Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Áp dụng OSGi trong việc xây dựng hệ thống dựa thành phần...

Tài liệu Áp dụng OSGi trong việc xây dựng hệ thống dựa thành phần

.PDF
81
2606
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ HỒNG HÀ ÁP DỤNG OSGi TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰA THÀNH PHẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ HỒNG HÀ ÁP DỤNG OSGi TRONG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰA THÀNH PHẦN Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm Mã số: 60480103 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỊ MINH CHÂU Hà Nội - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin “Áp dụng OSGi trong việc xây dựng hệ thống dựa thành phần” là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự giúp đỡ rất lớn của giảng viên hướng dẫn là TS. Trần Thị Minh Châu, tôi không sao chép lại của người khác. Nhữngđiềuđã được trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn này hoặc là của chính cá nhân tôi, hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Người cam đoan Lê Hồng Hà ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biếtơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo, TS. Trần Thị Minh Châu - ngườiđã dành nhiều tâm huyết, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình kể từ khi tôi xin cô hướng dẫn đề tài, cho đến khi tôi hoàn thànhluận văn này. Tôi xin gửi lời cảmơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin, trườngĐại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội- nơi tôi đã theo họctừ bậc đại học cho đến nay. Các thầy cô đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu, tạođiều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảmơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ tôiđãluôn động viên vàủng hộ tôi. Xin cảmơn bạn bè cùng khóađãgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập. iii MỤC LỤC GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1 1.1. Giới thiệu hệ thống dựa thành phần ......................................................................3 1.2. Kiến trúc phần mềm dựa thành phần ....................................................................4 1.3. Đặc tính của thành phần phần mềm ......................................................................5 1.4. Một số mô hình thành phần hiện tại ......................................................................6 2.1. OSGi framework .................................................................................................10 2.1.1. Tổng quan về OSGi ......................................................................................10 2.1.2. Lớp Module ..................................................................................................12 2.1.3. Lớp Lifecycle ................................................................................................ 23 2.1.4. Lớp Service ...................................................................................................28 2.2. OSGi trong phát triển phần mềm dựa thành phần .............................................33 2.2.1. Mô hình thành phần ......................................................................................33 2.2.2. Mô hình thành phần trong OSGi ..................................................................33 Chương 3. ÁP DỤNG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN ......38 3.1. Phân tích kiến trúc và lựa chọn các công nghệ ...................................................40 3.1.1. Kiến trúc phân tầng và dựa thành phần ........................................................42 3.1.2. Áp dụng kiến trúc phân tầng và dựa thành phần vào ứng dụng ...................43 3.2. Phát triển ứng dụng .............................................................................................51 3.2.1. Biên dịch ứng dụng với Bndtool...................................................................51 3.2.2. Triển khai ứng dụng với Apache Felix .........................................................52 3.2.3. Các chức năng của ứng dụng ........................................................................53 3.3. Đánh giá so với việc phát triển hệ thống với phương pháp truyền thống ...........61 4.1. Các kết quả đạt được ...........................................................................................67 4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ..............................................................68 PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................71 PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................72 iv BẢNG CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải Tiếng Việt Application Programming Interface Component Implementation Definition Language Component Implementation Framework 1 API 2 CIDL 3 CIF 4 COM Component Object Model 5 CORBA Common Object Request Broker Architecture 6 DS Declarative Services 7 EJB Enterprise JavaBeans 8 GPS 9 IDE Global Positioning System Integrated Development Environment 10 IDL Interface Defination Language 11 JMS Java Message Service Giao diện lập trình ứng dụng Ngôn ngữ định nghĩa cài đặt thành phần Framework cài đặt thành phần Mô hình đối tượng thành phần Kiến trúc chung gian yêu cầu đối tượng chung Một trong những mô hình thành phần để khai báo và sử dụng dịch vụ trong OSGi Mô hình thành phần dùng cho phát triển ứng dụng doanh nghiệp với Java Hệ thống định vị toàn cầu Môi trường phát triển tích hợp Ngôn ngữ định nghĩa giao diện Dịch vụ truyền tin trongJava 12 JRE Java Runtime Environment Môi trường chạy Java 13 JVM Java Virtual Machine 14 REST Representational State Transfer 15 SCA Service Component Architechture 16 SCR Service Component Runtime 17 SOA Service-Oriented Architecture 18 SOAP Simple Object Access Protocol Máy ảo Java Một phong cách kiến trúc cho hệ thống mạng. Ứng dụng phổ biến là cho dịch vụ Web Kiến trúc thành phần dịch vụ Môi trường chạy thành phần dịch vụ Kiến trúc hướng dịch vụ Giao thức truy cập đối tượng đơn giản v DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số hiệu Tên hình vẽ 1 1.1 Phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần 2 1.2 Kiến trúc hệ thống dựa thành phần 3 1.3 Ví dụ hệ thống dựa thành phần 4 1.4 Sự kết hợp có thể giữa client cũ và mới và các thành phần của nó 5 2.1 6 2.2 7 2.3 8 2.4 9 2.5 Kiến trúc OSGi Một module định nghĩa phạm vi logic. Module tự nó cũng tường minh chỉ định lớp nào được đóng gói bên trong, lớp nào được hiện diện ra bên ngoài Các lớp có phụ thuộc tường minh vì các tham chiếu trong mã nguồn. Các module có phụ thuộc ngầm định vì mã nguồn chúng bao gồm Mặc dù hướng đối tượng và tính module đều cung cấp những khả năng như nhau nhưng ở các cấp độ khác nhau Cấu trúc của bundle 10 2.6 11 2.7 12 2.8 13 2.9 14 2.10 Classloader trong OSGi Chuỗi Classloader, nếu một Classloader không thể nạp một lớp nó sẽ chuyển cho Classloader tiếp theo Khả năng thay thế Một bundle fragment được gắn với một bundle chủ của nó và cùng chia sẻ một Classloader Cấu trúc đánh phên bản 15 2.11 Các phụ thuộc của phụ thuộc có thể có các phiên bản không tương thích. OSGi cho phép cùng tồn tại bằng cách cô lập chúng với cái kia 16 2.12 Class Path trong Java và quản lý vòng đời trong OSGi framework 17 2.13 Vòng đời của bundle trong OSGi 18 2.14 19 2.15 20 2.16 Các lệnh OSGi tương ứng với các thao tác khi triển khai ứng dụng Một dịch vụ được cung cấp bởi một bundle và được sử dụng bởi một bundle khác. Hình tam giác có đỉnh trỏ về bên cung cấp dịch vụ Một service consumer có thể sử dụng nhiều instance của một dịch vụ 21 3.1 Đối tượng người dùng và chức năng của hệ thốngđặt hàng 22 3.2 Các bước xử lý khi khách hàng đặt hàng vi 23 3.3 Kiến trúc và các thành phần công nghệ trong ứng dụng 24 3.4 Kiến trúc ba tầng 25 3.5 Phụ thuộc vòng 26 3.6 Chia các tầng thành các thành phần nhỏ hơn 27 3.7 Các tầng trong ứng dụng 28 3.8 Các thành phần trong ứng dụng 29 3.9 Các thành phần và giao tiếp giữa chúng 30 3.10 Cấu trúc bundle chipshop.admin.general.ui trong Bnd project 31 3.11 32 3.12 33 3.13 Cấu trúc bundle chipshop.admin.general.ui sau khi build Tương tác giữa các bundle liên quan đến sản phẩm thông qua dịch vụ Các bundle xử lý đơn hàng 34 3.14 Các bundle của toàn bộ ứng dụng 35 3.15 Phát triển ứng dụng với Bndtool 36 3.16 Chạy ứng dụng trực tiếp trong Eclipse 37 3.17 Kết quả chạy unit test 38 3.18 Danh sách và trạng thái các bundle 39 3.19 Danh sách sản phẩm trên frontend 40 3.20 Xem thông tin trong giỏ hàng 41 3.21 Đăng ký và đăng nhập 42 3.22 Đặt hàng 43 3.23 Đặt hàng thành công 44 3.24 Xem lại đơn hàng đã đặt 45 3.25 Đăng nhập vào trang quản trị 46 3.26 Xem thông tin và sửa sản phẩm 47 3.27 Thêm sản phẩm, danh mục hoặc xóa danh mục 48 3.28 Sản phẩm mới tạo trên backend 49 3.29 Sản phẩm mới tạo trên frontend 50 3.30 51 3.31 52 3.32 53 3.33 Xem và cập nhật trạng thái các đơn hàng Các bundle cung cấp chương trình khuyến mại sau khi được triển khai Thực đơn khuyến mại tự động xuất hiện sau khi các bundle được triển khai Thông tin khuyến mại vii 54 3.34 55 3.35 56 3.36 57 3.37 58 3.38 Dừng bundle chipshop.discounts.mongo Bundle chipshop.discounts.mongo chuyển sang trạng thái Resolved Thực đơn “khuyến mại” biến mất sau khi bundle chipshop.discounts.mongo bị dừng Các thành phần liên quan đến khuyến mại có thể được triển độc lập và động Các bundle không thể chuyển sang trạng thái Active khi các phụ thuộc và ràng buộc chưa được thỏa mãn 1 GIỚI THIỆU Các hệ thống phần mềm ngày càng trở nên phức tạp, cùng với nhu cầu phát triển nhanh và cập nhật thường xuyên, từ đó tạo ra nhu cầu cần một kiến trúc để đáp ứng được những nhiệm vụ khó khăn này. Kiến trúc dựa thành phần là một giải pháp, đặc tính cơ bản của kiến trúc dựa thành phần là chia mã nguồn thành những thành phần nhỏ, độc lập giúp ta dễ dàng hiểu, nâng cấp và bảo trì. Khái niệm hệ thống phần mềm dựa thành phần và việc phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần không còn là mới. Nhưng những ưu điểm của việc phát triển phần mềm theo mô hình dựa thành phần vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng phổ biến hơn. Chia hệ thống thành các phần mã nguồn nhỏ giúp ta có thể thay đổi, cập nhật hoặc đơn giản thay thế nó mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Để đưa kiến trúc dựa thành phần từ thiết kế áp dụng vào thực tế không hề đơn giản và dễ dàng và không thể thực hiện được nếu chỉ sử dụng Java thuần túy. OSGi giúp ta thực hiện được điều này cùng với Java. Ngoài việc giúp ta phát triển một hệ thống dựa thành phần OSGi cũng khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại của class path trong Java, tránh được những lỗi khi hệ thống đang chạy (run time) rất thường xuyên xảy ra với một hệ thống lớn và phức tạp. Triển khai hay cập nhật các thành phần khi hệ thống vẫn đang chạy mà không phải khởi động lại, điều này không thể có được với một hệ thống phát triển với Java thông thường. Những ưu điểm mà OSGi mang lại là rất rõ ràng, tuy nhiên trước đây OSGi thường có tiếng là quá phức tạp và khó sử dụng, do vậy OSGi còn chưa được sử dụng rộng rãi. Gần đây có nhiều sự thay đổi về công cụ phát triển cũng như framework. Trong luận văn tôi đã tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm lập trình, áp dụng những công nghệ, kỹ thuật được cho là tốt nhất hiện có với nhiều ưu điểm như dịch vụ Web RESTful đang dần thay thế SOAP và WSDL, NoSQL hay AngularJS [21,23,16]. Kết hợp với OSGi để đưa ra lựa chọn cho một kiến trúc hiệu quả giúp ta không còn tốn nhiều thời gian để lựa chọn kiến trúc cũng như công nghệ trước khi phát triển một hệ thống, nhất là hệ thống lớn và phức tạp. Giúp ta có nhiều thời gian tập trung vào phát triển nghiệp vụ cho hệ thống. Nội dung luận văn chia thành bốn chương. Chương 1 tìm hiểu về các khái niệm trong hệ thống dựa thành phần, kiến trúc dựa thành phần và phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần. Tìm hiểu, phân tích một số mô hình thành phần hiện tại và đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp cho phát triển phần mềm hiện nay. Chương 2 tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và các đặc tính của OSGi. Từ đó hiểu rõ về kiến trúc, mục đích thiết kế giúp OSGi có được những đặc tính phù hợp với việc phát triển hệ thống dựa thành phần, bổ sung và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong Java chuẩn. Chương 3 trình bày việc áp dụng OSGi để xây dựng một hệ thống bán hàng trực tuyến theo kiến trúc dựa thành phần. Trình bày việc phân tích kiến trúc hệ thống, tìm hiểu những 2 công nghệ liên quan và những công cụ tốt nhất hiện có sử dụng cho quá trình phát triển. Đưa ra những lựa chọn khi thiết kế, phân tách các thành phần sao cho phát huy được tốt nhất những ưu điểm của kiến trúc dựa thành phần và OSGi. Hệ thống sau khi hoàn thành sẽ bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản như một ứng dụng doanh nghiệp. Như một giao diện Web frontend cho phép khách hàng xem và đặt mua sản phẩm thông qua chức năng giỏ hàng và một trang quản trị dành cho quản trị viên. Web frontend sẽ giao tiếp với hệ thống backend xử lý nghiệp vụ thông qua dịch vụ Web RESTful. Dịch vụ Web RESTful giao tiếp với các thành phần OSGi bên dưới thông qua các dịch vụ OSGi, bản thân dịch vụ Web RESTful cũng là một dịch vụ OSGi. Các dịch vụ OSGi bên dưới cũng truy cập đến cơ sở dữ liệu NoSQL thông qua các dịch vụ OSGi. Chương 4 là kết luận, đánh giá những kết quả đạt được và định hướng phát triển của đề tài. Phần cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM DỰA THÀNH PHẦN 1.1. Giới thiệu hệ thống dựa thành phần “Xây dựng hệ thống dựa thành phần là hướng tiếp cận dựa trên ý tưởng sử dụng lại các thành phần phần mềm thay vì phát triển các thành phần lại từ đầu” [4]. Từ quan điểm đó các thành phần được định nghĩa, cài đặt và sau đó các thành phần độc lập, có mối quan hệ không chặt chẽ với nhau được kết hợp đưa vào hệ thống. Xây dựng hệ thống dựa thành phần mang lại nhiều ưu điểm như phát triển nhanh, giảm giá thành, khả năng sử dụng lại tốt hơn. Hình 1.1 minh họa việc sử dụng lại các thành phần từ các nguồn cung cấp sau đó sắp xếp và cài đặt thành một hệ thống phần mềm. Hình 1.1: Phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần Các hệ thống phần mềm ngày càng trở nên phức tạp và cung cấp nhiều tính năng hơn. Để có thể tạo ra các sản phẩm phần mềm như thế với chi phí hợp lý. Các nhà cung cấp thường sử dụng công nghệ dựa thành phần thay vì phát triển tất cả các phần của hệ thống từ đầu. Động lực đằng sau việc sử dụng các thành phần là giảm thiểu giá thành phát triển, nhưng về sau nó trở thành việc quan trọng hơn đó là giảm thiểu thời gian để đưa sản phẩm ra thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Các kỹ sư phần mềm quan tâm đến các thành phần như một phần nền móng cho hướng dịch vụ (Service Orientation). Ví dụ trong dịch vụ Web (Web Service) hay gần đây là kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), một thành phần được chuyển đổi bởi dịch vụ Web thành một dịch vụ (service) và do đó nó kế thừa các đặc tính cao hơn vượt ra khỏi phạm vi của một thành phần thông thường. 4 1.2. Kiến trúc phần mềm dựa thành phần Định nghĩa một thành phần phần mềm: “Một thành phần phần mềm (software component) là một đơn vị kết cấu (composition) tuân thủ các quy định của mô hình thành phần. Các thành phần giao tiếp với nhau thông qua các giao diện (interface). Thành phần phần mềm có thể được triển khai (deploy) độc lập, là đối tượng để cấu thành hệ thống phần mềm và cũng là đối tượng được cung cấp bởi bên thứ ba (third party) trong phát triển phần mềm dựa thành phần” [6]. Mô hình thành phần: “Mô hình thành phần định nghĩa định dạng và giao diện chuẩn giữa các thành phần. Chúng cho phép các thành phần có thể được triển khai và giao tiếp với nhau” [4]. Phần mềm dựa thành phần được cấu tạo nên bởi các thành phần phần mềm. Tất cả các quy trình của hệ thống được đặt trong các thành phần tách biệt, do đó tất cả các chức năng và dữ liệu bên trong mỗi thành phần là có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa nào đó. Do vậy người ta thường nói các thành phần có tính module và gắn kết. Các thành phần có thể sử dụng lại các thành phần có sẵn và chỉ phải phát triển những thành phần nghiệp vụ riêng của ứng dụng. Hình 1.2 mô tả kiến trúc của một hệ thống dựa thành phần, ứng dụng 1 có thể sử dụng chung thành phần 2 và A với ứng dụng 2 và nó chỉ phải phát triển các thành phần A, B, C. Hình 1.2: Kiến trúc hệ thống dựa thành phần Mỗi thành phần có một giao diện được định nghĩa rõ ràng và chúng giao tiếp với các thành phần khác qua giao diện này. Khi một thành phần cung cấp dịch vụ cho phần 5 còn lại của hệ thống, nó thông qua giao diện để xác định dịch vụ mà các thành phần khác có thể sử dụng và sử dụng như thế nào. Giao diện này có thể được xem như là chữ ký của thành phần. Hình 1.3 mô tả các thành phần trong một hệ thống dựa thành phần và giao tiếp giữa các thành phần trong hệ thống. Hình 1.3: Ví dụ hệ thống dựa thành phần 1.3. Đặc tính của thành phần phần mềm Một thành phần phần mềm có những đặc tính sau [6]: - Đóng gói (Encapsulated): Client có thể sử dụng mà không cần biết về cài đặt cụ thể cũng như là các công việc bên trong của thành phần. Ví dụ hệ thống trong hình 1.3 trên thì thành phần đặt phòng khách sạn sẽ sử dụng dịch vụ của thành phần thanh toán. Nó chỉ cần biết đến giao diện IBilling để sử dụng và không cần biết thành phần thanh toán sử dụng thanh toán qua credit card, tiền mặt hay một phương thức thanh toán nào khác. - Chuẩn hóa (Standardised): Chuẩn hóa thành phần có nghĩa là các thành phần sử dụng trong hệ thống dựa thành phần phải tuân theo một số mô hình thành phần đã được chuẩn hóa. Mô hình này có thể định nghĩa các giao diện cho thành phần, meta-data, cấu tạo của thành phần, triển khai (deployment). Khi đó thì các hệ thống có thể sử dụng lại các thành phần và dễ dàng triển khai. - Độc lập (Independent): Một thành phần nên độc lập, nó nên được tạo ra và triển khai mà không cần sử dụng các thành phần khác. Trong một số trường hợp khi mà thành phần cần các dịch vụ từ bên ngoài thì điều này nên được khai báo trong một bản đặc tả giao diện được yêu cầu. - Có thể thay thế (Substitutable): Một thành phần có thể được thay thế bởi một thành phần khác (trong thời gian thiết kế hoặc thời gian chạy – run time), nếu một thành phần đáp ứng được các yêu cầu của thành phần ban đầu (yêu cầu này mô tả thông qua giao diện). Theo đó một thành phần có thể được thay thế bởi một phiên bản cập nhật 6 hoặc thay thế hoàn toàn mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống mà thành phần này đang hoạt động. Hình 1.4 mô tả ví dụ về đặc tính này, bộ xử lý văn bản có thể dễ dàng sử dụng phiên bản mới của từ điển thay cho phiên bản cũ. - Khả năng sử dụng lại (Reusability): Đây là một đặc tính quan trọng của một thành phần phần mềm có chất lượng tốt. Các lập trình viên nên thiết kế và cài đặt nên các thành phần phần mềm theo cách này, khi đó nhiều chương trình khác nhau có thể sử dụng lại chúng. - Triển khai độc lập (deployable): Để có thể triển khai độc lập thì một thành phần cần phải tự bao hàm (self-contained) và có thể hoạt động như một thực thể độc lập trên một số nền tảng thực thi mô hình thành phần. Hình 1.4: Sự kết hợp có thể giữa client cũ và mới và các thành phần của nó 1.4. Một số mô hình thành phần hiện tại Common Object Request Broker Architecture (CORBA) Được phát triển từ mô hình đối tượng CORBA và được giới thiệu như một mô hình cơ bản của đặc tả thành phần OMG. Đặc tả mô hình thành phần CORBA định nghĩa một mô hình chung, một mô hình lập trình, một mô hình đóng gói, một mô hình triển khai, một mô hình thực thì và một mô hình meta. Mô hình meta định nghĩa các khái niệm và quan hệ giữa các mô hình khác nhau. Các thành phần CORBA giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua các cổng. Mô hình thành phần CORBA sử dụng ngôn ngữ riêng để đặc tả thành phần: IDL (Interface Defination Language). Mô hình thành phần CORBA cung cấp một framework gọi là framework cài đặt thành phần CIF (Component Implementation Framework) dựa trên ngôn ngữ định nghĩa cài đặt thành phần CIDL (Component Implementation Definition Language) và mô tả các phần chức năng và phi chắc năng của một thành phần nên tương tác với nhau như thế nào. Thêm nữa, mô hình thành phần CORBA sử dụng XML để xác định các thông tin về đóng gói và triển khai. Mô hình thành phần CORBA cũng có một bộ mô tả cài đặt, nó bao gồm meta-data về việc làm thế nào hai hoặc nhiều thành phần có thể được kết hợp cùng nhau [12]. 7 JavaBeans Được phát triển bởi Sun Microsystems dựa trên ngôn ngữ lập trình Java. Trong đặc tả JavaBeans một bean là một thành phần phần mềm có thể sử dụng lại và có thể được sử dụng trực quan vào trong các applet, các ứng dụng, servlet, các thành phần tổng hợp, sử dụng công cụ xây dựng ứng dụng trực quan. Lập trình một thành phần Java yêu cầu định nghĩa của ba tập hợp dữ liệu: thuộc tính (tương tự các thuộc tính trong một class); phương thức; sự kiện, sự kiện là một thay thế cho việc gọi phương thức khi gửi dữ liệu. JavaBeans ban đầu được thiết kế cho việc xây dựng giao diện đồ họa người dùng (Graphic User Interface). Mô hình định nghĩa ba dạng của tương tác điểm, được xem như cổng (port): phương thức, như trong Java; thuộc tính, sử dụng để tham số hóa các thành phần ở thời điểm xây dựng (composition time); nguồn sự kiện, nơi lắng nghe sự kiện (listener) cho việc giao tiếp dựa sự kiện (event-based) [13]. Enterprise JavaBeans (EJB) Được phát triển bởi Sun Microsystems, EJB là việc kết hợp hướng đối tượng và các ứng dụng doanh nghiệp phân tán. Nó cung cấp một tập các dịch vụ, giống như transaction, persistence, concurrency và khả năng tương tác. EJB phân ra ba loại thành phần khác nhau là EntityBeans, SessionBean và MessageDrivenBeans. Mỗi bean này được triển khai trong một EJB container, container này chịu trách nhiệm quản lý ở thời điểm chạy (start, stop, pasivation hay activation) và việc bảo mật, độ tin cậy hay hiệu năng [11]. Microsoft Component Object Model (COM) Là một trong những mô hình thành phần phần mềm được sử dụng phổ biến nhất cho các ứng dụng desktop và ứng dụng ở phía server. Một đặc tính cơ bản của COM là các giao diện được xác định tách biệt với cả hai thành phần cài đặt chúng và sử dụng chúng. COM định nghĩa một một ngôn ngữ là Interface Definition Language (IDL), nó được sử dụng để xác định các giao diện hướng đối tượng. Các giao diện là hướng đối tượng và các phương thức của chúng được cài đặt bởi một lớp (class) và chuyền một tham chiếu tới một đối tượng cụ thể của lớp gọi. Một khái niệm được biết đến như là “interface navigation” cho phép đối tượng sử dụng đạt được một con trỏ trỏ tới mỗi giao diện được hỗ trợ bởi đối tượng. Việc này thực hiệ dựa trên VTable [3]. OSGi Là một đặc tả định nghĩa một framework module và hướng dịch vụ được phát hành bởi OSGi Alliance là tổ chức được thành lập bởi một số đối tác công nghiệp như Ericsson, IBM, Motorola, Sun Microsystems, v.v. Trái ngược với hầu hết với các định nghĩa thành phần, OSGi nhấn mạnh việc tách biệt giữa một đơn vị thành phần và một đơn vị triển khai trong việc gọi một thành phần tương ứng là dịch vụ hoặc bundle. Tức là trong kiến trúc của hệ thống người ta nhắc đến các thành phần của OSGi như là các 8 dịch vụ, còn trong khi triển khai người ta đề cập đến các thành phần như các bundle. Khác với hầu hết các mô hình thành phần khác OSGi cũng đề xuất một kiến trúc hệ thống linh hoạt, hệ thống có thể được phát triển động trong thời gian chạy. Tức là trong hệ thống, bất kỳ thành phần nào cũng có thể được thêm, bớt, hoặc cập nhật trong thời gian chạy. Do dựa trên Java nên OSGi độc lập với nền tảng và cung cấp thêm cho Java một số đặc tính như tăng cường tính module, quản lý phiên bản cho các phụ thuộc [8]. Lựa chọn mô hình thích hợp Một số đặc tính của các mô hình thành phần được mô tả trong bảng 1.1. Đóng gói Quản lý phiên bản, phụ thuộc Triển khai động CORBA IDL (CIDL) JAR, DLL X X Java Java JAR X X EJB Java Java Programming Language + Annotations JAR X X COM Ngôn ngữ hướng đối tượng Microsoft IDL DLL X X OSGi Java Java OSGi bundle V V Mô hình thành phần Cài đặt Ngôn ngữ giao diện CORBA Độc lập với ngông ngữ JavaBeans X : không hỗ trợ, V: hỗ trợ Bảng 1.1: Đặc tính của một số mô hình thành phần hiện tại Mô hình thành phần CORBA tuy độc lập với ngôn ngữ lập trình nhưng nó chủ yếu dùng cho mô hình client/server, các thành phần giao tiếp với nhau thông qua mạng do đó thích hợp hơn đối với các hệ thống phân tán hay dùng để giao tiếp giữa các hệ thống với nhau. Không thích hợp cho một hệ thống duy nhất do ảnh hưởng về hiệu năng khi truyền thông qua mạng, hoặc khi thay đổi thì cần cập nhật lại thông tin về giao tiếp mạng như địa chỉ, cổng, v.v. Việc chuyển đổi định dạng dữ liệu giữa các hệ thống cũng tương đối phức tạp. JavaBeans, EJB cũng như COM thiếu cơ chế quản lý phụ thuộc và phiên bản của các phụ thuộc. Khiến cho việc quản lý phụ thuộc trở nên rắc rối và phức tạp và mất nhiều thời gian để giải quyết khi gặp phải vấn đề. Người ta 9 thường nhắc đến vấn đề này như vấn đề JAR hell hay DLL hell. Các mô hình này cũng không hỗ trợ sẵn cơ chế triển khai động các thành phần trong khi hệ thống đang chạy, mà thường chúng ta phải thêm mã nguồn để tự quản lý việc này rất phức tạp. Ngoài ra thì Java thông thường cũng thiếu tính module do đó các mô hình dựa trên Java cũng gặp phải vấn đề này. OSGi cũng dựa trên ngôn ngữ Java nhưng cung cấp thêm tính module cho Java giúp tăng cường sự gắn kết trong từng module, giảm sự phụ thuộc giữa các module. Ngoài những tính năng của một mô hình dựa thành phần, OSGi cũng cung cấp cơ chế quản lý phụ thuộc sử dụng các ràng buộc phiên bản giúp tránh được vấn đề JAR hell. Với kiến trúc hướng dịch vụ OSGi mang đến cơ chế động cho hệ thống. Kiến trúc hướng dịch vụ giúp cho các thành phần độc lập do đó dễ dàng thay thế hay sử dụng lại. Các dịch vụ có thể xuất hiện hoặc biến mất động cũng như các thành phần có thể được triển khai hoặc gỡ bỏ động khi hệ thống vẫn đang hoạt động. Ngoài những ưu điểm thì OSGi cũng có mặt hạn chế như các công cụ hỗ trợ cho việc phát triển hiện tại còn phức tạp, hầu hết các thư viện hữu ích vẫn dưới dạng Java thông thường do đó cần cơ chế để kế thừa lại trong OSGi. Nhưng những nhược điểm này có thể dần được khắc phục do các công cụ hỗ trợ cho OSGi ngày càng nhiều và thuận tiện. Các công cụ sau này cũng hỗ trợ việc sử dụng lại các thư viện Java thông thường trong OSGi. Với những đặc tính như đã phân tích rõ ràng OSGi là một lựa chọn hàng đầu cho việc phát triển hệ thống phần mềm dựa thành phần hiện nay. 10 Chƣơng 2. OSGi VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM DỰA THÀNH PHẦN 2.1. OSGi framework 2.1.1. Tổng quan về OSGi OSGi xuất hiện lần đầu tiên năm 1999. Ban đầu OSGi được gọi là “Open Service Gateway Initiative”. Nhưng các đặc tả của OSGi ngày nay vượt ra ngoài phạm vi của các cổng dịch vụ, và nay nó được sử dụng trong một dải rộng các ứng dụng từ điện thoại di động cho tới mã nguồn mở Eclipse IDE, công nghiệp tự động hóa, ứng dụng doanh nghiệp (enterprise), application servers, v.v. Ngày nay OSGi Alliance nhắc đến OSGi như một bản đặc tả framework, một nền tảng dịch vụ và đơn giản gọi là “The Dynamic Module System for Java” chứ không bao hàm ý nghĩa của một từ viết tắt của “Open Service Gateway Initiative”. OSGi Alliance là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tháng 3 năm 1999. Bao gồm nhiều công ty lớn như: Ericsson, IBM, Motorola, Sun Microsystems, v.v. Nhiệm vụ của OSGi Alliance là duy trì, phát hành đặc tả OSGi (OSGi specification), chứng nhận các bản cài đặt (implementation) và tổ chức các sự kiện về OSGi. Phiên bản đầu tiên là R1 (OSGi Release 1) tháng 5 năm 2000. Phiên bản mới nhất hiện nay là R6 (OSGi Release 6) tháng 6 năm 2014 [14]. Những thành phần cốt lõi của OSGi là bundle, quản lý vòng đời (lifecycle) của các bundle và hạ tầng dịch vụ được hỗ trợ bởi môi trường được biết đến như một OSGi framework. Hình 2.1 [14] mô tả các lớp trong OSGi, ta có thể sử dụng OSGi bundle (lớp module) mà không đụng đến lớp quản lý vòng đời (Life Cycle) hay lớp dịch vụ (Service). Nhưng để tận dụng được các ưu điểm của các dịch vụ trong OSGi, một ứng dụng cần phải được tạo lên từ các bundle. Hình 2.1: Kiến trúc OSGi 11 OSGi bao gồm một lớp bảo mật (Security) cung cấp các mở rộng cho kiến trúc bảo mật của Java. Lớp này hỗ trợ tất cả các lớp còn lại như ta thấy trên hình nó cắt ngang qua các lớp khác. Nhưng ta không thảo luận sâu về lớp này trong luận văn. Như trên hình 2.1 các lớp Service, Life Cycle, Modules và Execution Environment được cung cấp bởi OSGi; Các bundle là nội dung của người dùng. Ứng dụng sẽ nhận được các ưu điểm của OSGi framework bằng cách cung cấp các module, và tinh vi hơn với việc quản lý vòng đời. Những module này có thể giao tiếp với cái khác và được hỗ trợ bởi các dịch vụ OSGi. Một số OSGi framework được sử dụng rộng rãi ngày nay. Phổ biến hầu như bậc nhất là Eclipse Equinox, Apache Felix, Knopferfish, và ProSyst. Equinox củng cố Eclipse IDE và Rich Client Platform, trong khi Felix là trái tim của application server Apache Tomcat. Một số application server khác cũng hỗ trợ OSGi (Xem thêm trong phụ lục 2). ProSyst được nhúng trong các thiết bị giống như router và hệ thống GPS trong ô tô. Ngoài khả năng hỗ trợ tính module và xây dựng hệ thống dựa thành phần (được coi như SOA - Service-Oriented Architecture trong một máy ảo - virtual machine), thì khi xây dựng hệ thống với OSGi ta còn có thê khắc phục được một số nhược điểm của Java: - Khắc phục được tình trạng gặp phải ClassNotFoundException khi khởi động ứng dụng, bởi vấn đề Class Path trong Java. OSGi có thể giúp đỡ bằng cách đảm bảo các phần mã nguồn phụ thuộc được thỏa mãn trước khi cho phép mã nguồn thực thi. - Lỗi trong khi chạy (execution-time error) từ ứng dụng của ta bởi vì một thư viện phụ thuộc nào đó trong Class Path sai phiên bản dẫn đến lỗi NoSuchMethodError hoặc nguy hiểm hơn là không có ngoại lệ nhưng chương trình chạy sai logic. OSGi có thể giúp ta kiểm tra những phần phụ thuộc là đồng nhất với phiên bản mong đợi và các ràng buộc khác. - Đóng gói một ứng dụng như các file JAR độc lập về mặt logic và có thể triển khai chỉ những phần ta cần. - Đóng gói một ứng dụng như những file JAR độc lập về mặt logic, khai báo mã nguồn có thể được truy cập từ mỗi file JAR. OSGi cho phép một mức mới cho việc xác định khả năng hiện diện của mã nguồn cho các file JAR, điều này cho phép ta xác định những gì sẽ hiện diện và không hiện diện với bên ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan