Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bản báo cáo phương pháp học tiếng anh hiệu quả của sinh viên ibd...

Tài liệu Bản báo cáo phương pháp học tiếng anh hiệu quả của sinh viên ibd

.DOCX
22
476
126

Mô tả:

Nhóm Pinky Beans , I10A7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BẢN BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CỦA SINH VIÊN IBD Nhóm nghiên cứu: Lê Hồng Hoàng Bùi Thế Anh Bạc Đậu Huyền Thương Phạm Thị Yến Khanh Võ Quang Thái Giáo viên hướng dẫn: 1 Trần Thu Thủy Nhóm Pinky Beans , I10A7 Hà Nội, 2-2015 MỤC LỤC Đặt vấn đề.................................................................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................3 IV. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................4 V. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 VI. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu...............................................................5 Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................................6 Phân tích thực trạng................................................................................................................8 1. Mức độ khó của mỗi cấp độ Tiếng Anh được sinh viên đánh giá...........................8 2. Phân tích mức độ khó của mỗi kĩ năng Tiếng Anh theo đánh giá của sinh viên..... ......................................................................................................................................10 3. Khối lượng kiến thức sinh viên tự nhận thấy mình tiếp thu được trên lớp.........11 4. Những khó khăn mà sinh viên còn gặp phải trong quá trình học tập..................12 Giải pháp................................................................................................................................15 I. Phương pháp đề ra.....................................................................................................15 II. Những đề xuất............................................................................................................16 Kết luận...................................................................................................................................17 Phụ lục.....................................................................................................................................18 Danh mục từ viết tắt IBD@NEU IBD International Bachelor Degree at National Economics University International Bachelor Degree ĐẶT VẤN ĐỀ I, Lý do chọn đề tài: 2 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU được thành lập vào năm 2005 với mục tiêu nhằm tạo ra môi trường đào tạo chuẩn Quốc tế ở bậc Đại học với sự đào tạo liên kết cùng các trường đại học tại Vương quốc Anh bao gồm đại học Tổng hợp Sunderland thực hiện ngành Quản trị kinh doanh và Đại học Tổng hợp West of England thực hiện ngành Tài chính Ngân hàng.Với đặc thù của một Chương trình đào tạo Quốc tế, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng xuyên suốt trong 4 năm học tại đây. Nhằm đảm bảo chất lượng Tiếng Anh cho sinh viên trong suốt 4 năm học, Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD cung cấp chương trình đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên theo 4 cấp độ trong năm thứ nhất học tập tại đây.Theo tìm hiểu sơ bộ từ sinh viên các khóa và giáo viên chia sẻ, tỉ lệ sinh viên vượt qua các bài kiểm tra Tiếng Anh đúng thời hạn giảm dần qua từng cấp độ.Càng ở cấp độ cao thì số lượng sinh viên gặp khó khăn càng nhiều. Xuất phát từ việc nhìn nhận thực trạng khó khăn mà nhiều sinh viên IBD gặp phải trong quá trình học Tiếng Anh, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả của sinh viên IBD” để thực hiện nghiên cứu trong môn học Kỹ năng học tập. II, Mục đích nghiên cứu: Học tập Tiếng Anh trong năm thứ nhất là một vấn đề luôn được sinh viên IBD đặc biệt quan tâm nên việc tìm hiểu phương pháp học tập hiệu quả cho bộ môn này không còn là điều quá xa lạ. Chúng ta có thể bắt gặp một số trường hợp, các sinh viên mặc dù học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả của các bài kiểm tra lại không được như mong đợi do phần lớn phương pháp học tập môn Tiếng Anh chưa thực sự đúng cách. Vì vậy, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm tìm ra thực trạng, phương thức học Tiếng Anh của sinh viên IBD trên giảng đường để từ đó biết được những vấn đề khó khăn khi học Tiếng Anh và đưa ra các biện pháp và phương pháp học tập hiệu quả đề giúp các sinh viên IBD trong năm thứ nhất học Tiếng Anh dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt nhất. III, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp học tập Tiếng Anh hiệu quả Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên của Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân IBD@NEU khóa 8, 9, 10. IV, Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng việc học Tiếng Anh của sinh viên IBD như thế nào? 3 Nhóm Pinky Beans , I10A7 - Những vẫn đề còn tồn tại trong việc học Tiếng Anh của sinh viên IBD là gì? Các phương pháp nào để học Tiếng Anh hiệu quả đối với sinh viên IBD? V, Phương pháp nghiên cứu: 1, Phương pháp nghiên cứu định tính: a, Phương pháp quan sát: - Đây là phương pháp mà người nghiên cứu phải quan sát đối tượng ( có thể là các tài liệu có sẵn hoặc thông qua thái độ của đối tượng ). Từ phương pháp này chúng tôi sẽ quan sát được thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên IBD ra sao để hiểu hơn được những vấn đề mà sinh viên đang - mắc phải. Hạn chế: Tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức. Tiền bạc cũng là một vấn đề nếu có sử dụng máy móc. b, Phương pháp phỏng vấn: - Là phương pháp có thể tìm hiểu một cách chi tiết về đối tượng thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói có mục đích đặt ra. Thu thập được các thông tin cần thiết từ các giáo viên về ý thức học tập của sinh viên và các phương pháp học tập hiệu quả từ những sinh viên có kết quả học tập cao trong Chương trình. Bên cạnh đó, phỏng vấn các sinh viên cũng là một yếu tố quan trọng để nắm bắt được tình trạng học tập cũng như những phương pháp học tập được sinh viên sử dụng trong - quá trình học tập. Hạn chế: Tiêu tốn nhiều thời gian, công sức. Nguồn thông tin thu được không được từ nhiều phía, phần lớn mang tính chất chủ quan hơn là khách quan. 2, Phương pháp nghiên cứu định lượng: - Đây là phương pháp sử dụng phiếu hỏi để thực hiện điều tra khảo sát: dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, công sức thu thập được khối lượng thông tin để bổ sung cho bài nghiên cứu. Đây là phương pháp chúng tôi có thể có thêm được các thông tin khách quan và chủ quan đối với việc học Tiếng - Anh của sinh viên. Hạn chế: Các thông tin nhận được dễ bị sai lệch, dễ dẫn tới tình trạng thiếu thông tin cần thiết hoặc có thể thừa thông tin. VI, Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: 1, Phương pháp thu thập dữ liệu: 4 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Nhằm thu thập được những thông tin chính xác và khách quan nhất, nhóm chúng tôi lựa chọn việc thu thập cả hai loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong bài nghiên cứu của mình. Từ các nghiên cứu về các chủ đề có liên quan trước đó, các tài liệu trên website của Viện Đào tạo Quốc tế, các phương tiện thông tin đại chúng như TV, Internet, báo chí,…Chúng tôi thu về được các nguồn dữ liệu thứ cấp- những dữ liệu có sẵn, đã qua xử lý từ trước đó để nắm bắt được những số liệu cần quan tâm ví dụ như số lượng sinh viên vượt qua từng cấp độ Tiếng Anh trong chương trình IBD qua mỗi khóa là bao nhiêu. Đi đôi với đó là nguồn dữ liệu sơ cấp được nhóm chúng tôi thu thập thông qua bảng hỏi. Với cách thức này, khối lượng thông tin mà nhóm chúng tôi mong muốn sẽ được thu thập về một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn. Tuy nhiên không thể tránh khỏi việc những thông tin thu được bị sai lệch, thông tin thu được có thể thiếu hoặc thâm chí bị thừa. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn cũng được chúng tôi sử dụng trong bài nghiên cứu này. Việc phỏng vấn những sinh viên có thành tích học tập cao trong giai đoạn Tiếng Anh giúp thu được những giải pháp để học tập môn Tiếng Anh hiệu quả hơn. Với những phương pháp thu thập dữ liệu trên, chúng tôi hy vọng có thể thu được nguồn dữ liệu chính xác để bài nghiên cứu đạt được kết quả tốt nhất. Chúng tôi thực hiện phát ra 150 phiếu hỏi cho sinh viên IBD kì mùa thu các khóa 8,9,10 và thu về được 100 phiếu hợp lệ. 2, Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi phát ra 150 phiếu hỏi, nhóm chúng tôi thu về được 100 phiếu hợp lệ, từ đó lập thống kê dữ liệu bằng phần mềm Excel. Đây là một ứng dụng Office giúp hiển thị các dữ liệu đã thu thập được qua đồ thị hoặc biểu đồ. Bằng cách thức trên, có thể tìm ra được số liệu khách quan cụ thể, mang tính chính xác cao, phục vụ cho quá trình thực hiện nghiên cứu của nhóm đồng thời giúp cho người đọc có thể nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng nhất. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trên thế giới hiện nay, mức độ ảnh hưởng của Tiếng Anh đối vời đời sống cũng như hoạt động của con người trong các lĩnh vực là vô cùng lớn. Theo thống kê từ các nghiên cứu cho thấy, 5 Nhóm Pinky Beans , I10A7 những người có khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh hầu hết đều có mức thu nhập cao hơn, có công việc tốt hơn và khả năng giao tiếp tốt khi đi ra nước ngoài. Đó là những lý do cơ bản khiến Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến, thông dụng nhất hiện nay. Theo WikiPedia: Có hơn 400 triệu người dùng Tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ, 1 tỉ người sử dụng Tiếng Anh ; vốn từ trong khoa học và kinh doanh ngày nay càng được cập nhật nhiều hơn; những quốc gia có thu nhập đầu người cao trên thế giới đều thành thạo trong việc sử dụng Tiếng Anh. Từ đó, ta dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của Tiếng Anh bởi lẽ một đất nước muốn thúc đẩy sự phát triển hơn thì càng phải liên kết, hợp tác với những đất nước phát triển khác ở trong và ngoài khu vực và Tiếng Anh chính là sợi dây để kết nối và tạo nên sự liên kết đó. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, vì vậy việc đưa nền kinh tế, giáo dục, văn hóa và xã hội của đất nước đi lên và sánh vai với các nước trên thế giới luôn là một vấn đề được ưu tiên hàng đầu.Nhận biết được tầm quan trọng của ngôn ngữ này, Tiếng Anh được bộ giáo dục đưa vào giáo trình các bậc như một bộ môn chính thức và mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, không ít học sinh, sinh viên gặp phải khó khăn để làm quen với ngôn ngữ này. Qua một nghiên cứu về sự cản trở của Tiếng Anh đối với sinh viên Công nghệ thông tin đã cho rằng: “Thực trạng hiện nay cho thấy, khá nhiều sinh viên giỏi Công nghệ thông tin nhưng trình độ Tiếng Anh kém nên đã bỏ qua cơ hội có việc làm. Theo một số thăm dò ý kiến độc giả mới đây, có 37,8% trong tổng số hơn 12000 phiếu cho rằng Tiếng Anh là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình học tập chuyên ngành Công nghệ thông tin cũng như tìm kiếm việc làm”. Theo một chia sẻ của một bạn đã trải qua những tháng ngày học Tiếng Anh cũng như đã từng làm việc tại một trung tâm Tiếng Anh : “Gốc rễ của các khó khăn mà học sinh, sinh viên mắc phải thường có 3 nguyên nhân chính đó là phương pháp học tập đã rất lỗi thời; kĩ năng xã hội kém; nguyên nhân cuối cùng cũng là một trong những điều quan trọng nhất đó là họ không xác định được mục tiêu cuối cùng để họ học Tiếng Anh”. Từ các tài liệu trên chúng tôi nhận thấy, việc tiếp thu và lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả môn Tiếng Anh đang còn là một thách thức đối với học sinh, sinh viên các trường trong cả nước nói chung và cả sinh viên năm nhất tại Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD nói riêng . Lựa chọn một phương pháp học tập hiệu quả cho bộ môn này thực sự rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cho nên giáo dục nước nhà ngày một đi lên do có sự giao lưu Văn hóa - Giáo dục với các 6 Nhóm Pinky Beans , I10A7 quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, giúp cho học sinh, sinh viên cả nước nói chung và sinh viên IBD nói riêng những phương pháp học tập Tiếng Anh hiệu quả. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 7 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng quan trọng để có thể theo học tại Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD. Vì vậy, việc học tốt môn Tiếng Anh tại năm thứ nhất là yếu tố chính giúp cho sinh viên học tập các môn chuyên ngành một cách thuận lợi hơn. Sau khi phát ra 150 phiếu hỏi để thu về 100 phiếu hợp lệ, chúng tôi thu thập được những dữ liệu như sau: 1. Mức độ khó của mỗi cấp độ Tiếng Anh được sinh viên đánh giá: Điều đầu tiên mà chúng tôi thu thập được chính là các dữ liệu về mức độ khó của các cấp độ Tiếng Anh theo đánh giá của sinh viên. Mỗi một cấp độ đều có một mức độ khó đặc thù, so sánh các mức độ của mỗi cấp độ Tiếng Anh với nhau được sinh viên đánh giá, chúng tôi thu được bảng dữ liệu dưới đây: 50 43 45 40 35 31 30 25 18 20 15 10 9 5 0 level 1 level 2 level 3 level 4 Biểu đồ 1. So sánh độ khó của mỗi cấp độ Tiếng Anh theo đánh giá của sinh viên (đơn vị %) Đa phần ý kiến cho rằng cấp độ 3 là cấp độ khó nhất trong giai đoạn Tiếng Anh bởi vì mức độ Tiếng Anh khó hơn hẳn, các phương pháp học được áp dụng cho các cấp độ trước đã không còn hiệu quả và tiêu tốn nhiều thời gian học hơn. Tiếp theo đó là cấp độ 4 cũng là cấp độ cuối của giai đoạn Tiếng Anh, đây là giai đoạn quyết định để sinh viên có thể lên chuyên ngành, sự đầu tư và tập trung của sinh viên sẽ tăng cao, mặc dù là cấp độ cuối nhưng khó khăn gặp phải sẽ ít đi sau khi sinh viên vượt qua cấp độ 3. 8 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Dễ dàng nhận thấy cấp độ 2 là cấp độ khởi đầu của các sinh viên trúng tuyển chính thức của Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU nên sự khó khăn mà cấp độ này tạo ra không thực sự quá lớn đối với sinh viên, hầu như các kiến thức trong cấp độ này là kiến thức cơ bản, nhằm bổ trợ cho sinh viên lên các cấp độ cao hơn. Cuối cùng là cấp độ 1, được đánh giá là cấp độ dễ nhất nhưng trên thực tế hầu hết các sinh viên không phải trải qua giai đoạn này, chỉ có những sinh viên mất gốc Tiếng Anh phải học lại từ đầu mới học cấp độ này để hiểu về Tiếng Anh cơ bản. Sự khó khăn mà các sinh viên này phải trải qua là vô cùng lớn khi họ phải học lại từ đầu và trải qua kì thi khó khăn để được thành viên chính thức. Việc đánh giá này của sinh viên cũng khá tương đồng với số lượng sinh viên vượt qua mỗi cấp độ Tiếng Anh của khóa 8 và khóa 9 kì Mùa Thu: 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 lv2 lv3 lv4 Biểu đồ 2. Số sinh viên qua được các cấp độ Tiếng Anh 2, 3, 4 của khóa 8 và 9 kì Mùa Thu (đơn vị %) 2. Phân tích mức độ khó của mỗi kĩ năng Tiếng Anh theo đánh giá của sinh viên: Mỗi sinh viên đều có điểm mạnh riêng, mục đích học tập riêng, nhiều sinh viên cho rằng mục đích học Tiếng Anh của họ là để phục vụ cho việc học và cho công việc sau này, tuy nhiên cũng có một số sinh viên học chỉ để đi du lịch hay phục vụ cho các việc khác. Từ đó chúng tôi thấy rằng việc học Tiếng Anh là rất cần thiết cho tương lai sau này, không một ai là học không 9 Nhóm Pinky Beans , I10A7 có mục đích gì cả. Vậy trong quá trình học tập, kĩ năng Tiếng Anh nào gây khó khăn nhất với sinh viên? Theo các số liệu chúng tôi thu được: 30.2 16.3 1 27.9 25.6 0 5 10 Listening 15 Speaking 20 25 Reading Writing 30 35 Biểu đồ 3. Mức độ khó của mỗi kĩ năng Tiếng Anh được sinh viên đánh giá Kĩ năng Writing được 30,2% sinh viên đánh giá là kĩ năng khó nhất trong cả 4 kĩ năng. Đây là kĩ năng sinh viên gặp phải khó khăn bởi đã quá quen với lối viết văn của Tiếng Việt, đồng thời bị mắc lỗi tư duy bằng Tiếng Việt để dịch sang Tiếng Anh nên khi viết một bài văn, đoạn văn bằng Tiếng Anh, họ thường hay mắc những lỗi cơ bản như ngữ pháp, lỗi chính tả hoặc không rõ nghĩa làm người đọc khó hiểu hoặc thậm chí hiểu sai vấn đề được người viết đề cập . Các yếu tổ này ảnh hưởng rất lớn đến việc viết bài, gây ra không ít khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập. Đối với 27,9% sinh viên các khóa 8,9,10 được phát phiếu khảo sát, kĩ năng Speaking là kĩ năng sinh viên gặp phải nhiều khó khăn thứ hai trong quá trình học tập. Có rất nhiều lý do cho việc gặp khó khăn trong kĩ năng nói của sinh viên. Mặc dù trong quá trình học sinh viên được tiếp xúc thường xuyên với giáo viên bản ngữ nhưng do thói quen sử dụng Tiếng Việt nên việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp chưa thực sự được sinh viên chú trọng. Listening là một kĩ năng yêu cầu độ tập trung cao cũng như khả năng nắm bắt được các từ khóa quan trọng trong bài nghe. Sinh viên thường gặp khó khăn trong việc bắt từ vì quên cách phát âm và rất hay mất tập trung khi nghe từ yếu tố bên ngoài. Có 25,6 % sinh viên cho rằng kĩ năng nghe là khó khăn và gặp trở ngại. 10 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Kĩ năng mà các sinh viên cảm thấy dễ dàng hơn cả là kĩ năng Reading- kĩ năng đọc. Chỉ 16,3 % sinh viên coi kĩ năng này là kĩ năng khó bởi khác với kĩ năng nghe và nói một phần phụ thuộc vào khả năng cá nhân nên việc trau dồi kĩ năng còn gặp khó khăn mặc dù đã qua rèn luyện. Nhưng với kĩ năng đọc thì việc trau dồi kĩ năng phụ thuộc chủ yếu vào sự rèn luyện của bản thân nên nếu chăm chỉ, sinh viên có thể đặt được kết quả cao. 3. Khối lượng kiến thức sinh viên tự nhận thấy mình tiếp thu được trên lớp: Việc học Tiếng Anh trở nên khó khăn khi sinh viên IBD phải trau dồi, rèn luyện rất nhiều kĩ năng. Vậy việc tiếp thu kiến thức trên lớp của họ như nào? Liệu như thế đã đủ chưa? Vấn đề này rất có ích không chỉ đối với sinh viên mà còn giúp cho việc giảng dạy của giáo viên. Hấầ u hềất khôấi l ượng kiềấn thức; 15% Rấấ t ít, hấầ u như không ghi nhớ được gì nhiềầu; 25% Khoảng một nửa hoặc hơn một nửa khôấi l ượng kiềấn thức; 61% Biểu đồ 4. Khối lượng kiến thức sinh viên tự nhận thấy mình tiếp thu được trên lớp (đơn vị %). Từ biểu đồ trên ta thấy được rằng hầu như sinh viên chỉ tiếp thu được một nửa kiến thức mà họ học được trên lớp, số sinh viên không tiếp thu được mấy( 24,7%) còn cao hơn cả sinh viên tiếp thu được hết kiến thức( 14.6% ). Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng trong việc tiếp nhận kiến thức bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của họ ở trên trường. Không thể đổ lỗi cho giáo viên là phương pháp dạy hiệu quả bởi vì có rất nhiều sinh tiếp thu được hầu hết kiến thức từ họ, có thể là do ý thức của sinh viên trong giờ học không tốt dẫn đến tình trạng không nghe được giảng từ đó không hề tiếp thu được gì.Mặc khác giáo trình có thể là 11 Nhóm Pinky Beans , I10A7 một lí do khiến cho khó có thể học tập được chăng. Qua thống kê sau chúng ta sẽ thấy rõ hơn về vấn đề này. 4. Những khó khăn còn tồn tại mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập: 30% 38% giáo viền người bản x ứ dạy nền đôi lúc khó hi ểu Bản thấn khó tập trung và l ười làm bài giáo trình chưa thực s ự phù hợp và khó bắấ t kịp 32% Biểu đồ 5. Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học tập (đơn vị %). Đó là các khó khăn mà các sinh viên đưa ra khi học tập ở trên lớp, chúng đưa ra cho chúng ta hai yếu tố tác động chủ yếu đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố khách quan ở đây đa phần là do giáo viên nước ngoài và các giáo trình phục vụ cho việc học, Vì học trong một môi trường sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì thật khó mà tránh khỏi việc phải học người bản xứ, chính vì thế việc tránh khỏi sự bất đồng trong khi học là điều không thể. Một số trường hợp, giáo viên bản xứ sử dụng một số cách diễn đạt rất khó làm cho học sinh không thể hiểu nổi giáo viên định nói gì, hay là sử dụng quá nhiều trò chơi trong một buổi dạy cũng khiến cho sinh viên cảm thấy không hiểu mình đã học được gì sau buổi học đó ngoài sự thoải mái và vui vẻ. Bên cạnh đó, giáo trình cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều, đối với một số sinh viên họ phản ánh rằng giáo trình quá dễ và họ chẳng học được gì từ đó, tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác cho rằng giáo trình khó hơn sức học của họ. Từ đó chúng tôi thấy rằng sự chênh lệch về khả năng Tiếng Anh cũng là yếu tố tạo nên sự khó khăn khi học tập, trong một lớp tồn tại sự chênh lệch đó không chỉ ảnh hưởng đến người kém mà người giỏi cũng khó mà tránh khỏi. Cả hai sẽ chẳng tiếp thu được gì và dập chân tại chỗ vì vậy khi sắp xếp lớp nên 12 Nhóm Pinky Beans , I10A7 chú trọng vào việc phân lớp thế nào cho hợp lí, không bị chênh lệch nhiều để có giáo trình phù hợp cho việc dạy. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan cũng là một phần cực kì quan trọng bởi vì ý thức học sinh là vô cùng quan trọng. Làm việc riêng trong giờ hay sử dụng điện thoại để nghe nhạc, lướt Web là các thứ làm mất tập trung trong giờ khiến họ xao nhãng việc học, từ đó mà khối lượng kiến thức mất đi rất là nhiều gây nên tình trạng ngày càng cảm thấy chán học. Khối lượng bài tập hằng ngày cũng rất là nhiều đối với sinh viên IBD, vì vậy mà rất nhiều sinh viên lười làm bài tập, mà những thứ đó rất giúp ích cho việc ôn lại các kiến thức đã học ở trên lớp. Các yếu tố này chính là lí do vì sao mà khả năng tiếp thu kém khi học trên lớp của sinh viên IBD, đó là hậu quả mà tự họ đã tạo ra cho bản thân. Việc tiếp thu kiến trên lớp có nhiều vấn đề bất cập vậy ngoài việc học trên lớp, sinh viên có tự học không? Theo kết quả thu được từ phiếu khảo sát về ý thức học tập bộ môn Tiếng Anh của sinh viên IBD, có khoảng 70% sinh viên dành ra thời gian ngoài trên trường để tự học Tiếng Anh (nhóm 1) và 30% sinh viên không hề dành ra thời gian ngoài giờ để tự học bộ môn này (nhóm 2). Đối với các sinh viên thuộc nhóm đối tượng thứ nhất, 64% sinh viên dành khoảng từ 12h/ ngày để tự học Tiếng Anh, 36% sinh viên dành ra 3-4h/ ngày cho thời gian tự học của mình. Dễ dàng nhận thấy rằng đi đôi với khoảng thời gian mà mỗi sinh viên IBD dành ra để tự học Tiếng Anh ngoài giờ trên lớp, thực trạng dẫn tới việc tự học này cũng là một vấn đề được nhóm chúng tôi đề cập đến: Có 47% sinh viên chỉ học khi có bài về nhà, 53% sinh viên chủ yếu tự học trước khi chuẩn bị có kì thi. Từ đó dễ dàng nhận thấy rằng, ý thức tự học của sinh viên IBD phần lớn vẫn còn mang hình thức đối phó, chỉ thực sự dành ra thời gian tự học ngoài giờ trên lớp khi chuẩn bị có kì thi hay khi được thầy cô giao bài tập về nhà. Đây cũng có thể xem như là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc kết quả của phần lớn sinh viên qua mỗi kì thi chưa thực sự cao và số lượng sinh viên vượt qua được cả 4 cấp độ Tiếng Anh mà không phải thi lại hay học lại vẫn còn là một con số khiêm tốn. Quay trở lại với nhóm đối tượng sinh viên thứ hai- những sinh viên không dành ra thời gian ngoài giờ cho việc tự học. Có ba lí do chính của việc không dành thời gian tự học của sinh viên IBD đó là do không có thời gian; tự nhận thấy học trên trường là đã đủ, không nhất thiết phải học thêm và do lười biếng, không muốn học thêm. Đối với lí do “không có thời gian” học Tiếng Anh, theo Donoval Nagel- một nhà nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học cho rằng: “bạn 13 Nhóm Pinky Beans , I10A7 không cần phải tốn hàng giờ và hàng giờ mỗi tuần để học Tiếng Anh”, “Hãy thực hiện việc học trong những khoảng thời gian ngắn mỗi ngày tránh biến việc học Tiếng Anh trở thành một điều chán ngán. Khi bạn cảm thấy nó không giống như công việc, và bạn thấy vui vẻ, thì đó chính là lúc bộ não của bạn có thể học tốt nhất. Điều đó có nghĩa là nó không chỉ quan trọng trong việc học với những khoảng thời gian ngắn, mà nó còn làm cho việc học trở nên thú vị và vui” . Như vậy, phải chăng lí do này bắt nguồn từ việc sinh viên sử dụng phương pháp học tập chưa thực sự đúng cách? Và kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên cũng chưa thực sự tốt nên việc sắp xếp thời gian cho việc tự học vẫn đang còn là một điều khó khăn mà sinh viên phải đối mặt. Lí do “tự nhận thấy học trên trường là đã đủ, không nhất thiết phải học thêm” và “do lười biếng, không muốn học thêm” là hai lí do mang tính chất chủ quan nhiều nhất mà sinh viên đưa ra. Đối với sinh viên IBD trong giai đoạn Tiếng Anh của năm thứ nhất, việc học Tiếng Anh mỗi ngày trên trường có thể là một trong những lí do khiến sinh viên cảm thấy chán nản và một phần cảm thấy áp lực với việc học Tiếng Anh. Song, ta cũng không thể phủ nhận rằng, việc tiếp xúc với Tiếng Anh mỗi ngày trên trường sẽ luyện cho mỗi sinh viên một loại phản xạ có điều kiện, dần dần sẽ coi việc sử dụng thứ ngôn ngữ này dễ dàng như việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. 14 Nhóm Pinky Beans , I10A7 GIẢI PHÁP I. Phương pháp đề ra: Qua quá trình nghiên cứu nhóm PINKY BEANS nhận thấy rằng các bạn sinh viên hiện nay đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng trong cách học Tiếng Anh. Những phương pháp học tập khô khăn thông thường sẽ làm cho các bạn cảm thấy mệt mỏi và không có hứng thú trong học tập. Như vậy việc học sẽ trở nên không có hiệu quả mà chỉ phí thời gian, công sức và tiền bạc của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, hôm nay nhóm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục vấn đề bất cập trong cách học của các bạn sinh viên hiện nay. Đầu tiên việc nâng cao kĩ năng nói và nghe trong quá trình học Tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Nhờ việc nâng cao hai kĩ năng quan trọng này các bạn sinh viên có thể tự tin hơn trong giao tiếp – cầu nối giữa chúng ta với toàn thế giới. Vì vậy việc trau dồi hai kĩ năng này là vô cùng thiết yếu đối với mỗi sinh viên. Nhìn chung hiện nay có rất nhiều khóa học giúp các bạn sinh viên có thể luyện tập và phát triển các khả năng vốn có của mình nhưng việc tự luyện tập tại nhà cũng vô cùng cần thiết. Các bạn sinh viên có thể tự luyện tập theo những cách thức sau:  Học qua các bài hát Tiếng Anh: Việc học Tiếng Anh qua các bài hát, đặc biệt là những bài hát bạn yêu thích giúp cho bạn không chỉ luyện được kĩ năng nghe mà còn giúp bạn phát triển khả năng phát âm chuẩn. Việc hát theo và bắt chước cách phát âm của người bản xứ giúp cho bản thân mỗi học sinh, sinh viên tự hình thành được phản xạ có điều kiện về cách phát âm chuẩn mỗi từ, từ đó tự định hình được cách nghe và phát âm từng từ vựng một cách chính xác. Hơn nữa, qua mỗi bai hát, vốn từ vựng của mỗi người cũng được trau dồi thêm.  Học qua những bộ phim bằng Tiếng Anh: Sẽ hiệu quả và hứng thú hơn nếu như bạn vừa được giải trí, vừa có thể nâng cao trình độ nghe của mình qua những bộ phim sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Việc xem phim Tiếng Anh không có phụ đề Tiếng Việt hoặc chỉ có phụ đề Tiếng Anh giúp cho việc nghe của bạn được phát triển một cách tự nhiên và dễ tiếp thu nhất. Kĩ năng viết là kĩ năng mà sinh viên đánh giá là gặp nhiều khó khăn nhất nhưng chúng tôi tin với cách thức này, đây sẽ không còn là một điều khó khăn với sinh viên. Không chỉ vậy, kĩ năng đọc cũng có thể được nâng cao:  Đọc những bài báo thú vị và những cuốn truyện mà bạn yêu thích: Bằng cách thức đọc những cuốn truyện hay bài báo mang nội dung thú vị, bạn có thể học tập cách viết của các tác giả, đồng thời bổ sung thêm được cho mình một vốn từ vựng mới. Việc nâng cao kĩ năng đọc cũng là điều có thể đối với phương pháp này. 15 Nhóm Pinky Beans , I10A7 II. Những đề xuất: Ngoài những giải pháp nêu trên nhóm PINKY BEANS chúng tôi cũng xin đưa ra một số đề xuất với Viện Đào tạo Quốc tế về việc nâng cao các kĩ năng của sinh viên trong viện. Ta có thể thấy một thực trạng đang diễn ra hiện nay là có quá nhiều lý thuyết trong việc học và giảng dạy cho các sinh viên. Vì vậy Viện Đào tạo có thể cải thiện việc cho sinh viên thực hành các kĩ năng của mình bằng cách tham gia làm các video clip về một vấn đề trong xã hội bằng tiếng anh. Ngoài ra viện có thể tổ chức các buổi ngoại khóa cho sinh viên làm hướng dẫn viên hay các buổi giao tiếp với người nước ngoài để có thể phát triển khả năng giao tiếp của bản thân. Hơn thế nữa nó sẽ giúp các bạn sinh viên tự tin hơn không chỉ trong các kĩ năng của Tiếng Anh mà còn trong các kĩ năng mềm. KẾT LUẬN 16 Nhóm Pinky Beans , I10A7 Những vấn đề về việc học Tiếng Anh tại các trường đại học nói chung và ở Khoa Quốc tế IBD Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng không còn là một đề tài mới nhưng vẫn luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của các thầy cô giảng viên đại học và các bạn sinh viên vì hiện nay vẫn chưa có một giải pháp triệt để nào để có thể giúp các sinh viên học tiếng anh một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, bài nghiên cứu này chỉ có thể điều tra cụ thể được tình trạng học tiếng anh của sinh viên IBD. Bên cạnh đó, dựa vào những thông tin đã thu thập được chúng tôi có thể bổ sung thêm một số phương pháp có ích giúp phát triển việc học tiếng anh nói chung và học tiếng anh như thế nào để phù hợp với môi trường IBD nói riêng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những phương pháp nhỏ bổ sung thêm chứ chưa mang tính bao quát và phổ biến. Như chúng ta đã biết, yếu tố chủ quan là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng học tiếng anh của mỗi sinh viên. Thế nhưng với những số liệu đã thu thập chúng tôi tổng kết được rằng phần lớn sinh viên học tiếng anh một cách thụ động, không dành hoặc dành rất ít thời gian để tự học và hơn thế nữa mức độ tập trung và tiếp thu ở trên lớp chỉ khoảng 50%. Vì thế chúng tôi đã đưa ra một kết luận rằng nên thúc đẩy tính tự giác của mỗi sinh viên bằng những phương pháp truyền cảm hứng, những kĩ năng mềm giúp sinh viên có tính chủ động trong việc học tiếng anh hơn; cũng có thể thông qua các bộ phim, bài hát Tiếng Anh dể rèn luyện kĩ năng nghe và tăng thêm vốn từ vựng. Mặc dù bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót nhưng nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô, sự giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình của các anh chị các bạn sinh viên viện đào tạo quốc tế IBD mà chúng tôi đã có được những thong tin và dữ liệu quan trọng, chính xác về đề tài nghiên cứu. Vì đây là một đề tài mở nên có rất nhiều cơ hội để tiếp tục nghiên cứu thêm sau này để giúp chất lượng giáo dục tiếng anh được phát triển. PHỤ LỤC 17 Nhóm Pinky Beans , I10A7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ------oOo------ PHIẾU KHẢO SÁT Chúng tôi là sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực hiện nghiên cứu về phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả của sinh viên IBD. Rất mong các bạn tham gia trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ô lựa chọn ( có câu hỏi có thể chọn nhiều hơn một phương án trả lời). Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn! 1, Bạn là sinh viên khóa nào trong Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD? ☐ I8 ☐ I9 ☐ I10 2, Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì? ☐ Học tập ☐ Phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp ☐ Đi du lịch ☐ Không có mục đích ☐Khác (ghi rõ)…………………………........................................................................... 3, Khi học Tiếng Anh, bạn cảm thấy mức độ khó trong mỗi kĩ năng như thế nào? (mức độ khó tăng dần từ 1- 5) Mức độ Kĩ năng 1 2 3 4 5 Listening Speaking Reading Writing 4, Một ngày ngoài học tập trên trường,bạn có dành thời gian để tự học Tiếng Anh không? ☐ Có ☐ Không (Nếu trả lời là “Có” thì chuyển sang câu 5, nếu trả lời là “Không” thì chuyển sang câu 6) 5, Bạn dành ra bao nhiêu thời gian để tư học Tiếng Anh? ☐ 1- 2h/ ngày 18 Nhóm Pinky Beans , I10A7 ☐ 3-4h/ ngày ☐ Chỉ học khi có bài về nhà ☐ Chỉ học trước khi chuẩn bị kì thi 6, Lí do bạn không dành ra thời gian tự học (có thể nhiều hơn một lí do): ☐ Do không có thời gian ☐ Học trên trường là đã đủ, không cần thiết phải học thêm ☐ Lười biếng, không muốn học thêm ☐ Lí do khác (ghi rõ) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 7, Ở trên lớp trong giai đoạn Tiếng Anh, bạn tự thấy mình tiếp thu được bao nhiêu kiến thức? ☐ Rất ít, hầu như không ghi nhớ được gì nhiều ☐ Khoảng một nửa hoặc hơn khối lượng kiến thức ☐ Ghi nhớ được hầu hết kiến thức trên lớp 8, Khi học trên lớp, bạn: ☐ Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ☐ Biết nhưng lười phát biểu. ☐ Không biết và cũng không phát biểu ☐ Ý kiến khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 9, Đâu là cách thức học Tiếng Anh mà bạn lựa chọn? (có thể chọn nhiều hơn một đáp án) ☐ Tập trung nghe giảng ngay trên lớp ☐ Học thêm tại các trung tâm Anh ngữ ☐ Tự học là chủ yếu ☐ Học nhóm với bạn bè ☐ Học trên Internet ☐ Ý kiến khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 10, Tại IBD, lí do khiến bạn gặp khó khăn khi học Tiếng Anh là gì? (đánh giá mức độ khó từ 1>3, 1 là khó khăn nhất, 3 ít khó khăn nhất) ☐ Giáo viên người bản xứ dạy nên đôi lúc gây khó hiểu về bài giảng. ☐ Bản thân khó tập trung và lười làm bài. ☐ Cảm thấy giáo trình chưa thực sự phù hợp và khó bắt kịp 19 Nhóm Pinky Beans , I10A7 ☐Ý kiến khác (ghi rõ): ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 11, Sắp xếp mức độ khó khi học Tiếng Anh ở các cấp độ theo thứ tự từ 1->4? (1 là khó nhất, 4 là ít khó nhất) ( dành cho sinh viên khóa I8 và I9) ☐Level 1 ☐Level 2 ☐Level 3 ☐Level 4 12, Dưới đây là một số phương pháp học tập Tiếng Anh cụ thể, bạn đáng giá mức độ hiệu quả qua mỗi phương pháp này như thế nào? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan