Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thcs module 18, 19, 20, 22...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thcs module 18, 19, 20, 22

.DOC
15
2420
77

Mô tả:

Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Phòng GD&ĐT TX Bắc Kạn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Bắc Kạn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bắc Kạn, ngày 22 tháng 4 năm 2014 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ND3 NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên: Nông Hồng Phú Ngày, tháng, năm sinh: Tổ công tác: Toán Lý Trường THCS Bắc Kạn, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Nhiệm vụ được phân công năm học 2013-2014: Giảng dạy Toán 7H, Tin học 6C, 6D, 6E, 6H A. CÁC MODULE ĐĂNG KÝ: Căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Kế hoạch của Trường THCS Bắc Kạn, của Tổ Toán Lý và căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, tôi lựa chọn 4 môđun sau thuộc khối kiến thức tự chọn của cấp THCS để bồi dưỡng trong năm học là: Module THCS 18, Module THCS 19, Module THCS 20, Module THCS 22. 1.1. MODULE THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau: *Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. *PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đuợc dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy *Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực: -Dạy học thông qua tố chức các hoạt động học tập của HS. 1 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 -Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. -Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. -Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. *Các phương pháp day học tích cực gồm: -Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp: -Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề -Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ -Phương pháp dạy học trực quan -Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành -Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy: -Phương pháp dạy học trò chơi Nội dung trong mỗi phương pháp gồm các phần: Khái niệm, bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp. 1.2. MODULE THCS 19: Dạy học với công nghệ thông tin Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau: *Khái niệm CNTT: Ở Việt Nam, trong Nghị quyết 49/CP kí ngày 04/0/1993 về phát triển CNTT cửa Chính phủ Việt Nam, CNTT đuợc định nghĩa như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viên thông - nhằm tổ chúc khai thác và sử dụng cỏ hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vục hoạt động của con người và xã hội. CNTT đuợc phát triển trên nền tảng phát triển cửa các công nghệ Điện tủ - Tin học- Viễn thông và tự động hoá". *Nguyên tắc: - Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thúc của bài học. - Việc ứng dụng CNTT trong mãi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm mục đích gì, giải quyết ván đề gì, nội dung gì trong bài học. - Đảm bảo cho tất cả HS trong lớp cùng cỏ cơ hội đuợc tiếp cận với CNTT trong quá trình học. - Đảm bảo kết hợp giữa úng dụng CNTT với các PPDH, đặc biệt chu ý kết hợp với các PPDH tích 2 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 cực. *Khả năng ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học: - Ứng dung CNTT trong tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho dạy học. - Ứng dụng CNTT trong soạn giáo án, thiết kế bài giảng - Ứng dụng CNTT trong quản lí lớp học - Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá. *Soạn giáo án bằng MICROSOFT OFFICE WORD -Tạo lập, quản lí các file giáo án soạn thảo trong Microsoft Office Word gồm: -Trình bày giáo án trên Microsoft office Word -Thêm bảng biểu và các đối tượng đồ hoạ vào giáo án *Xử lý dữ liệu bằng MICROSOFT OFFICE EXCEL -Tạo lập, quản lí các tệp dữ liệu trong Microsoft Office Excel -Nhập và trình bày dữ liệu trong Microsoft office Excel -Các kiếu địa chỉ trong Microsoft office Excel: Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ hỗn hợp (biểu thị dưới dạng $CỘTDÒNG hoặc CỘT$DÒNG) - Hàm (Function) và cách sừ dụng: Khái niệm hàm, Các hàm thường dùng trong Excet -Vẽ biểu đồ trong Microsoft office Excel Biểu đồ là một dạng biểu diễn sổ liệu trong Excel. Thông qua biểu đồ, GV không chỉ biểu dìến sổ liệu một cách sinh động mà còn biểu dìến được múc độ tương quan giữa các chuỗi số liệu, từ đó rút ra đuợc những nhận xét, đánh giá chính xác. *Thiết kế trình diễn bài giảng bằng MICROSOFT OFFICE POWERPOINT -Tạo lập, quản lí các tệp trình chiếu bài giảng được thiết kế trong Microsoft office PowerPoint - Soạn thảo nội dung trình chiếu bài giảng trong Microsoft Office PowerPoint - Tạo các hiệu ứng khi trình diễn *Khai thác thông tin trên INTERNET -Tìm hiểu và sử dụng trình duyệt web - Sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin trên mạng Internet: 1.3. MODULE THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học 3 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau: *TBDH gồm 2 nhóm: TBDH truyền thống (bảng, tranh vẽ, mô hình, vật thật, bản đồ...) và TBDH hiện đại (overhead, projector, đầu đĩa CD, VCD, máy tính...) *Các hoạt động nghiên cứu: -Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn học. -Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học. -Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học. -Tự làm một số đồ dùng dạy học theo môn học. *Cơ sở vật chất sư phạm/ cơ sở vật chất trường học - Cơ sở vật chất (CSVC) sư phạm là tất cả các phuơng tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. - Hệ thổng csvc trường học được mô tả bởi sơ đồ sau; 4 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 *Thiết bị dạy học (Teaching Equipment) Có nhiều tên goi nhưng đều phản ánh các dấu hiệu bản chất chung nhất của TBDH. *Tống quan vê hệ thống thiết bị dạy học ở trường THCS gồm các vấn đề: Hệ thống thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, Phân loại, đặc điềm, hình thức sừ dụng các loại hình thiết bị dạy học. TBDH gồm 2 nhóm: TBDH truyền thống (bảng, tranh vẽ, mô hình, vật thật, bản đồ...) và TBDH hiện đại (overhead, projector, đầu đĩa CD, VCD, máy tính...) *Bản chất của thiết bị dạy học là: - TBDH phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh quá trình dạy và học. - TBDH chứa đựng trong nó di sản vật chất và phi vật chất của thế hệ truớc. - TBDH chứa đựng thông tin về các đối tượng nhận thức. - TBDH là biểu trưng văn hoá của một nền giáo dục. - TBDH là phương tiện tái hiện kiến thúc và PP nghiên cứu của các nhà khoa học. - TBDH là phương tiện rút ngắn quá trình nhận thức và tạo niềm tin khoa học. - TBDH hàm chứa nội dung và PPDH. *Các chức năng của thiết bị dạy học. -Chức năng cơ bàn và quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thông tin. -Thiết bị dạy học có chức năng phản ánh. -Thiết bị dạy học có chức năng giáo dục. -Thiết bị dạy học có chức năng phục vụ *Vị trí và mối quan hệ của thiết bị dạy học với các thành tố của quá trình dạy học *Vai trò cùa thiết bị dạy học trong quá trình dạy học *Yêu cầu khách quan của việc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại *Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở *Một số loại hình thiết bị dạy học ờ trường trung học cơ sở -Một số thiết bị dạy học dùng chung 5 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 -Một số thiết bị dạy học bộ môn -Đảm bảo an toàn khi sử dụng TBDH - Các nguyên tắc sử dụng TBDH - Tự làm TBDH - Ứng dụng CNTT trong tự làm đồ dùng dạy học. 1.4. MODULE THCS 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học. Trong mô đun nghiên cứu những vấn đề sau: *Vai trò của phần mềm dạy học: *Một số cách phân loại phần mềm day học:Căn cứ vào mã nguồn, căn cứ vào tính kinh tế, căn cứ vào nội dung, căn cứ vào chúc năng của phần mềm *Đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm dạy học: -Đánh giá và lựa chọn phần mềm. - Đánh giá giờ giảng có ứng dụng CNTT. - Những yêu cầu về kĩ năng CNTT đối với giáo viên. *Sử dụng phần mềm day học chung: - Sử dụng phần mềm Lecture Makler thiết kế bài giảng - Sử dụng phần mềm Concept Draw Mind Map thiết kế bản đồ tư duy. *Sử dụng phần mềm dạy học theo môn học - Môn KHTN: Toán, lý, hóa, Sinh,... như vẽ hình, chèn công thức toán, đồ thị,... - Môn KHXH: Văn , Sử,.... minh họa bài văn, thơ, trận chiến,... B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỪNG MODULE 1.1. MODULE THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực *Quá trình thực hiện: -Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 6/2013, 7/2013 và 8/2013 (theo kế hoạch cá nhân) 6 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 * Kết quả: (Vận dụng thực tế và kết quả minh chứng) Sau khi nghiên cứ kĩ module này, tôi nhận thấy rằng: PPGD PT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ nãng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. - Định hướng đổi mới PPDH “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập" - Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là giúp HS hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ nãng vận dụng vào thực tiễn, hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo. DH tạo nên các trạng thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là PPDH tích cực. Từ định hướng đổi mới PPDH, bản thân tôi lập kế hoạch BDTX trong đó tôi chú trọng áp dụng vào dạy học để phù hợp với bộ môn mình giảng dạy đó là: - Phương pháp gợi mở- vấn đáp: Vì đây là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn HS tư duy từng bước để tự tìm ra kiến thức mới. đây là phương pháp phù hợp với năng lực của học sinh trong vùng miên. giáo viên dễ xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học. Xác định các đơn vị kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS. Qua đó dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi , trình tự của các câu hỏi. Dự kiến nội dung các câu trả lời của HS, các câu nhận xét hoặc trả lời của GV đối với HS. Từ đó giáo viên dự kiến những câu hỏi phụ để tuỳ tình hình từng đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý, dẫn dắt HS. Từ đó tôi nhận thấy đây là phương pháp để kích thích tư duy độc lập của HS, dạy HS cách tự suy nghĩ đúng đắn. Lôi cuốn HS tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt Tạo môi trường để HS giúp đỡ nhau trong học tập. Duy trì sự chú ý của HS; giúp kiểm soát hành vi của HS và quản lí lớp học. 7 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Tuy nhiên phương pháp này còn có những điểm hạn chế nhất định vì vây là giáo viên cần chú trọng trong việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi tránh cho hệ hống kiến thức tản mạn ,vụn vặt - Dạy học giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp dạy học phổ biến nhất vì DHGQVĐ có thể áp dụng trong nhiều hình thức, PPDH khác nhau: Thuyết trình GQVĐ, Đàm thoại GQVĐ, Thảo luận nhóm GQVĐ, Thực nghiệm GQVĐ, Nghiên cứu GQVĐ…. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. do vậy DHGQVĐ nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Năng lực hợp tác được xem là một trong những nàng lực quan trọng cửa con người trong xã hội hiện nay. chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên toàn thế giới. Dạy học hợp tác trong nhỏm nhỏ chính là sự phản ánh xu thế đó ở đây “HS đuợc phân chia thành tùng nhỏm nhố riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tìêu duy nhất, đuợc thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt cửa tùng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chúc lại, lìên kết hữu cơ với nhau nhằm thục hiện một mục tìêu chung ". Phương pháp thảo luận nhỏm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chú động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em cỏ thể chia se kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đê có lìên quan đến nội dung bài học; cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như : nếu giáo viên chia nhóm về học lực không đều, không bao quát được lớp, thì hoạt động hợp tác trong nhóm này trở thành hoạt động chỉ ít cá nhân trong nhóm thực hiện vì vậy tôi rất chú trọng trong việc giao cho các em các hoạt động hợp tác trong nhóm này tôi chú trọng: +Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này. +Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá. 8 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 + Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu lý hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm). Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp. - Phương pháp luyện tập và thực hành: Đây là phương pháp bất kỳ giáp viên bộ môn nào giảng dạy các môn khoa học tự nhiên cũng cần phả chú ý vì nó là đặc trưng của bô môn. Trong khi luyện tập cần chú ý : giáo viên không nên gây áp lực quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn. Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS. Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập. Ngoài các phương pháp trên tôi cũng để ý tới các phương pháp trực quan , phương pháp tro chơi trong học tập .... Kĩ thuật dạy học: Để có thể áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực trên thì việc nắm giữ các kĩ thuật dạy học tích cực là một vấn đề then chốt trong đổi mới PPDH yêu cầu người giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng trình độ năng lực sư phạm, năng lực chính trị... đòi hỏi người giáo viên, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng DH và các điều kiện DH cụ thể của trường, địa phương. Một lưu ý đó là áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích cực. Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy. Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở thực tế trong hoạt động ĐMPPDH. Căn cứ vào nhiê m ê vụ được giao, tôi đã vâ nê dụng nô êi dung vào quá trình dạy học đó là sử dụng phương pháp dạy học tích cực, gợi mở - vấn đáp, phát hiê nê và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm nhỏ, dạy học bằng phương pháp trực quan, các kĩ thuâ êt dạy học, kết hợp các phương pháp truyền thống một cách hợp lý,.... vào bô ê môn toán 7, và tin học 6 được phân công giảng dạy. trong các giờ dạy thường ngày, cũng như các giờ dạy thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi,.... 9 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Phương pháp dạy học tích cực là một trong những nội dung cần thiết và mang tính thời đại mà mỗi người giáo viên cần phải quan tâm và thực hiện thật tốt mang lại kết quả cao trong sự nghiệp giảng dạy của mình. . *Tự đánh giá: + Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX: 3 điểm + Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 3 điểm 1.2. MODULE THCS 19: Dạy học với công nghệ thông tin *Quá trình thực hiện: -Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 7/2013, 8/2013 và 10/2013 (theo kế hoạch cá nhân) * Kết quả: (Vận dụng thực tế và kết quả minh chứng) Sau khi nghiên cứ kĩ module này, tôi nhận thấy rằng: Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các 10 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học luôn phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với mục tiêu và nội dụng bài dạy, đảm bảo cơ hội học tập cho mọi HS, phù hợp với PPDH. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, PGD là một giáo viên tôi cảm thấy mình cần: Nâng cao trình độ Tin học, Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT. Trong công việc tôi thường xuyên sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản, giáo án,.. xử lý dữ liệu số bằng Excel (tính điểm, quản lý HS, vẽ biểu đồ,..), tất cả các bài thao giảng, thi GVDG đều được trình bày bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint, 100% bài giảng môn tin học đều sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint, mọi thông tin, kiến thức xây dựng giáo án, bài giảng trình chiếu và các công việc khác đều có khai thác thông tin từ Internet. Tuy nhiên bản thân cũng xác định ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của học sinh thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng. *Tự đánh giá: + Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX: 4,5 điểm + Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 4 điểm 1.3. MODULE THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học *Quá trình thực hiện: -Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 11/2013, 12/2013 và 3/2014 (theo kế hoạch cá nhân) * Kết quả: (Vận dụng thực tế và kết quả minh chứng) Sau khi nghiên cứ kĩ module này, tôi nhận thấy rằng: TBDH gồm 2 nhóm: TBDH truyền thống (bảng, tranh vẽ, mô hình, vật thật, bản đồ...) và TBDH hiện đại (overhead, projector, đầu đĩa CD, VCD, máy tính...) 11 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Bản chất của thiết bị dạy học là: - TBDH phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh quá trình dạy và học. - TBDH chứa đựng trong nỏ di sản vật chất và phi vật chất của thế hệ trước. - TBDH chứa đựng thông tin về các đối tượng nhận thức. - TBDH là biểu trưng văn hoá của một nền giáo dục. - TBDH là phương tiện tái hiện kiến thúc và PP nghiên cứu của các nhà khoa học. - TBDH là phương tiện rút ngắn quá trình nhận thức và tạo niềm tin khoa học. - TBDH hàm chứa nội dung và PPDH. Các chức năng của thiết bị day học. -Chức năng cơ bàn và quan trọng nhất của thiết bị dạy học là chức năng thông tin. -Thiết bị dạy học có chức năng phản ánh. -Thiết bị dạy học có chức năng giáo dục. -Thiết bị dạy học có chức năng phục vụ Cùng với cơ sở vật chất trường, lớp học thì TBDH đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhất là việc sử dụng TBDH sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành. Có được các TBDH thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. - Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy,làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy và hình thức học.Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo,dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rông rãi. - Người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học. - Người giáo viên phải xác định được đối tượng học sinh mà mình giảng dạy là ai ? Cần phải dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng này ? Người giáo viên phải biết sử dụng thiết bị dạy học để làm cho tiết dạy trở nên sinh động,dể hiểu.lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh 12 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 nhớ kiến thức lâu và sâu hơn.. Từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và kích thích làm cho học sinh say mê và yêu thích học . Để thực hiện có hiệu quả thì : - Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả. - Ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện. Cần tránh việc chuyển từ đọc- chép sang nhìn – chép. - Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành.Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý. Trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn chú ý vận dụng những kiến thức về việc sử dụng hợp lý các TBDH, kết hợp TBDH truyền thống (thước, bảng phụ, mô hình, vật mẫu, ...) với TBDH hiện đại (máy tính, máy chiếu, ...). Tất cả các giờ dạy đều có đầy đủ đồ dùng dạy học cơ bản như thước thẳng, e ke, thước đo góc, compa,...; đối với các giờ thực hành, thí nghiệm, đều có đủ đồ dùng cho các nhóm học sinh, các giờ dạy thao giảng, hoặc dạy môn tin học luôn có sử dụng máy chiếu, máy tính đảm bảo các HS quan sát rõ, mỗi máy tính có từ 1 đến 2 HS thực hành. Ngoài ra tôi tham gia tích cực vào các nhóm tự làm đồ dùng dạy học tham dự thi cấp Trường, cấp Thị xã, cấp Tỉnh (đạt giải). *Tự đánh giá: + Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX: 4 điểm + Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 4 điểm 13 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 1.4. MODULE THCS 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học. *Quá trình thực hiện: -Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 1/2014, 2/2014, 3/2014 và 4/2014 (theo kế hoạch cá nhân) * Kết quả: (Vận dụng thực tế và kết quả minh chứng) Sau khi nghiên cứ kĩ module này, tôi nhận thấy rằng: Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, bên cạnh đó là giá thành của các thiết bị, máy móc giảm đáng kể, giáo viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều phần mềm dạy học. Có thể kể đến một số các phần mềm thông dụng mà giáo viên bộ môn nào cũng có thể sử dụng trong quá trình soạn thảo nội dung dạy học của mình. Thời gian gần đây, việc thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính đang là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên. Có rất nhiều phần mềm máy tính hỗ trợ thiết kế chuyên nghiệp như Articulate, Violet, Director, Flash... Tuy nhiên, đa số giáo viên thích dùng PowerPoint hơn vì dễ sử dụng và có sẵn trong bộ phần mềm Microsoft Office. Với PowerPoint, giáo viên có thể sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation) cùng các thành phần multimedia như hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết (hyperlink), video nhúng trực tiếp vào PowerPoint… Hiện nay, giáo viên đã rất quen với việc soạn thảo bài trình chiếu bằng Powerpoint. Từ tập tin Powerpoint đã có, để tạo hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning theo cuộc thi do Bộ GD&ĐT phát động, chỉ cần cài đặt bổ sung phần mềm Adobe Presenter và thực hiện thêm một số thao tác đơn giản Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có câu hỏi tương tác, khảo sát, mô phỏng ... Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế như SCORM 2004 - Đây là phần mềm tạo bài giảng điện tử, trực quan, thân thiện và dễ dùng. Phần mềm có các chức năng tương tự phần mềm PowerPoint và có một số điểm mạnh hơn như cho phép đưa vào file Flash, PDF, PowerPoint, website, ..., xuất ra nhiều định dạng EXE, SCORM, web, tạo trắc nghiệm,... Với nhận thức như vậy, bản thân tôi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn sử dụng các phần mềm của Phòng GD&ĐT như: bộ phần mềm Microsoft Office 2007, trình chiếu bằng Powerpoint, thiết kế bài giảng Eleaning bằng Adobe Presenter, Lecture Makler; trong quá trình giảng dạy tôi đã ứng dụng tốt các phần mềm vào soạn thảo bài giảng trình chiếu, tham gia nhóm thiết kế bài giảng Eleaning dự thi cấp thị xã, cấp tỉnh. 14 Báo cáo BDTX nội dung 3 năm học 2013-2014 Bên cạnh các phần mềm dạy học chung, do đặc thù của từng môn giảng dạy Toán, tôi đã ứng dụng một số các phần mềm phục vụ cho môn toán, tin học như: Phần mềm Sketpad 4.07, Phần mềm Công thức Toán Math Type 6.0, vẽ đồ thị hàm số, Solar System 3D Simulator, Geogebra , Paint.. để soạn thảo và ứng dụng trong bài giảng. *Tự đánh giá: + Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX: 4 điểm + Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục: 4,5 điểm Bắc Kạn, ngày 22/4/2014 Giáo viên (Kí, ghi rõ họ tên) Nông Hồng Phú 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan