Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài tiểu luận - kinh tế chính trị-thực trạng chính sách tiền lương ở việt nam...

Tài liệu Bài tiểu luận - kinh tế chính trị-thực trạng chính sách tiền lương ở việt nam

.DOC
17
252
142

Mô tả:

Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG I. Các khái niệm cơ bản về tiền lương: + Tiền lương danh nghĩa: Là phần thu nhập người lao động nhận được sau quá trình lao động của mình , tương ứng với hao phí sức lao động ; năng suất lao động ; trình độ , kinh nghiệm nghiệm của người lao động ... + Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương trả đúng theo hao phí sức lao động, có khả năng tái sản xuất sức lao động và là động lực trực tiếp cho người lao động. Nó thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại “ tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động, giá cả hàng hoá nãy xác định trên cơ sở sức lao động, trên cơ sở quan hệ cung - cầu của thị trường sức lao động và các quy định của pháp luật Việt Nam”. II. Bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản: Theo C. Mac thì sức lao động là khả năng lao động của mỗi người gồm cả thể lực và trí lực lao dộng là sự vân động của sức lao động đó. Nhưng trong quá trình lao động, sức lao động đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần dôi ra này bị nhà tư bản chiếm không. Nhưng xã hội lại cho rằng nhà tư bản không bóc lột công nhân vì nhà tư bản trả tiền cho công nhân sau khi công nhân đã hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hoá. Mặt khác, tiền công được trả theo thơì gian lao động (ngày, giờ, tuần, tháng) hoặc theo số lượng hàng hoá đã sản xuất được. Như vậy tiền lương đã che dấu mất thực chất bóc lột của CNTB. Nhưng bề ngoài thì dường như tòan bộ lao động mà công nhân đã hao phí đều được nhà tư bản trả đầy đủ. Thực ra, tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân không phải là trả công lao động. Nếu lao động bán được thì lao động phải là hàng hoá và phải có giá trị, nhưng lao Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 1 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 động không phải hàng hóa, chỉ có sức lao động mới là hàng hoá, vì lao động chỉ xuất hiện trong quá trình sản xuất sau khi đã mua bán giữa công nhân của người bán với nhà tư bản là người mua. Khi công nhân lao động thì lao động của công nhân được thực hiện trong xí nghiệp của nhà tư bản. Do đó kết quả lao động thuộc về nhà tư bản chứ không thuộc về công nhân bởi vì công nhân không thể bán cái mà anh ta không có. Công nhân chỉ có sức lao động nên chỉ bán sức lao động. Như vậy, chỉ có sức lao động mới là hàng hóa. Trong CNTB tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động chứ không phải là giá trị sức lao động. Vậy bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của suacs lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 2 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM I. Hiện trạng: 1. Về chính sách tiền lương tối thiểu: Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt. Nó làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tiền lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công. Tiền công được định như vậy là tiền công tối thiểu” [2- tr 744]. Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người [3- tr259]. Và tiền lương cũng được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác…, bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu với cung [2tr736-747].Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp sự phát triển của nền kinh tế. Từ khi ban hành Nghị định 235/HĐBT tháng 9/1985 về cải cách tiền lương trong cán bộ công chức, đến đầu năm 1993, Chính phủ đã 21 lần điều chỉnh tiền lương. Nên từ 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, khắc phục những hạn chế cơ bản của chính sách tiền lương theo Nghị định Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 3 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 235/HĐBT (1985) tạo sự hài hòa hơn về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động là Nhà nước, với 4 nội dung cơ bản: Mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động. Hình thành bốn hệ thống thang, bảng lương riêng cho 4 khu vực là:  Tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước căn cứ trên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh để định ra mức tiền lương, tiền thưởng tương đối hợp lý, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh có thể giải quyết tiền lương tối thiểu gấp 1,5 lần mức quy định chung.  Tiền lương của lực lượng vũ trang được tiền tệ hóa.  Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp được thiết kế theo ngạch công chức phù hợp với chức danh và tiêu chuẩn chuyên môn, mỗi ngạch lại có nhiều bậc để khuyến khích công chức phấn đấu vươn lên.  Tiền lương của khu vực dân cư và bầu cử đều thống nhất, mỗi chức vụ chỉ có một mức lương, nếu được tái cử thì có phụ cấp thâm niên tái cử. Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000 đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là 290.000 đồng/tháng. Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP là 450.000 đồng/tháng. Dự kiến giai đoạn 2008 – 2012 điều chỉnh từ 450.000 đồng lên 990.000 đồng/tháng (từ ngày 01/01/2008 đã điều chỉnh từ 450.000đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung) Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 4 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 2. Về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp  Đối với các loại hình doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu hiện nay được quy định là khác nhau. Chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật như: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 94/2006/NĐCP ngày 07/09/2006, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ, Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 168/2007/NĐCP ngày 16/11/2007 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội… Cụ thể:  Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ 450.000 đến 1.350.000 đồng/tháng theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ.  Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp tác xã có thuê lao động, doanh nghiệp gia đình có thuê lao động là 450.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2006).  Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trả thấp hơn 710.000 đồng đến 870.000 đồng/tháng, tùy theo khu vực, lãnh thổ do Nhà nước quy định (Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ)[6- tr4-5]. Như vậy, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mức lương tối thiểu được quy định cao hơn. Và theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, quy định mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 5 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại. Và theo Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thể thuê mướn lao động. Với mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định được thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Tràng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 6 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Như vậy, chính sách tiền lương trong doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh để đáp ứng với những biến động trên thị trường, nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động dưới tác động của các yếu tố chỉ số giá sinh hoạt, điều kiện lao động… II. Những hạn chế, bất cập trong chính sách tiền lương ở Việt Nam: 1. Tiền lương hiện nay chưa trả đúng sức lao động . Việc trả đúng sức lao động không chỉ thể hiện trả đúng hao phí sức lao động trong quá trình lao động mà thể hiện việc bố trí lao động đúng người , đúng việc đảm bảo trả lương đúng năng lực của người lao động cũng như đúng năng suất , chất lượng và hiệu quả công việc .Thực trạng hiện nay, có rất ít các sinh viên ra trường kiếm được việc làm ngay , nếu kiếm được việc thì đa số là công việc tạm bợ ,công việc không phù hợp với cái họ được học ở trường ,điều này thực sự là một sự lãng phí nguồn lực quốc gia . Những người đáng lẽ làm công việc phù hợp với trình độ của mình thì bố trí cho họ làm công việc qúa cao hay quá thấp với trình độ của họ và đương nhiên thì mức lương trả cho họ cũng không phù hợp. Nếu so với mức lương của công nhân ,viên chức trực tiếp sản xuất thì mức lương của viên chức chuyên môn , nghiệp vụ là thấp ,chưa khuyến khích họ nghiên cứu , học tập ,trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ .Ví dụ một kỹ sư sau khi học hết 12 năm học phổ thông và qua 5 năm đại học chỉ được xếp mức lương hệ số 1,78 , trong khi đó một công nhân qua học phổ thông và với thời gian đào tạo nghề khoảng một năm , khi ra trường được xếp bậc hai, nhưng thông thường xếp bậc có hệ số lương 1,62 , rõ ràng mức chênh lệch về trình độ, chuyên môn giữa hai đối tượng là khá lớn nhưng chênh lệch về hệ số lương là không đáng kể . 2. Tiền lương có xu hướng tăng nhưng mức sống của người lao động lại không tăng . Điều này tưởng chừng là mâu thuẫn, nhưng lại không mâu thuẫn chút nào bởi chỉ số giá sinh hoạt luôn luôn biến động qua các năm, đặc biệt giá Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 7 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 hàng lương thực , thực phẩm và một số nhu yếu phẩm tăng cao , nên tiền lương nói riêng và thu nhập của người hưởng lương giảm sút mạnh . Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 8 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Nếu lấy tháng 12/1993 (thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới với mức lương tối thiểu là : 120.000 đồng / tháng ) để so sánh thì chỉ số giá sinh hoạt tăng lên như sau :14,4% (Năm1994 ) ; 12,7% ( Năm 1995 ) ; 4,5% (Năm 1996 ). Như vậy đến tháng 12/1996 chỉ số giá sinh hoạt tăng 43,73%, tiền lương thực tế theo chế độ (kể cả một số chế độ Nhà nước giải quyết thêm cho một số ngành ) chỉ còn xấp xỉ 76%so với tháng 12/1993. Tiền lương phải đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình người lao động và phải điều chỉnh kịp thời khi giá cả biến động quá giới hạn cho phép .Chỉ có như vậy họ mới yên tâm, tận tụy với công việc .Đồng thời ,đó cũng là tiền đề xóa bỏ tình trạng tham ô, hối lộ, rồi cơ quan, đơn vị “bòn rút” tiền của nhà nước....,một tình trạng phổ biến và coi như quốc nạn . 3. Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập thấp . Trong điều kiện tiền lương và thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh và tiền lương chiếm bộ phận nhỏ trong trong thu nhập của họ, hầu hết,cơ quan đơn vị ,đoàn thể...đều bằng cách này hay cách khác tìm nguồn thu để trợ cấp thêm cho cán bộ, viên chức với mức phổ biến là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng /tháng, có nơi đến 700.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng .Suy cho cùng các khoản này đều có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước , nhưng lại nằm ngoài quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước, nằm ngoài ngoài kiểm soát của ngân sách nhà nước . Tình hình đó làm cho tiền lương mất tác dụng, không tương xứng với sức lao động bỏ ra, không còn là động lực thúc đẩy, khuyến khích người lao động làm việc Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” , khá nhiều người có trình độ chuyên môn, có năng lực, có kinh nghiệm ...đã rời bỏ các cơ quan đơn vi, tổ chức của mình để làm cho các doanh nghiệp liên doanh hay các văn phòng đại diên của nước ngoài, với mức lương hậu hĩnh , có một vị trí phù hợp và có cơ hội thăng tiến . Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 9 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Nguyên nhân của thực trạng trên có thể xuất phát từ việc tăng biên chế (mặc dù nhà nước có chủ trương giảm biên chế, thực tế biên chế vẫn tăng ) Chỉ tính riêng khối quản lý Nhà Nước, Đảng, đoàn thể năm 1993 chỉ có khoảng 200.000 người, năm 1998 tăng lên 300.000 người . Mặc dù thời gian làm việc giảm xuống còn 5 ngày trong tuần, nhưng thời gian lao động vẫn còn lãng phí . Việc tinh giản biên chế là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà Nước bởi, giảm biên chế là một biện pháp nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và làm cho bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn hoạt động hiệu quả hơn .Tuy nhiên trong quá trình thực thi này sinh nhiều vấn đề phức tạp (vấn đề trợ cập xã hội, thất nghiệp,...) . Mặt khác tỷ lệ về hưu, nghỉ trước tuổi không lớn và điều quan trọng hơn là số cán bộ công chức có đủ năng lực , trình độ không nhiều . Một cơ quan đơn vị muốn hoạt động hiệu quả thì vẫn thương xuyên tuyển lực lượng lao động mới có trình độ để đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh . Do vậy thực tế biên chế không giảm . Một nguyên nhân có thể kể đến là cơ chế lương, cơ chế phân phối,sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi và việc xác định đơn giá tiền lương, quản lý lương chưa hợp lý, chưa phù hợp. 4. Hệ thống thang lương là chưa hợp lý . Trong các doanh nghiệp Nhà Nước hệ thống bảng lương thiết kế phức tạp, nhiều thang, bảng lương, nhiều mức lương nhưng bội số của nhiều thang bảng lương còn mang tính bình quân, độ giãn cách 2 bậc lương còn nhỏ, chưa có tác dụng khuyến khích công nhân, viên chức nâng cao tay nghề để nâng bậc nâng lương . Hiện nay có 21 thang lương áp dụng đối với 63 nhóm ngành , nghề ; 24 bảng lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh áp dụng đối với 179 chức danh nghề; một bảng lương của viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành thiết kế thành 6 ngạch lương ; một bảng lương viên chức quản lý doanh nghiệp cho 3 chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 10 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Bội số ở thang lương cơ khí, điện, điện điện tử tin học chỉ có 2,35 (bậc thấp nhất 1,16 bậc cao nhất 2,73 ) .Ví dụ : Thang lương A12 của công nhân sợi dệt bậc 3, bậc 4 là số đông và cấp bậc công việc thường ở loại này nhưng hệ số lương bậc 3 so với bậc 2 chỉ tăng 7%, hệ số lương bậc 6 so với bậc 5 tăng 14%. 5. Mức tiền lương tối thiểu hiện nay là chưa phù hợp . Bất kỳ Nhà Nước nào cũng phải thường xuyên quan tâm cải cách và hoàn thiện chính sách tiền lương . ở nước ta trong những năm qua, chính sách tiền lương cũng thường xuyên được cải tiến và đổi mới Nhà Nước ta đã phải điều chỉnh tiền lương 21 lần .Tháng 4 năm 1993 thực hiện cải cách tiền lương , ban hành nghị định 25/CP và 26/CP về chế độ tiền lương cho công nhân viên chức khu vực hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh . Từ đó tới nay mặc dù thang lương bảng lương và cơ chế quản lý chưa thay đổi, nhưng mức lương tối thiểu thay đổi : 1/1/1993 là 120.000 đ ; 1/1/1997 là 144.000 đ;1/1/2000 là 180.000 đ và đến 01/01/2001 là 210.000 đ. Mức lương tối thiểu là : 120.000 đ được áp dụng từ ngày 1/4/1993 là phù hợp với thời điểm đó . Nhưng đến nay sản xuất đã phát triển, thu nhập quốc dân tăng khá nhanh, nhu cầu đời sống của người dân tăng lên rõ rệt . Hơn nữa, giá cả từ đó đến nay biến động nhiều .Việc tăng lương tối thiểu những năm qua chưa tương xứng . Mặt khác việc xác định mức tiền lương tối thiểu năm 1993 chưa bao hàm hết các yếu tố của nhu cầu mức sống . Đối với các yếu tố đã xác định thì mức thì mức còn thấp, mức lương tối thiểu hiện nay 210.000 đ là rất thấp, không phù hợp với nhu cầu mức sống, không bảo đảm các yêu cầu tái sản xuất giản đơn sức lao động . 6. Tiền lương chênh lệch quá lớn giữa các khu vực, ngành và các doanh nghiệp . Tiền lương và thu nhập giữa các doanh nghiệp có xu hướng chênh lệch khá lớn . Nếu lấy số liệu kiểm tra tiền lương và thu nhập năm 1995 của 340 doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lỗ và lãi . Để so sánh thì thu nhập bình Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 11 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 quân là : 1.100.000 đồng /tháng, doanh nghiệp có thu nhập bình quân cao nhất là : 4.560.000 đồng /tháng, thấp nhất là : 104.000 đồng /tháng, chênh lệch 44! lần .Trong khu vực hành chính sự nghiệp khi tiền lương thấp, tiền lương thực tế bị giảm sút mạnh, không đủ sống nhiều Bộ, ngành, địa phương từ cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền đến các đơn vị sự nghiệp tùy theo điều kiện, lợi thế của mình đã tìm mọi cách tạo nguồn thu để trợ cấp thêm cho công nhân, viên chức với mức độ khác nhau . Nơi thấp nhất là 20.000 đồng đến 30.000 đồng /tháng, ở các cơ quan Trung ương, các thành phố lớn phổ biến từ 100.000 đến 200.000 đồng /tháng, cá biệt có nơi 700.000 đồng đến 800.000 đồng /tháng . Đáng lẽ những nơi vùng sâu, vùng xa hoặc những nơi có điều kiện khó khăn thì nên có chính sách về lương hợp lý hay có mức trợ cấp thỏa đáng hơn . Đây không chỉ là đơn thuần là vấn đề tiền lương mà nó liên quan đến vấn đề chính sách xã hội, vừa đảm bảo công bằng xã hội và thu hút được người lao động có trình độ tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo ở những vùng kinh tế còn kém phát triển . Mặt khác khác đó là vấn đề cân đối nguồn lao động giữa các ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, có ngành thì ngày càng phình ra, có ngành lại thu hẹp lại (thường là những ngành có lợi nhuận thấp) . Tất cả những bất cập về tiền lương hiện nay là khó tránh khỏi, mỗi bất cập hiện nay đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và rồi đều có một hậu quả là tiền lương không đảm bảo được chức năng cơ bản của nó và phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp cần xã hội cần giải quyết . Do vây, để giải quyết tốt vấn đề tiền lương không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà là của cả các cơ quan nhà nước (với các chính sách xã hội ). Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 12 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 PHẦN 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM I. Cơ sở giải quyết vấn đề: Xuất phát từ các nguyên nhân gây ra sự bất cập đó để giải quyết các vấn đề của tiền lương . Chính sách tiền lương hợp lý cần đạt các mục tiêu Tiền lương phải thực sự là nguồn sống chính, đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức ...và phải khuyến khích người lao động nỗ lực làm việc, trau dồi kiến thức, phát huy sáng kiến, đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp .Mặt khác nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát của Nhà Nước trong lĩnh vực lao động và tiền lương ; tăng tính cạnh tranh của tiền lương giữa các khu vực, các vùng lãnh thổ, các ngành, nghề trong nước, thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường lao động trong khu vực và thế giới . II. Các giải pháp:  Một là, hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng thị trường. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung- cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội giai đoạn 2008- 2012 đi đôi với kiểm soát lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương.  Hai là, cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường. Các khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng giá trị sức lao động. Đó là những nguồn thu nhập để nuôi sống người lao động và gia đình họ, từ đó mới tạo động lực khuyến khích họ làm việc có hiệu quả. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị trường sức lao động. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 13 Họ tên: Vũ Hải Yến  Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Ba là, tăng cường phối hợp cơ chế 3 bên trong ban hành chính sách tiền lương, hình thành cơ chế thỏa thuận tiền lương. Tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường sức lao động. Cải thiện các điều kiện liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động như các thông lệ và luật pháp quốc tế, môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức công đoàn) và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) trong cơ chế 3 bên. Sự tham gia của các đối tác xã hội khác như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội…  Bốn là, cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động.  Năm là, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển lành mạnh. Đẩy mạnh hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan bảo vệ luật pháp, thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, thanh tra và xét xử nghiêm minh, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tê – xã hội.  Sáu là, tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường này. Xử lý tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.  Bảy là, tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ trong các thành phần Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 14 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 kinh tế. KẾT LUẬN Để tiền lương thực hiện hai chức năng cơ bản, đảm bảo cuộc sống cho người lao động và tạo động lực cho người lao động là rất khó, song không có nghĩa là không thực hiện được. Hiểu được bản chất tiền lương có lẽ là cách tiếp cận những giải pháp nhanh chóng và đúng hơn cả. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây chỉ mang tính lý thuyết và khái quát theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi, còn áp dụng vào thực tiễn là cả một vấn đề. Nhưng có một cái nhìn bao quát thì dễ đi vào các vấn đề chi tiết, cụ thể. Đó có lẽ là một hướng nghiên cứu mới mang tính thực tiễn, khó khăn hơn nhưng lại rất thú vị . Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 15 Họ tên: Vũ Hải Yến Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 Danh mục tài liệu tham khảo: 1. C.Mác và F.Angghen tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, H1980. 2. C.Mác và F.Angghen toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, H1993. 3. Nguyễn Tiệp, Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp và cơ chế thỏa thuận về tiền lương, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344/01-2007. 4. GS., TS. Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, NXB Chính trị quốc gia, H2006. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị VI, Ban Chấp hành Trung ương Khóa X, NXB Chính trị quốc gia, H2008. 6. Tạp chí lao động xã hội. 7. Tạp chí lao động và công đoàn. 8. Tạp chí thị trường lao động. 9. Tạp chí kinh tế và phát triển. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam 16 Họ tên: Vũ Hải Yến Vấn đề tiền lương ở Việt Nam Lớp: Anh 3- khối 1 QTKD K49 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan