Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai bao cao...

Tài liệu Bai bao cao

.PDF
15
33
90

Mô tả:

MỞ ĐẦU Thế giới đang thay đổi theo từng ngày, riêng thế giới công nghệ thay đổi liên tục từng giờ, từng phút và từng giây. Vì vậy, học Công nghệ thông tin giống như một con thuyền căng buồm trên dòng nước ngược, không tiến ất sẽ lùi. Sinh viên Công nghệ thông tin lười học tập và lười tiếp thu sẽ trở nên lạc hậu trong môi trường công nghệ đang thay đổi liên tục. Hiện tại, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành hoặc thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất cao. Đó là vấn đề đau đầu của các nhà giáo dục và xã hội hiện nay. Vậy nguyên dân do đâu? Ngoài trình độ chuyên môn, Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? Nắm bắt được vấn đề đó và kịp thời đáp ứng nguyện vọng của sinh viên, Khoa Công nghệ thông tin đã tổ chức cho sinh viên một khóa học Thực tập cơ sở để bồi dưỡng những kiến thức và kỷ năng cần thiết sau này. Nắm bắt được điều đó, em cố gắng tiếp thu những gì được học trong khóa và viết báo cáo về những gì đã học và định hướng trong tương lai. Xin cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn em trong suốt khóa học và các doanh nghiệp đã chia sẻ doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường khi xin việc. 1 CHUYÊN ĐỀ 1 DOANH NGHIỆP CẦN GÌ Ở SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG? Trong môi trường doanh nghiệp năng động, sinh viên chỉ có kiến thức chuyên môn và trình độ thôi vẫn chưa đủ hoạt động trong doanh nghiệp. Ngoài chuyên môn ra, sinh viên cần phải trang bị nhiều kỹ năng cần thiết hơn nữa để thích nghi với môi trường doanh nghiệp. 1. Tại sao sinh viên thất nghiệp? Nhìn nhận thực tế rằng hiện nay tỉ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp hoặc làm trái ngành còn khá cao. Tại sao và nguyên nhân do đâu? Vấn đề đầu tiên cần xét đến là trình độ chuyên môn. Có thể sinh viên mới ra trường không có kiến thức chuyên môn hoặc kiến thức ấy đã lỗi thời hoặc quá ít để đảm nhận công việc trong doanh nghiệp. Ta phải thừa nhận rằng kiến thức về công nghệ là khá đồ sộ và được cập nhật liên tục. 4 năm Đại học khó àm đào tạo hết những công nghệ trên thế giới. Trường chỉ cho sinh viên khung sườn và nền tảng, từ đó sinh viên phải học tập nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong doanh nghiệp. Ngoài kiến thức chuyên môn ra, sinh viên phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể hoạt động trong môi trường doanh nghiệp. Vừa ra trường những sinh viên gặp khó khăn vì thiếu kỹ năng nên khó xin việc làm. Hơn hết sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng xin việc và tìm kiếm việc làm, kỹ năng đi phỏng vấn. Doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những người có kỹ năng và tố chất cần thiết cho doanh nghiệp. Xin việc đã khó, giữ được việc càng khó hơn. Vì môi trường doanh nghiệp là một tập thể, đứng riêng là tự cô lập mình. Sinh viên cần có kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm và cách ứng xử phù hợp nơi làm việc để có thể làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Với các khía cạnh trên, ta có thể thấy rằng để có được một công việc phù hợp, đúng chuyên môn, sinh viên cần cố gằng không ngừng nghỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự trang bị kiến thức và các kỹ năng cần thiết. 2 2. Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? a. Tiềm năng Khi tìm kiếm nhân sự, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những sinh viên có tiềm năng làm việc. Kiến thức chuyên môn có thể đào tạo thêm. Sinh viên nên cho doanh nghiệp thấy được tiềm năng phát triển của bản thân. Từ đó là một điểm cộng cho việc phỏng vấn của mình. b. Sự chuyên nghiệp Sự chuyên nghiệp thể hiện ở đây là việc bạn viết CV thế nào, trình bày đơn xin việc ra sao, cách giao tiếp ứng xử khi phỏng vấn. Ngôn ngữ cơ thể nói lên hết những điều đó. Doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những người có tác phong chuyên nghiệp. c. Kỹ năng Như đã đề cập, sinh viên cần phải có những kỹ năng cần thiết để thích nghi trong doanh nghiệp bao gồm kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình. d. Lương Sinh viên cần cho doanh nghiệp thấy mức lương mà họ trả cho mình là xứng đáng nhận được khi làm trong doanh nghiệp. Tất nhiên khi yêu cầu được trả 4 đồng, sinh viên cần cho doanh nghiệp thấy mình hoàn toàn mang về được 5 đồng cho doanh nghiệp. 3. Định hướng bản thân Thông qua chuyên đề này, em có thêm những hiểu biết cần thiết để chuẩn bị sau này ra trường cần làm gì để có việc làm những cần gì để có thể hoạt động trong doanh nghiệp. Định hướng tương lai, bên cạnh kiến thức trong nhà trường, em sẽ vận dụng nó để tự trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng sau này ra trường không bỡ ngỡ. 3 CHUYÊN ĐỀ 2: RASPBERRY PI VÀ PYTHON 3 Xu hướng Internet of Thing (IoT) ngày càng phổ biến trên thế giới. Càng ngày nhiều thiết bị ra đời theo xu hướng này. May mắn em có dịp được Alexandre – sinh viên người Pháp giới thiệu về đề tài của mình trên Rasberry Pi và ngôn ngữ Python 3. 1. Giới thiệu ngắn về Raspberry Pi Hình 1: Raspberry Pi Raspberry Pi là một máy tính nhỏ có một board mạch, kích thước chỉ bằng một thẻ tín dụng. Được phát triển bởi Raspberry Pi Foundation – là tổ chức phi lợi nhuận với tiêu chí xây dựng hệ thống mà nhiều người có thể sử dụng được trong những công việc tùy biến khác nhau. Raspberry Pi là một thiết bị đa năng đáng ngạc nhiên với nhiều phần cứng có giá thành rẻ nhưng rất hoàn hảo cho những hệ thống điện tử , những dự án DIY (tự làm), thiết lập hệ thống tính toán rẻ tiền cho những bài học trải nghiệm lập trình … 2. Giới thiệu ngắn về Python Python là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích được tạo ra vào cuối những năm 1980s, và được đặt tên theo nhóm kịch Monty Python, nó được sử dụng bởi hàng nghìn người để làm những việc từ kiểm thử vi mạch tại hãng Intel, sử dụng trong ứng dụng Instagram, cho tới xây dựng các video game với thư viện PyGame. Nó nhỏ và chặt chẽ như ngôn ngữ tiếng Anh, và có hàng trăm các thư viện của bên thứ ba. 4 3. Đề tài của Alexandre Hình 2: Đề tài của Alexandre a. Tổng quan đề tài Đề tài của Alex có nhiệm vụ là đo các thông số như áp suất, nhiệt độ, độ pH của nước. Hệ thống gồm một board mạch Raspberry Pi có nhiệm vụ điều hành hoạt động của cả hệ thống, các cảm biến để đo và gửi giá trị về cho hệ thống, một màn hình cảm ứng để hiển thị kết quả và cho người dùng tương tác với hệ thống. Hình 3: Sơ đồ của hệ thống Trên màn hình, Alex đã lập trình để hiển thị bảng tương tác với giao điện dồ họa người dùng GUI. Cửa sổ bao gồm các nút chọn cho người dùng lựa chọn như: Xem kết quả, Vẽ biểu đồ theo thời gian thực, Thiết lập tương tác, Kiểm tra cảm biến, … Người dùng dễ dàng tương tác với hệ thống thông qua màn hình cảm ứng. b. Lợi ích của đề tài Đề tài rất có tính thực tế cao. Có thể ứng dụng vào các hệ thống thông minh đo nhiệt, báo động hay cảnh báo. Nếu được đầu tư, hệ thống có thể hoạt động như một công cụ quản lý, giám sát và đo đạc hiệu quả. Hỗ trợ con người trong các trường hợp nguy hiểm. 5 4. Định hướng cho bản thân Sau khi được Alex trình bày đề tài của mình. Em thấy đây sẽ là hướng đi hiệu quả và đúng đắn khi xu hướng IoT đang ngày càng phổ biến. Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những hệ thống cảnh báo thông minh được kiểm soát hoàn toàn qua mạng Internet. Chúng em cần cố gắng trau dồi kiến thức hơn nữa để có thể đi kịp theo xu hướng này. Sau này ra trường tạo ra những sản phẩm tương tự phục vụ xã hội và lợi ích mọi người. 6 CHUYÊN ĐỀ 3 AN NINH MẠNG Môi trường mạng Internet như con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển hệ thống mạng, ta cần bảo vệ chúng trước nguy cơ của các cuộc tấn công. Hàng loạt các cuộc xâm nhập, tấn công mạng có tổ chức diễn ra trên thế giới lẫn Việt Nam thời gian qua khiến những dự báo về an ninh mạng u ám hơn trong năm 2016. 1. Tình hình an ninh mạng Việt Nam Hình 4 Nguồn: Nhịp sống số Báo tuổi trẻ Trong những năm qua máy chủ Việt Nam giống như một sân chơi cho tin tặc quốc tế luyện tập. Lỗ hổng được các tin tặc khai thác chính vẫn là các lỗ hổng cơ bản: lỗi cấu hình mặc định, đặt mật khẩu yếu, khai thác các lỗ hổng đã tồn tại trong các nền tảng lỗi thời… Người dùng mạng đứng trước những nguy cơ bị tấn công, đánh cắp dữ liệu tín dụng, thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân. Ta có thể thấy rằng các biện pháp an ninh là rất cần thiết bao giờ hết. 2. An ninh, bảo mật và tầm quan trọng An ninh là bảo vệ mạng của bạn trước việc đánh cắp và sử dụng sai mục đích thông tin kinh doanh bí mật và chống lại tấn công bằng mã độc từ vi rút và sâu máy tính trên mạng Internet. 7 Bảo mật là giữ cho dữ liệu bạn được toàn vẹn, bí mật, chỉ những người được phép nhất định mới tiếp cận được dữ liệu và thông tin đó. An ninh và bảo mật đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bảo vệ hệ thống mạng, máy tính khỏi sự phá hoại phần cứng hay chỉnh sửa dữ liệu (phần mềm) mà không được sự cho phép từ những người cố ý hay vô tình. Ngoài ra còn cung cấp giải pháp, chính sách, bảo vệ máy tính, hệ thống mạng chống lại những người dùng trái phép, cũng như các phần mềm chứa mã độc xâm nhập bất hợp pháp vào máy tính, hệ thống mạng của bạn. 3. Nhận thức của bản thân về vấn đề an ninh mạng Thực tế Việt Nam đứng thứ trong danh sách các nước trên thế giới nơi người dùng đối mặt với những nguy cơ lớn nhất trên mạng, đồng thời là nước có mức độ nhận thức về an ninh mạng thấp nhất nếu so với Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Ấn Độ và Hong Kong. Từ đòi hỏi của thực tế, sinh viên nói chung, em nói riêng, phải nhận thức được tình hình an ninh mạng của thế giới và trong khu vực. Biết được các phương pháp tấn công và xâm nhập của tin tặc. Từ đó có biện pháp phòng chống và khắc phục sự cố từ các vụ tấn công. Ngoài ra nên sử dụng mạng một cách cẩn thận và có ý thức để tránh những việc mất mát thông tin và nguy cơ lây nhiễm virus và mã độc từ mạng internet. 8 CHUYÊN ĐỀ 4 MẠNG VÀ XÂY DỰNG MẠNG ẢO Được tìm hiểu về mạng máy tính và An ninh mạng là một lợi thế cho sinh viên khi ra trường đi làm. Nhưng không cắc bạn giàu đến nỗi mua vài chiếc Router mang về để làm lab. Vì thế có một giải pháp cho sinh viên học về mạng là xây dựng mạng ảo trên máy tính của mình. 1. Mạng là gì? Một cách đơn giản nhất, mạng là việc kết nối các máy tính với nhau. Tùy theo quy mô lớn nhỏ sẽ phân loại thành mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng WAN, mạng toàn cầu, … nói chung ít nhất 2 máy tính được kết nối với nhau là tạo nên mạng rồi. 2. Giới thiệu phần mềm GNS3 GNS3 là 1 chương trình giả lập mạng có giao diện đồ họa cho phép bạn có thể giả lập các loại router Cisco sử dụng iOS (hệ điều hành của router) thật ,ngoài ra còn có thể giả lập các thiết bị mạng khác như ATM, Frame Relay, Ethernet Switch ,Pix Firewall… và đặt biệt có thể kết nối vào hệ thống mạng thật và sử dụng như thiết bị thật. Hình 5: Giao diện GNS3 9 GNS3 được phát triển dựa trên Dynamips và Dynagen để mô phỏng các dòng router 1700, 2600, 3600, 3700, 7200 có thể sử để triển khai các bài lab của CCNA, CCNP, CCIE nhưng hiện tại vẫn chưa mô phỏng Catalyst Switch. 3. Kết luận Phần mềm này được viết ra nhằm giúp mọi người làm quen với thiết bị Cisco, kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong cisco IOS, kiểm thử các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế. Ngay bây giờ sinh viên chúng em cần làm quen với phần mềm này để có thể tìm hiểu nghiên cứu và thực hành về mạng. Sau này có dịp tiếp xúc với mạng trên các thiết bị thật. 10 CHUYÊN ĐỀ 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chất lượng và số lượng các nghiên cứu khoa học trong sinh viên gần đây trở thành chủ đề trên nhiều diễn đàn công luận. Số lượng đề tài tăng lên nhưng khả năng ứng dụng của các đề tài còn hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu tăng lên nhưng tính thụ động trong học tập và nghiên cứu vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân do đâu và phương pháp nghiên cứu khoa học nào là phù hợp hiện nay? 1. Nghiên cứu khoa học là gì? Nghiên cứu khoa học là những nghiên cứu vì mục đích khoa học. Đặt ra những câu hỏi cho những vấn đề mà ta chưa hiểu và cần nghiên cứu, sau đó bắt đầu đi tìm câu trả lời. Để nghiên cứu khoa học, ta nhờ vào những thông tin sẵn có, kinh nghiệm của người khác, quan sát, chiêm nghiệm của bản thân và thực thi các hoạt động để tìm được câu trả lời. 2. Các loại hình nghiên cứu khoa học Nếu phân loại theo tính ứng dụng, thì nghiên cứu có hai dạng:  Nghiên cứu ứng dụng: hình thành chính sách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết.  Nghiên cứu cơ bản: phát triển, thử nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu. Phân loại theo Phương thức nghiên cứu:  Nghiên cứu thực nghiệm: liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế; khảo sát thực tế hoặc trong điều kiện có kiểm soát.  Nghiên cứu lý thuyết: là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng. 11 Nếu phân loại theo mục tiêu nghiên cứu thì ta có: Nghiên cứu mô tả, Nghiên cứu so sánh, Nghiên cứu tương quan, Nghiên cứu giải thích. Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu thì chia thành hai dạng:  Nghiên cứu định lượng: lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu.  Nghiên cứu định tính: nhằm mô tả sự vật, hiện tượng; không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm lượng hóa sự biến thiên này. 3. Các phương pháp tư duy Tư duy lập luận, cách thức tư duy để phân tích và xử lý thông tin. Phương pháp này có hai cách tiếp cận là: Quy nạp và diễn dịch. Quy nạp: K có các mối quan hệ chặt chẽ giữa các lý do và kết quả. Ta rút ra một kết luận từ một hoặc hơn các chứng cứ cụ thể. Các kết luận này giải thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này. Diễn dịch: Phát biểu một giả thiết dựa trên lý thuyết hay tổng quan nghiên cứu. Sau đó thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết rồi ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết. 4. Lợi ích của Phương pháp Được khám phá những kiến thức mình thích, đam mê. Vận dụng kiến thức chuyên ngành. Phát triển các kỹ năng mềm cần thiết khi theo đuổi một hoặc những mục tiêu trong thời gian dài. Tạo sự khác biệt cho bản thân 5. Định hướng bản thân Thông qua chuyên đề, em biết được các phương pháp nghiên cứu khoa học và học cách tư duy một vấn đề nào đó. Sinh viên chúng em sẽ vận dụng chuyên đề này để biết đánh giá một đề tài nghiên cứu có chất lượng và có tính thực tế khả quan hay không. Ngoài ra để khi nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra các đề tài chất lượng có tính thực tế để ứng dụng mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng. 12 CHUYÊN ĐỀ 6: LẬP TRÌNH DI ĐỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM Như một xu hướng của công nghệ, các thiết bị di động ngày càng được ưa chuộng do tính di động và gọn nhẹ, tiên dụng của nó. Theo dòng phát triển của di động, các hệ điều hành di động cũng đang tranh nhau “ngai vàng” của vương quốc di động. 1. Cuộc chiến giữa ba nền tảng di động Hình 6: Cuộc chiến giữa ba nền tảng di động Như một điều tất yếu của quy luật phát triển: Sẽ có sự cạnh tranh và mâu thuẫn lẫn nhau. Hiện nay, ba nền tảng phổ dụng nhất là Android, iOS và Windows Phone. Ba nền tảng vẫn cạnh tranh khóc liệt và chưa có hồi kết sau nhiều năm tranh đấu. Vấn đề đặt ra là mình nên đầu quân cho đội quân nào? 13 2. Tình hình mảng di động tại Việt Nam Hình 7: Lượng sử dụng thiết bị di động của nhóm P4 Châu Á Hiện nay, tính từ năm 2014 đến nay, Việt Nam là một trong bốn nước (Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philipine) trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về người sử dụng điện thoại thông minh. 3. Cơ hội việc làm Cùng với sự bùng nổ về thị trường di động, mở ra cơ hội việc làm thu nhập cao cho mọi người, nhất là những nhà phát triển ứng dụng di động. Lập trình di động sẽ sớm trở thành phân khúc "hot” nhất trong ngành công nghiệp phần mềm. Đặc biệt, với mỗi sản phẩm phần mềm được phát hành trên kho ứng dụng, có thể sẽ làm tăng thu nhập cho tác giả. Điểm sáng này là động lực tiếp thêm niềm tin, lòng quyết tâm và sự say mê sáng tạo cho những ai yêu công nghệ và lựa chọn lập trình di động là mảnh đất dừng chân của mình. 4. Định hướng bản thân Bản thân em qua chuyên đề này thấy được tiềm năng to lớn của thị phần di động. Cố gắng nổ lực học tập lập trình và phát triển các ứng dụng di động để sau này có việc làm thích hợp. Và hơn hết là tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê của bản thân mình. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu: [1] Bài giảng An Ninh Mạng. Trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt Hàn [2] CEH - Certified Ethical Hacker version 7 B. Tài liệu internet: [3] http://www.hvaonline.net/ [4] http://www.phuongphapnghiencuukhoahoc.com/ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan