Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Áp dụng quy trình kỹ thuật phòng và trị bệnh phân trắng lợn con trên địa bàn huy...

Tài liệu Áp dụng quy trình kỹ thuật phòng và trị bệnh phân trắng lợn con trên địa bàn huyện Võ Nhai

.PDF
65
155
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 8 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN ĐÌNH THẮNG Tên đề tài: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2015 - 2017 THÁI NGUYÊN, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN ĐÌNH THẮNG Tên đề tài: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2015 – 2017 Giảng viên HD : TS. Nguyễn Văn Sửu THÁI NGUYÊN, 2017 LỜI CẢM ƠN! Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và Trạm chăn nuôi và thú y huyện Võ Nhai. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên, đội ngũ thú y viên cơ sở, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trạm Chăn nuôi Thú y huyện Võ Nhai, Ban lãnh đạo chính quyền và nhân dân các xã đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập tại huyện Võ Nhai. Tôi xin cảm gia đình bác Lâm Mỳ đã giúp đỡ tạo điều kiện và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu cho tôi. Cuối cùng, tôi xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Đình Thắng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1.Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ..................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 3 2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ................................................................................ 3 2.1.1.3 Giao thông và cơ sở hạ tầng ................................................................. 3 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 4 2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động .................................................................... 4 2.1.2.2 Kinh tế .................................................................................................. 4 2.1.2.3 Văn hóa thể thao................................................................................... 4 2.1.2.4. Tình hình y tế, giáo dục ...................................................................... 5 2.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở ................................................................... 5 2.1.3.1 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ..................................................... 5 2.1.3.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi .................................................... 6 2.1.4. Nhận định chung .................................................................................... 8 2.1.4.1. Thuận lợi ............................................................................................. 8 2.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................. 8 2.2. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 9 2.2.1. Một số đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ .................................... 9 2.2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục ...................................................... 9 2.2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa ......................................... 10 2.2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt .......................................... 11 2.2.1.4. Đặc điểm về hệ miễn dịch ................................................................. 12 2.2.1.5. Đặc điểm về hệ vi sinh vật đường ruột ............................................. 13 2.2.2. Bệnh phân trắng lợn con ...................................................................... 14 2.2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con ....................................... 15 2.2.2.2. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................... 20 2.2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh ................................................... 21 2.2.2.4. Phòng bệnh ........................................................................................ 22 2.2.2.5. Điều trị bệnh ...................................................................................... 23 2.2.3. Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh phân trắng lợn con trong quá trình thực tập tại huyện Võ Nhai. ............................................ 25 2.2.3.1. Nor - 100 ........................................................................................... 25 2.2.3.2. Nova - Amcoli ................................................................................... 26 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 28 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 28 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 29 Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 32 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 32 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .............................................................. 32 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 32 3.3.1. Nội dung ............................................................................................... 32 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 32 3.3.1.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ...... 32 3.3.1.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ ..... 32 3.3.1.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tuần tuổi ................... 32 3.3.1.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt .................... 32 3.3.1.5. Những triệu chứng và bệnh tích của lợn con khi mắc bệnh phân trắng lợn con ................................................................................. 32 3.3.1.6. Đánh giá hiệu quả của quy trình phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con ................................................................................. 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 32 3.4.1. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin ........................................ 32 3.4.1.1. Phương pháp ...................................................................................... 32 3.4.1.2. Các công thức tính toán ..................................................................... 33 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 33 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ...................................................................... 34 4.1.1. Công tác phòng và trị bệnh .................................................................. 34 4.1.2. Công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh ........................................ 35 4.1.3. Công tác chăn nuôi tại cơ sở ................................................................ 39 4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 40 4.2.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Võ Nhai ............................................................................. 40 4.2.1.1.Tình hình mắc bệnh phân trắng ở đàn lợn con tại huyện Võ Nhai .... 40 4.2.1.2.Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi ....... 41 4.2.1.3. Kết quả khảo sát bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ .. 43 4.2.1.5. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ..................... 46 4.2.1.6. Những triệu chứng và bệnh tích của lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con ................................................................................. 47 4.2.2. Kết quả điều trị phân trắng lợn con ...................................................... 49 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 51 5.1. Kết luận ................................................................................................... 51 5.2. Đề nghị .................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự Cl. : Clostridium ĐVT : Đơn vị tính PTLC : Phân trắng lợn con TB : Trung bình TT : Thể trọng STT : Số thứ tự DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...................................................... 39 Bảng 4.2. Tình hình chung mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Võ Nhai ........ 40 Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh PTLC qua các tháng theo dõi ...................................... 42 Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh PTLC theo lứa đẻ của lợn mẹ ............................................. 43 Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh PTLC theo tuổi .......................................................... 44 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh LCPT theo tính biệt .................................................... 46 Bảng 4.7. Triệu chứng lợn con mắc bệnh PTLC .................................................. 47 Bảng 4.8. Bệnh tích lợn con mắc bệnh PTLC…………………………….....48 Bảng 4.9. Kết quả điều trị phân trắng lợn con bằng một số loại thuốc .................. 49 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta, nhưng để chăn nuôi lợn phát triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm, các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư chăn nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn sản xuất cũng như góp phần tư liệu về quy trình tiêm phòng, vệ sinh phòng bệnh, điều trị bệnh phân trắng lợn con tại địa bàn huyện Võ Nhai có hiệu quả, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Áp dụng quy trình kỹ thuật phòng và trị bệnh phân trắng lợn con trên địa bàn huyện Võ Nhai” 2 1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của trại chăn nuôi. - Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con trên địa bàn qua các chỉ tiêu theo dõi. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được thực trạng bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại chăn nuôi. - Ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con có hiệu quả. 1.3.Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa khoa học - Số liệu nghiên cứu là cơ sở bổ sung vào tài liệu tham khảo và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Thú y. - Kết quả của đề tài cung cấp thêm thông tin khoa học về bệnh phân trắng lợn con. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình phòng - trị bệnh phân trắng lợn con. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài là cơ sở để áp dụng quy trình phòng, trị bệnh phân trắng lợn con, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Võ Nhai - Thái Nguyên có diện tích 845,10 km2. Dân số là 64241 người (năm 2009), mật độ dân số đạt 76 người/km2. Võ Nhai giáp các huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) về phía bắc; giáp huyện Đồng Hỷ về phía tây; giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) về phía nam và giáp tỉnh Lạng Sơn về phía đông (các huyện Bình Gia, Bắc Sơn và Hữu Lũng). Đơn vị hành chính: huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn Đình Cả và 14 xã gồm: Bình Long, Cúc Đường, Dân Tiến, La Hiên, Lâu Thượng, Nghinh Tường, Liên Minh, Phú Thượng, Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Tràng Xá. 2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình là 25oC, chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Do nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 - Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung kiểu khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. 2.1.1.3 Giao thông và cơ sở hạ tầng 4 Huyện Võ Nhai có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1B chạy qua, nối giữa thành phố Thái Nguyện với Lạng Sơn thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa. Được sự quân tâm của nhà nước qua chương trình “nông thôn mới” nên nhiều con đường làng đã được bê tông hóa giúp cho việc đi lại được thuận lợi hơn. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Dân số và nguồn lao động Theo tài liệu của UBND huyện Võ Nhai có tổng diện tích của huyện là 845,10km². Dân số: 64,241 người (2009) với mật độ: 76 người/km².Với thành phần dân tộc đa dạng phong phú gồm: kinh, tày, nùng, dao, hơ’mông, sán chay và hoa. Với thành phần dân tộc phong phú nhưng người dân vẫn sống đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. 2.1.2.2 Kinh tế Trong công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân huyện Võ Nhai đã và đang ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế văn hóa xã hội có bước phát triển vững chắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. 2.1.2.3 Văn hóa thể thao Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao được quan tâm chỉ đạo. Trong dịp tết Đinh Dậu, các xã, thị trấn đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân bằng nhiều hình thức như: hái hoa dân chủ, tổ chức đêm văn nghệ phục vụ dân, tổ chức các giải thể thao và trò chơi dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Thực hiện tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh 5 tế - xã hội trên địa bàn.Tuyên truyền các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn. Tuyên truyền lưu động bằng xe ô tô đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổ chức hội báo xuân Đinh Dậu năm 2017. Duy trì tốt việc phát sóng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và 2 Đài cụm xã. 2.1.2.4. Tình hình y tế, giáo dục Mạng lưới y tế gồm bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế trên địa bàn 14 xã. Do vậy đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tiêm chủng định kỳ cho trẻ em, chămsóc sức khỏe và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Huyện Võ Nhai có 3 trường trung học phổ thông, và tại tất cả các xã đều có trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ và đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao. 2.1.3. Tình hình sản xuất tại cơ sở 2.1.3.1 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Võ Nhai là một huyện có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên sản phẩm của nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, sản xuất nông nghiệp của huyện còn mang tính tự cung, tự cấp, các loại rau quả và các thực phẩm khác sản xuất ra cũng chủ yếu là tiêu thụ nội địa. - Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 51.850 tấn, trong đó thóc 25.250 tấn, ngô 26.600 tấn. Sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày như sau: cây lạc 250 tấn, đỗ tương 172 tấn, sắn 4.786 tấn. - Diện tích trồng rừng tập trung là 1.405,59 ha, chăm sóc rừng trồng đối với rừng phòng hộ 153 ha. - Diện tích trồng chè là: 50,9 ha, chè cũng là cây công nghiệp chính của nhiều hộ gia đình và ngày càng được trồng rộng rãi hơn. Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường đời sống và nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao đòi hỏi có những sản phẩm 6 phải có chất lượng tốt, bà con nông dân bước đầu đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các giống mới đã được đưa vào trồng để nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội. 2.1.3.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi - Công tác chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, không có dịch lớn xảy ra. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm và phòng chống dịch. Tiêm phòng lở mồm long móng 2.800 liều, tiêm phòng dịch tả lợn 15.600 liều, tụ dấu lợn 15.600 liều, tiêm phòng dại cho chó 3.906 liều, tiêm phòng tụ huyết trùng trâu bò 10.480 liều. Công tác kiểm soát giết mổ vệ sinh thú y được thực hiện thường xuyên tại các chợ chính trong huyện, tổng số tiền thu được là 48,804 triệu đồng /năm. + Tổng đàn trâu: 6.390 con. + Tổng đàn bò: 2.339 con. + Tổng đàn lợn: 35.833 con. + Tổng đàn gia cầm các loại: 488.000 con. * Tình hình chăn nuôi trâu bò Chăn nuôi trâu, bò có tầm quan trọng rất lớn trong nông nghiệp vì nó vừa cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, phân bón cho ngành trồng trọt, vừa cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời nó còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Chính vì vậy trong những năm gần đây huyện đã có những phương hướng phát triển mạnh mẽ đàn trâu, bò song vẫn mang tính quảng canh, tận dụng đồng cỏ tự nhiên là chính. + Về chăn nuôi trâu: Trâu được chăn nuôi ở các hộ gia đình với mục đích là cày kéo và lấy phân là chính, trung bình một hộ gia đình chăn nuôi có từ 1 - 2 trâu song chủ yếu là giống nội có năng suất thấp. 7 + Về chăn nuôi bò: Từ khi có chương trình hỗ trợ kinh tế cho người dân bằng cách cấp bò giống cho người dân được hộ nghèo và sau vài năm sẽ thu lại 1 con bò con nên số lượng bò trong huyện đã tăng lên nhiều, giúp cho ngành chăn nuôi bò ngày càng phát triển. * Tình hình chăn nuôi gia cầm: Đàn gà tại địa phương được nuôi khá phổ biến ở các hộ gia đình, được người dân quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, đây là nguồn thu nhập chủ yếu để phát triển kinh tế hộ gia đình. * Tình hình chăn nuôi lợn: Trong một vài năm gần đây chăn nuôi lợn của huyện đã có xu hướng phát triển mạnh, chủ yếu trong khu vực hộ gia đình với phương thức trang trại quy mô vừa và nhỏ. Để đem lại hiệu quả kinh tế cao, các hộ gia đình chăn nuôi đã quan tâm và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội. Gần đây với chính sách chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Ngành chăn nuôi đã trở nên đa dạng hơn nhiều, nhiều hộ gia đình ngoài việc chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống, cũng đã đầu tư vào các giống vật nuôi khác nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi cũng phát sinh nhưng vấn đề khó khăn như: giá cả thị trường biến động, dịch bệnh xảy ra… làm thiệt hại nhiều tới lợi ích của người chăn nuôi. - Công tác thú y: Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh 8 tế của người dân. Vì vậy, công tác thú y luôn được ban lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như: + Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi. Qua đó cần đổi mạnh mẽ cơ cấu giống nhằm tạo bước đột phá tăng năng suất và chất lượng. + Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn. + Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở tạo điều kiện hình thành các vùng chăn nuôi tập trung tại tất cả các xã, thị trấn theo hướng đồng bộ nhằm hạn chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường. + Theo dõi tình hình,diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo. 2.1.4. Nhận định chung Qua điều tra cơ bản tình hình cơ sở chúng tôi đã rút ra những nhận xét chung của huyện như sau: 2.1.4.1. Thuận lợi - Võ Nhai là huyện có diện tích lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế với nhiều ngành nghề khác nhau, trao đổi giao lưu buôn bán với những huyện lân cận và tỉnh bạn. - Tình hình dân trí ngày càng được nâng cao nên tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh. - Huyện cũng là nơi cung cấp nhiều sản phẩm chăn nuôi cho thị trường tiêu thụ. - Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển cây chè và nông lâm nghiệp. 2.1.4.2. Khó khăn - Nhiều xã vùng sâu vùng vùng xa trình độ dân trí còn thấp nên việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp không ít khó khăn. 9 - Do tập quán chăn nuôi lâu đời còn lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng chăn nuôi. - Trong chăn nuôi, trâu bò giảm đi nhiều do người dân bán trâu bò đi mua máy cày. Tổng đàn lợn giảm do thức ăn chăn nuôi cao, giá thịt lợn không ổn định cùng với thời tiết diễn biến phức tạp nên một số dịch bệnh phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn nên công tác chăn nuôi phát triển chậm. - Thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn chưa ổn định nhất là các sản phẩm chăn nuôi. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Một số đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ 2.2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [24] so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi trọng lượng lợn con tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi thì tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi thì tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi thì tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi thì tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi thì tăng gấp 12 - 14 lần. Lợn con bú sữa sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng không đồng đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách cho tập ăn sớm. Do lợn con sinh trưởng nhanh nên quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng mạnh. Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy 9 - 14 g protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3 - 0,4 g protein/1kg khối lượng cơ thể. Hơn nữa, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn trưởng thành. Vì vậy, khối lượng tăng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 10 1 kg thịt nạc cần ít năng lượng hơn để tạo ra 1 kg mỡ. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, khối lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng lipit khi sơ sinh là 18 g, lúc 1 ngày tuổi là 306 g, lúc 14 ngày tuổi là 796 g, lúc 28 ngày tuổi là 1763 g. Hàm lượng protein lúc sơ sinh là 174 g, đến 28 ngày tuổi tăng lên 1427 g. Hàm lượng sắt trong cơ thể lợn con mới sinh ra là 87% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống còn 40,58% sau đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới sinh ra. 2.2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hóa của lợn: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh biểu hiện rõ qua sự phát triển của cơ quan tiêu hóa theo từng giai đoạn phát triển của lợn con. Theo Phạm Hữu Doanh và cs, (1997) [4] ở lợn con bộ máy tiêu hóa phát triển chậm và chưa hoàn chỉnh, trong khi đó sức sinh trưởng lại có tốc tộ cao. Dịch tiêu hóa trong dạ dày lợn con khác với lợn trưởng thành. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [24] khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hóa đã hình thành đầy đủ nhưng dung tích còn bé. Trong thời kỳ bú sữa cơ quan tiêu hóa phát triển rất nhanh. Dung tích dạ dày của của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 11 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 5 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Sự tăng chiều dài và thể tích ruột có quan hệ với khả năng tiêu hóa xenlulose khá cao trong thức ăn bổ xung. Vì vậy, cho lợn con tập ăn sớm là một biện pháp tốt trong chăn nuôi. Đặc biệt ở lợn con có giai đoạn không có HCl trong dạ dày. Giai đoạn này gọi là thích ứng cần thiết tự nhiên, nhờ sự thích ứng này mà cơ thể mới thẩm thấu đưa kháng thể miễn dịch có trong sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn đó dịch vị dạ dày không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có khả năng làm đông vón sữa, huyết thanh chứa Albumin và Globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu. Tuy nhiên, từ 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn nữa là sự cần thiết cho hoạt động sinh lý bình thường. Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1996) [6] thì việc tập ăn sớm, đặc biệt là cai sữa sớm cho lợn con đã rút ngắn giai đoạn thiếu HCl, tăng khả năng tạo miễn dịch cho lợn con. Vì vậy trong các thời kỳ nuôi dưỡng lợn con ta cần chú ý: Lợn con sơ sinh giai đoạn (7 - 10) ngày tuổi là giai đoạn khủng hoảng lần thứ nhất cần cho lợn con bú sữa đầu vì sữa đầu có nhiều kháng thể, lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn sữa thường. Từ 21 ngày tuổi trở đi là giai đoạn khủng hoảng lần thứ 2, là thời kỳ sản lượng sữa mẹ bắt đầu giảm, để khắc phục tình trạng này cần cho lợn con tập ăn sớm, kích thích tăng lượng enzim, HCl, tạo động lực cho sự phát triển của dạ dày, ruột. 2.2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt Theo Bùi Hữu Đoàn và cs, (2009) [7], Lợn con mới sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan