Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ba tiểu loại động từ tiếng hàn qua một phương diện phân loại...

Tài liệu Ba tiểu loại động từ tiếng hàn qua một phương diện phân loại

.PDF
205
330
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ HƢỜNG BA TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ TIẾNG HÀ N QUA MỘT PHƢƠNG DIỆN PHÂ N LOẠI (có đối chiếu với tiếng Việt) LUẬN Á N TIẾN SĨ NGÔ N NGỮ HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ HƢỜNG BA TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ TIẾNG HÀ N QUA MỘT PHƢƠNG DIỆN PHÂ N LOẠI (có đối chiếu với tiếng Việt) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu Mã số : 62 22 01 10 LUẬN Á N TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC Hà Nội – 2015 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và dẫn chứng nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và không trùng với bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Trần Thị Hường MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài _____________________________________________________ 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ____________________________ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ______________________________________ 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu _____________________________________________ 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài _________________________________ 5 6. Bố cục luận án ______________________________________________________ 6 Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................7 1.1. Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Hàn _____________________________ 7 1.2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về nghiên cứu ngữ pháp và từ loại tiếng Hàn _ 15 1.3. Tổng quan về nghiên cứu từ loại tiếng Việt____________________________ 22 1.4. Đặc trƣng cơ bản của từ loại động từ tiếng Hàn ________________________ 27 1.5. Quan điểm tiếp cận của luận án _____________________________________ 35 1.6. Tiểu kết _________________________________________________________ 36 Chương 2. TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ NÓI NĂNG TIẾNG HÀ N .............................37 Dẫn nhập____________________________________________________________ 37 2.1. Khái niệm và cƣơng vị ngữ pháp của động từ nói năng tiếng Hàn _________ 37 2.2. Phạm vi nghiên cứu _______________________________________________ 38 2.3. Những điểm quan yếu của động từ nói năng tiếng Hàn _________________ 39 2.4. Các tiểu lớp, nhóm động từ nói năng tiếng Hàn thƣờng gặp ______________ 56 2.5. Miêu tả một số động từ nói năng điển hình ____________________________ 69 2.6. Đối chiếu với tiếng Việt ____________________________________________ 72 2.7. Tiểu kết _________________________________________________________ 76 Chương 3. TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ TÌNH THÁ I TIẾNG HÀ N ............................79 3.1. Khái niệm và cƣơng vị ngữ pháp của tiểu loại động từ tình thái tiếng Hàn _ 79 3.2. Phạm vi nghiên cứu _______________________________________________ 85 3.3. Những điểm quan yếu của động từ tình thái tiếng Hàn __________________ 86 3.4. Các tiểu lớp, nhóm động từ tình thái tiếng Hàn thƣờng gặp ______________ 97 3.5. Miêu tả một số động từ tình thái điển hình __________________________ 103 3.6. Đối chiếu với tiếng Việt __________________________________________ 106 3.7. Tiểu kết _______________________________________________________________ 110 Chương 4. TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG TIẾNG HÀ N ................113 4.1. Khái niệm và cƣơng vị ngữ pháp của động từ chuyển động tiếng Hàn _____ 113 4.2. Phạm vi nghiên cứu ______________________________________________ 114 4.3. Những điểm quan yếu của động từ chuyển động tiếng Hàn _____________ 114 4.4. Các tiểu lớp, nhóm động từ chuyển động thƣờng gặp __________________ 125 4.5. Miêu tả một số động từ chuyển động điển hình ________________________ 133 4.6. Đối chiếu với tiếng Việt ___________________________________________ 138 4.7. Tiểu kết ________________________________________________________ 141 KẾT LUẬN .............................................................................................................143 DANH MỤC CÁ C CÔ NG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁ C GIẢ LIÊ N QUAN ĐẾN LUẬN Á N ......................................................................................................146 TÀ I LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................147 PHỤ LỤC ...............................................................................................................167 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt và một số qui ƣớc trong luận án 1. Ký hiệu và chữ viết tắt ĐT ĐTNN ĐTTT ĐTCĐ ĐNT NT NPCN Động từ Động từ nói năng Động từ tình thái Động từ chuyển động Đích ngôn thể Ngôn thể Ngữ pháp chức năng PT PTTT TNT HĐNT VT VTTT Phó từ Phó từ tình thái Tiếp ngôn thể Hành động ngôn từ Vị từ Vị từ tình thái 2. Qui ƣớc trình bày: - Chú thích cho tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép [ ] theo thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, trang tài liệu tham khảo; hoặc có thể dẫn Tên tác giả (năm công bố, trang tài liệu). Thông tin đầy đủ về tài liệu được ghi trong mục Tài liệu tham khảo. - Các ví dụ trong luận án được đánh số thứ tự bắt đầu từ 1 đến hết, các số thứ tự đó được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ). Sau mỗi ví dụ là thông tin về xuất xứ của các ví dụ được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] theo thứ tự : tên tác phẩm, số tập (với phim ảnh), số cấp độ (với giáo trình), số trang (với tác phẩm văn học). - Kí hiệu + được sử dụng có nghĩa là có khả năng xảy ra, kí hiệu ( - ) có nghĩa là không có khả năng xảy ra, kí hiệu ( ± ) nghĩa là có thể xảy ra, có thể không xảy ra. - Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phần mềm phiên âm từ tiếng Hàn sang La-tinh do Đại học Ngoại ngữ Busan công bố (http://roman.cs.pusan.ac.kr) Danh mục các bảng Bảng 2.3.4: Danh mục vai nghĩa của động từ nói năng tiếng Hàn ..........................49 Bảng 2.3.6a: Cấu trúc ngữ nghĩa của một động từ nói năng ...................................55 Bảng 2.3:6b: Cấu trúc mở rộng tham thể không bắt buộc của động từ nói năng ....56 Bảng 2.4.1: Phân loại động từ nói năng theo khả năng kết hợp……….…………..58 Bảng 2.4.2a: Tổng hợp các loại hành động ngôn ngữ của J. Searle ….…………...59 Bảng 2.4.4: Các tiểu nhóm động từ nói năng tiếng Hàn…………….……………..67 Bảng 3.1.2: Các phương tiện biểu hiện tình thái của tiếng Hàn và tiếng Việt .........82 Bảng 3.3.1: Kết hợp của các phó từ với động từ nói năng tiếng Hàn …… …...…..88 Bảng 3.3.2a: Tổng hợp về đặc trưng ngữ nghĩa của động từ bổ ngữ của các nhóm động từ nói năng ..................................................................................................….93 Bảng 3.3.2b: Khả năng kết hợp hạn định của động từ tình thái và yếu tố khác trong ngữ đoạn ...................................................................................................................94 Bảng 3.3.3: Phân loại và đặc trưng ý nghĩa của các động từ tình thái tiếng Hàn ....97 Bảng 3.4.2: Tổng hợp phân loại động từ tình thái tiếng Hàn dựa theo tiêu chíngữ nghĩa .......................................................................................................................103 Bảng 3.6: Đối chiếu phạm trù ý nghĩa biểu hiện của động từ tình thái tiếng Hàn và tiếng Việt ................................................................................................................108 Bảng 4.3.4. Các vai nghĩa của động từ chuyển động tiếng Hàn………...……….124 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể nói, động từ (ĐT) là một từ loại cơ bản, phức tạp, sử dụng rộng rãi nhất, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các từ loại của các ngôn ngữ nói chung và của tiếng Hàn nói riêng. Theo những quan điểm gần đây của Tesnière L.(1959), Nam Gishim. Go Yeonggeun (1993), U Hyeongsik (1998), Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Văn Lộc (1993), Đinh Văn Đức (2001), Lê Thị Thơm (2012)… về cấu trúc nghĩa của câu, ĐT đóng vai trò trung tâm, chi phối các thành tố nghĩa xung quanh, là linh hồn của phát ngôn, là tâm điểm cho một “sàn diễn” với các diễn tố đặc trưng. Hiện nay, khuynh hướng nghiên cứu bình diện nghĩa của câu theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (NPCN) đang được quan tâm ở Hàn Quốc và Việt Nam. NPCN, theo cách hiểu của nhiều tác giả, trong đó có giáo sư Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu…là khuynh hướng ngữ pháp mang những đặc điểm chính như “có tính chất tổng hợp (hay thống hợp) nghĩa học- kết học- dụng học; đặc biệt quan tâm đến bình diện ngữ nghĩa- ngữ dụng, gắn câu và các hiện tượng ngữ pháp với những kiểu điều kiện giao tiếp hiện thực (Dẫn theo [15,54]) Gần đây, một loạt các công trình nghiên cứu về ĐT (có học giả dùng thuật ngữ vị từ) tiếng Hàn, tiếng Việt cũng như các tiểu loại của chúng đã được công bố, đem lại những đóng góp đáng kể. Mặc dù vậy có thể nói, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nghiên cứu và đào tạo tiếng Hàn đang rất được quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào vấn đề phân định từ loại tiếng Hàn, đặc biệt là vấn đề ĐT tiếng Hàn và phân loại chúng trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Đây là khoảng trống quan trọng mà luận án cần phải triển khai để dần lấp đầy. Trên thực tế giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn coi trọng mục đích giao tiếp, chúng tôi nhận thấy có sự phức tạp, đa dạng về các ĐT đa trị, cấu trúc nghĩa của câu trong tiếng Hàn khiến cho không chỉ người học mà cả người dạy ngôn ngữ này gặp 1 nhiều lúng túng. Làm thế nào để có thể tìm ra những đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa quan trọng nhất để hệ thống hóa cũng như vận dụng thành tựu của NPCN vào công việc nhận diện và phân loại ĐT tiếng Hàn nhằm tìm ra cách sử dụng ĐT tiếng Hàn như một ngoại ngữ theo các tiểu loại một cách hiệu quả nhất? Đó là bài toán mà luận án đặt ra để đi tìm câu trả lời. Từ những lý do trên chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Đây là một việc làm cần thiết đối với thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy Hàn ngữ ở Việt Nam thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Sau khi đề cập đến vấn đề phân loại ĐT trong tiếng Hàn, luận án tập trung vào nhận diện, miêu tả và phân loại ba tiểu loại ĐT được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp tiếng Hàn là ĐT nói năng (ĐTNN) (verbal verbs) ĐT tình thái (ĐTTT) (modal verbs) và ĐT chuyển động (ĐTCĐ) (motion verbs) tiếng Hàn. Sự lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở công tác phân loại ĐT nói chung và ĐT tiếng Hàn nói riêng (có sự so sánh với ngữ pháp tiếng Việt). Theo số liệu khảo sát “Điều tra tần số sử dụng tiếng Hàn hiện đại” do Viện ngôn ngữ học Hàn Quốc tiến hành năm 2005, tần số xuất hiện của ĐT malhada (nói) là 6738, xếp hạng 36, ĐT mudda(hỏi) là 1156, xếp hạng 327, ĐT gada (đi) là 7747, xếp hạng 32, ĐT oda (đến) là 6126, xếp hạng 39, yếu tố soo (ĐTTT có thể) là 58165, xếp hạng 33 (Chi tiết xin tham khảo Phụ lục 5, 13, 15) Vậy là, trong từ loại ĐT, có thể nói ba tiểu loại ĐT nói năng, tình thái, chuyển động nổi lên như những tiểu loại ĐT cơ bản, có tần số sử dụng cao nhất. (Xin tham khảo thêm phụ lục số liệu khảo sát tần số sử dụng các ĐT tiêu biểu tiếng Hàn). Bằng chứng khảo sát ngữ liệu cho thấy các ĐT liên quan đến 3 loại này xuất hiện nhiều trong phát ngôn, chúng có khả năng kết hợp cao và đóng vai trò hình thành nên các cụm từ tự do, cụm từ cố định, chi phối tới nhiều thành phần khác trong câu, trong ngữ nghĩa mệnh đề … Hoạt động nói năng có thể nói là hoạt động phổ biến, không thể thiếu trong đời sống con người. Thật khó tưởng tượng một cuộc sống mà trong đó không diễn ra 2 hoạt động giao tiếp, trong đó các ĐT nói năng làm nòng cốt. Theo “Từ điển tiếng Hàn chuẩn” của Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc, phát ngôn được định nghĩa là “hành vi ngôn ngữ mang tính hiện thực được nói bằng cách phát ra âm thanh, hay một thể liên tiếp các âm nhất định được sản sinh do hành vi đó”. Phát ngôn thường là ngôn ngữ được thực hiện bằng khẩu ngữ, còn từ biểu thị phát ngôn trong câu được gọi là ĐTNN. (Về định nghĩa phát ngôn, xin xem thêm định nghĩa của [143, 487]. ĐTNN là nòng cốt trong các phát ngôn, giao tiếp của con người. Trong cuộc sống, con người không thể không có sự thể hiện thái độ, tình cảm đối với người khác, với sự vật hiện tượng xung quanh. Những ĐTTT là phương tiện quan trọng nhất để biểu hiện phạm trù tình thái bao chứa thái độ, tình cảm đó của con người. ĐTTT là phương tiện quan trọng để đánh dấu tình thái trong phát ngôn. Cuối cùng, chuyển động là hành động được con người thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều nhất trong cuộc sống. Thông qua việc tìm hiểu về ba tiểu loại ĐT cơ bản, tiêu biểu nhất này trong tiếng Hàn, luận án hi vọng sẽ tìm ra được những quy luật hành chức, đặc trưng nổi bật của chúng trong sự liên hệ với tiếng Việt, tiến tới mục đích cuối cùng là đóng góp một phần nhỏ trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Hàn - Việt, nhằm sử dụng hiệu quả nhất ngôn ngữ này trong các ứng dụng liên quan. Theo đó, luận án này sẽ lần lượt phân tích và xem xét đặc điểm các tiểu loại ĐT này dưới hai góc độ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhìn từ phương diện chức năng, trong đó tập trung vào phân tích các tiểu loại ĐT theo quan điểm NPCN. Khi nói đến chức năng ngôn ngữ với một cách hiểu đầy đủ bao gồm: (1) Vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội như chức năng làm công cụ giao tiếp và công cụ biểu hiện tư duy của con người; (2) Nhiệm vụ, vai trò của các đơn vị ngôn ngữ hoặc các yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống- cấu trúc ngôn ngữ; (3) Sự cụ thể hóa vai trò của các đơn vị, yếu tố ngôn ngữ trong lời nói cụ thể; (4) Tác dụng của các ngôn từ cụ thể trong giao tiếp…[64, 98] Danh sách nhóm ĐTNN gồm khoảng 100 từ được chúng tôi chọn lọc dựa trên tham khảo lý thuyết về khái niệm cấu trúc của Jackendoff (1990, 1992), nghiên cứu 3 của Cho Kyungsoon (2009), trong đó các ĐT được chọn từ tài liệu “Danh mục từ vựng và ví dụ chủ yếu - Phần ĐT” do Viện ngôn ngữ quốc gia Hàn Quốc ban hành. Danh sách gần 50 ĐTTT (vốn là các tổ hợp ngữ pháp có giá trị ngữ pháp - ngữ nghĩa tương đương với các ĐTTT trong tiếng Việt) được chúng tôi lựa chọn tập hợp dựa trên tham khảo nghiên cứu của Palmer (2001), Moon Byeongyeol (2006) và các sách giáo trình, từ điển ngữ pháp uy tín tại Hàn Quốc. Danh sách hơn 100 ĐT chuyển động được chúng tôi chọn lọc dựa trên tham khảo lí thuyết về vị từ và cấu trúc tham tố của một số nhà NPCN như C.J Fillmore (1966), Pustejovsky (1993) và nghiên cứu của Cheon Sootae (2009) và các từ điển uy tín hiện hành tại Hàn Quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu ba động từ tiếng Hàn qua một phương diện phân loại nhằm nhận diện, làm rõ cấu trúc của các sự tình có chứa các tiểu nhóm của ba tiểu loại động từ này, có sự đối chiếu với tiếng Việt. Đồng thời, luận án cũng phân tích miêu tả để làm sáng tỏ các thành phần cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa của các động từ thuộc đối tượng nghiên cứu với vai trò là hạt nhân tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp của câu. Qua đó, luận án mong muốn giới thiệu một cách toàn diện về các đặc điểm hình thái, chức năng cú pháp, ngữ nghĩa- ngữ pháp của ba nhóm động từ nhằm mục đích sử dụng chúng chuẩn xác hơn trong giảng dạy, học tập và giao tiếp tiếng Hàn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau : - Xác định khái niệm, đặc điểm chung, làm sáng tỏ đặc điểm hình thái, chức năng cú pháp, ngữ nghĩa -ngữ pháp của động từ tiếng Hàn nói chung và ba tiểu loại động từ nói năng, động từ tình thái, động từ chuyển động tiếng Hàn nói riêng. - Phân tích, miêu tả, phân loại ba tiểu loại động từ tiếng Hàn và làm rõ vai trò của chúng như là hạt nhân tổ chức câu. - Xác định mô hình cấu trúc ngữ pháp – ngữ nghĩa của mệnh đề/ câu có chứa ba tiểu loại động từ tiếng Hàn. 4 - Đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa ba nhóm động từ của tiếng Hàn và tiếng Việt, từ đó rút ra những ứng dụng liên quan. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận án này là phương pháp phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa kết hợp giữa phân tích từ loại và phân tích ngữ nghĩa cú pháp, phương pháp phân tích ngữ liệu và phương pháp so sánh- đối chiếu. Phƣơng pháp phân tích – miêu tả ngữ pháp – ngữ nghĩa đã được ứng dụng để phân tích, miêu tả những đặc trưng thành tố cú pháp, ngữ nghĩa của các ĐT thuộc ba tiểu loại ĐT được xem xét trong luận án. Phân tích các ngữ cảnh, ngữ trị, các cấu trúc vị từ - tham thể liên quan đến các nhóm ĐT, tập trung vào các phép phân tích dụng học. Từ đó, luận án rút ra những đặc trưng riêng cho từng tiểu loại ĐT. Phƣơng pháp phân tích ngữ liệu song ngữ Việt Hàn được áp dụng để khảo sát thực tiễn, cho thấy mối tương quan giữa phương pháp lí luận và phương pháp trực quan dựa trên công nghệ thông tin. Khi ngữ liệu song ngữ có cùng một nội dung được khảo sát trong cùng một biểu đạt lương thông tin như nhau nhằm nổi bật vai trò và chức năng của ĐT tiếng Hàn trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu được áp dụng cho quá trình liên hệ những nội dung chính liên quan đến từng tiểu nhóm ĐT trong tiếng Hàn (với vai trò là ngôn ngữ nguồn) với các nhóm ĐT tương đương trong tiếng Việt (với vai trò là ngôn ngữ đích). Luận án đã áp dụng các phương pháp, thủ pháp đối chiếu của Lê Quang Thiêm (2004), Bùi Mạnh Hùng (2008) và Nguyễn Văn Chiến (1992). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Với tư cách là luận án đầu tiên khai thác đề tài về phân loại ĐT tiếng Hàn tại Việt Nam, luận án là sự kế thừa và ứng dụng những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ trong thời gian qua vào lĩnh vực ngữ pháp tiếng Hàn và tiếng Việt, tập trung vào mảng ngữ pháp - ngữ nghĩa ĐT. Luận án tiếp cận xu hướng nghiên cứu NPCN với cách tiếp cận từ ngữ nghĩa, chức năng đến hình thức, cấu trúc. 5 Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến từng nhóm ĐT riêng lẻ được công bố tại Hàn Quốc, nhưng luận án là công trình đầu tiên trong lĩnh vực đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của cả 3 nhóm ĐT sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp tiếng Hàn là ĐT nói năng, tình thái và chuyển động có liên hệ với tiếng Việt. Về thực tiễn: Thông qua luận án này, chúng tôi mong muốn đóng góp một số cơ sở lí luận và ngữ liệu ứng dụng thực tế nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập, làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến Hàn ngữ học. Ngoài ra, trong tình hình ngành nghiên cứu, giảng dạy lí thuyết Hàn ngữ học còn non trẻ như hiện nay, luận án cũng hi vọng trở thành tài liệu tham khảo hữu ích liên quan đến ngữ pháp tiếng Hàn nói chung, từ loại ĐT tiếng Hàn nói riêng cho những ai quan tâm. Kết quả thu được của luận án còn có thể ứng dụng vào công tác dịch thuật, biên soạn từ điển Hàn-Việt, giảng dạy, học tập tiếng Hàn. Thông qua so sánh đối chiếu với tiếng Việt, luận án hi vọng tìm ra những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa các tiểu nhóm ĐT tiêu biểu, góp phần phát triển cho hướng nghiên cứu sâu và rộng hơn với các tiểu nhóm ĐT còn lại trong tiếng Hàn và tiếng Việt, tiến tới hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về ĐT và phân loại ĐT giữa hai ngôn ngữ. 6. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục cần thiết, luận án gồm 4 chương sau: 1/Chương I: Tổng quan 2/Chương II: Tiểu loại động từ nói năng tiếng Hàn 3/Chương III: Tiểu loại động từ tình thái tiếng Hàn 4/ Chương IV: Tiểu loại động từ chuyển động tiếng Hàn 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Hàn 1.1.1. Phân loại động từ trong ngữ pháp Trong quá trình phân chia từ loại thành các tiểu loại, cả ngữ pháp truyền thống lẫn hiện đại đều đã rất chú ý đến ĐT và có nhiều cách tiếp cận. Như chúng ta đã biết, ngữ pháp truyền thống châu u khởi đầu từ thế k 17 đã luôn coi ĐT là một trong hai trung tâm ngữ pháp để biểu thị hai trung tâm tương ứng của phán đoán (logic). Theo đó cấu trúc Chủ từ- Động từ (C-V) là nòng cốt câu đơn trong mọi trường hợp. Trong khi làm trung tâm của vị ngữ, ĐT (với các dạng thức ngữ pháp của nó) luôn có những thành tố phụ về ngữ pháp quây quần xung quanh. Các thành tố phụ tùy theo mối quan hệ với ĐT (trực tiếp/gián tiếp hoặc liên kết chặt/ lỏng) đã được coi là tiêu chí ngữ pháp ổn định để phân chia ĐT thành hai mảng đối lập nhau : Động từ ngoại động (có bổ ngữ trực tiếp) và động từ nội động (không có bổ ngữ trực tiếp). Trong một thời gian dài cái khung này dường như đã trở thành sự phân loại kinh điển ứng dụng cho mọi ngôn ngữ khác nhau (một phổ quát) bất chấp các đặc trưng loại hình của mỗi ngôn ngữ. Nửa đầu thế k 20, khi ngôn ngữ học cấu trúc luận thịnh hành, các nhà ngữ pháp đã nhấn mạnh vào tiêu chí hình thức trong phân loại ĐT, theo đó ĐT trong các ngôn ngữ châu u tiếp tục được nhấn mạnh tiêu chí hình thái học. Các nhà miêu tả luận tìm các giải pháp phân loại ĐT và các cấu trúc cú pháp (cấu trúc nội hướng và các dạng thức đoản ngữ ). Từ cuối thập k năm mươi, khi ngôn ngữ học trở lại với ngữ nghĩa thì việc phân loại ĐT đã có những giải pháp mới với cương vị mới của ĐT, tiêu biểu là ba phân loại cận chức năng : L. Tesniére (1959) coi ĐT vị ngữ là trung tâm cú pháp của câu đã đưa ra khái niệm sàn diễn với các vai của diễn tố và chu tố, theo đó ĐT có thể có các nhóm đơn trị, song trị hoặc giả tam trị. Kholodovich (1960) với Lý thuyết phân thành tiểu loại dựa trên tiếng Nhật đã đưa ra khái niệm „ 7 ình thế c pháp‟ để phân loại ĐT. Đây là một nhận thức ngữ pháp rất mới về từ loại này. Ch. Fillmore (1968) đưa ra khái niệm C CH với các vai nghĩa quanh ĐT vị ngữ. Danh sách Cách cho ta biết đặc trưng của các tiểu loại ĐT. Trong ngữ pháp tiếng Hàn và ngữ pháp tiếng Việt dấu ấn của các nguyên tắc phân loại đã kể đều có sự thể hiện trong các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. 1.1.2. Công việc phân loại động từ trong ngữ pháp tiếng Hàn Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Hàn được công bố, cũng chưa có một nghiên cứu nào về từ loại tiếng Hàn nói chung và ĐT tiếng Hàn nói riêng. Có thể nói nghiên cứu của chúng tôi là đầu tiên về địa hạt này. Đối với nước ngoài (Hàn Quốc), các công trình nghiên cứu về ĐT có thể nói rất phong phú và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hƣớng phân loại theo tiêu chuẩn hình thái Mặc dù không phải là trọng tâm của luận án, nhưng chúng tôi vẫn thấy cần phải điểm qua nội dung này nhằm tạo nên bức tranh toàn cảnh về phân loại ĐT tiếng Hàn. Xin lưu ý rằng những tiểu nhóm ĐT được luận án liệt kê bên dưới chỉ là một số dạng tiêu biểu cho tiêu chuẩn phân loại căn cứ vào tiêu chí hình thái, chứ không phải là những phương án phân loại triệt để. Nói cách khác, tùy từng trường hợp mà các tiểu nhóm này có thể có sự giao hòa, đan xen vào nhau. (Ví dụ các ĐT bất quy tắc cũng có thể là các ĐT bị động hoặc ngoại động). Những nghiên cứu về phân loại ĐT sớm nhất theo hướng này phải kể đến là Yu Kiljoon (1897), Kim Doobong (1934), Park Seungbin (1935), Choi Hyunbae (1937). Những nhà nghiên cứu thời kỳ này đã phân loại ĐT chủ yếu dựa trên cơ sở lí luận của ngữ pháp truyền thống, theo đó ĐT tiếng Hàn được phân định thành nội động và ngoại động, chủ động và bị động, ĐT sai khiến. Có thể nói, nghiên cứu chính thức về phân loại ĐT tiếng Hàn được bắt đầu từ sau thập niên 70. Các nghiên cứu này chủ yếu tiếp tục đề cập đến việc phân loại ĐT trên cơ sở ngữ pháp. Choi Hyunbae (1985) đã chia ĐT theo sự khác nhau về tính 8 chất, thành nội ĐT (jadongsa) và ngoại ĐT (tadongsa). Heoung (1983) cho rằng những ĐT cần “bổ ngữ” (mogjeogo/burimal) là ngoại ĐT, những ĐT không như vậy là nội ĐT. Nam Gishim – Go Yeonggeun (1985/1993) đã phân loại nội ĐT và ngoại ĐT theo “sự vận động » (umjigim) có ảnh hưởng đến chủ ngữ hay ngoài chủ ngữ còn ảnh hưởng đến bổ ngữ”. + ĐT nội động và ĐT ngoại động Tiêu biểu có nghiên cứu của Hwang Hwasang (2006), Han Songhwa (2000/2006). Thông thường ĐT tiếng Hàn được chia thành ĐT ngoại động nếu ĐT đó cần bổ ngữ trực tiếp (ngoài chủ ngữ), và ĐT nội động nếu ĐT đó không cần bổ ngữ trực tiếp. Nhiều ĐT tiếng Hàn được chia đuôi ĐT (hwalyong) giống như tính từ, như các ĐT dudeureojida (rõ ràng, nổi trội), majda (vừa/ đúng), teullida (sai) hay jaeminada (thú vị), gimaghida (ngạc nhiên, ngột ngạt), nunbusida (chói mắt), sogsanghada (tủi thân), himdeulda (vất vả) là dạng từ ghép giữa “DT + Nội ĐT”. Ngoài ra có các ĐT như mosnada (xấu xí, ngu dốt), kekemugda (lâu, cu), jal saenggida (đẹp trai) là các ĐT đặc biệt giữ nguyên hình thái khi chia. Có khá nhiều nghiên cứu tranh luận liên quan đến các nhóm ĐT này. Chúng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau, hầu hết các tác giả coi đây vẫn là một tiểu nhóm ĐT riêng (gọi là ĐT nội động mang đặc trưng tính từ), hay gọi đây là các ĐT lưỡng tính, ĐT bị tính từ hóa..v.v… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu Hàn ngữ học vẫn thường dựa vào đặc điểm nhận biết về trợ từ đối cách (trợ từ biểu thị bổ ngữ về mặt hình thái) –eul/reul để phân biệt, ĐT nội động thường không có bổ ngữ đứng trước, còn ĐT ngoại động thì có bổ ngữ đi kèm. (Những nghiên cứu theo chủ trương này gồm Ju Sigyeong (1919, 40-41), Choi Hyubae (1937/1980, 255-257), Viện nghiên cứu giáo dục quốc ngữ Đại học Seoul ( 2002, 99), Kim Jongrok (2008:160-161),Go Yeonggeun- Gu Bonkwan 2010, 94-95), [87, 325] Choi Hyeonbae (1937/1985) chia ĐT theo sự khác nhau của tính chất của chúng, thành nội ĐT và ngoại ĐT. Các nghiên cứu này phân loại nội động chỉ gồm “doeda (trở thành), nada (xảy ra, nảy sinh), julda (rút ngắn)” chiếm số lượng rất nhỏ và 9 trong số nội ĐT cũng có trường hợp dùng như ngoại ĐT, vì thế nghiên cứu cho rằng tất cả các ĐT đều là ĐT ngoại động mang tính chủ quan. Heo Ung (1983) cũng theo tiêu chí hình thái, quy định tất cả những ĐT cần bổ ngữ được gọi là ngoại ĐT, nếu không như vậy là nội ĐT. Vậy là, phương pháp thông thường khi phân biệt nội ngoại động là việc quan sát sự có mặt hay không có bổ ngữ, với dấu hiệu nhận biết là trợ từ đối cách eul/reul. Nhưng, có trường hợp mặc dù là nội ĐT nhưng cũng đi cùng bổ ngữ hoặc cần có bổ ngữ. Người ta gọi là bổ ngữ cùng nguồn (cognate object) (dongjogmogjeog) (1) Naneun –oneul- jal- jassda. (Tôi- hôm nay- ngon- đã ngủ) Hôm nay tôi đã ngủ ngon. (2) Naneun- oneul- jameul- jal- jassda. (Tôi- hôm nay- giấc ngủ- ngon- đã ngủ) Trong câu này thì ĐT 'jada' yêu cầu phải có 'jameul ' để tạo thành một cụm cố định 'jameul jada'. Nhận định về trường hợp này khác nhau, có người thì cho nó là ĐT ngoại động khi nó có dấu hiệu bổ ngữ 'jameul ' đi kèm. Một phần trong số ĐT tiếng Hàn vừa dùng trong câu nội động vừa dùng trong câu ngoại động, dẫn đến một số trường hợp rất khó phân biệt ranh giới giữa hai tiểu loại ĐT này. (Hiện tượng chuyển loại của từ, đồng thời vừa là nội động, vừa là ngoại động) Tiêu biểu có các ĐT “gada (đi), gida (bò), naoda (ra khỏi), ganseobhada (can thiệp), dalmda (giống), mudda (cắn)…v..v... Ngữ pháp truyền thống coi những từ như ttwida, geodda, gada, nolda, salda (chạy, đi bộ, đi, chơi, sống) là nội động do sự vận động chỉ liên quan đến chủ ngữ của chúng, còn những ĐT như jabda,nureuda, geonjida, taeuda (bắt, ấn, vớt, chở/đèo), mà sự vận động ảnh hưởng đến đối tượng khác ( bổ ngữ) thì gọi là ngoại ĐT. Dựa vào phép thử kết hợp với dạng thức hiện tại tiếp diễn -eoiss -, tác giả [118] đã làm rõ việc phân biệt nội ngoại ĐT. Theo [118], đối với tiếng Hàn trung đại, eoiss- có thể đi cùng với tính từ, nội ĐT, ngoại ĐT, nhưng tiếng Hàn hiện đại chỉ công nhận 1 bộ phận nội ĐT (nội ĐT có kết thúc) có thể đi cùng với yếu tố này. 10 Quan điểm này được Im Hongbin (1975) đưa ra đầu tiên. Ô ng gọi đây là các nội động “không có kết thúc” và giải thích về hạn chế của chúng khi kết hợp với eoiss-, về điều này Jung Taegu (1994) cũng đã giải thích hạn chế của eoiss- với điều kiện tồn tại bắt nguồn từ yêu cầu tồn tại trạng thái tĩnh của issda. Còn Han Dongwan (2000) lại giải thích sự hạn định này xảy ra là do eoiss- có thuộc tính chức năng ý nghĩa [-tính kết quả trạng thái]…Một mặt, Kim Chagyun (1982, 72) cho rằng đại bộ phận các ĐT diễn tả “tiến trình trạng thái” có thể kết hợp với –goiss- là ngoại ĐT, một số cực ít (3 từ) là nội ĐT, trong số có thể kết hợp với -eoiss-có số ít (6 từ) là ngoại động, còn đại đa số là nội động. Kết luận là trừ những trường hợp ngoại lệ, đối với các ngoại ĐT diễn tả “tiến trình trạng thái”, còn nội động thì liên quan đến eoiss-. Đây có thể coi là một khám phá, đóng góp mới trong cố gắng tìm ra các tiêu chíphân loại triệt để hai phạm trù nội động và ngoại động trong tiếng Hàn. Tóm lại, để phân biệt nội ĐT và ngoại ĐT: bên cạnh tham thể bổ ngữ, còn có thể xét đến khả năng kết hợp với các đuôi từ biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp thuộc phạm trù thể, thức v.v…. + ĐT bị động và ĐT chủ động, ĐT sai khiến : Theo Cho Kyungsoon [144, 334], vấn đề này từ sau khi được đề cập trong sách ngữ pháp dành cho người nước ngoài cũng như người Hàn Quốc từ nửa sau thế kỉ 19, hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu cho đến nay. Nội dung gây tranh luận liên quan đến vấn đề này là phạm vi của hình thức bị động, sai khiến, vấn đề tính chất của các phụ tố bị động, sai khiến, vấn đề hình thành câu có chứa ĐT bị động, sai khiến…v.v… Theo ngữ pháp nhà trường thì hình thức biểu hiện dạng sai khiến, bị động bao gồm cấu trúc ĐT phái sinh và cấu trúc trợ ĐT (-eojida, -gehada). Hai dạng này được phân biệt về mặt hình thức, tuy nhiên chúng cũng tồn tại sự khác biệt nhất định về mặt ý nghĩa. ĐT sai khiến có thể phân định ra thành nhóm ĐT sai khiến hai tham thể và ĐT sai khiến ba tham thể. Ngoài ra còn có thể dựa vào tiêu chí liên quan đến ý nghĩa để phân tiểu loại ĐT sai khiến. 11 ĐT bị động tiếng Hàn cũng được phân định dựa trên các tiêu chí tương đương với tiểu loại ĐT sai khiến, đó là tiêu chí hình thức, cú pháp và ý nghĩa. Về cơ bản, cấu trúc và ý nghĩa của ĐT bị động được định dạng dựa vào dạng chủ động (neungdongsa). Tiểu loại này mang những đặc điểm của tính từ như không chi phối bổ ngữ, không thể kết hợp với đuôi từ dạng mệnh lệnh, khuyên nhủ, cho phép, hứa hẹn, ý đồ, mục đích. + ĐT chính (bondongsa) và ĐT bổ trợ(bojodongsa) Trong tiếng Hàn, những ĐT như boda, juda, gada, beorida (nhìn, cho, đi, vứt bỏ) khi đứng độc lập, chúng là những ĐT độc lập theo đúng nghĩa, nhưng khi được chắp dính vào sau một ĐT khác (chính xác là chắp dính vào thân ĐT khác) để bổ trợ về mặt ý nghĩa, cú pháp cho ĐT được chắp dính vào, thì chúng được gọi là ĐT bổ trợ. Tiểu loại ĐT này có cấu trúc riêng (V1 + eo/go + V2), làm gia tăng ý nghĩa ngữ pháp cho mệnh đề và nhiều khi chúng mang những đặc điểm về mặt cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng khác với ĐT chính. Người ta có thể phân loại các ĐT bổ trợ thành các nhóm nhỏ chủ yếu dựa theo tiêu chíhình thái và cả ý nghĩa. + ĐT có quy tắc và ĐT bất quy tắc Như đã trình bày ở phần 1.3 của chương I, cấu trúc ĐT tiếng Hàn chia thành hai phần chính là phần thân ĐT (eogan) và đuôi ĐT (eomi). Thân ĐT là trung tâm và kết hợp với nhiều đuôi khác nhau làm thay đổi tính chất của ĐT giúp ĐT biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, đó chính là hiện tượng hwalyong (conjugation/chia đuôi vị từ). Sự biến đổi (chia ĐT) này lại được chia thành hai loại, loại chia có quy tắc và loại bất quy tắc. Ở đây, “có quy tắc” và “không có quy tắc” được hiểu là có hay không có sự biến đổi khi phát âm và triết tự khi ĐT được chia. Điều cần lưu ý trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn đối với người nước ngoài ở đây là các trường hợp ĐT bất quy tắc. Trên đây là các tiểu loại ĐT tiếng Hàn được phân chia theo tiêu chuẩn ngữ pháp hình thức truyền thống. 12 Hƣớng phân loại theo tiêu chuẩn ý nghĩa cú pháp Tiếp theo các nghiên cứu kể trên, còn có nhiều nghiên cứu liên quan đến đặc trưng ý nghĩa cú pháp của các ĐT đơn lẻ. Tiêu biểu có nghiên cứu về ĐT „issda” (có) của các tác giả Kim Chagyun (1982), Seo Jeongsu (1991), Seong Gwangsoo (1979), Hwang Byeongsun (1982); ĐT „juda‟(cho) của Park Geumyong (1986), Lee Gidong (1979), Park Hyungik (1989); „badda, eodda, beorida,ilhda‟ (nhận, giành được, bỏ đi, mất) của Shin Hyunsook (1984); „boda‟ (xem/nhìn/đọc…), „daeda‟ sờ/chạm) của Shin Hyunsook (1991); „oda, gada‟ (đến, đi) của Lee Gidong (1977), Jeon Sutae (1986); „pulda‟ (cởi, gỡ) của Kim Songwon (1986); „dalmda‟ (giống) của Kang Junghee (1990); ĐT „doeda‟ (trở thành) của Seo Jeongsu (1991); „gyeondida‟ (chịu đựng) của Hong Jaeseong (1990); „dolda‟ (quay tròn) của Hong Jaeseong (1991), „sijaghada‟ (bắt đầu) của Park Seungyun (1984)… Hướng phân loại này không chỉ có các nghiên cứu về các trường hợp ĐT riêng lẻ như trên, còn có nhiều nghiên cứu về các nhóm ĐT tiếng Hàn dựa vào tiêu chuẩn cú pháp. Những nghiên cứu về các loại ĐT theo chức năng cú pháp có Kim Yeonghee (1977), Lee Gidong (1978), Hong Jaeseong (1984). Nghiên cứu về ĐT chuyển động có Hong Jaeseong (1986), Kim Eungmo (1989), Jeon Sutae (1987). Cheon Giseok (1985) nghiên cứu về nhóm ĐT chỉ phương hướng, Kim Jaebong (1988) về nhóm ĐT về đội, mặc,đeo…các đồ vật lên người. Kim Hongsu (1989) có nghiên cứu về nhóm ĐT chỉ tâm lý, Park Hyungik (1991) có nghiên cứu về nhóm ĐT trao nhận …v. v. + Hƣớng phân loại theo tiêu chuẩn ý nghĩa: Phân loại thông qua khảo sát về mặt ý nghĩa bắt đầu từ các nghiên cứu của Choi Hyunbae (1929), Hong Gimoon (1948), tiếp đó một loạt các nghiên cứu của Choi Janglyeol (1980), Cheon Giseog (1984), Bag Seonja (1990), Jeon Juli (2004)…v..v… Nhưng ban đầu những nghiên cứu này được tiến hành kết hợp phân loại dựa vào tiêu chí ý nghĩa kết hợp với tiêu chí chức năng cú pháp nên tỏ ra hạn chế bởi sự không rõ ràng trong chọn lựa tiêu chí phân loại. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan