Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng phương pháp đa hồi quy trong dự báo nhu cầu điện năng quận tây hồ giai đ...

Tài liệu áp dụng phương pháp đa hồi quy trong dự báo nhu cầu điện năng quận tây hồ giai đoạn 2016 2025

.PDF
110
3
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- Nguyễn Việt Anh ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY TRONG DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025 Chuyên ngành: Kỹ thuật điện – Hệ thống điện LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng Hà Nội – 2017 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................III DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................... V LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .....................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................................3 5. Nội dung của luận văn ........................................................................................3 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2001-2015 ......................4 1.1.Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................4 1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên .................................................................4 1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn ......................................................................5 1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ...............................................................................6 1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ giai đoạn 20012015 ....................................................................................................................6 1.2.2. Hiện trạng kinh tế ...................................................................................14 1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế ...................................................14 1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ......................................................17 1.3.1. Quan điểm phát triển ..............................................................................17 1.3.2. Dự báo tình hình phát triển dân số, tình hình đô thị hoá ........................18 1.3.3. Phát triển Nông - Lâm - Thủy sản ..........................................................19 1.3.4. Phát triển Công nghiệp – Xây dựng .......................................................19 1.3.5. Phát triển Thương mại - Dịch vụ - Du lịch.............................................21 1.3.6. Các vấn đề khác liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực .............................................................................................................22 1.3.7. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển điện lực của quận Tây Hồ .....................................................................................................23 1.3.8. Hiện trạng mạng lưới cấp điện quận Tây Hồ ...........................................24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG .....................................................................................37 2.1. Phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng..................................................37 2.1.1. Mục đích của phương pháp phân tích nhu cầu năng lượng ....................37 2.1.2. Các khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của dự báo .............................37 2.2.1. Phương pháp tĩnh ....................................................................................40 2.2.2. Phương pháp động ..................................................................................41 2.2.3. Phương pháp ngoại suy ..........................................................................43 2.2.4. Dự báo nhu cầu phụ tải bằng phương pháp tính trực tiếp ......................47 2.2.5. Phương pháp chuyên gia ........................................................................49 2.2.6. Phương pháp hệ số đàn hồi .....................................................................50 2.2.7. Phương pháp Nơron................................................................................51 2.2.8. Phương pháp đa hồi quy .........................................................................51 2.3. Lựa chọn các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng ..................................52 2.4. Một số phần mềm dùng trong dự báo nhu cầu năng lượng ...........................52 2.4.1. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện năng .................................52 2.4.2. Phần mềm SPSS .....................................................................................53 2.4.3. Phần mềm EVIEWS ...............................................................................54 2.4.4. Phần mềm Simple_E ..............................................................................55 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SIMPLE E .................................................................................................................57 3.1. Phương pháp đa hồi quy ................................................................................57 3.1.1. Khái niệm chung .....................................................................................57 3.1.2. Mô hình tương quan đa hồi quy ............................................................57 3.1.3. Ước lượng các hệ số trong mô hình .......................................................59 3.1.4. Phân tích biến đa hồi quy .......................................................................60 3.1.5. Kiểm định ..............................................................................................62 3.1.6. Lựa chọn phương trình hồi quy phù hợp nhất .......................................66 3.2. Phần mềm Simple_ E (Simple Econometric Simulation System) .................66 3.2.1. Giới thiệu phần mềm ..............................................................................66 3.2.2. Yêu cầu bộ dữ liệu đầu vào giai đoạn 2005 - 2015 ................................67 3.2.3. Sơ đồ hoạt động của các bảng tính trong Simple_E ...............................67 3.2.5. Kiểm tra mô hình ....................................................................................69 3.2.6. Mô phỏng ................................................................................................70 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐA HỒI QUY .............................................72 4.1. Yêu cầu bộ dữ liệu đầu vào giai đoạn 2005– 2025........................................72 4.2. Dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp đa hồi quy (mô hình Simple_E) .............................................................................................................73 4.2.1. Mô hình tương quan đa hồi quy .............................................................73 4.2.2. Xây dựng hàm dự báo về nhu cầu điện năng cho toàn quận Tây Hồ .....74 2 4.2.3. Sử dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện năng tiêu thụ quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2025 ...................................................................75 4.3. So sánh tính chính xác của phương pháp đa hồi quy trong dự báo nhu cầu điện năng ...............................................................................................................86 4.3.1. Dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2012 - 2015 bằng phương pháp ngoại suy ...........................................................................................................86 4.3.2. Dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2012 - 2015 bằng phương pháp đa hồi quy sử dụng phần mềm Simple_E.......................................................................90 4.3.3. So sánh điện năng thực tế và 2 phương pháp sử dụng để dự báo ..........90 4.4. Sử dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện năng tiêu thụ quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2025 theo các kịch bản phương án phát triển kinh tế .....92 4.4.1. Kịch bản kinh tế phương án thấp GDPgr = 11,0% có xét tác động của 2 biến GDP và Dân số .........................................................................................92 4.4.2.Kịch bản kinh tế phương án cao GDPgr = 13,0% có xét tác động của 2 biến GDP và Dân số .........................................................................................94 4.4.3. So sánh kết quả dự báo của 3 kịch bản kinh tế .......................................95 KẾT LUẬN ...............................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một bản luận văn nào trước đây. Các số liệu thống kê, báo cáo, các tài liệu khoa học trong luận văn được sử dụng của các công trình khác đã nghiên cứu được chú thích đầy đủ, đúng quy định. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Việt Anh I LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các Viện, Khoa chuyên ngành, các thầy cô giáo Viện Điện và Viện Đào tạo sau đại học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Hệ thống điện đã tạo điều kiện và chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập và khi thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Lân Tráng trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Công ty Điện lực Tây Hồ, người thân trong gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế mặc dù tôi đã rất cố gắng thực hiện, tuy nhiên khối lượng công việc lớn nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các thầy, cô giáo chỉ bảo, đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện và tiếp tục nghiên cứu để phát triển đề tài. Hà Nội, tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Anh II DANH MỤC CÁC BẢNG Trang CHƯƠNG 1 Bảng 1.1. Dân số quận Tây Hồ giai đoạn 2001 – 2015 7 Bảng 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thành phần kinh tế 10 Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 5 năm theo từng giai đoạn 11 Bảng 1.4. Cơ cấu GDP (%) giai đoạn 2001-2015 11 Bảng 1.5. Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quận Tây Hồ đến 2020 và dự báo năm 2025 và 2035 18 Bảng 1.6. Hiện trạng các trạm nguồn 110kV cấp điện cho quận Tây Hồ 25 Bảng 1.7. Khối lượng đường dây hiện có trên địa bàn quận hiện có 27 Bảng 1.8. Mang tải của các đường dây theo thống kê 27 Bảng 1.9. Kết quả tính toán tổn thất kỹ thuật các đường dây trung thế 28 Bảng 1.10. Tổng hợp sự cố năm 2011 đến 2015 29 Bảng 1.11. Điện năng tiêu thụ của quận Tây Hồ từ năm 2001 – 2015 29 Bảng 1.12. Tiêu thụ điện và tỷ trọng tiêu thụ điện giai đoạn 2001- 2015 30 Bảng 1.13. Hệ số đàn hồi trung bình theo GDP giai đoạn 5 năm 31 Bảng 1.14. Diễn biến giá điện qua các năm của quận TâyHồ 35 Bảng 3.1. Phân tích biến đa hồi quy 62 Bảng 3.2. Vai trò và chức năng của các bảng tính ẩn 69 CHƯƠNG 3 III CHƯƠNG 4 Bảng 4.1. Kịch bản phát triển kinh tế quận Tây Hồ giai đoạn 2016 - 2025 72 Bảng 4.2. Bảng ký hiệu các tên hàm dự báo 77 Bảng 4.3. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2016 -2025 (theo kịch bản kinh tế phương án cơ sở) 84 Bảng 4.4. Điện năng tiêu thụ của quận Tây Hồ giai đoạn 2005 - 2011 86 Bảng 4.5. Tính toán các giá trị của y(t) 87 Bảng 4.6. Tính toán để xác định hệ số tương quan r 88 Bảng 4.7. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp ngoại suy giai đoạn 2012 -2015 90 Bảng 4.8. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng bằng phương pháp đa hồi quy giai đoạn 2012 -2015 90 Bảng 4.9. Bảng so sánh sai số kết quả dự báo bằng phương pháp đa hồi quy và phương pháp ngoại suy với điện năng thực tế 91 Bảng 4.10. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2016 -2025 (theo kịch bản kinh tế phương án thấp) 92 Bảng 4.11. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng giai đoạn 2016 -2025 (theo kịch bản kinh tế phương án cao) 94 Bảng 4.12. Kết quả dự báo nhu cầu điện năng của 3 kịch bản kinh tế 2016 95 2025 Bảng 4.13. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng giai đoạn 2016 -2025 IV 97 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Bản đồ quâ ̣n Tây Hồ 4 Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 12 Hình 1.3. Cơ cấu GDP theo ngành 13 Hình 1.4. Cơ cấu tiêu thụ điện năm 2015 32 Hình 2.1. Cấu trúc của quy hoạch hệ thống năng lượng 39 Hình 2.2 Mối quan hệ giữa điện năng và thời gian 44 Hình 3.1. Sơ đồ hoạt động của các bảng tính trong Simple_E 68 Hình 4.1. Sơ đồ khối hoạt động của Simple_E 74 Hình 4.2. Giao diện Data sheet dữ liệu khai báo biến và các dữ liệu đầu vào 76 Hình 4.3. Sheet mô hình khai báo các hàm tương ứng với các biểu 77 Hình 4.4. Sheet mô hình Simulation thể hiện phương trình dự báo 80 Hình 4.5. Sheet mô hình Simulation thể hiện kết quả dự báo 84 Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ cuối cùng giai đoạn2016 – 2025(kịch bản kinh tế phương án cơ sở) 85 Hình 4.7. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2012 – 2015(so sánh các phương pháp dự báo với nhu cầu điện năng thực tế) 92 Hình 4.8. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016 – 2025 (kịch bản kinh tế phương án thấp) 93 Hình 4.9. Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ giai đoạn 2016 – 2025 (kịch bản kinh tế phương án cao) 95 V Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn nhu cầu điện năng tiêu thụ theo 3 kịch bản kinh tếgiai đoạn 2016 – 2025 VI 96 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngành điện là một ngành công nghiệp mũi nhọn, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, ngành điện vừa có vai trò cung cấp năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế của các ngành, vừa trực tiếp tham gia phục vụ đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Nhất là khi nước ta đang thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thì nhu cầu điện năng ngày một tăng nhanh đòi hỏi sự dự báo chính xác là rất cần thiết.Nếu cung không đáp ứng đủ cầu thì sẽ gây thiệt hại về kinh tế, nếu cầu thấp hơn cung thì cũng gây lãng phí và thiệt hại về kinh tế không những của ngành điện mà còn ảnh hưởng đến các ngành khác. Ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên việc dự báo nhu cầu điện năng dài hạn là rất quan trọng. Để luôn đảm bảo cân bằng lượng điện năng sản xuất và lượng điện năng tiêu thụ trên hệ thống trong một khoảng thời gian dài. Từ năm 2005 đến nay, bằng những quyết sách đúng đắn và kịp thời, Đảng bộ và chính quyền quận Tây Hồ đã phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân để đưa kinh tế - xã hội của thành phố không ngừng lớn mạnh và ngày càng phát triển. Cũng từ đó, nhu cầu điện cho các ngành kinh tế cũng như tiêu dùng dân cư không ngừng tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố, việc tiến hành dự báo báo nhu cầu điện năng cho quận Tây Hồ để phục vụ công tác phát triển nguồn và lưới điện kịp thời phục vụ cung cấp ổn định hệ thống điện và đảm bảo chất lượng điện năng là rất cần thiết. Trong các đề án quy hoạch phát triển lưới điện quận Tây Hồ những năm gần đây, dự báo nhu cầu phụ tải thường được dự báo theo các phương pháp trực tiếp, phương pháp tương quan và phương pháp đàn hồi dựa trên hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện và GDP bằng phương pháp mô phỏng - kịch bản, trên cơ sở tham khảo hệ 1 số đàn hồi của các giai đoạn trước. Dự báo theo các phương pháp này có hạn chế là không sử dụng kết quả trực tiếp từ nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu điện năng và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giá điện, yếu tố tiết kiệm điện, trên cơ sở các số liệu thống kê trong quá khứ của thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các yếu tố khác như thu nhập đầu người, giá điện, yếu tố tiết kiệm điện….dù nhỏ nhưng cũng thể gây ra tác động trong quá trình dự báo. Nếu dựa vào phương pháp mô phỏng, chuyên gia trên cơ sở số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Tây Hồ dẫn đến dải dự báo quá rộng. Sử dụng phương pháp dự báo đa hồi quy ứng dụng phần mềm Simple_E là phương pháp được dự báo nhu cầu điện năng, có ưu điểm hơn so với phương pháp đàn hồi và một số phương pháp dự báo khác. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Xuất phát từ lý do thực tế như trên, việc nghiên cứu lựa chọn đề tài “Áp dụng phương pháp đa hồi quy trong dự báo nhu cầu điện năng quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2025” được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu phương pháp đa hồi quy, trên cơ sở đó nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng phần mềm Simple_E cho dự báo nhu cầu điện năng. Từ đó, dự báo nhu điện năng quận Tây Hồ đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở dự báo giúp cho việc lập quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện quận Tây Hồ trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện và thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng là hiện trạng cung cấp điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ. - Phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình cung cấp và tiêu thụ điện năng quận Tây Hồ giai đoạn 2001 – 2015. 2 - Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở cho việc tính toán dự báo nhu cầu điện ở các giai đoạn tương ứng. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, lựa chọn sử dụng phần mềm thích hợp để dự báo nhu cầu phụ tải trong giai đoạn từ 2016 – 2025. - Đưa ra các kết luận và kiến nghị cơ bản, các biện pháp tổ chức, quản lý, thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu phát triển điện năng. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Nghiên cứu các phương pháp dự báo nhu cầu điện năng, cụ thể là phương pháp đa hồi quy và sử dụng phần mềm Simple_E làm công cụ dự báo nhu cầu điện năng trong tương lai. Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, giúp cơ quan quản lý áp dụng vào việc dự báo nhu cầu điện năng quận Tây Hồ trong thời gian tới. Trên cơ sở dự báo chính xác nhu cầu điện năng từ đó giúp cho việc quy hoạch lưới điện quận Tây Hồ đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của toàn quận Tây Hồ. 5. Nội dung của luận văn Luận văn gồm các chương: Mở đầu Chương 1- Phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội và tiêu thụ điện năng quận Tây Hồ giai đoạn 2001 – 2015. Chương 2 - Cơ sở phương pháp luận về phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng. Chương 3 - Phương pháp đa hồi quy và giới thiệu phần mềm Simple_E. Chương 4 - Dự báo nhu cầu điện năng quận Tây Hồ giai đoạn 2016-2025 trên cơ sở phần mềm Simple_E. Kết luận. 3 CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀTIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG QUẬN TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2001-2015 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - Vị trị địa lý: Tây Hồ là quận thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 2.400,81 ha, với 8 đơn vị hành chính cấp phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng. Phía Đông và Đông Bắc giáp phường Ngọc Thụy của quận Long Biên, phía Tây giáp các phường Đông Ngạc, Xuân Đỉnh của quận BắcTừ Liêm, phía Nam giáp các phường Cống Vị, Ngọc Hà, Vĩnh Phúc, Quán Thánh, Trúc Bạch và Phúc Xá của quận Ba Đình; phía Bắc giáp xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Tầm Xã của huyện Đông Anh. Hình 1.1. Bản đồ quận Tây Hồ 4 - Đặc điểm tự nhiên: Đất đai quận Tây Hồ được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, khu vực ngoài đê hàng năm vẫn được bồi thường xuyên. Quận Tây Hồ có diện tích nằm gọn trong địa giới 8 phường, có sông lớn là Sông Hồng chảy qua địa phận từ phía Bắc xuống phía Đông Nam của quận, sông Tô Lịch qua địa phận các phường Bưởi, Thụy Khuê, hệ thống giao thông khá đồng bộ với các tuyến đường quan trọng của thủ đô. Tây Hồ có nguồn nước mặt khá dồi dào được cấp bởi sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, có hồ Tây với diện tích trên 530 ha là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng và điều hòa khí hậu trên địa bàn. Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn, có triển vọng cấp công nghiệp 70.000m3/ng, cấp triển vọng 17.300 m3/ng. Độ sâu khai thác cho sinh hoạt khoảng 20 – 30m. Trên địa bàn quận Tây Hồ không có nhiều loại khoáng sản ngoài nguồn cát xây dựng ở khu vực ngoài đê sông Hồng có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng của thành phố. Hồ Tây là một danh thắng nổi tiếng có lịch sử lâu đời gắn với quá trình phát triển của Thăng Long – Hà Nội. Ngoài ra quận Tây Hồ có 61 danh thắng, di tích lịch sử văn hóa được xây dựng xung quanh hồ Tây, đây là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch trên địa bàn. 1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn * Địa hình Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, với hai dạng địa hình chính là địa hình khu vực trong đê và khu vực ngoài đê. Khu vực trong đê chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của quận, có độ cao trung bình 8 – 12m địa hình bằng phẳng, khu vực thấp trũng chủ yếu ở khu vực ven hồ Tây. Khu vực ngoài đê gồm một phần các phường Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An có địa hình lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa. * Khí hậu Quận Tây Hồ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. 5 Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3 – 5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10. Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 – 9.0000C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 – 1.700mm, lượng mưa năm ít nhất là 1000mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa kéo dài, kèm theo gió xoáy và bão. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Có hướng gió chính thịnh hành: gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông. Hàng năm quận Tây Hồ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5-7 cơn bão. Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao. * Thủy văn Quận Tây Hồ có diện tích hồ Tây nằm gọn trong địa giới của 06 phường, có sông lớn là sông Hồng chảy qua địa phận từ phía Bắc xuống Đông Nam của quận qua địa bàn 5 phường: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An và Yên Phụ rồi sang địa bàn quận Ba Đình với tổng chiều dài 7,51 km. Chạy dọc phía Nam của quận là sông Tô Lịch qua địa phận các phường Bưởi, Thụy Khuê với chiều dài là 2,7 km. Nhìn chung chế độ thủy văn các sông phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm. Hàng năm mùa lũ kéo dài 5 tháng. Tháng có lưu lượng nước bình quân lớn nhất là tháng 8, lượng nước bằng 15% tổng lượng cả năm và bằng tổng lượng nước cả 7 tháng mùa cạn. Vào các tháng mưa lượng nước sông dâng cao gây ngập lụt khu vực các bãi nổi và khu vực ngoài đê. Các tháng mùa khô lưu lượng nước nhỏ, tháng có lưu lượng nước nhỏ nhất là tháng 3. Nước sông cạn kiệt gây khó khăn cho giao thông đường thủy và nguồn nước cho sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hệ thống sông chính trên, quậnTây Hồ còn có hồ Tây với diện tích rộng trên 530 ha là nguồn nước quan trọng điều hòa khí hậu của khu vực nội thành Hà Nội nói chung và khu vực quận Tây Hồ nói riêng. 1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ giai đoạn 2001-2015 6 1.2.1.1. Tình hình dân số quận Tây Hồ giai đoạn 2001 - 2015 Mức độ tăng trưởng dân số là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiêu thụ năng lượng của một quốc gia. Bảng 1.1. Dân số quận Tây Hồ giai đoạn 2001 – 2015 Năm Tổng số người Tốc độ tăng (nghìn nguời) (%) Cơ cấu (%) Nam Nữ 2001 94,3 3,82 49,28 50,72 2002 98,6 4,56 49,31 50,69 2003 102,2 3,65 49,33 50,67 2004 106,4 4,11 49,38 50,62 2005 112,7 3,43 49,46 50,54 2006 116,20 3,11 49,54 50,46 2007 121,60 4,65 49,58 50,42 2008 126,80 4,28 49,62 50,38 2009 134,40 5,99 49,65 50,35 2010 139,2 3,57 49,76 50,24 2011 143,30 2,95 49,77 50,23 2012 148,00 3,28 49,56 50,44 2013 152,50 3,04 49,62 50,38 2014 156,80 2,82 49,68 50,32 2015 161,00 2,68 49,81 50,19 7 Qua bảng số liệu ta thấy dân số quận Tây Hồ giai đoạn 2001 -2011 có mức tăng giảm dần gần như tuyến tính và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, đáng chú ý trong giai năm 2007 quận Tây Hồ đưa vào hoạt động một số khu đô thị nên dân số tăng lên đáng kể, với mức tăng 32,4% từ 121.600 người lên 161.000 người. Nhìn chung, mức tăng dân số còn khá cao, một phần do sự di cư ra thành phố để sinh sống và làm ăn. Ngoài ra không thể không kể tới sự nới lỏng chính kế hoạch hoá gia đình của Chính phủ. 1.2.1.2. Tình hình kinh tế quận Tây Hồ giai đoạn 2001-2015 Giai đoạn 2001-2005: Kinh tế trong thành phố giai đoạn 2001-2005 tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện. - Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 8,5%; trong giai đoạn này GDP các năm 2005 tăng ở mức đều và chưa có sự đột biến lớn. - Nông lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 3,8%/năm. - Ngành công nghiệp, xây dựng: Liên tục tăng trưởng cao, với tốc độ bình quân 8,34% năm. - Các ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất, tốc độ tăng 8,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chung và trong từng ngành có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp từ 2,25% năm 2001 giảm xuống còn 1,9% năm 2005; ngành Công nghiệp -Xây dựng giữ vững ở mức ổn định từ 39.1% tăng lên 39,3%; ngành Dịch vụ tăng từ 58,6% tăng lên 58,9%. Cơ cấu lao động bước đầu thay đổi, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong ngành Nông nghiệp giảm trong khi đó lao động trong ngành Công nghiệp -Xây dựng từ 12,7% tăng lên 14,5%; lao động ngành Dịch vụ từ 9% tăng lên 13,6%. Lao động đã qua đào tạo tăng từ 27,6% năm 2001 lên 38,2% năm 2005. Giai đoạn 2006-2010: Đây là giai đoạn đáng chú ý vì trong giai đoạn này thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Cùng với đó, tình hình kinh tế quận 8 Tây Hồ đã có bước khởi sắc rõ rệt. Với chế độ mở cửa của nền kinh tế đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào quận Tây Hồ, kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc độ phát triển kinh tế của tất cả các ngành. Qua đó năng cao thu nhập của người lao động và ổn định đời sống xã hội. Kinh tế quận Tây Hồ giai đoạn 2006-2010 có bước phát triển mới về quy mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 12,6%, cao hơn mức bình quân của thời kỳ giai đoạn 2001-2005 là 6,78%. Năm 2010 trong tổng GDP, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 4,1%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 86,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,4%; ngành Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ chiếm gần 98-99%; Nông Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 1-2%. Quy mô nền kinh tế được mở rộng, so với thời kỳ 2001-2005; Tổng GDP tăng hơn 1,6 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 1,36 lần. Ngành Công nghiệp -Xây dựng liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 18,40% năm. Tỷ trọng Công nghiệp -Xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 37,1%. Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 60,7%, phát triển mạnh nhất, tốc độ tăng 8,6%/năm. Giai đoạn 2011-2015: Tổng GDP năm 2011-2015 tăng bình quân ước đạt 12,3%. Ngành Công nghiệp -Xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 22,3% năm, trong đó Công nghiệp địa phương tăng 18,57%, Công nghiệp cơ khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 27,6% năm. Các ngành Dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 22,12% năm. Ngành Du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực. Tỷ trọng ngành Nông - Lâm Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế của quận; Công nghiệp Xây dựng tăng trưởng ổn định và giữ một tỷ trọng tương đối; ngành Dịch vụ ổn định với mức tăng đều theo các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của quận. Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu 9 kinh tế. Nhìn chung, nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, phù hợp với định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội và đáp ứng được với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Bảng 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thành phần kinh tế (theo giá so sánh năm 1994: tỷ VNĐ) Công nghiệp Dịch vụ Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 625 937 8,30 37 680 1014 8,50 1878 39 737 1102 8,60 2004 2040 40 798 1201 8,40 2005 2211 42 867 1302 8,69 2006 2403 43 934 1426 12,30 2007 2699 45 1026 1628 11,26 2008 3003 47 1107 1849 11,60 2009 3351 48 1267 2036 11,19 2010 3726 50 1382 2294 16,83 2011 4353 53 1552 2748 11,30 2012 4845 49 1677 3119 11,41 2013 5398 47 1806 3545 11,80 2014 6035 42 1933 4060 13,44 2015 6846 37 2141 4668 13,67 Năm Tổng Nông lâm sản 2001 1598 36 2002 1731 2003 - Xây dựng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan