Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài giảng cơ khí đại cươn...

Tài liệu Bài giảng cơ khí đại cươn

.PDF
387
52
55

Mô tả:

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT CƠ KHÍ 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1 Làm thế nào để từ quặng kim loại biến thành một sản phẩm cơ khí?  • Để giải quyết các câu hỏi trên, cần làm rõ: Tổng quan về quá trình sản xuất cơ khí, quá trình thiết kế, quy trình công nghệ, dạng sản xuất , khái niệm về sản phẩm và phôi, khái niệm về cơ cấu máy và bộ phận máy • Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này. 2 MỤC TIÊU Giúp học viên nhận biết các khái niệm tổng quát về sản xuất cơ khí, sản phẩm và chất lượng sản phẩm cơ khí. Khái niệm tổng quát về quá trình sản xuất, dạng sản xuất, các bước của quá trình công nghệ Học viên nắm được khái niệm, và nội dung của dung sai chi tiết và lắp ghép, kỹ thuật đo lường trong cơ khí 3 NỘI DUNG 1 Các khái niệm về quá trình sản xuất 2 Khái niệm về chất lượng bề mặt sản phẩm 3 Khái niệm về độ chính xác gia công 4 1. Các khái niệm về quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công cụ sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người từ tài nguyên thiên nhiên Dầu mỏ Sản phẩm 5 1.1 Tổng quan về sản xuất cơ khí Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình tạo ra các sản phẩm cơ khí từ vật liệu được lấy từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng những công nghệ khác nhau 6 1.1 Tổng quan về sản xuất cơ khí Tổng quan quá trình sản xuất cơ khí có thể được mô tả tóm tắt bằng sơ đồ sau: 7 1.2 Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất nhằm trực tiếp làm thay đổi trạng thái của đối tượng sản xuất theo một thứ tự chặt chẽ, bằng một công nghệ nhất định Quá trình công nghệ 8 1.2 Quy trình công nghệ a) Nguyên công: Nguyên công là một phần của quá trình công nghệ, được hoàn thành một cách liên tục tại một chỗ làm việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện. Nguyên công được đặc trưng bởi 3 điều kiện cơ bản, đó là hoàn thành, tính liên tục trên đối tượng sản xuất và vị trí làm việc 9 1.2 Quy trình công nghệ b) Bước: là một phần của nguyên công để trực tiếp làm thay đổi trạng thái, hình dáng hay đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bằng một hay một tập hợp dụng cụ với chế độ làm việc không đổi 10 1.2 Quy trình công nghệ c) Động tác: là tập hợp các hoạt động, thao tác của công nhân để thực hiện nhiệm vụ của bước hoặc nguyên công. Ví dụ: động tác gá phôi; động tác thay dao... 11 1.3 Quá trình thiết kế Quá trình thiết kế là quá trình tính toán, thiết kế ra một dạng sản phẩm thể hiện trong bản vẽ, thuyết minh, kết quả tính toán, kết quả thí nghiệm, mô hình... Đó là quá trình vận dụng những kiến thức cơ bản, những thành tựu khoa học kỹ thuật để sáng tạo ra những sản phẩm mới ngày càng hoàn thiện 12 1.4 Dạng sản xuất a) Sản xuất đơn chiếc: là dạng sản xuất mà sản phẩm được sản xuất ra với số lượng ít, thường không lặp lại và không theo một quy luật nào. Chủng loại mặt hàng rất đa dạng, số lượng mỗi loại rất ít b) Sản xuất hàng loạt: là dạng sản xuất mà sản phẩm được chế tạo theo lô (loạt) được lặp đi lặp lại thường xuyên sau một khoảng thời gian nhất định với số lượng trong loạt tương đối nhiều (vài trăm đến hàng nghìn) như sản phẩm của máy bơm, động cơ điện... Sản xuất đơn chiếc Sản xuất hàng loạt 13 1.4 Dạng sản xuất c) Sản xuất hàng khối: hay sản xuất đồng loạt là dạng sản xuất trong đó sản phẩm được sản xuất liên tục trong một thời gian dài với số lượng rất lớn. Dạng sản xuất này rất dễ để cơ khí hóa và tự động hóa như xí nghiệp nghiệp sản xuất đồng hồ, ô tô, xe máy... 14 1.5 Sản phẩm và phôi a) Sản phẩm: là một danh từ quy ước để chỉ một vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn cuối cùng của một quá trình sản xuất, tại một cơ sở sản xuất. Sản phẩm có thể là máy móc hoàn chỉnh hay một bộ phận máy, cụm chi tiết máy, chi tiết máy... Chi tiết máy... Cụm hoàn chỉnh Xe ô tô hoàn chỉnh 15 1.5 Sản phẩm và phôi b) Chi tiết máy: là phần tử cấu tạo hoàn chỉnh có nhiệm vụ nhất định trong máy. Đặc điểm chung của các phần tử là có cấu tạo hoàn chỉnh, mỗi một phần tử đều có một chức năng nhất định trong máy và không thể tháo rời được hơn nữa 16 1.5 Sản phẩm và phôi c) Phôi: còn gọi là bán thành phẩm là danh từ kỹ thuật được quy ước để chỉ vật phẩm được tạo ra từ một quá trình sản xuất này chuyển sang một quá trình sản xuất khác 17 1.6 Bộ phận máy và cơ cấu máy a) bộ phận máy: đây là một phần của máy, bao gồm 2 hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyên lý máy nhất định (liên kết động hay liên kết cố định) như hộp tốc độ, xích, mayor xe đạp v.v... 18 1.6 Bộ phận máy và cơ cấu máy b) Cơ cấu máy: đây là một phần của máy hoặc bộ phận máy có nhiện vụ nhất định trong máy. Ví dụ: cơ cấu truyền động của xe đạp gồm đĩa xích, xích và mayor. Cơ cấu truyền động xích Cơ cấu sinh lực Cơ cấu cam 19 2. Khái niệm về chất lượng bề mặt sản phẩm Chất lượng bề mặt của chi tiết máy đóng một vai trò rất quan trọng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết máy. Đặc trưng bởi hai yếu tố:  Độ nhám bề mặt  Tính chất cơ lý 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan