Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đị...

Tài liệu Báo cáo thực tập đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã hòa bình thành phố kon tum

.PDF
33
50
80

Mô tả:

Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, à địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh và quốc phòng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng trong sự phát triển của xã hộ, đất đai đóng vai trò kinh tế và chính trị hết sức to lớn. Viêt Nam chúng ta đất chật người đông, so với thế giới thì nước ta là một trong những nước có số bình quân ruộng đất trên đầu người vào loại thấp. Vì thế, quản lý đất đai, quản lý nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là một trong những vấn đề then chốt và cần thiết Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước… Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo thầy Trần Lương Trà, cùng với sự chấp nhận của phòng TN và MT thành phố Kon Tum tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Bình thành phố Kon Tum” 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -1- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hòa Bình - Đánh giá những hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tìm ra những nguyên nhân và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian tới. - Tiếp xúc với công việc thực tế để học hỏi và củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường. Đánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận, tìm ra những nguyên nhân, và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với mong muốn đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã tốt hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2.2. Yêu cầu. Nắm vững nội dung quản lý nhà nước về đất đai Nắm vững chủ trương chính sách của TW và của địa phương trong công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ, thu thập các số liệu tài liệu mới nhất và chính xác nhất. Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi liên quan đến quản lý, sử dụng đất và cấp GCN QSDĐ.Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ quỹ đất, các loại sổ sách, bản đồ trong hồ sơ địa chính và những điều kiện liên quan đễn công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đặc biệt là công tác đăng ký, cấp GCNSDĐ trên địa bàn xã Hòa Bình thành phố Kon Tum GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -2- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề về đất đai 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai - Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương. - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ và hiện tại để lại. 2.1.1.2. Phân loại đất đai Theo luật đất đai năm 2003, đất đai nước ta được chia là 3 nhóm: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. 2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Khái niệm - Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -3- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 - Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hoá. 2.1.2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể là: - Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế , xã hội và đất nước; bảo đảm sử dung đúng mục đích, tiết kiệm, đật hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. - Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. - Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doang nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. - Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư ... Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -4- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 - Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và biện quyết những vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.3. Những vấn đề về quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.1.3.1. Khái niệm về quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để sử dụng vào cácmục đích theo quy định của pháp luật 2.1.3.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Những quy định về cấp GCN QSDĐ 1. GCNQSDĐ được cấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên GCNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản. 2. GCN QSDĐ do bộ TN-MT phát hành. 3. GCN QSDĐ được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp GCNQSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng thì GCN QSDĐ phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng. Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCN QSDĐ được cấp cho từng cá nhân, hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng. Những trường hợp được cấp GCN QSDĐ Nhà nước cấp GCN QSDĐ cho những trường hợp sau đây: 1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; 2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCN QSDĐ; 3. Người đang sử dụng đất được quy định tại điều 50 và điều 51 của luật đất đai năm 2003 mà chưa được cấp GCN QSDĐ; GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -5- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 4. Người được chuyển đổi chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước đã được thi hành; 6. Người trúng đấu giá sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; 7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91 và 92 Luật đất đai năm 2003; 8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; 9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. Điều kiện để được cấp GCN QSDĐ Cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chập mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam b) GCN QSDĐ tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 ; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -6- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cập cho người sử dụng đất . 2. Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây mà trên đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan, nhưng đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo nay được UBND xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đã sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với QHSDĐ thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp GCN QSDĐ sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 trên đây nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với QHSDĐ đã được xét duyệt với nơi đã có QHSDĐ thì được cấp GCN QSDĐ và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày luật đất đai năm 2003 GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -7- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCN QSDĐ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp GCN QSDĐ khi có các điều kiện sau đây: a) Có đơn đề nghị xin cấp GCN QSDĐ; b) Được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. Cấp GCN QSDĐ cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất 1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp GCN QSDĐ đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; 2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp GCNQSDĐ được giải quyết như sau: a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả; b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất cho UBND xã, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lam muối đã được nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất xét duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. 3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất trước khi cấp GCN QSDĐ. 4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp GCN QSDĐ khi có các điều kiện sau đây: a) Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động; b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó; c) Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -8- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 *Theo quy định tại điều 4 Luật đất đai 2003: GCN QSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. GCN QSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất. Theo quy định, GCN QSDĐ là một (01) tờ gồm bốn (04) trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các đặc điểm và nội dung sau: - Trang một là trang bìa: Đối với bản cấp cho người sử dụng đất thì trang bìa màu đỏ gồm Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất " màu vàng, số phát hành của giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đối với bản lưu thì trang bìa màu trắng gồm Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" màu đen, số phát hành giấy chứng nhận màu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường và số cấp giấy chứng nhận. - Trang 2 và trang 3 có đặc điểm và nội dung sau: + Nền được in hoa văn trống đồng màu vàng tơ ram 35%, Quốc hiệu, tên Ủy ban nhân dân cấp GCN QSDĐ. + Tên chủ sử dụng đất gồm: cả vợ và chồng; địa chỉ thường trú + Thửa đất được quyền sử dụng gồm: Thửa đất, tờ bản đồ số ,địa chỉ, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn dụng và nguồn gốc sử dụng. + Tài sản gắn liền với đất. + Ghi chú. + Trang 3 được in chữ, in hình hoặc viết chữ, vẽ hình màu đen gồm sơ đồ thửa đất, ngày tháng năm ký GCN QSDĐ và chức vụ, họ tên của người ký giấy chứng nhận, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ quan cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận. - Trang 4 màu trắng in bảng, in chữ hoặc viết chữ màu đen để ghi những thay đổi về sử dụng đất sau khi cấp GCN QSDĐ. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh -9- Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 * Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây: + Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. + Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận". + Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch. * Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCN QSDĐ để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 10 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình đăng ký đất đai ở Việt Nam trước và sau khi luật đất đai 2003 ra đời - Luật đất đai năm 1993 ra đời: Thành công của việc thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đời của luật đất đai năm 1993 với những thay đổi lớn: Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được thừa hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất,... với những thay đổi đó, chính quyền các cấp, các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác cấp giấy chứng nhận. Công cấp GCNQSDĐ bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là từ năm 1007 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp GCNQSDĐ vào năm 2000 cho khu vực nông thôn và 2001 cho khu vực thành thị theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Như vậy tính đến trước khi luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai 1993 đã qua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đấy kinh tế, ổn định chính trị xã hội của đất nước, quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được đảm bảo. Tuy nhiên Luật đất đai ra đời đã nảy sinh những hạn chế nhất định trong việc phát huy hiệu lực của các quy định điều chỉnh các quan hệ đất đai: - Từ khi luật đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ Nhà máy quản lý tài nguyên - môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong cả nước đã có tổ chức các Văn phòng đăng ký sử dụng đất, trung tâm phát triển quỹ đất nên các nguồn thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có một số sai GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 11 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 phạm cần khắc phục và sửa chữa như: Sai phạm về trình tự thủ tục cấp giấy, về đối tượng cấp giấy, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất... + Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong công tác xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đánh giá là do cán bộ chuyên môn chưa thực thi nghiêm luật đất đai, kèm theo các nghị định hướng dẫn còn chậm, ban hành một số nội dung của nghị định chưa cụ thể, rõ ràng. Công tác quản lý đất đai nhiều năm trước khi có luật đất đai năm 1993 bị buông lỏng; hồ sơ địa chính bị thất lạc nhiều công tác đo đạc còn thủ công nên khó tránh khỏi sai sót, chính vì vậy ảnh hưởng đến vấn đề tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình độ cán bộ làm công tác xét, cấp giấy chứng nhận còn hạn chế, đội ngũ cán bộ liên tục có sự thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trên. Một số cán bộ địa chính đã cố ý làm trái nghiệp vụ chuyên môn để tư lợi, nhiều cán bộ có biểu hiện sách nhiễu gây khó khăn phiền hà cho nhân dân, nhìn chung các địa phương chưa làm hết trách nhiệm; cấp xã, thị trấn tiến hành xét duyệt, phân loại hồ sơ chưa chặt chẽ, chưa đủ tính chính xác, không hợp lệ. Một số nơi còn chưa áp dụng đúng chính sách nghĩa vụ tài chính, chưa kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, tài liệu chứng minh việc sử dụng đất, còn buông lỏng quản lý, kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến trách nhiệm của những cán bộ trực tiếp làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 12 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 . Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Hòa Binh. - Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Hòa Binh. - Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã Hòa Binh giai đoạn 2005 – 2009. - Những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ - Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã Hòa Binh. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương phán điều tra số liệu ngoại nghiệp: Thu nhập số liệu tại Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Kon Tum. Điều kiện tự nhiên và điệu kiện kinh tế- xã hội. Các số liệu liên quan đến các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ ( số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đăng ký cấp GCNQSDĐ, cá nhân chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ...) - Phương phán điều tra số liệu nội nghiệp: Ngoài công việc điều tra số liệu nội nghiệp thì chúng ta cần phải khảo sát và thực hiện chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa. Cần sát hoạch thông tin, tài liệu và biết đánh giá cụ thể nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lập báo cáo nghiệm thu kết quả điểu tra - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá:Trên cơ sở số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ theo số hộ gia đình, cá nhân nhằm đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ và hiệu quả của công tác này. Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau. Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể. GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 13 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của xã Hòa Bình 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý - Xã Hòa Bình nằm ở phía Đông Nam của thành phố Kon Tum, cách trug tâm thành phố 8 km. Có dân số chiếm khoảng 35% là dân tộc thiểu số, nên trình độ dân trí còn thấp, chưa áp dụng tốt khoa học kỹ GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 14 - Báo cáo thực tập Ttb Txtb Tmtb Utb Lớp: Quản lí đất đai K05 thuật vào sản xuất nên việc khai thác hết tiềm năng đất đai còn manh múm nhỏ lẻ, chưa được tập trung - Xã Hòa Binh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum có tổng diện tích đất tự nhiên là 6032.23 ha - Phía Bắc giáp: Phường Trần Hưng Đạo - Phía Nam giáp: tỉnh Gia Lai - Phía Đông giáp: Xã Chư Hreng - Phía Tây giáp: Xã Đoàn Kết  Tọa độ địa lý: + Kinh độ Đông: 170055’59’’ đến 108000’13’’ + Vĩ độ Bắc 14019’00’’ đến 14020’06’’ - So với các xã trong thành phố Kon Tum, thị xã Hòa Bình là một trong những xã có vị trí tương đối thuận lợi với hệ thống giao thông như đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của xã đi thành phố Kon Tum. Và một hướng đi Gia Lai. 4.1.1.2. Địa hình- địa mạo - Phần có địa hình vàn cao là nơi tập trung các khu dân cư các công trình văn hóa phúc lợi có độ cao từ 560-575m so với mặc nước biển. Địa hình tương đối bằng phẳng nên thuận tiện cho việc bố trí các công trình trên địa bàn xã. 4.1.1.3. Khí hậu thời tiết - Thành phần chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên nên có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ khoảng tháng 11 đến tháng 03 năm sau, với hướng gió Đông Bắc. - Xã Hòa Bình có độ cao từ 570-650m so với mặt nước biển. Vào mùa mưa, lượng mưa phân bố không đồng đều dễ gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. - Mùa khô lượng nước bốc hơi khá lớn kèm theo nhiệt độ cao, đất khô hạn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bảng 1: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB/N 17.8 Yếu 21.2 23.4 23.1 22.5 22.1 22.0 21.6 20.5119.6 17.4 20.9 tố 28.5 28.8 29.5 30.5 29.7 28.4 28.2 27.5 27.4 27.2 27.0 28.1 28.4 7.5 8.4 10.7 15.1 15.8 16.2 16.8 16.8 16.4 15.5 13.1 9.4 13.5 77 75 74 78 86 89 90 92 92 91 82 80 84 GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 15 - Báo cáo thực tập Tổng năm R 6.8 L 2.5 Lớp: Quản lí đất đai K05 15.1 85 232. 366. 451. 485. 356. 315. 68.8 35.2 2421. 6 8 5 6 2 2 8 211. 198. 202. 198. 158. 94.5 84.2 75.5 74.6 801 90.8 158. 1627. 5 5 2 5 4 8 6 Nguồn: trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Kon Tum Ghi chú: - Ttb: Nhiệt độ không khí trung bình, đơn vị đo (0C) - Txtb: Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình, đơn vị đo (0C) - Utb: Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình, đơn vị đo (%) - R: Tổng lượng mưa, đơn vị đo (mm) - L: Tổng số giờ nắng, đơn vị đo (giờ) - Nhiệt độ trung bình 23.80C - Lượng mưa trung bình năm 1736.9mm - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 4.1.1.4. Thủy văn - Xã có hai đập thủy lợi lớn là đập Đăk Yên, và đập Ia Bang. Chính vì vậy việc cung cấp nước mặt trên địa bàn rất đa dạng và phong phú đây là lợi thế cho các khu vực trồng lúa nước trên địa bàn xã. - Nguồn nước ngầm: trong thực tế các giếng khơi của các hộ nông dân trên địa bàn có độ sâu từ 8-12m. Chất lượng nước tốt có thể sử dụng ăn uống trực tiếp và có khả năng cung cấp đủ nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã. - Thực trạng phát triển kinh tế. Trong năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sâu sát của thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum và sự đoàn kết nỗ lực của tập thể cán bộ nhân dân xã đã triển khai thực hiện tốt các kết hoạch đã đề ra. - Ngành nông nghiệp. Trong những năm qua ngành trồng trọt của địa phương phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trong quá trình sử dụng đất các chủ sử dụng đất đã chú ý đến đầu tư theo chiều sâu, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất và cải tạo đất, điều đó đã làm cho năng suất, sản lượng một số loại cây trồng tăng. - Chăn nuôi. Chăn nuôi trên địa bàn xã cũng phát triển mạnh tuy nhiên phát triển không đồng đều chỉ phát triển trong nông hộ 4.2. Điều kiện xã hội - Hệ thống giao thông Mạng lưới giao thông cảu xã đã được cải tạo và mở rộng. Đây là lợi thế của xã trong việc giao lưu buôn bán với một số xã. Đồng thời tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã là GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 16 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 tuyến đường huyết mạch trong phát triển kinh tế-xã hội an ninh, quốc phòng của toàn xã cùng như toàn khu vực. Hệ thống đường trên địa bàn được thiết kế rất thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong địa bàn xã. - Hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi trên địa bàn chỉ có một số tuyến kênh mương thủy lợi nhỏ đang được bê tông hóa, khả năng dẫn nước tưới tiêu kém. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã rất hạn chế để đưa nước từ đập Đăk Yên về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp nhất là mùa khô - Hệ thống điện đên nay toàn bộ các thôn trên địa bàn xã đã có 100% mạng lưới điện Quốc gia. Đây là điều kiện thuân lợi để nâng cao dân trí, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân - Hệ thống thông tin liên lạc hoạt động bưu chính viễn thông trong thời gian qua được đầu tư khai thác và phát triển khá nhanh. Do đó đáp ứng được nhu cầu học tập cho con em trên địa bàn xã. - Giáo dục được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhữn năm qua nghành giáo dục trên địa bàn xã phát triển khá mạnh. Xã hiện có trường cấp 1, 2. Hiên đang đáp ứng được nhu cầu học tập cho con e trên địa bàn xã - Y tế cùng với sự chung của ngành y tế của tỉnh, ngành y tế xã có bước phát triển mạnh về đội ngũ, cơ sở hạ tầng và các thiết bị y tế. Trạm y tế xã có đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ công tác viên thay nhau trực và làm 24/24 giờ trong ngày đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cấp phát thuốc, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội và các hộ đồng bào dân tộc. 4.3. Tình hình tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai - Do điểu kiện tự nhiên và vị trí đặc thù của xã vì vậy nguồn tư liệu chủ yếu phục vụ cho công tác kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất rất hạn chế, các loại tài liệu, bản đồ chưa đạt độ chính xác cao. - Các số liệu chưa được thu nhập từ các ngành thống kê, Nông Lâm nghiệp, các tài liệu có liên quan của xã và tài liệu số được lưu trữ tại trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh: - Tài liệu kiểm kê rừng, các văn bản Quyết đinh giao đất của các tổ chức đóng trên địa bàn xã. - Tài liệu kiểm kê đất đai theo chỉ thị số 31/2007/CT-TTg, ngày 14/12007 của thủ tướng chính phủ V/v kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. - Tài liệu thống kê năm 2009 và tài liệu kiểm kê kỳ trước năm 2005 GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 17 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 - Sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các sổ sách tài liệu khác có liên qua - Bản đồ nền hệ tọa độ và độ cao quốc gia VN-2000 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2005-2010 - Bản đồ địa giới hành chính 364/CP - Bản đồ đo đạc giải thửa cục bộ của xã từ năm 2005-2009 Trên cơ sở đó đơn vị thi công đã phối hợp chặt chẽ cùng với UBND xã và phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành, kiểm tra và đối chiếu đường địa giới hành chính 364/CP trên bản đồ nên cho đúng với thực địa. - Thu phóng các bản đồ đã được đo đạc cục bộ cho phù hợp với bản đồ nền đã được xác định tỷ lệ theo quy định của bản đồ cần thành lập - Chồng ghép các yếu tố nội dung từ bản đồ, tài liệu đã được thu phóng sang bản đồ nền có hệ tọa độ và độ cao VN-2000 - Điều tra đối soát ngoài thực địa, bổ sung các biến động đất đai đối với từng loại đất cụ thể cho phù hợp với thực tế bằng phương pháp truyền thống, kết hợp với sử dụng máy định vị GPS có độ chính xác cao để xác định vị trí ngoài thực địa - Khoanh vẽ hoặc loại bỏ các khu đất đã chuyển sang mục đích khác cho phù hợp với thực tế hiện trạng. - Xác định lại từng loại đất, từng đối tượng sử dụng đất ngoài thực địa định vị trên bản đồ và ghi ký hiệu loại đất phù hợp với hướng dẫn quy định. - Sau khi điều tra đối chiếu kỹ ngoài thực địa tiens hành sử dụng kỹ thuật công nghệ số quét bản đồ nền và số hóa lại các khu đất cho đúng với tài liệu điều tra. - Tính diện tích từng loại đất trên phần mềm famis do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Bộ số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của cấp xã (in trên giấy và lưu địa CD) theo các biểu mẫu tại Thông tư số 08 và Công văn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK, ngày 26/10/2009 của Tổng cục quản lý đất đai V/v hướng dân nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. 4.4. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai - Thông qua bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kết quả số liệu thống kê đất đai tại xã Hòa Bình thành phố Kon Tum. - Chúng ta có thể đánh giá được tình hình sử dụng đất hàng năm và 05 năm của xã Hòa Bình như sau: GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 18 - Báo cáo thực tập Lớp: Quản lí đất đai K05 + Diện tích tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 có sự biến động về cơ cấu các loại đất. + Vì vậy tổng diện tích tự nhiên của toàn xã Hòa Bình được phân thanh 03 loại cụ thể như sau: Thứ tự 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.1.1 1.1.1.1.2 1.1.1.1.3 1.1.1.2 1.1.1.3 1.1.1.3.1 1.1.13.2 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.1.2.3 1.2 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.3 1.2.1.4 1.2.2 1.2.2.1 1.2.2.2 1.2.2.3 1.2.2.4 1.2.3 1.2.3.1 1.2.3.2 1.2.3.3 1.2.3.4 Chỉ tiêu Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất trồng lúa mương Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất bằng trồng cây hàng năm khác Đất trồng rẫy trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Đất trông cây ăn quả lâu năm Đất trồng cây lâu năm khác Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất cí rừng tự nhiên sản xuất Đất KN phục hồi rừng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ Đất KN phục hồi rừng phòng hộ Đất trồng rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất có rừng tự nhiên đặc dụng Đất có rừng trồng đặc dụng Đất KN phục hồi rừng đặc dung Đất trồng rừng đặc dụng GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 19 - Mã NNP SXN CHN LUA LUC LUK LUN COC HNK BHK NHK CLN LNC LNQ LNK LNP RSX RSN RSK RSM RPH RPN RPT RPK RPM RDD RDN RDT RDK RDM Diện tích 6032.11 3074.25 2333.35 1110.40 451.27 447.80 3.47 Tỷ lệ (%) 100 50.96 38.68 18.41 7348 7.42 3.06 659.13 10.93 6593.13 10.93 1223.15 1220.70 2.45 20.28 20.24 0.04 740.70 371.66 279.92 12.28 6.16 3.65 151.74 369.04 369.04 2.51 6.12 6.12 Báo cáo thực tập 1.3 1.3.1 1.3.2 1.4 2 2.1 2.1.1 2.2.2 2.2 2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.4.1 2.2.4.2 2.2.4.3 2.2.4.4 2.2.5 2.2.5.1 2.2.5.2 2.2.5.3 2.2.5.4 2.2.5.5 2.2.5.6 2.2.5.7 2.2.5.8 2.2.5.9 2.2.5.10 2.2.5.11 2.2.5.12 2.2.5.13 2.3 2.3.1 Lớp: Quản lí đất đai K05 Đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất ở tại nông thôn Đất ở tauh đô thị Đất chuyên dùng Đất trụ sở CQ,CT sự nghiệp Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp Nhà nước Đất trụ sở khác Đất quốc phòng Đất an ninh Đất sản xuất, KD phi N.nghiệp Đất khu công nghiệp Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất cho hoạt động khoáng sản Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ Đất có mục đích công cộng Đất giao thông Đất tải năng lượng Đất thủy lợi Đât công trình Bưu Chính Viễn Thông Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở giáo dục-đào tạo Đất cơ sở thể dục-thể thao Đất cơ sở nghiên cứu khoa học Đất cơ sở dịch vụ về xã hội Đất chợ Đất di tích, danh thắng Đất bải thải, xữ lý chất thải Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất tôn giáo GVHD: Trần Lương Trà SVTT: Nguyễn Công Vinh - 20 - TSL TSN NKH PNN OTC ONT ODT CDG CTS TSC 885.01 280.15 280.15 14.67 4.64 4.64 443.96 1.37 0.55 7.36 0.02 0.01 TSK QPH CAN CSK SKK SKC SKS SKX 0.82 84.18 0.01 1.40 229.66 90.0 3.81 1.46 139.66 2.35 CCC DGT DNL DTL DBV 128.75 97.50 2.13 1.62 DVH DYT DGD DTT DKH DXH DCH LDT RAC TTN TON 0.94 0.12 2.85 0.02 0.0 0.05 5.10 3.83 0.08 0.06
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan