới phát triển được. Sau khi được học môn động cơ đốt trong, sinh viên được thực tập Động Cơ Đốt Trong. Đây là một phần quan trọng trong nội dung học tập của sinh viên, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, nghiên cứu về các bộ phận, cụm máy, chi tiết trong động cơ. Trong thời gian thực tập, em đã hiểu rõ hơn về các bộ phận cũng như tầm quan trọng của các bộ phận trong động cơ. Trong quá trình thực tập, em đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, làm việc một cách nghiêm túc với mong muốn hoàn thành thực tập tốt nhất. Tuy nhiên, vì bản thân còn ít kinh nghiệm cho nên lần thực tập này không thể không có những thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý giúp đỡ thêm để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô đã tận tình truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho em. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Xuân Thắng đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình thực tập. Em rất mong muốn nhận được sự xem xét và chỉ dẫn của các thầy để em ngày càng hoàn thiện kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên Thực Hiện Nguyễn Quang Hưởng NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Sơ lược về Động cơ đốt trong I. 1. Khái niệm Động cơ nhiệt nói chung là máy biến đổi nhiệt năng thành công. Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu để cấp nhiệt cho quá trình dãn nở sinh công của môi chất công tác đều thực hiện ngay trong buồng công tác động cơ 2. Phân loại đông cơ đốt trong - Theo nhiên liệu : động cơ xăng , động cơ diezen, động cơ gas. - Theo cách thức đốt nhiên liệu trong buồng đốt nhiên liệu : đốt cháy cưỡng bức nhiên liệu như động cơ xăng , nhiên liệu tự bốc cháy như đọng cơ diezen - Theo số xilanh : loại động cơ 1 xilanh ,loại đọng cơ nhiều xilanh - Theo hành trình pittong : có động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 3. Ưu nhược điểm của động cơ đốt trong - Ưu điểm: + Hiệu suất cao. + Kích thước và trọng lượng nhỏ do được thực hiện trong buồng đốt. + Khởi động vận hành dễ dàng. - Nhược điểm : + Nmax không cao + Nhiên liệu đắt và dầu cạn kệt trong tự nhiên + Khả năng quá tải kém. + Ôi nhiễm môi trường. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI II. Cơ cấu phân phối khí 1. Nhiệm vụ: - Đóng mở các cửa nạp (thải) đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí thải mới vào bên trong xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra bên ngoài. 2. Yêu cầu: + Đóng mở đúng thời điểm. + Độ mở lớn để dễ lưu thông khí. + Đóng kín XP thải không tự mở trong quá trình nạp, ít mòn, ít ồn khi làm việc. + Dễ điều chỉnh và sửa chữa, giá thành rẻ. 3. Phân loại: * Theo cách bố trí xupap: - Cơ cấu phối khí xupap đặt. - Cơ cấu phối khí xupap treo. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI * Theo phương pháp truyền động: - Truyền động bằng đai. - Truyền động bằng xích. - Truyền động bằng bánh răng. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 4. Cấu tạo: NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1, 2: Xupap nạp, thải. 12. Con đội 3. Ống dẫn hướng. 13. Vấu cam 4. Lò xo xupap 14. Dây xích 5. Đuôi xupap 15. Bánh dẫn chủ động 6. Cò mổ 8. Vít điều chỉnh khe hở xupap 11. Đũa đẩy - Cơ cấu phối khí xupap treo có đặc điểm là xupap được bố trí trên nắp máy, còn trục cam có thể đặt trong thân máy hoặc đặt trên nắp máy gồm có: trục cam, con đội, đũa đẩy, vít điều chỉnh khe hở xu páp, cò mổ, lò xo, ống dẫn hướng và xu páp. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 5. Nguyên lý làm việc của cơ cấu xu páp treo như sau: + Khi trục cam quay do trục khuỷu dẫn động, cam trên trục cam đẩy con đôi đi lên, qua đũa đẩy, vít điều chỉnh làm cho cò mở ấn xu páp đi xuống để mở cửa nạp hoặc cửa xả. + Trục cam tiếp tục quay, cam quay xuống, lò xo căng ra đẩy xu páp đi lên đóng dần cửa nạp hoặc cửa xả. Khi con đội tiếp xúc tại vị trí thấp nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả đóng kín hoàn toàn. + Nếu động cơ tiếp tục làm việc, trục cam tiếp tục quay thì quá trình làm việc của cơ cấu phối khí xupáp treo lại được lặp lại như trên. *Ưu điểm: - Buồng cháy gọn, giảm tổn thất nhiệt. - Giảm sức cản khí động trên đường nạp, thải (hệ số nạp tăng 5-7%). - Tăng khả năng chống kích nổ cho ĐC *Nhược điểm: - Tăng chiều cao động cơ. - Dẫn động xu páp phức tạp - Kết cấu nắp máy nhiều chi tiết phức tạp. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI + Hiện tại các động cơ trong xưởng cơ khí trường ta ( Đại học Công nghệ GTVT) sử sụng các loại động cơ để thực tập là động cơ sử dụng hệ thống cam kép. - DOHC chế tạo 2 trục nên làm bộ bánh răng cam biến thiên để điều khiển khí nạp, khí xả để tiết kiệm nhiên liệu hơn, máy chạy đạt công suất tối đa hơn. + Làm việc độc lập nên đương nhiên là quá trình đóng mở xuppap chính xác hơn. + Tuy nhiên nó có nhược điểm là chế tạo phúc tạp và cồng kềnh hơn. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 6. Các dạng hư hỏng: - Có tiếng kêu ở buồng xu pap: Do khe hở đuôi xu pap với con đội, thân xupap và ống dẫn hướng quá lớn. Khe hở lớn làm cho các chi tiết mòn nhanh, công suất động cơ giảm, làm thay đổi góc mở sớm đóng muộn. - Sự mài mòn xupáp và bệ đặt xupap dẫn đến xupáp đóng không kín, lọt hơi, công suất động cơ giảm. - Cháy bạc trục: Do không được bôi trơn đầy đủ, hoặc bị mài mòn. - Trục cam bị cong: do tháo nắp không đúng kĩ thuật các gối đỡ không đồng tâm. - Đứt đai dẫn động: có thể làm cong xupap và gãy cò mổ. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI 7. Quy trình tháo lắp hệ thống. a. Quy trình tháo: - Tháo nắp máy. - Tháo cụm ống xả. - Tháo đường ống dẫn xăng, dẫn khí. - Tháo cụm ống hút. - Tháo tấm che sau nắp máy. - Tháo các nắp ổ đỡ trục cam - Tháo trục cam. - Tháo con đội. - Tháo móng hãm; tháo đĩa đệm; lò xo; tháo xu páp. Chú thích: 1 - Móng hãm xu páp 2 - Đĩa chặn lò xo xu páp 3 - Lò xo xu páp 4 - Phớt chắắn dầầu 5 - Cò mổ 6 - ốắng dãn hướng xu páp 7 - Xu páp 8 - Nắắp xi lanh - Tháo khớp nối dẫn động quạt gió và bánh đai bơm nước. - Tháo bánh răng đầu trục khuỷu - Tháo nắp hộp đai cam - Tháo đai cam. - Làm sạch các chi tiết. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI b. Quy trình lắp: - Thực hiện các bước ngược với quá trình tháo và lưu ý: + Đặt đai cam vào bánh răng trục khuỷu sao cho dấu trên bánh răng trùng với điểm cố định đã đánh dấu trên thân động cơ. + Đặt đai cam vào bánh răng cam, dấu của bánh răng cam trùng với dấu trên năp máy. + Sau khi lắp xong phải kiểm tra lại bằng cách quay trục khuỷu 2 vòng. Các dấu của bánh răng trục khuỷu, bánh răng trục cam vẫn trùng dấu ban đầu là được. Nếu sai, phảI lắp lại theo trình tự như trên. 8. Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu phối khí: - Kiểm tra chiều dài và bề dày cây xupap. Nếu chiều dài và bề dày ngắn hơn qui định của nhà chế tạo, thay xú pap mới. Dùng pan me xác định đường kính ngoài của thân xú pap - Kiểm tra độ cong của trục cam và chiều cao các vấu cam: So kế và panme. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 13 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI - Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa 2 bánh răng cam bằng so kế. - Kiểm tra đũa đẩy, con đội. + Đũa đẩy bị cong thì có thể nắn lại bị gẫy thì thay thế mới. + Hai đầu đũa nứt vỡ thì thay thế mới. + Thân con đội mòn nhiều thì phải thay con đội mới. + Vít điều chỉnh con đội bị mòn lõm thì phải mài lại. - Kiểm tra khe hở cò mổ-trục cò mổ: Dùng ca lip xác định đường kính trong của cò mổ. Dùng pan me đo đường kính ngoài của trục cò mổ. - Kiểm tra khe hở ống dẫn hướng xupap. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI + Ống dẫn nếu bị mòn nứt vỡ thì phải thay thế mới - Kiểm tra lò xo xupap. + Lò xo bị gẫy cong yếu phải thay thế. + Kiểm tra độ nghiêng của lò xo. + Chiều dài các lò xo phải bằng nhau nếu cái nào thấp hơn thì thêm vào đó một vòng đệm. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 15 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI Tài Liệu Tham Khảo 1. Nguyễn Tấn Lộc, Thực tập động cơ đốt trong I, ĐH SPKT Tp. HCM, 2007. 2.Lê Xuân Tới, Thực tập động cơ Diesel, ĐH SPKT Tp. HCM, 2008 3.Nguyễn Tất Tiến. Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục, 1999. 4.Phạm Minh Tuấn. Động cơ đốt trong, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 1999 5.Nguyễn Văn Trạng, Động cơ đốt trong 1, ĐH SPKT Tp HCM, 2005. NGUYỄN QUANG HƯỞNG LỚP 67DCDM21 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan