Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn ngữ văn 9 hình tượng người lính tron...

Tài liệu Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn ngữ văn 9 hình tượng người lính trong thơ hiện đại

.DOC
37
21431
120

Mô tả:

Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH THÙY HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TÊN CHỦ ĐỀ: “HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI” - MÔN HỌC CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ: NGỮ VĂN 9 - CÁC MÔN ĐƯỢC TÍCH HỢP: TIN HỌC, LỊCH SỬ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, SINH HỌC, MĨ THUẬT Năm học: 2014 - 2015 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 1 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội. - Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai. - Trường THCS Thanh Thùy. - Địa chỉ: Thanh Thùy- Thanh Oai- Hà Nội. - Điện thoại: 0433973149 Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên. - Họ và tên: PHAN THỊ THÚY VÂN. - Ngày sinh: 05/03/1972. Môn: Ngữ văn. - Điện thoại: 0984130225. Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 2 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1.Tên hồ sơ dạy học: CHỦ ĐỀ: “HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI” 2. Mục tiêu dạy học. Học xong bài này giúp học sinh hình thành năng lực vận dụng những kiến thức liên môn Tin học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Sinh học, Mĩ thuật để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. a. Về kiến thức: - HS cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ Đồng chí. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm. - HS cảm nhận được: Vẻ đẹp hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Môn Tin học lớp 6,7,8: - HS trình bày bằng cách trình chiếu các slide những vấn đề về tác giả, liên quan đến tác giả Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và những tư liệu xoay quanh tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà đã sưu tầm được. * Môn Địa lí: - Địa lí lớp 8, bài 31 “Đặc tính khí hậu Việt Nam”: + Hiểu được khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường. + Mùa đông miền Bắc lạnh, đặc biệt thời tiết ở chiến khu Việt Bắc vào buổi tối và buổi sáng sớm, sương muối, giá rét tê buốt luồn vào da thịt nhưng những người lính ngày đêm canh gác, chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. - Địa lí lớp 8, bài 36 “ Đặc điểm chung của đất ”. + Hiểu đặc điểm chung của đất. + Hiểu con đường Trường Sơn vì sao xe đi qua đây rất bụi. Bởi vì, đất ở đây thuộc nhóm đất Feralit đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. * Môn Sinh học: - Sinh học lớp 7, bài 6 “ Trùng kiết lị và trùng sốt rét ”. + Hiểu trùng sốt rét là gì? + Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.Vì chu kì sinh sản các cá thể đồng loạt như nhau, nên sau khi sinh sản, chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây cho bệnh nhân hội chứng “ lên cơn sốt rét”. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm cho người, đặc biệt là những người lính sống và chiến đấu trong rừng. * Môn Lịch sử: Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 3 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 - Lịch sử lớp 9, bài 25 “Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp (1946- 1950) + HS thấy được hành động tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 của Thực dân Pháp. + Quân dân ta anh dũng, kiên cường, chiến đấu bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc như thế nào? * Môn Mỹ thuật: - Mỹ thuật lớp 7, bài 33-34 “Đề tài tự do” : Học sinh chọn đề tài vẽ về vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và hình ảnh người lính ngày nay, ngày đêm canh giữ biên giới của Tổ quốc và biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. * Môn Giáo dục công dân: - Giáo dục công dân lớp 9, bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”. + Hiểu bảo vệ Tổ quốc là gì? + Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải làm gì? b.Về kĩ năng: - Đọc diễn cảm hai bài thơ hiện đại. - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh nghệ thuật trong hai bài thơ. - Vận dụng được các phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. - Vận dụng được những kiến thức của môn học khác với những kiến thức trong thực tế đời sống để có được kiến thức mới. - Có kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, ti vi, đài truyền thông, internet. - Hình thành kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để hiểu rõ hơn các vấn đề đưa ra trong chủ đề. - Rèn luyện kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn. c. Về thái độ: - Học sinh nhận biết được những phẩm chất cao đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ đó, các em có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. - Học sinh ý thức được khi còn ngôi trên ghế nhà trường phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự: tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiên nghĩa vụ quân sự. - Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Tin hoc, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật. 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Lớp 9A và 9C: + Lớp 9A có 41 học sinh: Gồm 19 học sinh nam và 22 học sinh nữ. Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 4 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 + Lớp 9C có 44 học sinh: Gồm 26 học học sinh nam và 18 học sinh nữ. 4. Ý nghĩa của bài học: - Thông qua bài học, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong bài thơ Đồng chí. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ với chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm. Cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Học sinh thể hiện được những cảm xúc suy nghĩ của bản thân (yêu quý, tự hào, khâm phục những thế hệ người lính xưa và nay, những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biên giới của Tổ quốc và biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa). - Non sông đất nước Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông chúng ta đã hằng năm xây đắp, giữ gìn. Ngày nay, Tổ quốc chúng ta vẫn luôn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. - Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự; tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiên nghĩa vụ quân sự. 5. Thiết bị dạy hoc, học liệu: - Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính. - Ba đoạn Video Clip về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 và những hình ảnh về các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn; hình ảnh các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. - Hình ảnh minh họa cho bài học: + Một số tư liệu về những năm đầu kháng chiến chống Pháp và chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947. Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 5 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 6 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 7 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 8 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 + Một số tư liệu nói về con đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mĩ Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 9 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 10 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 11 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 12 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 - Học liệu: SGK các môn học: Tin học lớp 6,7,8, Sinh học lớp 7, Lịch sử lớp 9, Địa lí lớp 8, Giáo dục công dân lớp 9, Mỹ thuật lớp 7. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: CHỦ ĐỀ: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI ( 2 tiết ) A. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ. B. Hoạt động khởi động giới thiệu chủ đề. Sử dụng phương pháp thuyết trình: GV giới thiệu chủ đề về hình tượng người lính qua hai tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, để tạo tâm thế cho HS bước vào bài mới. C. Hoạt động nhận thức. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: dự án, thuyết trình. - Hình thức tổ chức dạy học: làm việc nhóm. - Hình thành phát triển năng lực: ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực giao tiếp. - GV tích hợp với môn Tin học lớp 6,7,8. Bước 1: GV đặt câu hỏi theo bài tập đã cho về nhà từ tiết học trước. + Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu và giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Đồng chí”? Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 13 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 + Nhóm 2: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật và giới thiệu đôi nét về “Bài thơ tiểu đội xe không kính”? + Nhóm 3: Đọc diễn cảm hai văn bản “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? + Nhóm 4: Trình bày thể loại, bố cục của hai văn bản? Bước 2: Mời đại diện nhóm 1và 2 lên trình chiếu và thuyết minh các slide phần chuấn bị của nhóm minh. - Nhóm 3 và 4 cử đại diện lên trình bày miệng trước lớp. Bước 3: HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức và bình giảng, mở rộng khắc sâu kiến thức về tác giả và tác phẩm. Hoạt đông 2: Tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân của người lính và cơ sở hình thành tình đồng chí. - Phương pháp đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, học theo cá nhân, học theo nhóm. - Hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. Bước 1: GV nêu câu hỏi sau: + Nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu? + Nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? + Em có nhận xét gì về hoàn cảnh xuất thân của những người lính? + Vậy đây có phải là cơ sở hình thành tình đồng chí không? Vì sao? + Ngoài cảnh ngộ xuất thân cùng giai cấp, tình đồng chí còn được bắt nguồn từ cơ sở nào nữa? + Em có nhận xét gì về hình ảnh trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” + Từ “Đồng chí!” được tách thành một câu riêng. Điều đó có ý nghĩa gì? Bước 2: HS suy nghĩ và trình bày; cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung chuẩn xác kiến thức, bình giảng mở rộng khắc sâu kiến thức và chuyển ý. Hoạt đông 3: Tìm hiểu về hoàn cảnh chiến đấu. - Phương pháp: phát vấn, đàm thọai, gợi mở, phân tích, thuyết trình. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, học theo cá nhân. - Hình thành phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Để học sinh hiểu rõ hơn khí hậu Miền Bắc nước ta về mùa đông, đặc biệt là chiến khu Việt Bắc nhiệt độ thường xuống thấp trời giá lạnh và tại sao con đường Trường Sơn rất bụi bởi con đường Trường Sơn thuộc nhóm đất Feralit đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. GV tích hợp với môn Địa lí 8 bài 31 “Đặc tính khí hậu Việt Nam”, bài 36 “ Đặc điểm chung của đất ”. Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 14 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 Bước 1: GV chiếu hình ảnh các chiến sĩ hành quân trong rừng thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh bom đạn chút xuống con đường Trường Sơn mà đoàn xe của các chiến sĩ vẫn băng qua. HS khai thác nội dung bài học trong hai bài thơ và mở rộng kiến thức qua các bức tranh trên màn hình. Yêu cầu HS suy nghĩ câu hỏi. + Tìm những câu thơ nói về hoàn cảnh cuộc chiến của những người lính trong bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính? + Nhận xét về giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ? + Sương muối là loại sương như thế nào? Nó thường có ở mùa nào miền Bắc nước ta? + ‘Rừng hoang”, “sương muối” em có nhận xét gì về hoàn cảnh lúc này? + Các hình ảnh: gió, mưa, bụi, còn tượng trưng cho điều gì? + Phân tích phép so sánh? + Những động từ: giật, rung, phun, xối cho thấy mức độ bom đạn ở đây như thế nào? + Qua những hình ảnh trên màn hình và cách sử dụng từ ngữ qua các câu thơ này, em có cảm nhận gì về hoàn cảnh chiến trường, chiến đấu của người lính? Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và bình giảng mở rộng, khắc sâu kiến thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu những phẩm chất cao đẹp của người lính. - Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, gợi mở, phân tích, thuyết trình, thảo luận, kỹ thuật khăn phủ bàn, bình giảng. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, học theo cá nhân, học theo nhóm. - Hình thành phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác. Để HS hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt rét GV hướng dẫn học sinh tích hợp với môn Sinh học lớp 7 bài 6 “ Trùng kiết lị và trùng sốt rét ”. Và để HS hiểu rõ hơn về Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 GV hướng dẫn học sinh tích hợp với môn Lịch sử lớp 9 bài 25 “Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp (1946- 1950). Bước 1: - GV trình chiếu hình ảnh các chiến sĩ hành quân trong rừng và cảnh thồ lương thực thực phẩm thời kháng chiến chống Pháp và hình ảnh những chiếc xe không kính của các chiến sĩ ngày đêm vẫn bằng qua con đường Trường Sơn để vào chiến trường. HS có thêm kiến thức để khai thác nội dung bài học. GV cho học sinh thảo luận theo cặp bàn vào phiếu học tập. + Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào? (Tình yêu quê hương, tư thế, tinh thần, tình cảm đồng đội, ý chí). + Tìm những hình ảnh thơ nói về tình cảm của người lính với quê hương ? + Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ này? + Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở những câu thơ này? + Họ có chung một sự cảm thông ra sao? + Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tư thế của người chiến sĩ ngoài chiến trường? Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 15 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 + Nhận xét về từ ngữ, nhịp thơ, giọng điệu, nghệ thuật? + Qua sự phân tích trên, em có nhận xét gì về tư thế của các chiến sĩ? + Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ lái xe được thể hiện ở những hình ảnh, lời thơ nào? + Sốt run người là cái rét như thế nào? Đó là căn bệnh gì mà người lính của chúng ta trong thời kì đầu chống Pháp hay gặp phải? + Phân tích từ ngữ, giọng điệu và nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ này? + Em có nhận xét gì về tinh thần của người chiến sĩ? + Tình cảm đồng đội còn được thể hiện qua những chi tiết nào? + Nhận xét giọng thơ và giá trị nghệ thuật? + Từ đấy em hiểu gì về tình cảm đồng đội, đồng chí của họ? + Để hoàn thiện vẻ đẹp tuyệt vời của người lính họ có ý chí như thế nào? + Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật? + Phân tích vẻ đẹp của câu thơ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”? + Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng? + Cội nguồn và ý chí của người lính ở đây là gì? Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và bình giảng mở rộng khắc sâu kiến thức. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của chủ đề bài học. - Phương pháp: phát vấn đàm thoại. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, HS làm việc cá nhân. - Hình thành phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp. Bước 1: GV nêu câu hỏi. + Nêu giá trị nghệ thuật của chủ đề bài học? + Nêu giá trị nội dung của chủ đề bài học? Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Phương pháp: đề án, đóng vai, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, làm việc theo nhóm. - Hình thành phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lưc cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản. Bước 1: GV phát phiếu học tập câu hỏi thực hành. Câu 1: Cảm nhận của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua hình ảnh người lính? Câu 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe Trường Sơn trong văn bản : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Câu 3: Bình tranh ( HS bình những bức tranh mà HS đã sưu tầm được ở nhà về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đặc biệt những hình ảnh người lính canh giữ biển đảo ngày nay). Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 16 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 Bước 2: HS thảo luận, cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và cho điểm động viên những nhóm làm tốt. Hoạt đông 7: Ứng dụng. - Phương pháp: gợi mở, phân tích, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm. - Hình thành phát triển năng lực: tự quản bản thân, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp. Từ nội dung của chủ đề bài học, HS phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. Thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. GV hướng dẫn HS tích hợp với môn Giáo dục công dân lớp 9 bài 17 “ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”. Bước 1: GV nêu câu hỏi. + Suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm và tinh thần yêu nước của tầng lớp thanh niên hiện nay, trước hành động Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh của Việt Nam? + Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là học sinh em phải làm gì? Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 8: Hoạt động bổ sung. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp. - Hình thành phát triển năng lực: năng lực tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lưc cảm thụ thẩm mĩ. + Bước 1: Cho HS xem băng hình đoạn Video Clip về chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 và những hình ảnh con đường Trương Sơn máu lửa thời chống Mĩ, đặc biệt là ngày nay, hình ảnh các chiến si ngày đêm canh giữ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. + Bước 2: HS xem và nghe lời bình. + Bước 3: GV đặt câu hỏi: - Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh những người chiến sĩ qua ba đoạn Video Clip vừa xem? Bước 4: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 5: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức. D. Củng cố: Phương pháp dạy hoc: thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, làm việc theo nhóm. - Hình thành phát triển năng lực: tư duy sáng tạo. Bước 1: Gv cho học sinh thảo luận theo góc vẽ sơ đồ tư duy bài học. Bước 2: HS thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác kiến thức và cho điểm động viên những nhóm làm tốt. E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng hai bài thơ. Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 17 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Năm học: 2014-2015 - Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của chủ đề người lính. GV: Hướng dẫn HS tích hợp với môn Mĩ thuật lớp 7 bài 33,34 “ Đề tài tự do ”. HS vẽ tranh theo đề tài: Vẻ đẹp của người lính. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua phiếu học tập và những bức vẽ về người chiến sĩ. - HS trả lời được câu số 1 và số 2 như vậy, HS đã biết được bài thơ Đồng chí ra đời trong kháng chiến chông Pháp. Và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong kháng chiến chống Mĩ. - HS trả lời được câu số 3 như vậy, HS đã cảm nhận được những phẩm chất cao đẹp của người lính. - HS trả lời được câu số 4 như vậy, HS hiểu bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính cùng viết về đề tài người lính, theo thể thơ tự do. - HS trả lời được câu số 5 như vậy, HS đã vận dụng kiến thức chủ đề liên hệ vào cuộc sống hôm nay, khi còn ngồi trên nghế nhà trường. 8. Các sản phẩm của học sinh: Sơ đồ tư duy bài học theo chủ đề: Hình tượng người lính trong thơ hiện đại. Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 18 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 19 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy Bài dự thi dạy theo chủ đề tích hợp liên môn Giáo viên: Phan Thị Thúy Vân 20 Năm học: 2014-2015 Trường THCS Thanh Thùy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan