Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thuyết trình giới thiệu về cây kê và quá trình sau thu hoạch...

Tài liệu Bài thuyết trình giới thiệu về cây kê và quá trình sau thu hoạch

.PDF
57
39
140

Mô tả:

Trường Đại học Đà Lạt Khoa Sinh học Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm GVHD :Nguyễn Thị Thanh Tịnh Nhóm 6 + 7 Lớp CSK36 Danh sách thành viên nhóm 6:  Tạ Thiên Anh 1211872  Bùi Trọng Đại 1211581  Nguyễn Xuân Tiến 1211595  Nguyễn Ngọc Thiện 1210416  Ha Thọ 1210414 Nội Dung Giới thiệu về cây kê  Các loại kê hiện nay Lợi ích kê đem lại cho con người và các sản phẩm từ kê Giới thiệu về cây kê Kê là 1 loại ngũ cốc thuộc họ cỏ (Graminae). Là một cây lương thực tương tự như lúa, ngô… Nhưng do dinh dưỡng trong hạt kê thấp hơn, kê khó tiêu hóa hơn gạo và có năng suất thấp hơn nên hạt gạo dần thay thế hạt kê trong lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên trong các điều kiện cây lúa không thể phát triển thì kê lại là một lựa chọn tối ưu nhất vì kê có thể tăng trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, là 1 loại lương thực luôn có mặt để giải quyết nạn đói, các vấn đề thiếu lương thực. Kê là một loại lương thực thiết yếu, không thể thay thế được ở những nơi mà ở đó lúa không thể sinh trưởng. Kê là thực phẩm chủ lực của những vùng khô hạn, cằn cỗi trên thế giới . Giá trị của cây kê  Kê ( Millet) là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.  Kê chứa 15% giá trị protein, một lượng cao chất xơ, vitamin B-phức tạp bao gồm niacin, Thiamin, và riboflavin, các axit amin thiết yếu methionine lecithin…và một số vitamin E. Kê rất giàu khoáng chất sắt, magie.  Y học Trung Quốc cho rằng, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày).  Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Các loại kê hiện nay  Kê ngọc trai (Pennisetum glaucum)  Kê Proso (Panicum miliaceum)  Kê banyard Nhật Bản (Echinochloa frumentacea)  Kê ngón tay (Eleusine coracona)  Kê đuôi chồn (Setaria italica)  Kê Kodo (Paspalum scorbiculatum)  Kê Little (Panicum sumatrense) Kê ngọc trai (Pennisetum glaucum)  Kê ngọc trai (Pennisetum glaucum) là cây lương thực ngắn ngày phát triển tương tự như lúa miến, nhưng mọc và phát trển rộng rãi hơn cả lúa miến.  Đặc điểm khiến nó trở thành cây lương thực thiết yếu ở một số vùng là vì khả năng chịu hạn hán rất tốt, chịu hạn tốt hơn lúa miến, không một loại cây trồng ngũ cốc nào có thể phát triển tại các vùng khô nóng tốt hơn nó. Là một cây lương thực tối ưu có thể trồng trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng.  Là loại lương thực quan trọng không thể thay thế ở các vùng khô hạn  Các sản phẩm được làm từ kê ngọc như: bánh không men, cháo đặc… Kê Proso (kê thường)  Kê Proso (Panicum miliaceum) là loại cỏ hằng năm, sống hầu hết ở các vùng ôn đới trên thế giới, chúng sống phù hợp với khí hậu khô và phát triển mạnh hơn các loại kê khác.  Loại kê này có thể sống với lượng nước thấp nhất so với các loại ngũ cốc khác, nó có thể chịu được khí hậu nắng nóng với nhiệt độ cao, sống trong điều kiện mùa mưa ngắn hoặc đất quá nghèo dinh dưỡng. Kê Banyard Nhật Bản (Echinochloa frumentacea)  Kê banyard nhật bản (Echinochloa frumentacea) là giống kê có thể sống ở những vùng đất có độ mặn cao. Được trồng thay thế các loại cây lương thực khác (lúa,ngô…) ở những nơi đất bị nhiễm mặn.  Phát triển khá nhanh, chỉ mất sáu tuần để cây trưởng thành. Là loại kê được sử dụng làm nguồn thay thế thức ăn cho gia súc, gia cầm… Kê ngón tay (Eleusine coracona) Kê ngón tay (Eleusine coracona) là thực phẩm chủ lực quan trọng ở Đông Phi, Trung Phi và ở Ấn Độ. Kê ngón tay ở Ấn Độ được gọi là Ragi. Là giống cỏ mọc hàng năm, chiều cao trung bình nhỏ hơn 1.0 m, nhưng có những cây có thể đạt đến chiều cao 1.6 m. Kê ngón tay tăng trưởng ở nơi có lượng mưa cao ( 600-1200 mm ) và cho năng suất tốt hơn đối với đất axít. Thời gian phát triển trong vòng từ 100 đến 130 ngày. Kê đuôi chồn (Setaria italica) Kê đuôi chồn (Setaria italica) là giống cỏ hàng năm. Nó là loại cây trồng khá quan trọng ở Trung Quốc. Kê đuôi chồn là một trong những loại lương thực chính, sinh trưởng ở Bắc Trung Quốc, nơi có các loại mùa màng quan trọng khác là lúa mì và bắp. Kê đuôi chồn là giống kê phù hợp với khí hậu vùng ôn đới mặc dù nó xuất hiện ở vùng nhiệt đới. Thời gian trưởng thành từ 70 đến 120 ngày. Kê Kodo (Paspalum scorbiculatum) Kê Kodo (Paspalum scorbiculatum) là cỏ dại nhiệt đới phổ biến và phát triển ở Ấn Độ. Kê Kodo phát triển muộn hơn so với các loại kê khác. Kê Kodo được đánh giá là có thể gây độc sau những cơn mưa, có lẽ là do bị nhiễm nấm, nhưng nếu hạt được làm sạch thì sẽ không gây ra vấn đề gì về sức khoẻ con người. Kê Little (Panicum sumatrense) Có hai giống kê Little( Panicum miliare ), cụ thể đó là Nana và Robusta. Cây của loài Nana đạt chiều cao từ 60 đến 170 cm. Cây của loài Robusta đạt từ 120 đến 190 cm. Kê Little chịu lạnh khá tốt, chúng mọc khắp Ấn Độ và có thể sống ở độ cao lên đến 2100m. Kê Little đã được nông nghiệp chăn nuôi chú ý đến với ưu điểm là nó có thể phát triển mạnh với phổ điều kiện môi trường rộng.Thời gian kê Little phát triển khoảng từ 2.5 đến 5 tháng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan