Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại việt nam...

Tài liệu Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại việt nam

.PDF
169
305
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THANH HẢI BA MÔ HÌNH TRUYỆN LỊCH SỬ TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ngành: Lý luận văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LA KHẮC HÒA Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, đảm bảo tính chính xác và khoa học cao. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 Tác giả Ngô Thanh Hải LỜI TRI ÂN Luận án được hoàn thành, em muốn bày tỏ lời tri ân sâu sắc, chân thành đến PGS.TS La Khắc Hòa, thầy hướng dẫn khoa học uyên bác, tận tình, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ quan điểm, gợi mở nhiều ý tưởng hay, mới lạ, giúp em có thêm nhiều tri thức lý luận và phương pháp tư duy, làm việc khoa học. Đồng thời, thầy còn như người cha luôn sát cánh, thúc giục, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học và hoàn thành luận án. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Khoa Văn học, Học viện Khoa học Xã hội, các thầy, cô ở Viện Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình phân công hướng dẫn, góp ý, chia sẻ tư liệu, tổ chức bảo vệ luận án. Đặc biệt, những bài học chuyên đề trong quá trình đào tạo nghiên cứu sinh của các thầy, cô ở học viện rất hữu ích, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô ở khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là thầy Trần Ngọc Hiếu. Các thầy, cô đã cho em rất nhiều trong những năm tháng học đại học và cao học ở khoa, từ nền tảng tri thức, các tư duy khoa học, tiếp cận vấn đề, quy trình và các phương pháp làm việc, nghiên cứu tích cực, hiệu quả. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người bạn, cả những người tôi chưa một lần gặp mặt ngoài đời đã giúp tôi sưu tầm tư liệu, tra cứu tri thức, góp ý động viên, giúp đỡ, cổ vũ tôi trong suốt quá trình làm luận án. Cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp ở tổ Ngữ văn trường THPT Lạng Giang số 2, nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt thời gian để tôi hoàn thành chương trình học và luận án. Một lời tri ân có lẽ không đủ với bố mẹ, các chị và những người thân đã luôn ở bên,tin tưởng, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để con hoàn thành khóa học và luận án. Tác giả Ngô Thanh Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4 4.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Đóng góp của luận án ........................................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của luận án .............................................. 6 6.1. Ý nghĩa lý thuyết........................................................................................ 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 7 7. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 7 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện lịch sử ................................................. 8 1.1.1. Một số nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................8 1.1.2. Các nghiên cứu về truyện lịch sử ở Việt Nam ..................................................10 1.2. Quan niệm về thể loại và cấu trúc thể loại ........................................................ 21 1.2.1.Thể loại và cấu trúc thể loại trong nghiên cứu văn học ......................... 21 1.2.2. Truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn văn học ............................ 27 1.3. Quan niệm chung về mô hình truyện lịch sử ..................................................... 38 1.3.1. Khái niệm mô hình ................................................................................ 38 1.3.2. Khái niệm mô hình truyện lịch sử ......................................................... 39 Tiểu kết chương ..................................................................................................... 141 Chương 2: MÔ HÌNH TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ ....................................... 43 2.1. Chủ thể xác tín về chân lý lịch sử gắn với những câu chuyện hồi sinh ............ 44 2.1.1. Câu chuyện dựng nước và giữ nước ...................................................... 45 2.1.2. Câu chuyện thời thế biến thiên dâu bể .................................................. 53 2.2. Bức tranh thế giới phân lập của các vai – chức năng ........................................ 57 2.2.1. Ta – địch, chính nghĩa – phi nghĩa ........................................................ 58 2.2.2. Tốt – xấu, thiện – ác .............................................................................. 62 2.2.3. Cái nhỏ - cái lớn, nhân dân – đất nước ................................................. 66 2.3. Ba hình thức ngôn ngữ thế giới quan ................................................................ 71 2.3.1. Ngôn ngữ trận mạc ................................................................................ 71 2.3.2. Ngôn ngữ họ hàng, dòng tộc.................................................................. 75 2.3.3. Ngôn ngữ hội hè, đám đông ................................................................... 77 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 78 Chương 3: MÔ HÌNH DỤ NGÔN LỊCH SỬ ....................................................... 80 3.1. Chủ thể, người sở đắc chân lý và những bài học............................................... 81 3.1.1. Hình tượng tác giả - chủ thể bộc lộ trực tiếp ........................................ 82 3.1.2. Người kể chuyện - chủ thể nhập vai ...................................................... 87 3.1.3. Hệ thống nhân vật - chủ thể phân vai .................................................... 94 3.2. Bức tranh thế giới của những chủ thể lựa chọn ............................................... 101 3.2.1. Chủ thể nhập thế .................................................................................. 102 3.2.2. Chủ thể xuất thế ................................................................................... 104 3.2.3. Chủ thể trung dung .............................................................................. 107 3.3. Kết cấu – hình thức ngôn ngữ đặc trưng chuyển tải bài học dụ ngôn ............. 110 3.3.1. Từ kết cấu kiểu tiểu thuyết cổ điển tạo khung cho tác phẩm ............... 110 3.3.2. đến phá vỡ kết cấu mạch thời gian biên niên ...................................... 113 3.3.3. và thay đổi ý nghĩa mô hình hóa cặp phạm trù “mở đầu – kết thúc” 114 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 117 Chương 4: MÔ HÌNH GIAI THOẠI LỊCH SỬ ................................................ 118 4.1. Chủ thể bất khả tín về chân lý và những truyện kể mới .................................. 119 4.1.1. Chủ thể của những câu chuyện mơ hồ, hư thực .................................. 121 4.1.2. Chủ thể của những câu chuyện về thân phận cá nhân ........................ 126 4.1.3. Chủ thể của những câu chuyện ngẫu nbiên, bất định.......................... 129 4.2. Bức tranh thế giới lập thể của những mảnh vỡ lịch sử .................................... 132 4.2.1. Những mảnh vỡ ngẫu nhiên, huyền hoặc............................................. 133 4.2.2. Những mảnh vỡ của lịch sử quan phuơng, theo tiến trình biên niên... 134 4.2.3. Sự đan cài các mảnh vỡ, kiến tạo cấu trúc diễn ngôn ......................... 136 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật mang tính tổng hợp cao ................................................ 139 4.3.1. Lịch sử như một ngôn ngữ, một mã nghệ thuật ................................... 139 4.3.2. Phá bỏ phân vai ước lệ ........................................................................ 142 4.3.3. Sự trở về ngôn ngữ thế tục ................................................................... 144 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, truyện lịch sử là thể loại phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu với những tác giả, tác phẩm xuất sắc, trở thành một khuynh hướng văn xuôi tiêu biểu. Đặc biệt, từ những năm 1980 trở lại đây, truyện lịch sử có bước chuyển biến lớn với những cách tân, sáng tạo độc đáo, góc nhìn, ngôn ngữ tự sự mới mẻ, khác biệt so với giai đoạn trước. Những hiện tượng truyện lịch sử nổi bật, gây tiếng vang lớn, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình, tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi, trở thành vấn đề thời sự văn học. Tuy nhiên, hệ thống lý thuyết thể loại truyện lịch sử làm điểm tựa, nền tảng cho nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận vẫn còn khá khiêm tốn, tản mạn, chưa có tính hệ thống. Đây là vấn đề bức thiết, đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyên sâu, có sự khái quát, xây dựng hệ thống lý thuyết thể loại khoa học, toàn diện. Do đó, đề tài của chúng tôi nghiên cứu một hiện tượng văn học đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, góp phần xác lập cơ sở lý thuyết thể loại truyện lịch sử trên những khía cạnh nổi bật, đặc trưng, then chốt, bắt kịp với tốc độ phát triển của thực tiễn sáng tác. 1.2. Mặt khác, khi truyện lịch sử nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của đông đảo các học giả, nhà phê bình thì những nghiên cứu này cũng bộc lộ rõ nhiều nhược điểm. Trên thực tế, các nghiên cứu về truyện lịch sử ở Việt Nam chủ yếu dựa trên hai nền tảng lý thuyết: Lý thuyết phản ánh và góc nhìn thi học của Aristote. Các nghiên cứu theo lý thuyết phản ánh đi tìm ý nghĩa của lời nghệ thuật trong mối quan hệ biểu nghĩa của hệ quy chiếu lời – vật tương ứng. Đây là cách nhìn thể loại trên một mặt phẳng, yêu cầu nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, lấy tiêu chí tính chân thực làm thước đo. Còn cách tiếp cận theo trường phái Aristote thì tách bạch cực đoan hai khía cạnh sự thật lịch sử và hư cấu, sáng tạo. Vì thế, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận cổ điển này bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến cái nhìn độc đoán, phiến diện, chỉ nhìn thấy hiện tượng, lớp vỏ ngôn từ bề ngoài mà chưa thấy được hạt nhân cấu trúc bề sâu, bên trong tác phẩm/ thể loại, gây ra những cuộc tranh luận không có hồi kết. Chính thực trạng này đòi hỏi cần có một cách tiếp cận khác, lối tư duy vấn đề toàn diện, mới mẻ, thấu đáo hơn. Luận án của chúng tôi tiếp cận truyện lịch sử từ lý thuyết diễn ngôn, đặt lời nghệ thuật cùng dãy với các thể loại lời nói khác trong việc thực hiện chiến lược giao tiếp, tức xác định tọa độ truyện lịch sử hiện đại trong hệ tọa độ của các diễn ngôn bao quanh nó, có trước và tiếp nối nó. Từ đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện lịch sử trên hai phương diện là truyền thống và khởi xướng. Đây là một hướng nghiên cứu, cách tiếp cận, góc nhìn từ lý thuyết hiện đại, góp phần khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu truyện lịch sử thời gian qua, gợi mở những con đường mới cho việc nghiên cứu thể loại nói riêng và các hiện tượng văn học hiện đại nói chung. 1 1.3. Trong nhà trường hiện nay, truyện lịch sử và các tác phẩm khai thác đề tài lịch sử được đưa vào giảng dạy ở nhiều mức độ, phạm vi khác nhau. Việc khai thác, tiếp cận, lý giải các tác phẩm đó vẫn còn nhiều lúng túng, bất đồng và nhìn nhận chưa thật thỏa đáng. Thực trạng này bắt nguồn từ việc thiếu một công cụ lý thuyết, phương pháp tiếp nhận, cách tư duy vấn đề văn học với những đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, việc giảng dạy trong các trường học về thể loại vẫn còn một khoảng cách học thuật với các nghiên cứu chuyên sâu do độ chênh của đối tượng, mục đích, yêu cầu. Điều này cần được khắc phục bằng một phương pháp luận phù hợp với các thao tác tiếp nhận cụ thể, không quá hàn lâm nhưng mang tính khoa học và chuẩn xác cao. Với quan niệm về thể loại, nền tảng lý thuyết và phương pháp tiếp cận truyện lịch sử trong luận án này, chúng tôi hy vọng cung cấp một công cụ lý thuyết, các tha tác và cách thức tiếp cận truyện lịch sử trong nhà trường phù hợp với đối tượng, tính chất, yêu cầu của công việc giảng dạy. Qua đây, chúng tôi hy vọng bắc một nhịp cầu nối giữa việc tiếp nhận mang tính phổ thông trong nhà trường và những nghiên cứu hàn lâm, để có thể hiểu, cảm, lý giải truyện lịch sử và các hiện tượng văn học khác một cách khoa học, logic, toàn vẹn, triệt để nhất có thể. 1.4. Với đề tài Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, chúng tôi quan niệm truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn, đi sâu tìm hiểu hạt nhân cấu trúc thể loại. Hướng đi này sẽ góp phần lấp đầy những khoảng trống lý thuyết thể loại còn để ngỏ, lý giải những hiện tượng truyện lịch sử phức tạp, gây nhiều tranh cãi, giải quyết những bất đồng quan điểm trong nghiên cứu và thực tiễn sáng tác. Mặt khác, dựa trên hệ thống lý thuyết mới, chúng tôi có thể kiến giải, diễn giải lại các hiện tượng truyện lịch sử quen thuộc cũng như các thể loại văn học khác. Vì vậy, góc nhìn, cách tiếp cận này hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghiên cứu truyện lịch sử, thể loại và các hiện tượng văn học khác. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhận diện/ mô tả lịch sử thể loại truyện lịch sử dưới ánh sáng của lý thuyết mới – lý thuyết diễn ngôn. Từ đó, luận án làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết và lịch sử văn học dưới góc nhìn cấu trúc thể loại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án của chúng tôi hướng đến việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất: Điểm lại, tổng hợp, khái quát hóa lịch sử nghiên cứu truyện lịch sử ở trong và ngoài nước qua các công trình tiêu biểu. Những xu hướng nghiên cứu và các lý thuyết được sử dụng là tiền đề, cơ sở để chúng tôi thực hiện luận án này. 2 Thứ hai: Xây dựng một nền tảng lý thuyết thể loại truyện lịch sử trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn và các mẫu gốc trần thuật, làm điểm tựa để đưa ra ba mô hình truyện lịch sử cụ thể, khảo sát, lý giải một số hiện tượng truyện lịch sử tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại. Thứ ba: Đi sâu phân tích, lý giải, diễn giải ba mô hình truyện lịch sử: truyền thuyết, dụ ngôn, giai thoại qua những tác phẩm tiêu biểu trên nền tảng lý thuyết và các tiêu chí đã được xây dựng, tìm ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những truyện lịch sử tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại (tính từ đầu thế kỷ XX đến nay). Từ những khảo sát trên thực tế tác phẩm, chúng tôi đưa ra ba mô hình cấu trúc truyện lịch sử với những đặc trưng riêng, thực hiện chiến lược giao tiếp diễn ngôn, dựa trên nền tảng những kiểu cấu trúc nền móng của thể loại. Nền tảng lý thuyết cơ bản cũng là tiêu chí để chúng tôi phân xuất ra những mô hình truyện lịch sử là lý thuyết diễn ngôn, ký hiệu học văn hóa và tự sự học hiện đại, tiếp cận đối tượng theo hai hướng: loại hình học và tân tu từ học. Như vậy, về bản chất, đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại truyện lịch sử từ góc nhìn lý thuyết diễn ngôn thực hiện chiến lược giao tiếp đặc thù. Trên nền tảng lý thuyết thể loại được xây dựng, chúng tôi mô tả cụ thể ba mô hình truyện lịch sử qua việc khảo sát các hiện tượng tiêu biểu. Từ đó, chúng tôi bước đầu quan sát sự vận động của thể loại truyện lịch sử trong sự vận động của nền văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn cấu trúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Dựa trên nền tảng lý thuyết diễn ngôn, ký hiệu học văn hóa và tự sự học hiện đại, luận án đưa ra quan niệm và những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện lịch sử với tư cách là một loại hình diễn ngôn. Tiếp đó, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, diễn giải cụ thể ba mô hình truyện lịch sử là truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại từ các chất liệu trong văn học Việt Nam hiện đại, có đối sánh khái quát với truyện lịch sử trung đại và nước ngoài. Phạm vi tư liệu khảo sát: Những tác phẩm truyện lịch sử trong văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến nay) bao gồm tiểu thuyết và truyện ngắn viết về lịch sử. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu là vấn đề mô hình cấu trúc thể loại, chúng tôi sẽ chọn, đi sâu khảo sát, phân tích một số hiện tượng truyện lịch sử tiêu biểu, điển hình, được đánh giá cao, được dư luận quan tâm. Đồng thời, một số truyện lịch sử trung đại và nước ngoài cũng được chúng tôi đưa vào danh mục tư liệu để đối sánh, nhìn nhận vấn đề toàn vẹn, thấu đáo. 3 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Luận án của chúng tôi sử dụng lý thuyết diễn ngôn, chủ yếu của V.I.Chiupa làm cơ sở. Từ cơ sở lý thuyết này, chúng tôi quan niệm truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn đặc thù để thực hiện một chiến lược giao tiếp với sự tham gia, thống nhất của ba yếu tố: chủ thể phát ngôn, đối tượng hướng tới/ tiếp nhận và cái tham chiếu (nội dung được thể hiện). Ba yếu tố đó sẽ kết hợp, tạo ra các mô hình cấu trúc, những bức tranh thế giới riêng cho thể loại dựa trên các mẫu gốc trần thuật. Tiếp cận truyện lịch sử từ góc độ này, chúng tôi quan niệm thể loại chính là sự thỏa thuận giữa chủ thể phát ngôn và đối tượng hướng tới trên một vấn đề/ đề tài nào đó mà cả hai cùng quan tâm, được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các lý thuyết khác như: tự sự học hiện đại, ký hiệu học văn hóa và thi pháp học trong khảo sát, phân tích, khái quát hóa, làm rõ cái nhìn, cách diễn giải lịch sử trong các mô hình và của mỗi nhà văn. Bên cạnh đó, các lý thuyết này sẽ bổ sung cho lý thuyết diễn ngôn, làm rõ hơn các yếu tố về hình thức, ngôn ngữ, các cơ chế tạo nghĩa, mã hóa thành các motif nghệ thuật, xây dựng hình tượng, tổ chức trần thuật, tạo dựng kết cấu… Mỗi yếu tố cụ thể đó mang nét riêng, tạo ra đặc trưng cho mỗi mô hình cấu trúc truyện lịch sử trong sự vận động, phát triển của lịch sử văn học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.2.1. Phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn và ký hiệu học văn hóa: đi sâu phân tích, diễn giải và lý giải truyện lịch sử như một hình thức diễn ngôn đặc thù của văn học. Từ đó, trên cơ sở chiến lược giao tiếp diễn ngôn giữa chủ thể, cái tham chiếu và đối tượng tiếp nhận, chúng tôi phân xuất, làm sáng rõ ba mô hình truyện lịch sử từ trên cơ sở các mô hình cấu trúc tự sự nền móng. Trong diễn ngôn truyện lịch sử, yếu tố lịch sử chỉ là một thứ mã, một loại ngôn ngữ đặc trưng thể hiện mô hình cấu trúc của thể loại. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu loại hình: khảo sát, tiếp cận truyện lịch sử từ góc nhìn của các loại hình diễn ngôn, loại hình truyện kể. Từ đó, chúng tôi đưa ra quan niệm riêng về truyện lịch sử như một loại hình diễn ngôn trong tương tác với các loại hình diễn ngôn khác, đưa ra các khuynh hướng, mô hình truyện lịch sử với hạt nhân cấu trúc riêng. 4.2.3. Phương pháp thống kê, phân loại: đi thu thập các tác phẩm truyện lịch sử tiêu biểu của mỗi mô hình, đưa ra các luận cứ, dẫn chứng xác đáng. Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát thành lý thuyết và đặc trưng thể loại cũng như từng mô hình của thể loại. 4.2.4. Phương pháp lịch sử và phương pháp xã hội học: đặt truyện lịch sử trong tiến trình vận động, phát triển của thể loại theo tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam, đặc biệt là 4 tiến trình văn học hiện đại. Phương pháp này sẽ cho thấy sự vận động, đổi mới của thể loại trong các giai đoạn phát triển văn học. Đây cũng là một góc nhìn về lịch sử văn học từ lịch sử thể loại, trong đó các mô hình cấu trúc thể loại nói chung và các mô hình truyện lịch sử nói riêng là sản phẩm của một thời đại gắn với bối cảnh lịch sử, xã hội đặc thù. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số thao tác khác như là so sánh đồng đại và so sánh lịch đại, đối lập, tổng hợp, hệ thống hóa… để hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu trên. Đặc biệt thao tác phân tích tác phẩm sẽ được chúng tôi sử dụng nhiều để đi sâu tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, điển hình của mỗi mô hình từ nhiều phương diện, góc cạnh để vừa soi rõ lý thuyết thể loại vừa thấy được phong cách riêng, nỗ lực sáng tạo của các nhà văn. Phương pháp này cũng giúp lý giải và diễn giải truyện lịch sử trên một hệ quy chiếu khác để thấy các mã gen thể loại luôn được bảo tồn trong sự thay đổi, bổi đắp hình hài, cách cảm nhận và tiếp nhận mới. 5. Đóng góp của luận án Thứ nhất, chúng tôi đưa ra một quan niệm về thể loại và thể loại truyện lịch sử trên nền tảng lý thuyết diễn ngôn và những cấu trúc nền móng của văn học nhân loại cổ xưa. Theo đó, thể loại được xem như một sự thỏa thuận giữa chủ thể với đối tượng tiếp cận để thực hiện một chiến lược giao tiếp diễn ngôn. Từ góc nhìn này, chúng tôi nhận thấy truyện lịch sử, về bản chất là một loại hình diễn ngôn đặc thù về lịch sử. Thứ hai, trên quan niệm truyện lịch sử là một loại hình diễn ngôn về lịch sử bằng văn học, dựa vào các kiểu cấu trúc nền móng và cổ mẫu trần thuật, chúng tôi chia truyện lịch sử thành ba mô hình: mô hình truyền thuyết, mô hình dụ ngôn và mô hình giai thoại lịch sử. Mỗi mô hình sẽ thực hiện một chiến lược giao tiếp diễn ngôn riêng với sự tương tác của chủ thể, đối tượng tiếp nhận và cái được nói tới. Mỗi mô hình sẽ là một cách tiếp cận riêng, gắn với tư tưởng, hình thức trần thuật, nhào nặn độc đáo trong sự chi phối của các quyền lực chính trị, văn hóa và cá tính sáng tạo riêng của tác giả. Thứ ba, ba mô hình truyện lịch sử không tồn tại tách rời mà có sự chuyển hóa, tương tác với nhau, là sản phẩm sáng tạo của một chủ thể gắn với thời đại, bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, hệ tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật nhất định. Do đó, nghiên cứu các mô hình trong quá trình vận động, phát triển của nền văn học dân tộc và nhân loại, nhất là đặt trong ký ức thể loại sẽ đem đến một góc nhìn, một cách tiếp cận mới mẻ về văn học sử từ góc nhìn thể loại. Góc nhìn này sẽ bổ sung, làm sáng tỏ, lý giải nhiều hiện tượng truyện lịch sử nói riêng và các hiện tượng văn học nói chung một cách thỏa đáng, đa chiều, khách quan. Do đó, luận án cũng đem đến một cách tiếp cận khác truyện lịch sử cũng như vấn đề thể loại văn học. Thứ tư, trong luận án, chúng tôi sẽ dừng lại phân tích, diễn giải, lý giải một số tác phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ đặc trưng của mỗi mô hình, đặc biệt là những hiện tượng còn gây nhiều 5 tranh cãi, tạo ra dư luận trái chiều, hoặc những hiện tượng mới, lạ, có quan điểm lịch sử đối lập với quan điểm chính thống/ được mặc định. Khai thác, diễn giải và lý giải truyện lịch sử như một diễn ngôn, một hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa vốn là sản phẩm của chiến lược giao tiếp trong một bối cảnh văn hóa, luận án sẽ đem đến sự thức nhận mới, nhìn nhận đúng bản chất hơn về lịch sử. Theo đó, lịch sử không phải là sự thật như nó vốn có, như cái vốn là, lịch sử chỉ là sự thật trong một hình thức diễn ngôn nào đó, trong đó có diễn ngôn văn học về lịch sử. Trong diễn ngôn văn học, lịch sử có vai trò như một mã, ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng. Khảo sát các hiện tượng truyện lịch sử, chúng tôi bước đầu đánh giá những thành tựu, đóng góp và cả những hạn chế của thể loại trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Thứ năm, những kết quả nghiên cứu về truyện lịch sử của chúng tôi tiếp tục đặt ra một vấn đề, thực ra không mới, song cần nhìn nhận nghiêm túc và có sự thay đổi, nhất là với các chương trình lý thuyết nền tảng: vấn đề quan niệm văn học, nhất là đặc trưng, bản chất và chức năng của văn học. Nhiều năm chúng ta quen dùng lý thuyết phản ánh trên bình diện lời vật tương ứng, dùng hệ quy chiếu văn học phản ánh hiện thực, tạo ra cái nhìn phiến diện, đôi khi cực đoan, đã bỏ qua, làm vùi lấp nhiều thành tựu, nhất là những tác giả, tác phẩm thuộc bộ phận văn học ngoại biên, những tiếng nói bên lề, khiến lịch sử văn học dân tộc không trọn vẹn. Văn học chính là sự tái tạo hiện thực bằng một hình thức diễn ngôn trong một chiến lược giao tiếp. Hiểu vậy để ta có cái nhìn toàn tri, dân chủ, đối thoại trong tiếp nhận và nghiên cứu, hòa cùng những xu hướng nghiên cứu hiện đại, trên nền lý thuyết mới mẻ hiện nay. 6. Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý thuyết Một mặt, luận án đưa ra cách hiểu, diễn giải lý thuyết diễn ngôn và một số lý thuyết về tự sự học hiện đại thông qua góc nhìn cấu trúc thể loại. Mặt khác, từ những lý thuyết nền tảng và cấu trúc nền móng, chúng tôi đưa ra quan niệm lý thuyết riêng về truyện lịch sử; hạt nhân của ba mô hình cấu trúc truyền thuyết, dụ ngôn và giai thoại. Đây sẽ là những lý thuyết quan trọng về truyện lịch sử, tạo ra một hướng nghiên cứu, cách tiếp cận khác về thể loại này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng đến việc: bước đầu khái quát, đánh giá thể loại trong góc nhìn lịch đại để phần nào thấy được sự vận động, phát triển, thành tựu và hạn chế của thể loại truyện lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. Ở phương diện này, những yếu tố của lý thuyết văn học sẽ được nghiên cứu, xem xét lại, bổ sung như tiến trình văn học, phong cách văn học, đặc trưng của văn học, cơ chế vận hành thể loại, lịch sử văn học. Đó là quá trình hình 6 thành, phát triển của các hệ hình diễn ngôn văn học, tạo nên các mô hình cấu trúc thể loại khác nhau ứng với các giai đoạn hình thành, phát triển của nền văn học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với đề tài này, cái đích thực tiễn chúng tôi muốn hướng tới là một sự khảo sát, khái quát, tổng kết bước đầu các xu hướng truyện lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. Từ đó, chúng tôi hướng tới một góc nhìn khác, không nặng về đánh giá theo kiểu khen, chê, cao, thấp mà đi sâu vào lý giải cơ chế, hạt nhân cấu trúc tạo ra tác phẩm với tư cách là diễn ngôn thể loại và diễn ngôn của cá nhân nhà văn. Cách lý giải ấy mang tính bao quát, sẽ giúp chúng ta hiểu và có cái nhìn thấu đáo với nhiều hiện tượng truyện lịch sử nói riêng và các hiện tượng văn học mới, lạ, gây hấn với cái nhìn cố hữu, được coi là chuẩn mực xưa nay. Đó cũng là một lần nhìn nhận lại hiện tượng văn học trong mối tương tác đa chiều của người sáng tạo, người tiếp nhận với đề tài, tư tưởng, cùng bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, các quyền lực tri thức khi tác phẩm ra đời. Và lịch sử sẽ được nhìn ở nhiều chiều kích, trên tinh thần đối thoại, dân chủ, để chúng ta đến gần nhất với sự thật và chân lý từ các sự thật trong diễn ngôn mà các chủ thể đã tạo ra. Những quan niệm thể loại và các mô hình cấu trúc truyện lịch sử trong luận án của chúng tôi sẽ góp thêm một góc nhìn, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu truyện lịch sử nói riêng, thể loại và các hiện tượng văn học nói chung. Phương pháp này đã và đang được ứng dụng trong nghiên cứu văn chương ở nhiều mức độ, cấp độ và góc cạnh khác nhau khi quan niệm tác phẩm như một thể loại lời nói, đặt chúng trong chuỗi các lời nói khác để tìm ra đặc trưng, bản chất, đặt các hiện tượng văn học trong mối quan hệ mật thiết với văn học truyền thống và cổ đại, trên cơ sở mã gen di truyền của thể loại. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, luận án của chúng tôi được chia thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Mô hình truyền thuyết lịch sử Chương 3: Mô hình dụ ngôn lịch sử Chương 4: Mô hình giai thoại lịch sử 7 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện lịch sử 1.1.1. Một số nghiên cứu ngoài nước Các nhà nghiên cứu ở phương Tây đã dành mối quan tâm cho tiểu thuyết lịch sử từ rất sớm qua thực tiễn sáng tác của các nhà văn thế kỷ XIX, XX. Vấn đề họ quan tâm cũng là vấn đề muôn thuở là chất liệu lịch sử được xử lý, diễn giải như thế nào, nhà văn sáng tạo, hư cấu ra sao. Hai góc cạnh sự thật và sáng tạo vẫn là mối quan tâm xuyên suốt như những sợi dọc ngang tạo nên tấm áo nhiều màu sắc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử. G.Lukacs, nhà mỹ học người Hungari, khi bàn về tiểu thuyết lịch sử đã khẳng định: “Sự thể hiện lịch sử không thể có được nếu không có mối liên hệ có tính chất ấn tượng với hiện tại.” [49; tr.133]. Cho nên “nhiệm vụ của nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là phải tạo dựng được một cách phong phú các tác động tương hỗ, cụ thể khớp với hoàn cảnh lịch sử mô tả” [49; tr.132]. Bản thân các nhà văn – chủ thể viết tiểu thuyết lịch sử - từ kinh nghiệm của mình, họ thể hiện quan niệm riêng về thể loại. Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử người Hà Lan, Hella S. Haasse cho rằng: “Trong văn học, đề tài lịch sử là một phương diện chứ không phải là một cứu cánh (...) Một cuốn tiểu thuyết lịch sử hay không, luôn luôn là một phản chiếu cái thế giới bên trong của tác giả ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời họ” [ Dẫn theo Nguyễn Thị Tuyết Minh 137; tr 31]. Nhà văn lỗi lạc L.Tonstoi lại chỉ rõ sự khác biệt giữa nhà văn và nhà sử học trong việc xác định đối tượng thể hiện, từ đó làm nổi bật yêu cầu của tiểu thuyết lịch sử: “Trong khi vẽ lên bức tranh của một thời đại, nhà sử học và nhà nghệ sĩ có hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nhà sử học sẽ sai lầm muốn trình bày nhân vật lịch sử trong toàn thể của nó, trong sự phức tạp của mối quan hệ của nhân vật đó với tất cả các mặt của cuộc sống. Cũng như vậy, nhà nghệ sĩ sẽ không làm tròn bổn phận của mình nếu anh ta bao giờ cũng trình bày nhân vật của mình trong tư thế lịch sử của nhân vật đó... Nhà sử học chú trọng tới các kết quả của một biến cố; còn nhà nghệ sĩ thì chú trọng tới bản thân của sự kiện trong biến cố” [ Dẫn theo Nguyễn Thị Tuyết Minh 137; tr.36]. Milan Kundera sau này cũng có cái nhìn tương tự nhưng cụ thể hơn đối với tiểu thuyết: “Nếu tác giả nhìn nhận ở một tình thế lịch sử một khả năng chưa từng có và tiêu biểu của thế giới con người, anh ta sẽ muốn mô tả nó đúng như nó có. Cái đó không trái với điều là sự trung thành với sự thật lịch sử là chuyện thứ yếu trong giá trị của tiểu thuyết. Nhà tiểu thuyết không phải là nhà sử học cũng chẳng phải nhà tiên tri: anh ta là người thám hiểm cuộc sống” [111; tr.51]. Cuốn sách Tiểu thuyết hiện đại của hai tác giả Dorothy Brewster và Jonh Bureell cũng đưa ra những quan niệm riêng về tiểu thuyết lịch sử. Theo các tác giả của cuốn sách này, “Tiểu 8 thuyết lịch sử có thể thoát thai từ ao ước của một tác giả muốn đào thoát khỏi hiện tại, đồng thời thỏa mãn ước ao tương tự của độc giả. Nhưng tiểu thuyết lịch sử còn có nhiều tác dụng nữa. Nó có thể soi sáng những thời kỳ quá khứ con người đã qua, với những mục đích rõ ràng là gạn lọc những tình trạng tiến thoái lưỡng nan của hiện tại. Nó giúp ta làm những bảng so sánh, đối chiếu thời đại nọ với thời đại kia” [30; tr.197]. Họ quan niệm rằng“Tác giả tiểu thuyết lịch sử sử dụng quá khứ như một khí cụ để vẽ lên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại, và do đó làm sáng tỏ hiện tại.” [30; tr.198]. Cuốn sách này còn đi sâu, mở rộng nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử trong hoạt động tiếp nhận, góc nhìn của người đọc: “Đọc tiểu thuyết lịch sử là để đưa mình vào những thời đại khác, vì khi người ta khốn khổ thì ưa đi tìm bạn tương tri” [30; tr.196]. Vì tiểu thuyết lịch sử viết về một thời đại khác, cách xa thời đại tác giả đang sống nên: “Viết tiểu thuyết lịch sử chẳng khác nào trò chơi ú tim trong bóng tối, và nếu trong trò chơi này ta chộp được một bàn tay hay một khuôn mặt, thì đã là may mắn lắm rồi” [30; tr.213]. Những kết quả khảo cứu nêu trên giúp các tác giả đưa ra tiêu chuẩn cho tiểu thuyết về lịch sử hiện đại: “Tác giả không có nhiệm vụ soi sáng các biến cố, “mà chỉ có nhiệm vụ soi sáng con người mắc míu vào biến cố, vì nhân vật là mục tiêu của bất kỳ loại tiểu thuyết nào” [29; tr.215 – 216]. Đây là những nhận định có nghĩa quan trọng để ta hiểu hơn bản chất, mục đích, sức mạnh của tiểu thuyết lịch sử và sứ mệnh của nhà văn viết truyện lịch sử. Nó cũng cho người đọc một cái nhìn, xác định tâm thế đọc tiểu thuyết lịch sử chính là đọc một diễn ngôn về lịch sử, về cái đã xảy ra trong quá khứ để hiểu thực tại. Nhà nghiên cứu người Mỹ Hayden White đưa ra một luận điểm then chốt, thành nền tảng tư tưởng khi nhìn về tự sự và lịch sử: “lịch sử như là tự sự” (history as narrative) [185; tr.114]. Ông giải thích rõ quan niệm của mình về lịch sử: “Lịch sử chỉ như một thứ truyện kể được kể từ điểm nhìn của một ngôi thứ ba nào đó, như chiết tự của từ “history” trong tiếng Anh. Các sự kiện quá khứ chưa phải là lịch sử, chúng chỉ trở thành lịch sử khi được diễn giải, từ đó, lịch sử chính là một trò chơi – ngôn ngữ (language – game), để dùng một từ khóa của triết học hậu hiện đại” [185; tr.115]. Theo ông, “các thủ pháp tu từ của văn chương không hề xa lạ với công việc viết sử, các nhà viết sử cũng có thao tác hư cấu của mình, theo đó, “những gì được phát kiến trong công trình lịch sử cũng nhiều như những gì được tìm thấy [ở các sự kiện đã xảy ra]”. Sử giống với tự sự ở chỗ nó không thể nào tiêu diệt được cốt truyện” [185; tr.115 – 116]. Đối với ông, “lịch sử chỉ là “sự tưởng tượng về lịch sử” được diễn ngôn hóa” [185; tr.117]. Ông đã chỉ ra rất rõ đặc trưng riêng của loại hình tự sự lịch sử: “Tự sự lịch sử không giống như một bảng niên giám hay biên niên, vốn chỉ làm những sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian, mà là cả một sự móc nối, xâu chuỗi để tạo thành một sự mạch lạc” [185; tr.118]. Do đó, ông đã nhìn ra sự tương phản giữa hình thức ghi sử biên niên và những tự sự lịch sử nên cho rằng: “Tương phản với hình thức biên niên, tự sự lịch sử phát lộ với chúng ta một 9 thế giới được giả định là đã hoàn tất, đã xong xuôi, đã trải qua nhưng chưa tan rã, chưa phân mảnh. Trong thế giới này, hiện thực đeo tấm mặt nạ của ý nghĩa, của sự hoàn thành và đầy đủ cái mà chúng ta chỉ có thể tưởng tượng chứ chưa hề trải nghiệm” [185; tr.118]. Trong khi đó, Larissa Macfarquhar cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử là một hình thức lai, nằm giữa hư cấu và phi hư cấu” [266]. Những nghiên cứu và quan điểm ở ngoài nước này đều là những căn cứ lý thuyết quan trọng, gợi mở cho chúng tôi cách thức và phương pháp tiếp cận với truyện lịch sử một cách khoa học, khách quan, thỏa đáng. Đặc biệt là những quan niệm của Hayden White là cơ sở để chúng tôi nhìn lịch sử như một diễn ngôn về cái đã xẩy ra trong quá khứ và có quan niệm mới về lịch sử. Điều quan trọng của một diễn ngôn lịch sử không phải ở chỗ nó có đúng sự thật hay không mà nó mang đến quan niệm gì? Thể hiện cách tiếp cận quá khứ ra sao? Đáp ứng nhu cầu nào của con người thông qua hư cấu và trần thuật? 1.1.2. Các nghiên cứu về truyện lịch sử ở Việt Nam Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn và sử. Khi khảo sát lịch sử nghiên cứu thể loại truyện lịch sử, chúng tôi thấy hệ thống những bài viết, công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án, chuyên luận, chuyên khảo về các tác giả viết truyện lịch sử, tác phẩm truyện lịch sử rất nhiều, phong phú, đánh giá nhiều góc cạnh, ở các mức độ, quy mô khác nhau, nhìn từ nhiều hệ hình và tư duy lý thuyết khác nhau. Qua những nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra quan niệm riêng về lịch sử, thể loại truyện lịch sử và những đặc trưng của nó ở những dạng thức, tính chất, mức độ khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn và sử, hiện thực và hư cấu. Trong cuốn Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học, 1966, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức có nhận định về việc sáng tạo nghệ thuật của các nhà viết truyện lịch sử: “Việc nghiên cứu lịch sử là vô cùng cần thiết đối với nghệ sĩ, nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế cho sự sáng tạo. Có khi nghệ sĩ chỉ cần vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử, có khi nghệ sĩ đưa vào tác phẩm những điều phi lịch sử không quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó, có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử, bởi vì tác giả chỉ cần sự đúng đắn lý tưởng mà thôi” [Dẫn theo Nguyễn Thị Tuyết Minh - 137; tr.12]. Khi nói về các tiểu thuyết lịch sử Đêm hội Long Trì và An Tư , Hà Minh Đức đã nhận xét: “Những sự kiện lịch sử lớn lao đã được làm sống dậy chân thực, hào hùng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.” [ Dẫn theo Nguyễn Thị Tuyết Minh - 137; tr.22]. Phan Cự đệ đã khẳng định ý nghĩa của những tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1900 – 1930, đặc biệt là việc thể hiện những vấn đề của thời đại trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, bài viết Các thế hệ nhà văn trong ngót một trăm năm nối tiếp nhau soi lại lịch sử của Nguyễn Đình Chú đã đánh giá những đóng góp cụ thể của 10 nhà văn Nguyễn Tử Siêu qua tiểu thuyết lịch sử. Bài viết Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam (trong sách Văn hóa dân gian, những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa học Xã hội, 1989) của Kiều Thu Hoạch có đưa ra nhận định quan trọng về truyện lịch sử trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống. Những nghiên cứu, nhận định về tiểu thuyết lịch sử nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu tập trung vào nội dung, đề tài, xem xét cách khai thác lịch sử như thế nào. Từ góc nhìn nội dung, các tác giả bước đầu có những nhận định về những sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng của nhà văn. Cùng với đó, một số yếu tố kỹ thuật, thủ pháp được sử dụng trong tiểu thuyết lịch sử cũng được nhắc đến như hình thức thể hiện phong cách riêng của nhà văn đó. Tuy nhiên, đây mới là những nhận định khái quát, ban đầu, chưa đi sâu phân tích, nêu bật tiểu thuyết lịch sử như một thể loại, có hệ thống thi pháp, xử lý chất liệu lịch sử theo những thủ pháp riêng, khác biệt so với các văn bản chính sử, sử ký (những diễn ngôn lịch sử). Năm 1988, báo Văn nghệ có đăng bộ ba truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp là Kiếm sắc, Vàng lửa và Phẩm tiết. Ngay từ lúc mới ra mắt công chúng, những truyện lịch sử rất khác và lạ này nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều. Trên báo Văn nghệ và một số báo khác đăng hàng loạt những bài viết với cái nhìn đối lập, thậm chí đối nghịch về những truyện lịch sử này. Những quan điểm đó không thể dung hòa, đã tạo nên “cơn bão” tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và nhiều vấn đề rộng hơn như thể loại, cách đọc tác phẩm văn học, vai trò, ý thức người sáng tác, v.v… “Tâm bão” của cuộc tranh luận khốc liệt này chủ yếu xoáy vào hai truyện ngắn Vàng lửa và Phẩm tiết. Điều đó cũng dễ hiểu vì hai tác phẩm này động chạm đến những vấn đề tế nhị như lịch sử, văn hóa, lòng tự tôn dân tộc, những hình tượng nhân vật đã ăn sâu trong tiềm thức người dân như một tượng đài, như đã được “phong thánh”, kiểu như Quang Trung, Nguyễn Du, bằng cái nhìn thế tục, giải thiêng, đôi chỗ có phần suồng sã, bỡn cợt, giễu và nhại. Châm ngòi cho cuộc tranh luận là bài viết Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp của Tạ Ngọc Liễn đăng trên Văn nghệ số 26, 26/6/1986. Ông cho rằng: xét về nội dung tư tưởng, quan điểm xã hội và cách nhìn nhận giá các giá trị lịch sử mà Nguyễn Huy Thiệp trong tác phẩm thì Vàng lửa “là một truyện chứa không ít sai lầm, lệch lạc” [152; tr.170]. Dù không cùng điểm nhìn với Tạ Ngọc Liễn nhưng lại cùng thái độ phê phán gay gắt và phủ nhận quyết liệt truyện ngắn Vàng lửa, Đỗ Văn Khang viết bài Có một cách đọc “Vàng lửa” đăng trên Văn nghệ số 36 – 37 ngày 3/9/1988. Đáp lại quan điểm của Tạ Ngọc Liễn là hàng loạt những bài viết tranh luận, bác bỏ, khẳng định những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp trong Vàng lửa. Đó là các bài viết: Đọc văn phải khác với đọc sử của Lại Nguyên Ân, Về một cách hiểu truyện ngắn “Vàng lửa” của Thùy Sương, Bàn thêm về truyện ngắn “Vàng lửa” 11 của Nguyễn Huy Thiệp của Ngô Văn Giá, Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”? của Trương Hồng Quang và Nguyễn Mai Xuân, Về một lối cảm thụ và phê bình “bắt vít” của Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh, “Đọc” Nguyễn Huy Thiệp của Văn Tâm, … và một số ý kiến lẻ khác trong các cuộc phỏng vấn, tọa đàm hoặc các bài viết nhận định chung về cả ba tác phẩm truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp. Những bài viết này xuất phát từ những góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau, có những khám phá, phát hiện trên nhiều phương diện về những truyện lịch sử của ông. Tuy nhiên, tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp tranh luận với cách nhìn nhận, đánh giá của Tạ Ngọc Liễn và Đỗ Văn Khang, nhất là của Tạ Ngọc Liễn, khẳng định giá trị nhiều mặt, những tìm tòi, sáng tạo độc đáo và phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Huy Thiệp ở đề tài viết về lịch sử; khái quát sự vận động, đổi mới của văn học và đặt ra vấn đề mối quan hệ sáng tác và tiếp nhận, đặc trưng của tiếp nhận/ đọc văn bản nghệ thuật. Trong số những bài viết này, đáng lưu ý là ý kiến của Lại Nguyên Ân khi phê phán cách đọc sai lầm của Tạ Ngọc Liễn và nhấn mạnh rằng: “Cách đọc tác phẩm văn học viết về lịch sử cũng khác với cách đọc các công trình sử học” [152; tr.179]. Khi cuộc tranh luận về Vàng lửa vẫn đang ở giai đoạn cao trào thì Văn nghệ lại đăng một truyện lịch sử khác của Nguyễn Huy Thiệp – Phẩm tiết số 29 – 30, ngày 16/7/1988. Ngay sau đó, Phẩm tiế” đã trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận gay cấn về vấn đề văn học và lịch sử, về những hình tượng nhân vật lịch sử đã trở thành tượng đài sừng sững trong lòng người dân Việt Nam. Khác với cuộc tranh luận về Vàng lửa, trong cuộc tranh luận mới này, khá nhiều ý kiến phê phán, đả kích gay gắt đến cực đoan, mạt sát nhà văn và những người có ý kiến đối lập. Ngay cả những người ủng hộ, thấy những sáng tạo độc đáo, mới mẻ và những nét đặc sắc của tác phẩm cũng tỏ ra dè dặt, đôi chỗ ái ngại khi nói về cách nhìn, xây dựng hình tượng Quang Trung, Nguyễn Du trong tác phẩm. Do đó, cuộc tranh luận này trở nên dùng dằng, căng thẳng, kéo dài và dường như đã không tìm được tiếng nói chung. Khởi xướng cho cuộc tranh luận này là bài viết của Nguyễn Thúy Ái đăng trên Văn nghệ số 35 – 36, ngày 20/8/1988 với nhan đề Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ. Cùng quan điểm này là các bài viết của Vũ Phan Nguyên, Đỗ Văn Khang, Tạ Ngọc Liễn, ... Bên cạnh đó, các là ý kiến nhận xét của các nhà văn như Ngọc Oanh, Bùi Hiển, Hồ Phương, Bùi Đình Thi, Mai Ngữ… Đối lập với những chỉ trích gay gắt nói trên, các tác giả Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Diệp, Trương Hồng Quang, Nguyễn Vy Khanh, Đỗ Trung Lai, Vương Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Anh Đào… có cái nhìn khách quan, toàn diện, khai thác nhiều khía cạnh để lý giải, thấy được cách nhìn lịch sử riêng của Nguyễn Huy Thiệp – nhìn theo khuynh hướng thế sự, đời tư, bằng ý thức của con người cá nhân, nhìn nhân vật lịch sử ở đời sống người. Một số bài ứng dụng các lý thuyết phê bình hiện đại, phát hiện khá tinh tế ngôn ngữ văn xuôi mới mẻ củ tác giả khi viết truyện lịch sử như tác giả Đặng Anh Đào gọi truyện lịch sử của ông mang “quy ước trò chơi 12 truyện “lịch sử - giả” [152; tr.269]. Toàn bộ cuộc tranh luận về truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp được Phạm Xuân Nguyên tổng hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin, 2001. Hiện tượng truyện lịch sử và cuộc tranh luận xung quanh truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp lắng xuống do nhiều lý do liên quan tới văn học và cả ngoài văn học. Một thời gian dài, nhiều truyện lịch sử vẫn được xuất bản nhưng không gây tiếng vang, thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng hay thành hiện tượng nổi bật, vấn đề thời sự văn học như hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Cho tới năm 2000, tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra mắt bạn đọc, đánh dấu sự trở lại “ngoạn mục” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Tiếp sau đó, ông xuất bản hai cuốn tiểu thuyết lịch sử khá dày dặn là Mẫu Thượng Ngàn (2008) và Đội gạo lên chùa (2011). Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượng văn học, thu hút được nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình, tạo ra một hiện tượng văn học, thể hiện một phong cách, xu hướng riêng khai thác đề tài lịch sử. Ngày 15 tháng 10 năm 2012, Viện văn học tổ chức hội thảo Lịch sử và văn hóa qua tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh như một sự tổng kết những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Điểm lại những bài viết, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi nhận thấy có ba khuynh hướng nghiên cứu chính: 1/ Nghiên cứu từ góc nhìn lịch sử văn hóa; 2/ Nghiên cứu từ phương diện đặc trưng thể loại; 3/ Nghiên cứu từ góc nhìn của các lý thuyết hiện đại như thi pháp học, tự sự học, lý thuyết diễn ngôn, ký hiệu học văn hóa, lý thuyết của chủ nghĩa cấu trúc... Từ điểm nhìn lịch sử văn hóa, chúng tôi nhận thấy có những bài viết đáng chú ý: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa – phong tục của Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của những con rồng của Phan Tuấn Anh, Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa của Mai Anh Tuấn, Một cách luận giả lịch sử dân tộc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (Nhân đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly) của Đỗ Ngọc Yên, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” của Trần Thị An, Những miền mơ tưởng Mẫu tính và Nữ tính vĩnh hằng trong “Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh (Một cách tiếp cận từ lý thuyết Cổ mẫu) của Nguyễn Quang Huy, “Mẫu Thượng Ngàn” – con đường tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc của Nguyễn Văn Long – Lê Thị Thủy, “Đội gạo lên chùa” – một cách hiểu về Phật tính của Nguyễn Thị Bình, Khi tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt (Nhân đọc Đội gạo lên chùa) của Tôn Phương Lan, Tâm thức Phật giáo trong “Đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh của Phan Trần Thanh Tú, “Đội gạo lên chùa” – sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa của Phan Trọng Hoàng Linh... Những bài viết này đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề văn hóa, tôn giáo với những khái niệm “Mẫu tính”, “Phật tính”, “Nữ tính” và xem đó là cảm thức chủ đạo, xuyên suốt, thống nhất trong các sáng tác của Nguyễn Xuân 13 Khánh. Bên cạnh đó, các tác giả cũng khám phá ra nhiều lớp văn hóa, phong tục, vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam trơng tiểu thuyết của ông. Từ góc nhìn này, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh được tiếp nhận trong cái nhìn liên văn bản, trong tương tác với văn hóa dân tộc. Các yếu tố “Mẫu gốc” (Cổ mẫu), văn hóa tâm linh, phong tục, tôn giáo được xem như một ngôn ngữ thể hiện đặc thù trong tiểu thuyết của ông. Những yếu tố của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác được nghiên cứu rất sâu sắc. Dựa trên nền tảng những lý thuyết hiện đại về tiểu thuyết, về kết cấu tác phẩm, Bùi Việt Thắng đã đối sánh tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh với dạng thức tiểu thuyết ngắn đương đại Việt Nam, đặt ra vấn đề về sự tương tác giữa các xu hướng tiểu thuyết với thị hiếu người đọc, rồi đưa ra hai đặc điểm kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: “Hợp xướng nhiều bè” [55; tr.52] và “Hòa âm lịch sử và tâm lý” [55; tr.58]. Thái Phan Vàng Anh lại đi sâu vào tính đối thoại trong tiểu thuyết của ông trên cơ sở tính đối thoại bắt nguồn từ nhận thức. Tác giả đưa ra hai dạng thức đối thoại: Đối thoại về tư tưởng, quan niệm và đối thoại với lịch sử qua hình thức huyền thoại và giải huyền thoại. Bàn về sử dụng yếu tố huyền thoại, kỳ ảo trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trên các phương diện “nhân vật mang tính huyền thoại”, “không gian huyền thoại” và “sử dụng các yếu tố kỳ ảo”, Lê Thị Bích Thủy xem những yếu tố này như một yếu tố nghệ thuật để chuyển tải nội dung, tư tưởng tác phẩm. Ngoài ra, những bài viết như Nguyễn Xuân Khánh, từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư tưởng của Phạm Xuân Thạch, Đọc “Hồ Quý Ly”, nghĩ về tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của Phạm Phú Phong, ... cũng đưa ra hướng nghiên cứu và cái nhìn tương tự. Dưới góc nhìn từ lý thuyết diễn ngôn, bài viết Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh – một diễn ngôn về lịch sử và văn hóa của Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra nhiều luận điểm sâu sắc về thể loại tiểu thuyết lịch sử với tư cách là một diễn ngôn, khác với các diễn ngôn trong văn bản chính sử. Ông đã nhìn thấy quá trình lựa chọn và điều chỉnh trong sáng tác của nhà văn: Lựa chọn vị thế phát ngôn, lựa chọn “ngón chơi” hợp lý về hình thức – “gần với lối viết truyền thống” [55; tr.10]. Tác giả Thái Phan Vàng Anh cũng có cùng quan điểm về tính đối thoại khi nghiên cứu về diễn ngôn trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh. Nguyễn Chí Hoan thì nhìn thấy “Đội gạo lên chùa” mang hình bóng của một đại tự sự với cấu trúc ngôn ngữ đăng đối, nhiều đoạn thoại như hình thức lược đồ của một bài cáo. Quan sát toàn bộ chặng đường sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Lại Nguyên Ân đã đưa ra quy luật “Từ trung tâm ra ngoại biên, từ ngoại biên vào trung tâm”. Bài viết Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh của nhà nghiên cứu Lã Nguyên sử dụng những lý thuyết của ký hiệu học văn hóa, tìm hiểu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Theo tác giả bài viết, nhà văn đã đổi mới nguyên tắc truyện kể theo xu hướng “tiểu thuyết hóa” và khẳng định: “Đổi mới nguyên tắc truyện kể theo xu hướng “tiểu thuyết hoá” là nhân tố cách tân cơ bản trong sáng tác của 14 Nguyễn Xuân Khánh” [149]. Ông đi sâu phân tích ngôn ngữ kết cấu của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nhất là cách tạo khung truyện trên bối cảnh mạt thời, mạt thế, đặc biệt là ý nghĩa của phạm trù mở đầu, kết thúc gắn với hai mô hình ý nghĩa của cái “chung cục” và cái “khởi nguyên”. Từ đó, ông khái quát mô hình bức tranh thế giới được xây dựng trên tương quan đối lập của những sự lựa chọn lối sống, thực chất được quy về những phạm trù văn hóa ứng xử là “lối sống âm tính” và “lối sống dương tính” [149]. Ngoài ra, bài Từ văn học đến/ về văn hóa: diễn ngôn (chủ nghĩa dân tộc) trong hư cấu (lịch sử) của Nguyễn Xuân Khánh và Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong “Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dương nhìn nhìn các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh từ những lý thuyết mới – lý thuyết hậu thực dân/ hậu thuộc địa và lý thuyết diễn ngôn. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khi trả lời phỏng vấn trước cuộc tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng khẳng định: “Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kỳ lịch sử cụ thể không lặp lại. Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu với tiểu thuyết lịch sử.” [55; tr.468]. Ngoài ra tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các tác phẩm khác cũng nhận được sự quan tâm lớn từ giới nghiên cứu, phê bình văn học. Khi bàn về tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, các tác giả Phan Cự Đệ, Lại Nguyên Ân cũng rất quan tâm đến mối quan hệ văn và sử, sự thật và hư cấu. Các nhà nghiên cứu rất đề cao vai trò và sự sáng tạo của nhà văn trên những chất liệu lịch sử sẵn có, thể hiện đặc trưng, sứ mệnh của thể loại tiểu thuyết. Viết về nhân vật Nguyễn Huệ trong bài Nhân vật Nguyễn Huệ trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác, Trần Hữu Thục đi sâu phân tích nhân vật trong sự đối sánh từ lịch sử đến văn học, rồi khảo sát nhân vật trong các mối quan hệ, làm rõ một hình tượng Nguyễn Huệ rất độc đáo, mang tư tưởng, ý thức hệ và tính cách riêng, trong đời sống của một cá nhân [228]. Nguyễn Khắc Phê thì cho rằng Sông Côn mùa lũ là một tiểu thuyết công phu và đánh giá cao thái độ nghiêm túc với lịch sử, tâm huyết, xây dựng hình tượng công phu của Nguyễn Mộng Giác. Tuy nhiên, ông cho rằng tác phẩm này không có cao trào, hình tượng Nguyễn Huệ chưa thật “bay lên” như một anh hùng lỗi lạc, phẩm chất văn học chưa xứng với độ dày và đề tài của cuốn sách. [165] Bên cạnh đó, một số tác phẩm truyện lịch sử cũng thu hút được sự quan tâm lớn, những dư luận đa chiều từ các nhà nghiên cứu, phê bình. Hội thề của Nguyễn Quang Thân sau khi được trao giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 đã tạo ra một cuộc tranh luận gay gắt xung quanh cái nhìn về hình tượng Nguyễn Trãi, về vấn đề viết tiểu thuyết lịch sử, nhất là “quyền của người viết”, sự thật và hư cấu, phản ánh và sáng tạo. Nổi bật là ý kiến của nhà thơ Từ Quốc Hoài, Trần Mạnh Hảo, nhà phê bình Hoài Nam, Lê Thành Nghị, Đỗ Ngọc Thạch, nhà văn Hà Văn Thùy, Trần Hoài Dương… Cuộc tranh luận này được Nguyễn Việt Chiến tổng hợp, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan