Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ bài giảng môn báo mạng điện tử...

Tài liệu bài giảng môn báo mạng điện tử

.PDF
34
3116
108

Mô tả:

bài giảng môn báo mạng điện tử
MỤC LỤC ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ..................................1 CHƯƠNG 1. BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.............7 1.1. Khái niệm ......................................................................................................7 1.2. Lịch sử báo mạng điện tử thê giới và Việt Nam.............................................8 1.2.1. Lịch sử báo mạng điện tử thế giới.......................................................8 1.2.2. Lịch sử báo mạng điện tử Việt Nam..................................................10 1.3. Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử.......................................................13 1.3.1. Tính đa phương tiện..........................................................................13 1.3.2. Tính tức thời và phi định kỳ..............................................................17 1.3.3. Tính tương tác...................................................................................18 1.4. Những hạn chế của báo mạng điện tử nước ta hiện nay...............................24 1.5. Một số vấn đề của báo mạng điện tử hiện nay.............................................27 1.5.1. Sự cạnh tranh thông tin.....................................................................27 1.5.2. Xu hướng của báo mạng điện tử.......................................................35 1.5.3. Kinh doanh báo mạng điện tử……………………………………...39 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH TÒA SOẠN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ...................................................45 2.1. Mô hình tòa soạn..........................................................................................45 2.1.1. Mô hình tòa soạn báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình………………………………………………………………45 2.1.2. Mô hình tòa soạn báo mạng điện tử độc lập……………………….46 2.2. Quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử......................................51 CHƯƠNG 3. VIẾT CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.........................................54 3.1. Cấu trúc thông tin trong tin, bài của báo mạng điện tử................................54 3.2. Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử........................................56 3.3. Các yêu cầu khi viết cho một số thể loại......................................................60 3.3.1. Tin......................................................................................................60 3.3.2. Tường thuật.......................................................................................62 3.3.3. Phỏng vấn..........................................................................................66 CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ......................................................................................................................73 4.1. Những thuật ngữ thông dụng........................................................................73 2 4.2. Thiết kế và trình bày trang báo mạng điện tử...............................................75 4.3. Thực hành tạo một trang web bằng Microsoft Publisher.............................79 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 3 1. Tên học phần: Báo mạng điện tử 2. Số tín chỉ: 03 (45 tiết) 3. Trình độ: Sinh viên năm thứ ba 4. Phân bổ thời gian: - Lên lớp : 20 tiết - Thực hành : 25 tiết 5. Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN 6. Mã số học phần: 317007 7. Dạy cho ngành: Cử nhân Báo chí 8. Mô tả học phần: Báo mạng điện tử là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về báo điện tử cũng như kỹ năng tác nghiệp báo điện tử sau khi ra trường. Môn học được cấu trúc bởi 02 phần: Phần lý thuyết trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: lịch sử hình thành và phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam; khái niệm, các đặc điểm cơ bản, những xu hướng làm báo trực tuyến mới; những vấn đề hiện nay của báo mạng điện tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin; cách viết tin, bài cho báo mạng điện tử… Phần thực hành trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm báo trực tuyến cơ bản thông qua việc thành lập và vận hành website trong suốt quá trình học (bao gồm thành lập, trang trí, viết tin, bài, biên tập, chỉnh sửa, cập nhật, trình bày trên website riêng của từng sinh viên) 9. Điều kiện tiên quyết: Trước khi học môn này sinh viên phải học xong các môn cơ sở ngành như Cơ sở lý luận báo chí, Tác phẩm báo chí và một số môn chuyên ngành như: Báo in, Phóng sự, Viết tin, Phỏng vấn, Điều tra. 10. Mục tiêu của học phần 10.1. Mục tiêu chung: Học xong môn học này, sinh viên có được: 4 * Về kiến thức: - Nắm được lịch sử ra đời của báo mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. - Nắm được vai trò, các đặc trưng của báo mạng điện tử và xu hướng phát triển của báo mạng điện tử. - Nắm được mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử. - Nắm được cách viết tin, bài trong báo mạng điện tử. - Nắm được một số vấn đề của báo mạng điện tử hiện nay. * Về kỹ năng: - Có khả năng xây dựng website, đồng thời trang trí và cung cấp thông tin như một trang báo mạng điện tử thực thụ. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết tin, bài, biên tập, trình bày phù hợp với các nguyên tắc của trang báo mạng điện tử. - Vận dụng được những kiến thức đã học để vận hành trang báo mạng điện tử sau khi tốt nghiệp. * Về thái độ: - Yêu thích môn học và thích tìm hiểu những phần mềm thiết kế website. - Quan tâm đến việc trang trí, trình bày và khai thác tin bài phù hợp với trang báo điện tử. 10.2. Mục tiêu khác: - Phát triển kỹ năng viết, tổ chức tin bài và trình bày cho báo mạng điện tử. 11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên Trọng số: Chuyên cần: 0,1 Kiểm tra giữa học phần: 0.2 Đồ án kết thúc học phần: 0,7 Cộng Tính theo thang điểm: 1,0 A, B, C, D, F 5 12. Nhiệm vụ của sinh viên: - Dự lớp - Viết bài thu hoạch, thảo luận - Làm bài tập kiểm tra học trình - Đồ án kết thúc học phần 13. Tài liệu tham khảo: 13.1. Giáo trình chính 13.2. Sách tham khảo [1] Bộ Thông tin và Truyền thông (2014), Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí. [2] Carmilla Floyd (2009), Tổ chức tòa soạn Đa phương tiện, Hà Nội. [3] Phạm Thị Thúy Hằng, Mats Wikman (2010), Những trang báo đẹp, Hà Nội [4] Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] Nguyễn Ngọc Tuấn (1999), Giáo trình thực hành Internet, NXB Thống kê. [6] Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội [7] Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] NXB Thông tấn (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, Hà Nội. [9] Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông Đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội [10] The Missouri Group (Brian S.Brooks – George Kennedy – Daryl R. Moen-Ron Ranly) (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [11] Viện Ngôn ngữ học (2013), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông. Ngoài ra, sinh viên cần tham khảo kỹ thuật làm báo mạng điện tử qua các trang thông tin điện tử và trang báo mạng sau đây: 6 [12] www.w3schools.com/default.asp [13] www.webdevelopersnotes.com/basics/clientserver_architecture.php3 [14] www.webopedia.com/TERM/P/protocol.html [15] www.freesoft.org/CIE/index.htm [16] www.htmldog.com/guides/ [17] www.vnexpress.net [18] www.vietnamnet.vn [19] www.dantri.com.vn [20] www.tuoitre.vn [21] www.thanhnien.com.vn\ 14. Nội dung chi tiết học phần: Chương 1. Báo mạng điện tử -Những vấn đề cơ bản 1.1. Khái niệm 1.2. Lịch sử báo mạng điện tử Việt Nam 1.3. Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử 1.4. Những hạn chế của báo mạng điện tử 1.5. Một số vấn đề của báo mạng điện tử hiện nay Chương 2. Mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử 2.1. Mô hình tòa soạn 2.2. Quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử Chương 3. Viết cho báo mạng điện tử 3.1. Cấu trúc thông tin trong tin, bài của báo mạng điện tử 3.2. Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử 3.3. Các yêu cầu khi viết cho một số thể loại Chương 4. Kỹ thuật thiết kế và trình bày báo mạng điện tử 4.1. Quy trình xây dựng trang báo mạng điện tử 4.2. Thiết kế và trình bày trang báo mạng điện tử 7 8 CHƯƠNG 1. BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử còn có các tên gọi khác là: báo điện tử, báo mạng, báo trực tuyến, báo online. Có thể đưa ra một số khái niệm thông dụng như sau: - Báo điện tử là tên gọi chỉ về một hệ thống thông tin kết nối con người và thông tin toàn cầu qua hệ thống máy tính [5, tr.7] - Báo điện tử là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con người lại bằng kênh thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán [9, tr.208)] - Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [6, tr.53] Dù còn nhiều khái niệm khác nhau về Báo mạng điện tử, nhưng những định nghĩa về nó đều dựa trên một cơ sở nhất định về kỹ thuật, phương thức chuyển tải, hình thức phát hành... Nhìn chung, các định nghĩa đều hướng đến các thông tin cơ bản sau: báo mạng điện tử là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide web, dành cho công chúng sử dụng Internet. Vì vậy, có thể hiểu khái niệm Báo mạng điện tử một cách dễ hiểu như sau: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí chuyển tải thông tin đến công chúng qua hệ thống mạng máy tính kết nối toàn cầu bằng ngôn ngữ đa phương tiện. 1.2. Lịch sử báo mạng điện tử thế giới và Việt Nam 1.2.1. Lịch sử báo mạng điện tử thế giới Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về mốc thời gian ra đời của báo trực tuyến trên thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm mang tính quy luật trong tiến trình phát triển của báo mạng điện tử là, sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử gắn kết chặt chẽ với việc phát minh ra các công nghệ mới như 9 máy tính, điện thoại thông minh, ipad, kết hợp cùng với phát triển hạ tầng viễn thông world wide web và internet. Công nghệ internet tạo tiền đề cho báo mạng điện tử ra đời, và ngược lại, báo điện tử thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới với những trình duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính năng truyền thông đa phương tiện. Nhà nghiên cứu Lancester cho rằng mô hình một tờ báo trực tuyến đã được nghĩ đến từ năm 1973. Nhưng khi tờ báo khảo cứu về lĩnh vực tinh thần xuất bản trên mạng năm 1979 ra đời thì nó mới được công nhận là tờ báo trực tuyến đầu tiên. Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang, tờ Chicago Tribune ra đời tháng 51992 có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American online được xem là tờ báo mạng điện tử đầu tiên trên thế giới [6, tr.55] Trong khi đó, theo Các thủ thuật làm báo điện tử, tờ báo mạng điện tử đầu tiên lại thuộc về Khoa Báo chí Đại học Florida (Mỹ), ra đời vào tháng 10/1993 [8, tr.8]. 1.2.2. Lịch sử báo mạng điện tử ở Việt Nam Ngày 5/3/1997, Việt Nam thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế. Đánh dấu cho sự phát triển của hoạt động báo chí nước ta là sự ra đời của tạp chí Quê hương online - tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài vào ngày 31/12/1997. Đây được xem là tờ báo mạng điện tử đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của Tạp chí Quê Hương online đặt nền móng cho những thay đổi trong hoạt động báo chí Việt Nam về sau. Báo mạng điện tử, cùng với báo in, phát thanh, truyền hình, hoạt động báo chí dưới sự cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông, được quy định tại Điều 3 Luật báo chí sửa đổi 1999 và Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử Việt Nam ngày càng lớn, trong đó có 5 tờ báo mạng điện tử độc lập và nhiều tờ báo phụ thuộc. Theo số liệu thống kê 10 đến ngày 25/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện nay có 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí [12]. 1.3. Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử 1.3.1. Tính đa phương tiện Thuật ngữ “đa phương tiện” - “Multimedia” xuất hiện lần đầu tiên trong tiếng Anh vào năm 1965, được dùng để miêu tả một buổi biểu diễn kết hợp giữa nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật. Sau đó, cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và trở nên phổ biến. Trong lĩnh vực truyền thông, Patrick Gabbin định nghĩa thuật ngữ Đa phương tiện như sau: “Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp liền của dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và âm thanh trong môi trường thông tin số hóa riêng lẻ” [6, tr.105]. Tony Cawkell định nghĩa thuật ngữ đa phương tiện trong cuốn Multimedia handbook: “Truyền thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng truyền thông…” [6, tr.105]. Từ các định nghĩa trên, khái niệm đa phương tiện trên báo mạng điện tử có thể được tổng hợp như sau: “Đa phương tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự) để thực hiện và sáng tạo một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện chuyển tải thông tin sau: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác (interactive programe)”. [6, tr.106] Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện tại, báo mạng điện tử là loại hình báo chí tích hợp được nhiều phương thức chuyển tải nội dung nhất. Sự kết hợp không chỉ dừng lại trên một tờ báo mạng mà ngay trong một tác phẩm báo mạng điện tử. 1.3.2. Tính tức thời và phi định kỳ 11 Sự ra đời của báo mạng điện tử đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của một bộ phận công chúng. Trước đây độc giả phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng, để tiếp cận các thông tin thời sự qua báo in, hoặc những thời gian cụ thể để theo dõi tin tức trên truyền hình hay qua đài phát thanh. Với sự ra đời và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, báo mạng điện tử có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày chỉ qua một cái click chuột. Cùng với các ngôn ngữ lập trình được thiết kế riêng cho web như HTML, MXL, Java… các trang web hiện ra một cách sống động nhất với những thông tin mới được cập nhật liên tục trong ngày. Tuy phát thanh và truyền hình cũng có thể cạnh tranh với báo mạng điện tử về tính tức thời và phi định kỳ, nhưng trường hợp này chỉ xảy ra với các tập đoàn truyền thông lớn, được trang bị cơ sở vật chất và kỹ thuật cao (có khi cần cả máy bay để thực hiện chương trình). Đặc biệt, với báo mạng điện tử, việc cập nhật nhanh các sự kiện, vấn đề thời sự có sức hút đặc biệt đối với bạn đọc như các thảm họa sóng thần, động đất, tai nạn thảm khốc… không tiêu tốn nhiều chi phí và không bị gián đoạn các nội dung khác như truyền hình hay phát thanh. Với bất kỳ không gian địa lý, hoàn cảnh xã hội, thời gian diễn ra sự kiện như thế nào, chỉ cần một máy tính hoặc điện thoại thông minh có nối mạng, phóng viên có thể cập nhật tin bài gần như ngay sau khi sự kiện được diễn ra. Không những vậy, những thông tin tiếp theo về sự kiện tiếp tục được cập nhật trong thời gian nhanh nhất còn giúp độc giả theo dõi được tiến trình phát triển của sự kiện, tạo nên bức tranh toàn cảnh khá cụ thể. 1.3.3. Tính tương tác Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “tương tác là “sự tác động qua lại lẫn nhau”, “(thiết bị hay chương trình máy tính) có sự trao đổi thông tin qua lại liên tục giữa máy với người” [1, tr.995]. Từ định nghĩa trên, có thể thấy báo mạng điện tử có tính tương tác rất cao nhờ khả năng cho phép công chúng truyền thông cùng tham dự vào nội dung thông tin của báo như phản hồi tin tức, liên hệ với chuyên gia, với những độc giả 12 khác hay với chính những người làm báo. Tương tác có tác động rất quan trọng trong hoạt động báo chí, là một thế mạnh của báo điện tử mà không có loại hình báo chí nào có thể vượt qua. Nhờ tính tức thời và phi định kỳ của báo điện tử, một sự kiện, vấn đề nóng đăng tải trên báo mạng điện tử sẽ được công chúng tiếp nhận và chia sẻ tình cảm, cung cấp thêm thông tin gần như tức thời qua phần “Ý kiến bạn đọc” ở cuối mỗi bài viết. Tính tương tác giúp độc giả có cái nhìn khách quan hơn, giúp tờ báo mạng gần gũi và liên kết chặt chẽ hơn với độc giả. 1.4. Một số hạn chế của báo mạng điện tử nước ta hiện nay Bên cạnh những đóng góp tích cực trong sự phát triển chung của ngành báo chí, báo mạng điện tử nước ta cũng đồng thời tồn tại những mặt trái, đặt ra nhiều thách thức cho những người làm báo và nghiên cứu báo chí, cụ thể: - Phát triển còn thiếu chuyên nghiệp, tình trạng vi phạm bản quyền xảy ra khá phổ biến, nếu không nói là nghiêm trọng. - Xu hướng lôi kéo độc giả bằng mọi giá cũng là một hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của báo mạng điện tử. 1.5. Một số vấn đề của báo mạng điện tử hiện nay 1.5.1. Sự cạnh tranh thông tin Theo Báo cáo Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí, về báo in, tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm. Trong đó, có 199 cơ quan báo chí in chiếm 24% (86 báo trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 639 tạp chí chiếm 76% (507 tạp chí trung ương, các bộ, ngành, các trường đại học và các viện nghiên cứu...132 tạp chí địa phương). Về báo điện tử, có 90 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Trong đó có 40 cơ quan báo chí điện tử thuộc cơ quan Trung ương và các Bộ, ngành; 26 cơ quan báo chí điện tử trực thuộc địa phương và 26 cơ quan báo chí điện tử trực thuộc các cơ quan đoàn thể. Về phát thanh truyền hình, cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình, bao gồm 2 đài trực thuộc Trung ương (Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt 13 Nam); 1 đài thuộc bộ (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) 64 Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương (gồm 62 Đài Phát Thanh- Truyền hình của các tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương; riêng thành phố HCM có 2 đài: Đài Truyền hình TpHCM và Đài Tiếng nói nhân dân TpHCM). Số lượng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá tại Việt Nam cũng tăng đáng kể, tính đến cuối năm 2013, là 179 kênh, trong đó có 104 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 75 kênh chương trình phát thanh quảng bá. Đặc biệt, có 6 kênh truyền hình hoạt động không có hạ tầng phát sóng riêng, bao gồm kênh Truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam, Kênh TH Công an Nhân dân, Kênh truyền hình thông tấn, Kênh truyền hình Quốc phòng, Kênh truyền hình Quốc hội, Kênh Truyền hình Nhân dân. [1, tr.8] Bên cạnh đó, có hệ thống truyền hình trả tiền, truyền hình trả tiền sử công nghệ truyền dẫn phát sóng cáp, vệ tinh, số mặt đất và IPTV… phát triển mạnh. Từ con số thống kê nêu trên, có thể thấy, trong thị trường thông tin báo chí, báo mạng điện tử chỉ chiếm một thị phần nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi một cơ quan báo chí điện tử phải chịu áp cạnh tranh gay gắt với các thành phần khác trong giới truyền thông để thỏa mãn cộng đồng khách hàng trực tuyến. Thông tin là vô vàn nhưng tiền bạc và thời gian chỉ có hạn. Mỗi một trang báo, vừa phải cạnh tranh với hàng loạt các báo điện tử khác, các trang tin điện tử lẫn các phương tiện thông tin khác gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, vừa phải cố gắng giành sự quan tâm của các khách hàng với các mạng xã hội ảo, các blog cá nhân đang rất thịnh hành trong cộng đồng trực tuyến ngày nay. Tuy nhiên, nhờ các ưu điểm vượt trội của báo mạng điện tử, sự cạnh tranh giữa báo điện tử với các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình không thể hiện rõ bằng các đối tượng sau: - Các tờ báo mạng điện tử. - Các trang thông tin điện tử tổng hợp. - Các diễn đàn, cộng đồng mạng. - Blog của các nhà văn, nhà báo nổi tiếng. 14 1.5.2. Xu hướng của báo mạng điện tử Tương lai của báo mạng điện tử chịu ảnh hướng lớn bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Có thể thấy, công nghệ phát triển càng cao thì các kênh phân phối thông tin càng đa dạng. Từ việc độc giả phải đi chờ mua báo hoặc chờ đến giờ phát sóng của truyền hình, phát thanh, đến nay, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có hỗ trợ kết nối, độc giả có thể tiếp cận thông tin báo chí từ tất cả các địa điểm trên toàn cầu. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, vị trí độc tôn của báo in đã bị thay thế. Điều này được đánh dấu bởi sự sụp đổ hàng loạt của các tờ báo in lâu đời ở Mỹ, Anh, Úc năm từ năm 2009 đến nay. Các thống kê gần đây cũng chỉ ra rằng, 76% người dùng Internet của thế giới thường xuyên sử dụng mạng để đọc tin tức của báo chí. Mỗi ngày, họ sử dụng 10-20% thời gian của mình để truy cập các trang đa phương tiện và đọc thông tin [18]. Một nghiên cứu lớn của Viện nghiên cứu báo chí và con người (PEW) của Mỹ có tên “Dự án nghiên cứu internet và cuộc sống người Mỹ” (PEW Internet & American Life Project) chỉ ra nhiều đặc điểm của truyền thông Internet, đáng chú ý là số liệu 40% số người có đường truyền băng thông rộng coi tin tức trên mạng Internet là nguồn tin quan trọng [18]. Các nhà nghiên cứu cũng dự đoán, báo mạng sẽ thay thế báo in truyền thống trong khoảng 10 – 15 năm nữa. Nói như vậy không có nghĩa là báo mạng giữ vai trò thống trị trong ngành công nghiệp báo chí. Sự suy thoái của báo in báo hiệu một xu hướng tiếp nhận thông tin mới: Thông tin không chỉ đến từ những nguồn chính thống mà còn từ rất nhiều những nguồn khác. Nhà báo Merril Browns, Tổng biên tập đầu tiên của tờ MSNBC.com đã viết cho trang Settle.com: Tương lai của ngành công nghiệp báo chí Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng bởi một xu hướng không thể cưỡng lại được của giới trẻ: xu hướng rời xa những nguồn tin chính thống (the future of the U.S. news industry is seriously threatened by the seemingly irrevocable move by young people away from traditional sources of news). Dự báo của Merril Browns đã thành hiện thực khi xuất hiện sự lên ngôi của lần lượt các mạng xã hội như blog, facebook, twitter, 15 linkedin, thu hút hàng trăm triệu người sử dụng trên khắp thế giới. Một nghiên cứu mới của Trung tâm Pew research (một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu các vấn đề, quan điểm và xu hướng ảnh hưởng đến Mỹ và thế giới) cũng chỉ ra rằng, số lượng người chia sẻ thông tin trên facebook và twitter tăng đáng kể: 63% người dùng facebook và 63% người dùng twitter khẳng định rằng facebook và twitter đã cung cấp thông tin về các sự kiện và các vấn đề ngoài lĩnh vực bạn bè và gia đình (qua việc chia sẻ thông tin của người dùng) (The new study, conducted by Pew Research Center in association with the John S. and James L. Knight Foundation, finds that clear majorities of Twitter (63%) and Facebook users (63%) now say each platform serves as a source for news about events and issues outside the realm of friends and family). Cùng với sự vận động chung của nhu cầu thông tin và cách tiếp cận thông tin của độc giả, các cơ quan báo chí có xu hướng tạo lập tài khoản mạng xã hội để đưa tin tức của báo đến với độc giả một cách nhanh nhất. Có thể liệt kê các cơ quan báo chí quốc tế và Việt Nam có tài khoản facebook như: CNN, BBC, USA Today, NHK, NBC, vnexpress, Báo Đất Việt, Báo Lao động, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên… Bên cạnh đó, trong tương lai, báo mạng điện tử tiếp tục có những xu hướng phát triển sau: 1. Xu hướng lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm. 2. Xu hướng “mobile –first”. 3. Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia vào nội dung của tờ báo. 1.5.3. Kinh doanh báo mạng điện tử Báo mạng hình thành và phát triển trong môi trường chung với các loại hình báo chí khác, nghĩa là trong điều kiện đời sống kinh tế ngày càng được nâng lên, nếp sống hiện đại khiến cho nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng. Mặt khác môi trường hoạt động đó có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho loại hình báo chí của thời đại mới này. 16 Vai trò của bộ phận kinh doanh trong các tờ báo điện tử trở thành thiết yếu khi mà doanh thu của nó phải phụ thuộc hoàn toàn vào các hợp đồng quảng cáo. Hiện nay tại tất cả các báo điện tử đều có phòng kinh doanh riêng hoạt động hết sức sôi nổi, trong đó, bộ phận marketing giữ những vai trò to lớn hơn công việc kinh doanh quảng cáo đơn thuần. Trên lý thuyết, ở mô hình kinh doanh báo mạng, bộ phận marketing càng cần phát huy chức năng của mình trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt. Ngoài việc nghiên cứu thị trường thông tin bộ phận này còn phải sử dụng nhóm nhân viên kỹ thuật công nghệ cao thực hiện công việc phát triển mạng lưới các đường link liên kết đặt tại các trang báo, đưa tin tức của báo lên các vị trí top đầu trong mỗi kết quả đưa ra của các cỗ máy tìm kiếm nhằm mở rộng sự tiếp cận với người đọc tối đa. Tại Mỹ, nơi ngành công nghiệp báo chí phát triển cao nhất thế giới, các báo điện tử hoạt động với nhiều mô hình doanh thu khác nhau là những tổ hợp của các yếu tố: phí nội dung, doanh thu quảng cáo và đăng ký sử dụng. Những tờ báo lớn tầm cỡ quốc tế như The Wall Street Journal vốn có một lượng lớn độc giả riêng mới có thể tính phí thuê bao thành công, và phần nhiều những độc giả này lại được tài trợ phí thuê bao từ chính doanh nghiệp của họ. Những tờ báo còn lại, ngay cả những tờ danh tiếng, cũng buộc phải đưa thông tin miễn phí đến cho người đọc. Mô hình phổ biến nhất là mô hình miễn phí nội dung, miễn đăng ký sử dụng và dựa vào doanh thu quảng cáo đang được áp dụng bởi hầu hết các trang báo mạng. Mô hình thứ hai của tờ WashingtonPost.com đưa ra nội dung miễn phí và dựa vào doanh thu quảng cáo và đồng thời yêu cầu đăng ký người sử dụng khắc phục nhược điểm trên. Một mô hình đang được các nhà nghiên cứu tập trung là mô hình thu phí một số nội dung trong khi vẫn đưa ra phần lớn nội dung miễn phí và vẫn dựa vào doanh thu quảng cáo như trang TheStreet.com, CNN.com. Ở cấp độ cao hơn, tờ WSJ.com và một số tờ báo khác thu phí thuê bao, hạn chế nội dung miễn phí và vẫn chấp nhận quảng cáo. Những tờ báo này thực sự tự tin vào giá trị nội dung của mình. Họ biết rằng độc giả mục tiêu sẵn sàng trả tiền và cũng sẽ không có đối thủ cạnh tranh đưa ra miễn phí những nội dung 17 tương tự. Lượng độc giả của những site này thường ổn định ở mức dưới một triệu người. Cấp độ cao nhất của mô hình thu phí là mô hình thu phí nội dung và không quảng cáo như trang ConsumerReports.org. Hầu như không trang nào có thể tồn tại với mô hình này nhưng ConsumerReports thì có do nó sở hữu những bản báo cáo thực sự giá trị được một cộng đồng gồm 800 ngàn thuê bao sẵn sàng trả tiền để tiếp nhận thông tin. Hơn nữa thương hiệu của ConsumerReport quá lớn, đủ để mô hình này có thể tồn tại. Với mô hình kinh doanh chứa nhiều vấn đề gây tranh cãi như vậy, các tờ báo mạng lại phải vật lộn phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn các loại hình báo chí truyền thống lẫn nhiều mô hình thương mại điện tử khác. Thị trường độc giả của báo điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ và đời sống đã mở rộng ra gấp nhiều lần, nhưng đồng thời cũng lại là một thị trường cực kỳ khó nắm bắt. Đặc điểm lớn nhất của thị trường này là nó được hình thành bởi một thế hệ lớn lên cùng thói quen hưởng các dịch vụ miễn phí trên mạng Internet. Họ luôn muốn có được những dịch vụ chất lượng cao trong khi không hề muốn chi trả cho những dịch vụ đó, thậm chí không muốn phải gặp bất cứ một sự phiền hà nhỏ nào (như việc phải đăng ký truy cập) một khi họ biết vẫn còn có thể tìm thấy những giá trị tương đương miễn phí từ các nhà cung cấp khác. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Anh/chị hãy nêu các mốc thời gian quan trọng của báo mạng điện tử thế giới và Việt Nam. 2. Anh/chị hãy nêu các đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử. 3. Anh/chị hãy nêu một số hạn chế của báo mạng điện tử Việt Nam và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. 4. Theo anh/chị, báo mạng điện tử có thể thay thế hoàn toàn cho báo in không? Tại sao? 5. Anh/chị hãy phân tích mô hình kinh doanh báo mạng điện tử ở Việt Nam. 18 19 CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH TÒA SOẠN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 2.1. Mô hình tòa soạn Không có mô hình chung cho tất cả các toà soạn báo trực tuyến vì mỗi tờ báo trực tuyến có một mô hình khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm lãnh đạo của Tổng Biên tập và cách tổ chức tin, bài của tờ báo đó. Có thể chia mô hình tòa soạn báo trực tuyến thành 02 loại: 2.1.1. Mô hình tòa soạn báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, phát thanh, truyền hình Đối với báo in, tờ báo mạng điện tử chỉ là một ấn phẩm của cơ quan báo chí, với bộ máy nhân sự tương đương với một phòng, ban trong cơ quan báo chí truyền thống. Ví dụ: Tờ Thanh niên có ấn phẩm điện tử thanhnien.com.vn, tờ Lao động có ấn phẩm điện tử laodong.com.vn, tờ Tiền phong có ấn phẩm điện tử tienphong.vn… Thông thường, một cơ quan báo in bố trí từ khoảng 10-20 người để vận hành tờ báo mạng điện tử của đơn vị, gồm: Trưởng ban, Phó ban, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Người chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và các vấn đề liên quan trong quá trình vận hành tờ báo mạng điện tử theo mô hình này vẫn là Tổng biên tập của cơ quan báo chí. Trong những năm mới xuất hiện báo mạng điện tử, tin, bài trên các trang báo này thường được phân chia như sau: khoảng 50% tin, bài được lấy từ cơ quan báo chí truyền thống, 30% nội dung thông tin lấy từ các tờ báo trong nước và 20% nội dung lấy từ các báo, hãng thông tấn nước ngoài. Vì vậy, trong thời kỳ này, các cơ quan báo in hầu như chưa có phóng viên chuyên viết cho báo mạng điện tử, mà đa số là phóng viên được tận dụng từ nguồn nhân lực của cơ quan báo chí “mẹ”. Những năm gần đây, khi nhu cầu thông tin trên báo mạng điện tử ngày một tăng cao, các báo đã bắt đầu xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên viết riêng cho báo mạng điện tử. 20 Đối với các cơ quan báo chí phát thanh và truyền hình, số lượng nhân viên được bố trí cho các trang báo mạng điện tử thường từ 20-30 người, đứng đầu là Tổng biên tập, tiếp đến là Phó Tổng biên tập và Trưởng ban, viên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên… 2.1.2. Mô hình tòa soạn báo mạng điện tử độc lập Nhìn chung, đa phần các toà soạn báo mạng điện tử độc lập đều có biên chế gọn nhẹ, chuyên môn hoá cao. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện mô hình tòa soạn tích hợp nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của các nguồn nhân lực. Cùng với vịệc xây dựng tòa soạn tích hợp, các tòa soạn báo cũng yêu cầu phóng viên phải thành thạo các kỹ năng tác nghiệp không chỉ của báo in, báo điện tử mà còn có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông cho phát thanh và truyền hình và có khả năng ứng dụng các thiết bị công nghệ mới, đặc biệt là các thiết bị di động và thiết bị cầm tay (ghi âm, quay phim, xử lý kỹ thuật cơ bản, truyền phát dữ liệu….) nhằm thu thập, xử lý thông tin và sản xuất tác phẩm báo chí. Ví dụ: Tòa soạn tích hợp báo New York Times Thông thường, bộ máy nội dung của tòa soạn báo trực tuyến thường gồm:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan