Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo kiến tập kế toán tại công ty công ty tnhh mtv bca thăng long...

Tài liệu Báo cáo kiến tập kế toán tại công ty công ty tnhh mtv bca thăng long

.DOCX
40
325
103

Mô tả:

NGUYỄN HUỆ DUGVHD: TS. Phạm Đức Cường MSV: CQ510615 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT................................................................................ CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV BCA THĂNG LONG....................................................................................................................... 1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long...................... 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................. 1.1.3 Mục tiêu của công ty......................................................................................... 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long.............................................................................. 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh....................................................................................... 1.2.2. Ngành nghề kinh doanh................................................................................... 1.2.3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty.................................................. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long........................................................................................................................ 1.3.1. Tổ chức bộ máy.............................................................................................. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................... 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh.................................................. 1.4.1. Một số dự án Công ty đã thực hiện trong 5 năm gần đây............................. 1.4.2. Tình hình tài chính của công ty 3 năm gần đây............................................ CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV BCA THĂNG LONG..................................................................... 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán................................................................. 2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán........................................... 2.2.1. Các chính sách kế toán chung....................................................................... 2.2.2. Đặc điểm tổ chức, vận dụng chế độ chứng từ kế toán................................... 2.2.3. Đặc điểm tổ chức, vận dụng chế độ tài khoản............................................... 2.2.4. Tổ chức, vận dụng chế độ sổ kế toán............................................................. 2.2.5. Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán.................................................. 1 NGUYỄN HUỆ DUGVHD: TS. Phạm Đức Cường MSV: CQ510615 LỜI MỞ ĐẦU Khi Việt Nam mở cửa hội nhập vào các “sân chơi chung” của khu vực và quốc tế thì việc “nhập gia tùy tục” là một yêu cầu bắt buộc. Điều đó không chỉ đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập nhằm tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể thuộc hình thức sở hữu nào, mà nó còn đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao hơn nữa tính năng động, sáng tạo, khả năng cạnh tranh, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình và quan trọng hơn là phải có lãi. Với mục tiêu đó, công ty TNHH MTV BCA Thăng Long, tiền thân là một công ty nhà nước, sau quá trình chuyển đổi đã thực hiện thành công cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, không phụ thuộc vào nguồn vốn nhà nước, luôn đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu. Công ty có chế độ hạch toán độc lập với đội ngũ nhân sự phòng Kế toán giàu kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực kinh doanh của công ty từ sản xuất, cung cấp dịch vụ cho đến thương mại, nhập khẩu, thực sự đã đem lại cho em cơ hội rất tốt để tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, từ đó vận dụng những kiến thức lý thuyết về kế toán đã học vào thực tiễn. Được sự giúp đỡ của cán bộ trong phòng Kế toán của Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long, cùng với sự tận tình của các thầy cô trong Viện Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân, em đã hoàn thành quá trình kiến tập kế toán tại Công ty. Báo cáo kiến tập kế toán của em ngoài phần mở đầu và kết luận có các nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan về đơn vị kiến tập Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại đơn vị kiến tập Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại đơn vị kiến tập và giải pháp đề xuất 2 NGUYỄN HUỆ DUGVHD: TS. Phạm Đức Cường MSV: CQ510615 Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Đức Cường đã quan tâm hướng dẫn em để có thể hoàn thành quá trình kiến tập kế toán. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình kiến tập tại Công ty. DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên BCA Bộ Công An XNK Xuất nhập khẩu HĐKT Hợp đồng kinh tế BHXH Bảo hiểm xã hội BCTC Báo cáo tài chính 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV BCA THĂNG LONG 1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Công ty TNHH MTV BCA – Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1790/QĐ – BCA ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chuyển đổi Công ty Thăng Long thành Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. - Tên gọi đầy đủ viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN BCA – THĂNG LONG - Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN BCA – THĂNG LONG - Tên giao dịch quốc tế: BCA THANG LONG ONE MEMBER COMPANY LIMITED - Tên công ty viết tắt: BCA – THANG LONG CO.,LTD - Vốn điều lệ: 66.865.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ, tám trăm sáu mươi lăm triệu đồng) - Số đăng kí kinh doanh: 0106000074 - Chủ sở hữu: Bộ Công an - Người đại diện theo pháp luật: + Họ tên: Lê Đình Tòng Giới tính: Nam + Chức danh: Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc + Sinh ngày: 20/11/1953 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam - Địa chỉ trụ sở chính: Số 99 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Điện thoại: 04.38574927 – 04.35333621 Fax: 04.38574933 Email: [email protected] 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Quyết định số 307/QĐ-BNV ngày 9/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Thăng Long. - Quyết định số 1116/20002/QĐ-BCA(H11) ngày 5/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sáp nhập Công ty Bình Minh vào Công ty Thăng Long thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. - Chuyển trụ sở của Công ty Thăng Long từ 79 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến số 99 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - Quyết định số 1107/2002/QĐ-BCA(H11) ngày 4/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sáp nhập Công ty Phương Nam vào Công ty Thăng Long. - Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, các Chi nhánh, Xí nghiệp thành viên, Trung tâm thực hiện hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng để giao dịch. - Quyết định số 1790/QĐ – BCA ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chuyển đổi Công ty Thăng Long thành Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. 1.1.3 Mục tiêu của công ty - Tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật giao; - Thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn được giao; - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; - Sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín đáp ứng yêu cầu của ngành Công an và thị trường. 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh Với vị trí là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an nên các ngành nghề kinh doanh của công ty có những đặc thù riêng biệt của một công ty an ninh. Các ngành nghề kinh doanh của công ty tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, nhập khẩu, tư vấn, thiết kế, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật, phương tiện, vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân. Ngoài ra công ty cũng được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành một số hoạt động kinh doanh khác phục vụ thị trường nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật và Bộ Công an. 1.2.2. Ngành nghề kinh doanh ST T 1 2 3 4 5 6 7 Ngành nghề Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác: - Bán buôn máy móc, thiết bị chuyên dùng, vật tư kỹ thuật, vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ dùng cho ngành an ninh - Bán buôn vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế; thiết bị xử lý môi trường; vật tư ngành ảnh; hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng Bán buôn xe có động cơ khác: - Bán buôn phương tiện đặc chủng, phương tiện nghiệp vụ dùng cho ngành an ninh Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học: - Sản xuất, lắp ráp: Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công cụ hỗ trợ; thiết bị an ninh chuyên dùng; thiết bị bảo mật; thiết bị chống trộm, chống đột nhập; camera quan sát; - Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy Sửa chữa máy móc, thiết bị: - Sửa chữa máy móc, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công cụ hỗ trợ, thiết bị an ninh chuyên dùng; thiết bị bảo mật; thiết bị chống trộm; chống đột nhập; camera quan sát; - Sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác: - Sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện đặc chủng, phương tiện nghiệp vụ dùng cho ngành an ninh Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại Mã ngành 4659 45110 4652 2670 3312 4520 2592 8 9 10 11 12 13 14 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu: - Sản xuất biển số ô tô, xe máy Lắp đặt hệ thống điện Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí Lắp đặt hệ thống xây dựng khác - Thang máy, cầu thang tự động, - Các loại cửa tự động, - Hệ thống đèn chiếu sáng, - Hệ thống hút bụi, - Hệ thống âm thanh, - Hệ thống chống sét, - Hệ thống phòng cháy chữa cháy; điện, điện tử viễn thông Giáo dục khác chưa được phân vào đâu: - Đào tạo tự vệ; - Đào tạo nhân viên bảo vệ. Tư vấn thiết kế, giám sát lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy công trình xây dựng Xuất nhập khẩu các hàng hóa do Công ty kinh doanh 2599 4321 4322 4329 8559 1.2.3. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty Sau khi thực hiện việc chuyển đổi từ DNNN sang loại hình Công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu, các quyền và nghĩa vụ của công ty đã được cụ thể hóa trong khoản 3 Điều 4 Điều lệ của công ty. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của công ty gồm: a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2005; b) Được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ để phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. c) Được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh bổ sung hoặc đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh ngoài kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao khi: - Chủ sở hữu công ty cho phép bằng văn bản; - Hoạt động kinh doanh bổ sung có mục đích để kết hợp hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc để phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản sau khi đảm bảo hoàn thành việc sản xuất, cung ứng sản phầm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao; - Không làm giảm năng lực và ảnh hưởng tới việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được giao; - Trường hợp công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh bổ sung thì ngành nghề kinh doanh bổ sung phải có công nghệ tương đồng, phục vụ hoặc phái sinh từ ngành nghề kinh doanh đã được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển công ty; - Hạch toán riêng từng phần hoạt động kinh doanh bổ sung theo quy định của pháp luật và Bộ công an; - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. d) Việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc quyền quản lý của công ty được thực hiện khi cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu cho phép. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của công ty gắn liền với quyền sử dụng đất phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; e) Tiến hành quản lý nguồn lực được giao để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo các quy định của pháp luật có liên quan. f) Chấp hành quyết định của Chủ sở hữu về việc điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ mục tiêu hoạt động trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh của công ty để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở doanh nghiệp khác trong trường hợp cần thiết; g) Mọi hoạt động liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc nhiệm vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định của Bộ Công an về hợp tác quốc tế. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long 1.3.1. Tổ chức bộ máy BAN GIÁM ĐỐC Khối Văn phòng Khối Chi nhánh Văn phòng Công ty Chi nhánh tại TP Hải Phòng Phòng Tài chính - Kế toán Chi nhánh tại TP HCM Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Phòng Xuất nhập khẩu Khối Trung tâm Trung tâm thiết kế, lắp đặt thiết bị bảo vệ Trung tâm đào tạo nhân viên bảo vệ Khối các Xí nghiệp thành viên XN sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy XN Đại Việt Liên doanh nội địa Xí nghiệp sản xuất biển số xe Văn phòng, các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh và các Xí nghiệp có Chánh văn phòng, Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Chi nhánh và Giám đốc Xí nghiệp phụ trách có từ 02 đến 03 Phó chánh văn phòng, Phó trưởng phòng, Phó giám đốc Trung tâm, Phó giám đốc Chi nhánh và Phó giám đốc Xí nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng, các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh và Xí nghiệp thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật quy định. Quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc Công ty là quan hệ phối hợp theo từng lĩnh vực công tác, dưới sự điều hành toàn diện của Giám đốc Công ty. a) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Công ty: i. Chức năng: - Giúp việc Giám đốc Công ty quản lý điều hành công tác: Tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ; công tác Bảo vệ, Y tế, BHXH, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và công tác hành chính, hậu cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Công ty. Thực hiện chức năng Văn phòng Đảng ủy và các tổ chức quần chúng trong Công ty. ii. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu đề xuất mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty; chuẩn bị các báo cáo, quyết định, chỉ thị,.. có liên quan đến công tác: Tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng. - Tham gia xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Công ty; quy chế trả lương, quy chế tiêu chuẩn bình bầu thi đua, trả thưởng, trình Giám đốc Công ty phê duyệt hoặc báo cáo cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện các quy chế này khi được phê duyệt. - Phối hợp các đơn vị chức năng xây dựng biên chế lao động, chức danh công việc, đơn giá, tiền lương của Công ty; xây dựng chính sách về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, bảo hộ lao động và kiểm tra việc thực hiện công tác này tại các đơn vị thành viên. - Chuẩn bị các thủ tục theo quy định hiện hành cho người của Công ty đi công tác, học tập, lao động và làm việc tại nước ngoài (nếu có) - Nghiên cứu, áp dụng các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an có liên quan đến người lao động thuộc quyền; chuẩn bị các hồ sơ có liên quan để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện và quản lý. - Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển Công ty, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ, công nhân ngắn, trung và dài hạn cho Công ty. - Tổ chức công tác bảo vệ Công ty, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác nhân sự, lao động, tiền lương, bảo vệ, an toàn lao động ở các đơn vị trực thuộc Công ty. - Tổ chức, quản lý và điều hành công tác Văn thư, đánh máy, thông tin liên lạc, lưu trữ tài liệu, công văn của Công ty đi và đến. Hướng dẫn, kiểm tra công tác Văn thư, đánh máy, liên lạc điện thoại và lưu trữ tài liệu ở các đơn vị thành viên trong Công ty. - Phối hợp mọi hoạt động trong bộ máy điều hành để giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, đạt hiệu quả cao nhất. - Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho bộ máy điều hành của Công ty. Quản lý cơ sở vật chất của Văn phòng Công ty và Văn phòng các Chi nhánh. - Quản lý các thiết bị xe và phương tiện thông tin liên lạc, đảm bảo thông suốt giữa các phòng và giữa bộ máy điều hành đến với các đơn vị thuộc Công ty. - Quản lý công tác lễ tân, tạp vụ, hướng dẫn khách đến (kể cả thăm thân nhân) làm việc tại Công ty. - Giao dịch với các địa phương liên quan đến các vấn đề quản lý đô thị, an ninh trật tự, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy… - Tổ chức thực hiện các việc thăm hỏi ốm đau, ma chay, hiếu, hỉ… - Xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh thuộc Văn phòng Công ty trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. iii. Quyền hạn: - Được Giám đốc Công ty ủy quyền giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Công ty. Thay mặt Ban Giám đốc Công ty đón tiếp các đại diện đơn vị trong Công ty, ngành Công an và trong nước đến Công ty làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Công ty. - Kiểm tra, yêu cầu các đơn vị trực thuộc Công ty báo cáo (bằng văn bản) việc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, đào tạo, các thông tin cần thiết và các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Ký sao, gửi các văn bản của Đảng, Nhà nước, ngành và các chỉ thị, quyết định của Công ty đến các đơn vị thành viên và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty, được Giám đốc ủy quyền ký một số văn bản hành chính liên quan đến công tác của Công ty thuộc chức năng của Văn phòng. b) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài chính – Kế toán: i. Chức năng: Giúp việc Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác Tài chính, kế toán của công ty. ii. Nhiệm vụ: - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án giá thành đã được duyệt. - Tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán trong toàn Công ty và hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi công tác kế toán ở các đơn vị cơ sở. - Thanh quyết toán các hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, gia công sản xuất sản phẩm của Công ty theo đúng quy định quản lý tài chính, tài sản của Nhà nước. - Xây dựng quy chế tài chính của Công ty, báo cáo Giám đốc Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy chế tài chính khi được duyệt. - Lập các báo cáo tổng hợp về tài chính – kế toán định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và năm của Công ty. - Phân tích hoạt động tài chính về hiệu quả sử dụng vốn đối với sản xuất, đầu tư,… của Công ty và đưa ra các kiến nghị với Giám đốc Công ty trong sản xuất và đầu tư. - Thực hiện nộp thuế, các khoản phải nộp khác phát sinh tại Công ty và đôn đốc các đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ, Tổng cục. Phối hợp các phóng chức năng, đơn vị trực thuộc, thực hiện công tác kiểm kê theo quy định hiện hành. - Quản lý vốn, tài sản, chế độ chi tiêu trong năm Công ty đảm bảo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, hiệu quả và hàng quý tổ chức kiểm tra các hoạt động tài chính các đơn vị thành viên. - Tổ chức kiểm toán nội bộ khi cần. - Xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh thuộc phòng trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Quản lý tổ chức cán bộ và tài sản của phòng được trang bị theo quy định của Nhà nước, của Bộ Công an. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. iii. Quyền hạn: - Được Giám đốc Công ty ủy quyền giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Kiểm tra và yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc Công ty báo cáo việc thực hiện công tác tài chính, kế toán và các vấn đề khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Đề nghị Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác có liên quan đến các cá nhân thuộc quyền quản lý của phòng. c) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch, kỹ thuật: i. Chức năng: Giúp việc Giám đốc Công ty xây dựng, quản lý, điều hành công tác kế hoạch, kỹ thuật sản xuất; cung ứng vật tư, đầu tư; đổi mới công nghệ, trang thiết bị đảm bảo cho sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các đơn vị thành viên. ii. Nhiệm vụ: - Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch Bộ giao, nghiên cứu xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, đổi mới trang thiết bị và xây dựng cơ bản hàng năm của Công ty. - Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, đề xuất giao chỉ tiêu kế hoạch sản phẩm, kinh doanh quý, 6 tháng, năm cho các đơn vị thành viên. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại các đơn vị thành viên của Công ty. - Xây dựng định mức tiêu thụ vật tư, nguyên vật liệu, định mức lao động, đơn giá tiền lương. Tổ chức cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, thanh quyết toán vật tư đã cấp cho các đơn vị thành viên của Công ty. - Nghiên cứu, thiết kế, cải tiến, chế tạo sản phẩm mới theo hướng hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất phục vụ ngành Công an và tham gia thị trường. - Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc quản lý tài sản, các dự án đầu tư xây dựng và đổi mới thiết bị. Phối hợp các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Công ty tổ chức thực hiện công tác kiểm kê theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Điều tra tập hợp các số liệu, tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của từng loại hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư và đề xuất Giám đốc Công ty các biện pháp cụ thể để khắc phục những yếu kém trong công tác kế hoạch, kỹ thuật như công tác quản lý kinh tế của Công ty. - Xây dựng các dự án đầu tư khi có chủ trương của lãnh đạo cấp có thẩm quyền. - Tổng kết và lập các báo cáo kết quả sản xuất, đầu tư, đổi mới thiết bị và xây dựng cơ bản: tháng, quý, 6 tháng và năm theo quy định. - Quản lý tổ chức cán bộ và tài sản của phòng được trang bị theo quy định của Nhà nước, Bộ công an. - Xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh thuộc phòng trình Giám đốc phê duyệt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao. iii. Quyền hạn: - Được Giám đốc Công ty ủy quyền giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. - Kiểm tra, yêu cầu các phòng, đơn vị thành viên báo cáo việc thực hiện công tác kế hoạch, kỹ thuật được giao và các nhiệm vụ của phòng. - Đề nghị Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác có liên quan đến các cá nhân thuộc quyền quản lý của phòng. d) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu i. Chức năng: - Giúp Giám đốc xây dựng, soạn thảo HĐKT, dự thảo tín dụng thư về thanh toán quốc tế, quản lý, điều hành công tác XNK kịp thời đáp ứng kế hoạch sản xuất của Công ty. Các dự án đầu tư cũng như các đối tác đầu tư đảm bảo tính đổi mới và hiệu quả kinh tế cao. ii. Nhiệm vụ: - Khai thác mạng Internet trong và ngoài nước để tham mưu cho Giám đốc Công ty về giá cả, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác XNK, về giá cả thị trường lưu lượng hàng hóa có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng và đề xuất định mức chi phí XNK cho mỗi loại hàng hóa theo trị giá, số lượng và các yếu tố có liên quan cho từng thời kỳ hoạt động. - Thực hiện tốt, kịp thời các yêu cầu về nghiệp vụ XNK và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện cho Giám đốc Công ty để chỉ đạo thích hợp. - Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc Công ty hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết, thường xuyên cung cấp các dữ liệu cho việc lập các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Đảm bảo được quy mô đầu tư và tính hiệu quả của đầu tư sản xuất. - Theo dõi và báo cáo Giám đốc Công ty về hoạt động của các dự án đầu tư đã được hình thành và đi vào hoạt động. Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo các dự án thực hiện đúng pháp luật. - Quản lý và lưu giữ đầy đủ mọi tài liệu, hồ sơ về công tác XNK, về các dự án đầu tư. Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu đầy đủ gửi về phòng, ban có liên quan để giải quyết kịp thời. - Cấm mọi hành vi biểu hiện lợi dụng chuyên môn để làm sai chế độ, chính sách hoặc gây phiền hà cho khách hàng, đối tác quan hệ. - Tổng kết và lập báo cáo, kết quả hoạt động XNK và đầu tư theo tháng, quý và năm theo quy định. - Quản lý tổ chức cán bộ, tài sản được trang bị cho phòng theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an. - Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên trong phòng trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. iii. Quyền hạn: - Được Giám đốc Công ty ủy quyền giải quyết các công văn có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ XNK. - Đề nghị Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác đối với các cán bộ nhân viên thuộc quyền quản lý của phòng. e) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị thành viên i. Chức năng: Là đơn vị hạch toán sản xuất phụ thuộc Công ty, giúp việc Giám đốc Công ty trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất ở đơn vị thành viên phục vụ ngành Công an và tham gia thị trường theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước và Bộ Công an. ii. Nhiệm vụ: - Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch Công ty giao: Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, 6 tháng, năm… báo cáo Giám đốc Công ty phê duyệt. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, quản lý nhân sự, tài sản, đảm bảo kế hoạch doanh thu, thu nhập, lao động, tiền lương… - Chủ động xây dựng bộ máy quản lý đơn vị và bố trí sắp xếp lực lượng lao động phù hợp với quy trình công nghệ và kế hoạch sản xuất trình Giám đốc Công ty phê duyệt. - Nhận, bảo toàn, phát triển nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Công ty giao. Thực hiện quyết định của Công ty về điều chuyển vốn và các nguồn lực trong nội bộ. - Hàng sản xuất theo kế hoạch phải thực hiện đúng, đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ. Được chủ động tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng ngoài kế hoạch và trực tiếp tham gia thỏa thuận ký kết hợp đồng theo quy chế quản lý hợp đồng. - Chăm lo xây dựng khối đoàn kết nội bộ và người lao động về cả tinh thần lẫn vật chất. - Đảm bảo tính, nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ (khấu hao, thuế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí Công đoàn…) theo quy định của Nhà nước, Bộ Công an và của Công ty. - Làm những việc khác thuộc chức năng của đơn vị do Giám đốc Công ty giao. - Phó Giám đốc đơn vị thành viên là người giúp việc Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ trên và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc ủy quyền. Quyền hạn: - Được Giám đốc Công ty ủy quyền giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thành viên - Yêu cầu các phòng chức năng, phối hợp, giải quyết các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Đề nghị Giám đốc Công ty: Xem xét bổ nhiệm các Trưởng, Phó Phòng, Ban, Quản đốc, Phó Quản đốc khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác có liên quan đến cá nhân thuộc quyền quản lý của đơn vị. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV BCA Thăng Long áp dụng mô hình tổ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty và Kiểm soát viên. a) Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty i. Quyền của Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty: - Thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, quy định của Chủ sở hữu hoặc Chủ sở hữu ủy quyền và quy định tại Điều lệ công ty; - Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư nâng cấp công ty khi được Chủ sở hữu hoặc Chủ sở hữu ủy quyền phê duyệt; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ sở hữu và Chủ sở hữu được ủy quyền; - Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, quy chế quản lý cán bộ, công nhân viên; kiến nghị với Chủ sở hữu về phương án cơ cấu tổ chức của công ty; - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm; kiến nghị phương án xử lý lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong sản xuất kinh doanh với Chủ sở hữu hoặc Chủ sở hữu được ủy quyền; - Ký kết các hợp đồng kinh tế nhân danh công ty, hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và quy định của Chủ sở hữu; - Thực hiện các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty theo phân cấp của Chủ sở hữu và Chủ sở hữu được ủy quyền. ii. Nghĩa vụ của Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty: - Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Chủ sở hữu và Chủ sở hữu được ủy quyền trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và Chủ sở hữu công ty; - Trung thành với lợi ích của công ty và Chủ sở hữu công ty. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, của Chủ sở hữu và Chủ sở hữu được ủy quyền. b) Quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên i. Quyền của Kiểm soát viên: - Kiểm soát viên do Chủ sở hữu hoặc Chủ sở hữu được ủy quyền bổ nhiệm theo tiêu chuẩn và các điều kiện quy định của Pháp luật và Bộ Công an;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan