Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài giảng nghi quyet đh xi

.DOC
9
260
93

Mô tả:

BÀI GIẢNG NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG KHOÁ XI (NHIỆM KỲ 2011 - 2016) Chuyên đề I: Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) A. Đặt vấn đề * Khái niệm về Cương lĩnh chính trị - Cương lĩnh chính trị là văn kiện cơ bản, chỉ rõ mục tiêu, đường lối, phương pháp CM trong một giai đoạn lịch sử nhất định của một chính Đảng hoặc một tổ chức chính trị. - Lênin viết: "Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà Đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà Đảng định hướng". * Lịch sử xây dựng và bổ sung Cương lĩnh: cho đến nay, ĐCSVN có 3 bộ Cương lĩnh: I. Cương lĩnh 2/1930: - Ngay trong hội nghị thành lập Đảng tổ chức 2/1930 tại Hương Cảng, ĐCSVN đã thông qua bộ Cương lĩnh đầu tiên (Cương lĩnh 1930) bao gồm các tài liệu: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. - 10/1930, Cương lĩnh đầu tiên được bổ sung thêm tài liệu: "Luận cương CMTS dân quyền" do Trần Phú soạn thảo. - Cương lĩnh 1930 - ĐCSVN tuyên bố: sẽ làm CMTS dân quyền và CM ruộng đất (diễn đạt cụ thể là: TS dân quyền CM và thổ địa CM). + Phổ biến khẩu hiệu: "VN tự do"; định hướng và xây dựng một xã hội tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục, đánh đổ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, xây dựng chính phủ công-nông-binh; thành lập quân đội của giai cấp công nhân và nông dân; tịch thu sản nghiệp của TB thực dân Pháp, lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo ... + Chính cương vắn tắt ghi rõ lực lượng TB người Việt không thuộc phe đế quốc. + Chương trình tóm tắt tuyên bố: ĐCSVN sẽ lôi kéo TTS, trí thức, trung nông, tư sản và tư sản bậc trung về phe mình. CM Việt Nam là một bộ phận của CM thế giới. II. Cương lĩnh 1991 (Qua 60 năm thực hiện cương lĩnh 1930) - Năm 1991, tại Đại hội VII của Đảng, ĐCSVN thông qua Cương lĩnh thứ 2 của mình, gọi là: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (gọi tắt là cương lĩnh 1991: cương lĩnh 1991 đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện cương lĩnh 1930, từ đó tuyên bố ĐCSVN sẽ: 1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. 2. Xác định "Sự nghiệp CM là của ND, vì ND" 3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết 4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. 1 5. Xác định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CM VN. - Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này khẳng định sẽ lãnh đạo VN quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, xây dựng một XHCN có 8 đặc trưng: 1. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Do nhân dân làm chủ. 3. Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ SX của LLSX. 4. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện. 6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 7. Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. 8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. * Cương lĩnh 1991 và các văn kiện bổ sung sau này đề ra 8 phương hướng cơ bản: 1. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 2. Đẩy mạnh CNH, HĐH. 3. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của XH. 4. Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. 5. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 6. Xây dựng đảng TS VM. 7. Bảo đảm vững chắc QP và AN quốc gia. 8. "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" -> PT': hiện naykhông còn hội nhập riêng mình kinh tế quốc tế mà là hội nhập kinh tế toàn diện. III. Cương lĩnh 2011: tên gọi: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (bổ sung, phát triển năm 2011). * ĐVĐ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCSVN diễn ra từ ngày 12 đến ngày 19/01/2011 tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 1.377 đại biểu, đại diện cho >3,6 triệu đảng viên trong cả nước. - Sau 8 ngày làm việc, ĐH đã thành công tốt đẹp. - Chương trình nghị sự của ĐH đã thực hiện các nội dung sau: + Thông qua "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). + Quyết định chiến lược phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015). 2 + Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH TW Đảng khoá X. + Bổ sung, sửa đổi ĐLĐ. + Bầu BCH TW Đảng khoá XI (ĐH đã bầu ra 200 ủy viên BCH TW Đảng khoá XI. Trong đó có 175 uỷ viên BCH chính thức và 25 uỷ viên dự quyết BCH TW). Tại phiên họp thứ nhất của BCH TW Đảng khoá XI đã bầu ra: 14 đồng chí vào Bộ Chính trị. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư BCH TW Đảng CSVN khoá XI; Bộ Chính trị đã cử ..... đ/c vào ban bí thư TW Đảng và bầu 21 đ/c vào UBKT TW Đảng Đ/c Ngô Văn Dụ được bầu làm CN UBKT TW Đảng khoá XI. B. Một số vấn đề chung: I. Sự cần thiết phải tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991. - Từ khi Cương lĩnh 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giới và trong nước đã có những biến đổi to lớn (sự kiện Liên Xô và các nước trong hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ; VN bước vào giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới; tình hình thế giới có nhiều biến đổi khó lường...). - Nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra được nhận thức và giải quyết qua các nhiệm kỳ ĐH Đảng, qua các cuộc, qua các cuộc tổng kết lý luận - thực tiễn. - Nghị quyết ĐH X của Đảng đã khẳng định: "Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy giá trị thặng dư và vai trò chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ xây dựng CNXH (năm 1991), đồng thời, càng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau ĐH X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, TT cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta lên CNXH". II. Về mục đích, yêu cầu; TT chỉ đạo việc tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991. 1. Mục đích, yêu cầu: 3 vấn đề - Tổng kết, đánh giá quá trình nhận thức, cụ thể hoá, bổ sung, phát triển và tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh 1991 qua các nhiệm kỳ ĐH Đảng. - Kiến nghị các vấn đề cần bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991. - Cung cấp những căn cứ cần thiết, góp phần thiết thực vào việc xây dựng BCCT ĐH XI và chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020. 2. Tư tưởng chỉ đạo (tập trung vào 8 vấn đề). Cương lĩnh phải nêu lên được những quan điểm cơ bản về đường lối chung xây dựng CNXH ở nước ta; phác họa cơ bản về mô hình XHCN mà chúng ta cần xây dựng. - Chỉ ra mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ; đưa ra những quan điểm, đường lối và các định hướng lớn về phát triển để thực hiện mục tiêu đó. - Nêu mục tiêu phấn đấu cho chặng đường tới. - Phải có tầm khái quát cao, không đi vào những nội dung quá chi tiết và những chính sách cụ thể. - Bám sát tư tưởng chỉ đạo của ĐH X, các nghị quyết của TW, của bộ chính trị .. 3 - Mạnh dạn nêu những suy nghĩ mới có căn cứ và lắng nghe các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu, thảo luận ... - Phát huy tốt dân chủ để tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân. - Cần bám sát kết cấu và nội dung Cương lĩnh 1991, mặt khác phải luận giải một số vấn đề quan trọng, chưa có điều kiện làm rõ trong tổng kết 20 năm đổi mới. III. Về tên gọi và kết cấu của Cương lĩnh 1. Về tên gọi của Cương lĩnh: - Tên gọi của Cương lĩnh do ĐH Đảng toàn quốc khoá XI thông qua là: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011)" - Một số ý kiến đề nghị thêm 2 từ "Bảo vệ" sau từ "Xây dựng" vì lý do Hiến pháp nước CHXHCNVN xác định: Xây dựng và BVTQ là 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta. Tuy nhiên tại hội nghị TW 14 (khoá X) đã biểu quyết 59,49% nhất trí với tên gọi mới của Cương lĩnh 2011. - Không đưa từ "Bảo vệ" vào tên Cương lĩnh 2011 không phải Đảng và nhân dân ta mơ hồ, mất cảnh giác, chủ quan ... mà trong thực tế, lịch sử đã chứng minh việc bảo vệ tổ quốc chính là truyền thống dân tộc Việt Nam, đi sâu vào tiềm thức và hành động của mỗi con người Việt Nam. - ĐH đã thảo luận và biểu quyết: 71.73% nhất trí tán thành với tên gọi mới của Cương lĩnh 2011. * Tên gọi mới của Cương lĩnh 2011 thể hiện rõ 2 nội dung: + Kiên định con đường qúa độ lên CNXH. + "Bổ sung, phát triển năm 2011" để nói rõ Cương lĩnh năm 2011 được bổ sung, phát triển vào năm 2011. (Tương tự như việc sửa đổi Hiến pháp nước CHXHCN VN năm 2011). 2. Về kết cấu Cương lĩnh: cơ bản giữ nguyên như Cương lĩnh 1991-chỉ bổ sung, phát triển 3 điểm: - Bổ sung, phát triển mục II "Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, XH, QPAN, đối ngoại" thành "Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, XH, QP, AN, đối ngoại". Thay từ "Chính sách" bằng từ "Phát triển" và thêm từ "văn hoá". - Chuyển nội dung về "Giáo dục đào tạo", "Khoa học và công nghệ" ở phần kinh tế sang phần văn hoá. - Đánh số thứ tự lại trong mỗi phần của Cương lĩnh cho dễ theo dõi hơn. C. Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) (Xin trình bày một số điểm mới trong Cương lĩnh 2011) I. Về đánh giá quá trình CM VN - Kế thừa đánh giá của Cương lĩnh 1991, của các văn kiện ĐH thời kỳ đổi mới (1986-2006) - nhất là phần đánh giá của ĐH IX. 4 - Cương lĩnh 2011 đã đánh giá khái quát quá trình CM VN trong hơn 80 năm qua; vừa khẳng định những dấu mốc lịch sử quan trọng của CM VN dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa khơi dậy được lòng tự hào dân tộc, không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại hiện nay. - Cương lĩnh đánh giá tổng quát sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân, thái độ của Đảng: "Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng. Nguyên nhân ở đây là do giáo điều, chủ quan, duy ý trí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên" . II. Về bối cảnh quốc tế - Cương lĩnh 2011 kế thừa những nội dung còn giá trị trong Cương lĩnh 1991, những dự báo trong các văn kiện trước đây của ĐH Đảng và viết gọn hơn theo hướng không đi sâu vào những vấn đề không liên quan trực tiếp đến nước ta, nhất là những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau (như nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô (trước đây) và Đông Âu; cân nhắc, đánh giá đúng mức về CNTB. - Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp những khoá khăn, thách thức, nhưng có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. - Cương lĩnh 2011 đánh giá về bối cảnh quốc tế trên 6 nội dung: 1. Về đặc điểm, xu thế chung: (qua đánh giá tình hình đặc điểm thuận lợi và khó khăn của thế giới, Cương lĩnh viết: "Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là những nước đang và kém phát triển"). 2. Nhận định, đánh giá về CNXH (qua sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, Cương lĩnh nhận định: "Các nước theo con đường XHCN, phong trào cộng sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ CNXH"). 3. Nhận định đánh giá về CNTB: (Cương lĩnh 1991 viết: "Trước mắt, CNTB còn tiềm năng phát triển kinh tế"; Cương lĩnh 2011 viết lại: "Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công"; Cương lĩnh nhận định: "Khủng hoảng kinh tế, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra"). 4. Nhận định về các nước đang phát triển, kém phát triển. (Cương lĩnh trình bày sát tình hình thực tế: "Các nước phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc"). 5. Nhận định về những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh loài người. (Cương lĩnh 2011 bổ sung thêm 2 vấn đề mới là: "Chống khủng bố và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu"). 6. Nhận định về đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại. (Điểm mới nhất là nhận định "Về đặc điểm nổi bật, trong giai đoạn hiện nay của thời đại" là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc). III. Về mô hình, mục tiêu, phương hướng 5 - Đặc trưng bao trùm, tổng quát: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và "Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do ĐCS VN lãnh đạo". Hai đặc trưng này đã được ĐH X bổ sung, nhưng điểm mới lần này là chuyển từ "Dân chủ" lên trước từ "Công bằng". Bởi vì trên cơ sở lý luận và thực tiễn đều khẳng định: có dân chủ mới có công bằng, văn minh; đồng thời để nhấn mạnh bản chất của XH ta là XH dân chủ theo tư tưởng HCM. - Tiếp tục bổ sung, phát triển nội dung 1 số đặc trưng: + Đặc trưng con người: Cương lĩnh 2011 xác định: "Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện". Xác định như thế là chính xác, vì cương lĩnh nói tới mục tiêu đã xây dựng xong CNXH. IV. Về đặc trưng dân tộc: - Cương lĩnh 1991 xác định: "Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ". Đại hội X thêm từ "Tương trợ" sau "Đoàn kết". Cương lĩnh 2011 thay từ "Tương trợ" bằng từ "Tôn trọng" và thay từ "Tiến bộ" bằng "Phát triển". Vì vấn đề đặt ra là, các dân tộc tôn trọng nhau và không chỉ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mà còn giúp nhau cùng phát triển. - Kế thừa, bổ sung, phát triển của Đại hội X về đặc trưng "Do nhân dân làm chủ" (bỏ từ "Lao động" sau từ "Nhân dân"). Bởi vì XH này là XH của nhân dân và đặc trưng Cương lĩnh nói tới là mục tiêu đã xây dựng xong CNXH, nên lúc đó, không ai là người LĐ. - Về hợp tác quốc tế: Cương lĩnh 1991 xác định "Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới". Đến Cương lĩnh 2011 đã mở rộng thành: "Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới". V. Về đặc trưng kinh tế: - Cương lĩnh 1991 xác định: "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các TLSX chủ yếu". - Đại hội X thể hiện "mềm hơn" nhưng không mâu thuẫn với Cương lĩnh 1991: "Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX phát triển hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX". - Để khẳng định rõ mục tiêu khi đã xây dựng xong CNXH, Cương lĩnh 2011 viết tương tự như Cương lĩnh 1991. Viết như vậy để Đảng ta chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, kiên trì phấn đấu thực hiện từng bước trong suốt thời kỳ quá độ. VI. Về mục tiêu tổng quát, mục tiêu của chặng đường tới - Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta diễn ra trong thời gian rất dài, chưa xác định được mốc thời gian kết thúc. Vì thế Cương lĩnh chỉ nêu mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ và mục tiêu đến khoảng giữa thế kỷ 21. - Theo đó "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh". - So với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 có điều chỉnh 1 số từ: 6 + Dùng cụm từ "Nền tảng kinh tế" thay cho "Những cơ sở kinh tế". Viết như vậy để thể hiện rõ quá trình phát triển, vừa động viên toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu vì một xã hội tương lai tốt đẹp. - Về mục tiêu của chặng đường sắp tới, Cương lĩnh 2011 chỉ nêu mục tiêu đến giữa TK 21: "Toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN". VII. Về các phương hướng cơ bản (Về KT-XH; QP-AN; Nhà nước; MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội; xây dựng Đảng) - Cương lĩnh 1991 xác định 7 phương hướng, với nội dung có nhiều trùng lắp với những nội dung được đề cập ở mục III (những định hướng lớn về chính sách KT-XH, QPAN, đối ngoại). Để khắc phục sự trùng lắp, kế thừa cách diễn đạt ĐH X, Cương lĩnh 2011 nêu 8 phương hướng cơ bản sau: + Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. + Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Bốn là, bảo đảm vững chắc QP và AN quốc gia. + Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. + Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. + Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. + Tám là, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. - Để thực hiện đúng các phương hướng cơ bản trên, Cương lĩnh 2011 còn bổ sung một nội dung về việc nắm vững và giải quyết "Các mối quan hệ" như: + Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển. + Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. + Giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; + Giữa phát triển LLSX và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX; + Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ công bằng XH; + Giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; + Giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; + Giữa đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ... => Đây là kinh nghiệm của 20 năm qua và có giá trị chỉ đạo trong thập kỷ tới. VIII. Về định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN - Cương lĩnh 1991 chưa sử dụng thuật ngữ kinh tế thị trường. 7 - Kế thừa sự bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng VIII, IX, X, Cương lĩnh 2011 viết: "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối". IX. Về số lượng vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế - Cương lĩnh 2011 xác định 3 thành phần kinh tế chính là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; đồng thời khẳng định: "Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển...". - Phương thức: trong quá trình dự thảo, nhiều ý kiến cho rằng không nên xác định thành phần kinh tế nào là chủ đạo, là nền tảng ... Tại hội nghị TW 12 (Khoá X), Bộ chính trị nêu vấn đề: xác định vai trò, vị trí của kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể là vấn đề hệ trọng, liên quan đến đặc trưng XHCN, vấn đề này đã được thảo luận nhiều và được đa số ý kiến tán thành. - Cương lĩnh 2011 đã xác định: kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể có vai trò chủ đạo, nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. X. Về định hướng QP-AN - Cương lĩnh 2011 viết: "Mục tiêu, nhiệm vụ của QP, AN là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia; TT AT XH; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta". * PT': so với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 đã xác định đầy đủ hơn, chính xác hơn mục tiêu, nhiệm vụ QP-AN. Sự phát triển này được xác định ở văn kiện ĐH IX, Nghị quyết TW 8 (Khoá IX) và văn kiện ĐH X. - Cương lĩnh 1991 mới chỉ đề cập đến "Phát triển đường lối và nghệ thuật chiến tranh nhân dân", Cương lĩnh 2011 đã bổ sung thêm "Lý luận, khoa học an ninh". - Cương lĩnh 1991 mới đề cập đến sự kết hợp kinh tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong các kế hoạc phát triển KT-XH. Cương lĩnh 2011 xác định sự kết hợp này phải "Trong từng chiến lược, quy hoach, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH". - Cương lĩnh 1991 xác định "Từng bước xây dựng nền công nghiệp quốc phòng bảo đảm cho các lực lượng vũ trang, trong đó có CAND được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại". Cương lĩnh 2011 đã bổ sung phát triển thành "Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, AN bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại". * PT: Về phương hướng xây dựng QĐND và CAND, Cương lĩnh 1991 thể hiện chưa thật chính xác, còn trùng lắp. Cương lĩnh 2011 đã bổ sung, phát triển: "Xây dựng quân đội nhân dân và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu". - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với quân đội và công an, Cương lĩnh 1991 chưa đề cập đến vai trò quản lý Nhà nước. Vì thế Cương lĩnh 2011 viết "Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước dối với quân đội, CA và sự nghiệp quốc phòng- AN". XI. Định hướng đối ngoại 8 - Cương lĩnh 1991 mới chỉ xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại. - Kế thừa và phát triển của các ĐH nhất là ĐH X, Cương lĩnh 2011 đã khái quát "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, ví một nước VN XHCN giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". - Về hợp tác trong khu vực và quốc tế: Cương lĩnh 1991 mới chỉ ra sự hợp tác dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Trên thực tế, sự hợp tác cần phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc được quốc tế thừa nhận. Do đó Cương lĩnh 2011 viết: "Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị XH khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của hiến chương liên hợp quốc và luật pháp quốc tế". - Cương lĩnh 1991 mới chỉ ra phát triển quan hệ với các nước đông nam á nhằm góp phần xây dựng khu vực này thành khu vực hoà bình, hợp tác. Trên thực tế, mục tiêu lớn hơn của sự hợp tác là ổn định, phát triển và phồn vinh. Cương lĩnh 2011 viết: "Phấn đấu cùng ASIAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh". XII. Về Đảng CSVN - Kế thừa cách diễn đạt bản chất của Đảng CSVN ở ĐH X; Cương lĩnh 2011 viết: "Đảng CSVN là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc". - Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Cương lĩnh 2011 viết dựa trên cơ sở văn kiện ĐH IX của Đảng, bổ sung làm rõ khái niệm, nguồn gốc, nội dung, vị trí, vai trò của tư tưởng HCM đối với cách mạng nước ta. - Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh 2011 bổ sung, phát triển: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ"; "Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu". - Về lời hiệu triệu: Cương lĩnh 2011 đã thay một số từ cho chính xác và có sức hiệu triệu hơn: "Cương lĩnh của Đảng (1991= này) là ngọn cờ chiến đấu của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới (1991 không có những từ in đậm trước). Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh này, nước nhà nhất định trở thành một nước XHCN phồn vinh, hạnh phúc. Đảng kêu gọi tất cả đảng viên của Đảng (1991 = những người cộng sản), toàn thể đồng bào Việt Nam (1991 không có từ "Việt Nam") ở trong nước và nước ngoài mang hết tinh thần và nghị lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, vững bước đi tới tương lai (1991 không có từ in đậm trước). * Tóm lại: Cương lĩnh 2011 bổ sung, phát triển ở một số nội dung cơ bản trên. Để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của toàn bộ "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH - bổ sung, phát triển năm 2011" mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta còn tiếp tục phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận của Đảng ngày càng phong phú, khoa học, cụ thể và rõ ràng hơn nữa. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan