Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ÁP DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂN VÀ QUẢN LÝ TỔNG...

Tài liệu ÁP DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂN VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TẠI VIỆT NAM

.PDF
702
39
89

Mô tả:

ÁP DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂN VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TẠI VIỆT NAM
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/312295332 Quản lý nhà nước về biển, đảo. Vấn đề và tiếp cận Book · December 2016 CITATIONS READS 0 698 1 author: Du Van Toan Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam 71 PUBLICATIONS 78 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Báo cáo sức khoẻ biển các tỉnh Việt Nam hàng năm-Annual Vietnam Ocean Health Index (VOHI) View project Particularly Sensitive Sea Area for Vietnam Sea View project All content following this page was uploaded by Du Van Toan on 13 January 2017. The user has requested enhancement of the downloaded file. TƯ DUY KHOA HỌC HỆ THỐNG VÀ TƯ DUY QUẢN LÝ TỔNG HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ÁP DỤNG KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂN VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TẠI VIỆT NAM (MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Thứ trưởng Bộ Công an Hệ thống trong quản lý không gian biển là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học tư duy hệ thống, trong đó thể hiện sâu sắc giữa nhận thức lý luận tư duy hệ thống với hành động thực tiễn của khoa học này. Nghiên cứu trong bài viết sẽ được nhấn mạnh vào một số vấn đề sau: 1) Tổng hợp các khái niệm về khoa học tư duy hệ thống và phân tích rõ các yếu tố để nhận dạng hệ thống cũng như tư duy hệ thống trong thế giới xung quanh; 2) Quy hoạch không gian biển và áp dụng tư duy hệ thống trong quản lý không gian biển, quản lý tổng hợp vùng bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại Việt Nam (mà cụ thể qua nghiên cứu về vùng bờ của thành phố Hải Phòng); 3) Giải pháp chung đối với quản lý không gian biển và quản lý tổng hợp vùng bờ thực hiện theo hướng phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1. KHOA HỌC TƯ DUY HỆ THỐNG - NHẬN THỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT. 1.1. Khái niệm hệ thống (System), phân tích các yếu tố 1.1.1. Quan niệm hệ thống và những yếu tố cơ bản Quan niệm về "Hệ thống" có lịch sử từ rất dài, ở thời cổ đại cho rằng: “Cái toàn thể lớn hơn tổng thể các bộ phận của nó”; sau đó “hệ thống” và các tính chất của nó được các nhà triết học Platon (427 - 347 TCN), Aristoteles (384 - 322 TCN)... tiếp là Kant (1724 - 1804), Hegel (1770 - 1831) tiếp tục nghiên cứu phát triển. Toàn bộ hệ thống như một thực thể nguyên vẹn (nguyên khối) xác định các yếu tố cấu trúc. Theo đó, có thể hiểu: "Hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau và toàn bộ tập hợp đó có tính chất không thể quy về tính chất từng yêu tố, từng mối liên kết riêng rẽ. Trong 1 hệ thống có các thành tố (Elements) và tạo các mối liên kết (Connections) là sự tác động, trao đổi, tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc giữa các yếu tố tạo mối quan hệ nhân quả". Những yếu tố cơ bản của sơ đồ vòng tròn nhân quả thường bao gồm chứa đựng hai yếu tố "biến" và "liên kết", cụ thể là: BIẾN là một điều kiện, trạng thái hành động hoặc quyết định có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Biến có thể là: định lượng (ví dụ: lợi nhuận, thị phần, sức chứa, năng suất, v.v); định tính (ví dụ: động lực, tinh thần, danh tiếng…). LIÊN KẾT chỉ ra quan hệ nhận quả hoặc thay đổi trạng thái của hai biến. Y X 1.1.2. Phân tích hệ thống (Systems Analysis) Có thể hiểu phân tích hệ thống là hệ thống các phương pháp và phương tiện dùng trong nghiên cứu và thiết kế chế tạo các đối tượng phức tạp và siêu phức tạp. Theo từ điển bách khoa vạn vật: Hệ thống là “tập hợp các hiện tượng và sự kiện phụ thuộc lẫn nhau và bằng phương pháp suy luận trí tuệ có thể xem xét tập hợp đó như một thể thống nhất”. Hệ thống được hiểu là tập hợp của các phần tử liên hệ qua lại bởi các mối liên kết chức năng và tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản sau: Một là, các phần từ phụ thuộc lẫn nhau; tác động giữa hai phần từ đó theo một chiều hoặc hai chiều (tác động tương tác); tùy theo mức độ và tốc độ phân biệt thành tác động “mạnh”, “yếu”. Hai là, hệ quả xuất hiện các thuộc tính chung và liên kết giữa các phần tử tạo thành tập hợp cấu trúc; ngược lại tập hợp các cấu trúc tác động ngược đến các phần tử. Ba là, hệ thống tác động đến thuộc tính, chức năng và sự tiến hoá của các phần tử, các hệ thống không bị cô lập, tách biệt mà là “phần tử” của hệ thống lớn hơn và chứa đựng hệ thống nhỏ hơn. Năm 1948, ông Nobert (1894 - 1964) - nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra lý thuyết về điều khiển hệ, tức là nghiên cứu sự điều khiển lẫn nhau của các phần tử trong mạng lưới, nhấn mạnh đến sự tác động phản hồi ”feedback” phản hồi có thể là (+) hoặc (-). Như vậy, để có thể phân tích được hệ thống này thì trước hết cần phải tiếp cận hệ thống, xác định đó là nghiên cứu logic các tập hợp theo nguyên lý nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể. 2 - Thuộc tính cơ bản của hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên tồn tại nhờ quá trình tương tác bên trong hệ (tương tác nội tại), tập hợp các tương tác giữa các phần tử trong hệ, các phần tử này liên kết thành các đơn vị quy mô nhỏ và chức năng lớn hơn và tiếp tục như xậy. Hệ phát triển được là nhờ quá trình tương tác giữa hệ với hệ thống, do đó, theo nghĩa tổng quát hệ thống là một phần bất kỳ trong vũ trụ và Trái Đất; hệ tự nhiên đều vận động theo chu trình: phát sinh - phát triển - tiến hóa - suy tàn. Hiểu được vấn đề này để chúng ta tác động nhanh chóng đến giai đoạn suy tàn hoặc làm chậm chu trình đó. Tư duy hệ thống gồm các thành phần liên kết và tác động lẫn nhau hướng tới mục tiêu được xác định: 1) Tư duy hệ thống là cách nghiên cứu tìm hiểu và nhận thức trên nguyên tắc tính toàn tổng thể (Winson -2004 p7). 2) Là cách tìm tòi thảo luận thực tế nhằm giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn về công việc với nguyên tắc hoạt động hệ thống hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống con người (Kim 1999 – P2). 3) Là cách nghĩ và hành động trên nguyên tắc tư duy tổng thể (Bosh -2007). - Mục tiêu tiếp cận hệ thống (Systems Approach): (i) Nghiên cứu các phương tiện, các đối tượng như là các hệ thống; (ii) Xây dựng các mô hình khái quát về hệ thống, các loại hệ thống và nghiên cứu tính chất hệ thống; (iii)Nghiên cứu cấu trúc và lý thuyết về quan điểm, tư duy tiếp cận hệ thống; (iv) Tìm ra phương pháp luận để điều khiển hệ trên cơ sở định lượng, mô hình hóa, toán học hóa hệ thống. 1.2. Tư duy hệ thống (Systems thingking) và nhận dạng tư duy hệ thống: 1.2.1. Nhận thức Là tư duy vận dụng các luận điểm của khoa học hệ thống vào các giai đoạn: phát sinh - phát triển - tiến hóa - suy tàn để làm tăng hiệu quả trên cơ sở tư duy sáng tạo và năng lực đổi mới của người sử dụng. Hay nói cách khác: tư duy hệ thống là quá trình suy nghĩ của người xử lý vấn đề không chỉ để thấy, hiểu về hệ mà xử lý vấn đề trên nguyên tắc tổng thể như xem xét một vấn đề dựa trên mô hình “cây vấn đề”; “ cây mục tiêu”. Những điểm cần chú ý: mỗi vấn đề, mỗi sự vật hiện tượng đều có một hệ thống, mỗi vấn đề cụ thể là một hệ thống cụ thể. 1.2.2. Nhận dạng hệ thống và tư duy hệ thống trong thế giới xung quanh Nhận dạng hệ thống theo các đặc điểm sau: Thứ nhất, đối với tự nhiên: có hệ vũ trụ, hệ ngân hà, hệ mặt trời; Thứ hai, hệ sinh thái: một cây cũng là một hệ rễ, thân, cành, lá, hoa, quả….); Thứ ba, đối với con người: có hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp; hệ tiêu hóa,… phân tích các chỉ số thông minh trong hệ thần kinh. Tư duy hệ thống trong thế giới xung quanh, đặc biệt khi đặt trong xã hội thì được hiểu là: các tố chức, nhóm, hiệp hội… Cụ thể ở lĩnh vực giáo dục (các trường học là một hệ thống; 3 trong trường đại học tổ chức như các khoa, các phòng, các tổ bộ môn); hay trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội (gồm các vấn đề chính: biến đổi khí hậu; khủng hoảng năng lượng; khủng hoảng lương thực; ô nhiễm môi trường; phát thải các-bon; thiếu nước ngọt; vấn đề sử dụng đất; đa dạng sinh học; tăng trưởng kinh tế; dịch chuyển xã hội; đói nghèo; sức khỏe con người; sức khỏe động vật; an toàn thực phẩm; toàn cầu hóa và sự tác động; yêu cầu phát triển bền vững). Do đó, từ phân tích tư duy hệ thống về không gian biển để nhận thức rõ và xác định về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước cần phải thực hiện trong chiến lược quy hoạch và phát triển kinh tế biển của Việt Nam. 2. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN, VÙNG BỜ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 2.1. Một số định nghĩa về quy hoạch không gian biển Theo UNESCO (2010): "Quy hoạch không gian biển là một quá trình chung phân tích và bố trí không gian và thời gian các hoạt động của con người tại một vùng biển để đạt được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường được cụ thể hoá thông qua một quá trình quản lý Nhà nước". Về cơ bản, quy hoạch không gian biển (QHKGB) là một công cụ quy hoạch cho phép tổng hợp, dự báo và ra quyết định phù hợp về việc sử dụng biển. Nhiều nước trên thế giới đang nắm giữ công cụ này để quản lý việc sử dụng các vùng biển của mình. Chẳng hạn như ở Vương quốc Anh, Bộ Các vấn đề Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Liên hiệp (Department of Environment, Food and Rural Affairs (DEFRA) of the United Kingdom) đã xây dựng một định nghĩa được sử dụng rộng rãi, đó là: "Quy hoạch có tính chiến lược và dự báo nhằm quy định, quản lý và bảo vệ môi trường biển, bao gồm cả việc bố trí không gian, mà nhấn mạnh việc sử dụng biển đa mục tiêu, chồng gối mâu thuẫn tiềm tàng" (DEFRA, 2004). 2.2. Nội dung quản lý và quy hoạch không gian biển, vùng bờ Theo đó, cho thấy đặc điểm cơ bản của QHKGB là tiếp cận trên cơ sở sinh thái, khu vực, tổng hợp, thích ứng, chiến lược và tham gia cộng đồng. QHKGB không phải là sự kết thúc quy hoạch, mà là phương thức thực tế để tạo dựng và thiết lập việc sử dụng hợp lý hơn không gian biển và tương tác giữa chúng, để cân bằng nhu cầu phát triển với nhu câu bảo vệ môi trường và để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội theo quy hoạch. Quá trình QHKGB thường tạo ra một kế hoạch chi tiết hay tầm nhìn cho một vùng biển. QHKGB là một yếu tố của quản lý sử dụng biển và đại dương; các kế hoạch phân vùng và điều chỉnh là một trong bộ các giải pháp quản lý nhằm thực hiện QHKGB. Sau đó, các kế hoạch phân vùng có thể hướng dẫn cho phép hoặc từ chối cấp phép sử dụng không gian biển. QHKGB chỉ là một yếu tố của quá trình quản lý không gian biển bên cạnh các yếu tố khác thực hiện, tăng cường hiệu lực, quan trắc, đánh giá, nghiên cứu, tham gia cộng đồng và tạo nguồn tài chính, tất cả cần hội đủ để tiến hành quản lý có hiệu quả theo thời gian. 4 Chính vì vậy, khái niệm QHKGB còn mới không chỉ ở Việt Nam, nhưng ở chừng mực nhất định, nội hàm của quy hoạch này không hoàn toàn mới bởi tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam đã có lịch sử 20 năm trải nghiệm. Theo đó, quy hoạch bảo vệ môi trường trước hành động phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sôi động, trước tác động của các quá trình tự nhiên sinh tai biến có xu hướng gia tăng, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn tự nhiên đã được thực hiện dù kết quả bước đầu còn hạn chế. QHKGB không phải là quy hoạch phát triển kinh tế biển, mà là quy hoạch quản lý và sử dụng hợp lý không gian biển để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất theo quy hoạch phát triển. Không gian biển bao gồm cả môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị thế của biển. Theo đó, nội hàm của QHKGB là: (1). Quy hoạch quản lý môi trường biển trước sức ép phát triển kinh tế - xã hội và tác động của các quá trình tự nhiên. (2). Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và vị thế của biển. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đang tạo sức ép tới cả hệ thống tài nguyên và môi trường biển và thách thức nỗ lực quản lý to lớn. Ô nhiễm môi trường biển chủ yếu nguồn lục địa và ô nhiễm xuyên biên giới khi các dự án đầu tư phát triển . Ngoài sức ép phát triển kinh tế - xã hội, còn có sức ép của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động nặng nề đến các quốc gia ven biển, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 3. QUẢN LÝ BỜ TÂY VỊNH BẮC BỘ 3.1. Căn cứ pháp lý và thực tiễn 3.1.1. Các văn bản pháp quy cấp Nhà nuớc - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Luật Biên giới quốc gia năm 2003; - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005; - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; - Luật Dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008; - Luật Đa dạng sinh học năm 2008; - Luật Khoáng sản năm 2014; - Luật Biển Việt Nam năm 2012; - Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ: Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của 5 Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. - Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 02/5/2008 về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia dến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 568/QĐTTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020; - Các thông tư, công văn hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thông tư số 19/2011/TT-BTNMT ngày 10/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Công văn số 3503/BTNMT-TCBHĐVN ngày 20/9/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ. 3.1.2. Hiệp định hợp tác quốc tế - Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Bắc Bộ. - Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. 3.1.3. Công ước quốc tế liên quan mà Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia - Công ước về đất ngập nước, RAMSAR 1971 (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 21/01/1989); - Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển, SOLAS 1974 (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 18/3/1991). - Công ước về quy tắc quốc tế tránh đâm va trên biển, COLREG 1972 (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 18/12/1991). - Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền, MARPOL 1973 và Nghị định thư bổ sung năm 1978. Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 29/8/1991. - Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 16/11/1994). 6 - Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất độc hại và việc loại bỏ chúng, BASEL, 1989 (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 11/6/1995). - Công ước về đa dạng sinh học, 1992 (Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia ngày 14/02/1995). Bên cạnh các công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia, còn có một loạt công ước quốc tế đang xem xét tham gia, một loạt tuyên bố quốc tế liên quan tới bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng được Chính phủ Việt Nam quan tâm, hưởng ứng tích cực và có ảnh hưởng nhất định tới quyêt sách của mình, trong đó có: - Tuyên bố Stockholm, 1972 - Một trong bốn nguyên tắc cơ bản là để quản lý hợp lý hơn và cải thiện môi trường, các quốc gia cần thông qua một hướng tiếp cận tổng hợp và điều phối kế hoạch phát triển; - Tuyên bố Rio tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (UN, 1992), Nghị sự 21, Chương 17, phần 5, đã chính thức cho ra đời quản lý tổng hợp VBB (integrated coastal zone management) - một thể thức quản lý tiên tiến nhất hướng tới phát triển bền vững. - Tuyên bố Washington, GPA 1995, về bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động trên đất liền. 3.2. Mục tiêu quy hoạch không gian biển, vùng bờ 3.2.1. Bối cảnh, đặc điểm Tài nguyên thiên nhiên biển đảo thành phố Hải Phòng bao gồm tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và tài nguyên di sản đa dạng nhưng chưa được đầu tư đánh giá chi tiết tiềm năng và giá trị sử dụng, bao gồm các giá trị sử dụng/phi sử dụng, giá trị sử dụng trực tiếp/gián tiếp/lưu tồn và chưa có quy hoạch sử dụng hợp lý mặc dù tài nguyên đã được khai thác và sử dụng từ lâu. Tài nguyên thiên nhiên biển thành phố Hải Phòng vốn đa dạng và đa dụng, cho phép phát triển đa ngành như một đòi hỏi tất yếu khách quan nhưng cần có lựa chọn ưu tiên để phát huy tối đa giá trị sử dụng tài nguyên, tránh lãng phí tài nguyên và tránh phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng trong định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên của QHKGB thành phố Hải Phòng. Quản lý môi trường biển, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển trước sức ép phát triển kinh tế biển theo quy hoạch ngày một gia tăng và sức ép của thiên tai do biến đổi khí hậu có xu thế gia tăng chỉ có thể thực hiện có hiệu quả trong khuôn khổ QHKGB thành phố Hải Phòng, trước mắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề án “QHKGB thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển biển như được xác định trong Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 13/04/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ngày 7 06/05/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1274/QĐ-UBND ngày 02/08/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2020. Thực hiện Quyết định số 210/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và Công văn số 1478/UBND-MT ngày 23/3/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã xây dựng đề cương Đề án QHKGB thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3.2.2. Mục tiêu đề ra Thứ nhất, mục tiêu chung: QHKGB là khung hành động quản lý môi trường và sử dụng hợp lý không gian biển hướng tối phát triển bền vữngvùngbiển đảo thành phố Hải Phòng, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Thứ nhất, mục tiêu cụ thể: (1). Tạo hệ thống tư liệu đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển làm cơ sở khoa học cho QHKGB Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; (2). Xây dựng QHKGB biển thành phố Hải Phòng với khung hành động quản lý môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên không gian biển đặc thù cho các vùng trước sức ép phát triển kinh tế-xã hội và tác động của các quá trìinh tự nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu; (3). Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. 3.3. Quy hoạch không gian biển của thành phố Hải Phòng - Đối tượng nghiên cứu theo Đề án QHKGB của thành phố, gồm: (1). Các điều kiện tự nhiên: địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn sông, hải văn, đất và thảm thực vật trên đảo, đất ngập nước ven bờ và đảo, các hệ sinh thái; (2). Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế, quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên; tài nguyên nhân văn: văn hoá, di tích lịch sử, khảo cổ; (3). Môi trường tự nhiên: chất lượng các hợp phần môi trường đất, nước và không khí, ô nhiễm môi trường, các vấn đề môi trường xuyên biên giới, thiên tai và năng lực ứng xử, quản lý môi trường; (4). Kinh tế - xã hội: hiện trạng và quy hoạch phát triển, hệ thống thể chế và chính sách hiện hành có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu xây dựng QHKGB thành phố Hải Phòng bao gồm cả vùng bờ biển và biển đảo. 8 Về phía lục địa, phạm vi nghiên cứu được tính tới các quận huyện ven biển; về phía biển, phạm vi được tinh tới đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, xác định bởi 2 đoạn thẳng nối các điểm 10 (200 24’ 05”B-1080 22’ 45”Đ) - 11 (19057’33”’B107056’47”’Đ) - 12 (19039’33”B-107031’40”Đ); giáp vùng biển tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông Bắc theo đường A (20005’31”B-108004’00”Đ) nằm trên đường phân định - D (20040’ 00”B-107011’00”Đ) ở phía Bắc quần đảo Long Châu, giáp vùng biển tỉnh Thái Bình ở phía Tây nam theo đường B (19050’00”B-107047’00”Đ) nằm trên đường phân định - C (20035’00”B-106042’20”Đ) ở cửa sông Thái Bình. Không gian biển thành phố Hải Phòng là tổ hợp của 4 vùng tự nhiên, cụ thể: (1). Vùng biển đảo Cát Bà - Long Châu. gồm đảo Cát Bà, quần đảo Long Châu và vùng biển tới độ sâu khoảng 30 m xác định bởi 2 điểm E (20028’21”B-107027’32”Đ)-F (20023’00”B-107024’40”Đ); (2). Vùng biển đảo Bạch Long Vĩ, gồm đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển xung quanh từ khoảng độ sâu tới đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giới hạn bởi các điểm A-B-H (20011’48”B- 107016’31”Đ)-E; (3). Vùng biển và cửa sông hình phễu Bạch Đằng, gồm đảo Cát Hải và các quận (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn), huyện (Thủy Nguyên) ven biển và vùng biển tới độ sâu khoảng 30 m xác định bởi 2 điểm F-G (20017’43”B-107020’39”Đ); (4). Vùng biển và cửa sông châu thổ Văn Úc - Thái Bình, gồm các huyện ven biển Kiến Thụy, Tiên Lãng và vùng biển tới độ sâu khoảng 30 m xác định bởi 2 điểm G-H. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển Thứ nhất, đánh giá đặc điểm tự nhiên không gian biển thành phố Hải Phòng. Bao gồm: (1) Phân vùng tự nhiên không gian biển thành phố Hải Phòng. (2) Đặc điểm điều kiện tự nhiên: - Đặc điểm địa hình bờ, đảo và đáy biển; - Đặc điểm địa mạo bờ, đảo và đáy biển; đặc điểm địa chất khu vực bờ và đảo; - Đặc điểm môi trường địa chất vùng bờ biển và đảo; - Đặc điểm cơ học, khoáng vật và địa hoá trầm tích; - Đặc điểm phân bố trầm tịch biển tầng mặt tới độ sâu 1 m; - Tốc độ lắng đọng trầm tích trong thời gian 200 năm được đánh giá bằng phân tích phóng xạ vết; đánh giá vận chuyển và lắng đọng trầm tích bằng mô hình trầm tích; - Đặc điểm địa chất - địa vật lý đáy biển; 9 - Đặc điểm khí hậu: hoàn lưu khí quyển, gió, nắng, bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, mây, mưa, ẩm, bốc hơi, sương mù, bão, dông và lốc đặc trựng cho 2 vùng - vùng biển đảo Bạch Long Vĩ, vùng bờ biển thành phố Hải Phòng từ Cát Bà-Long Châu tới Tiên Lãng. - Đặc điểm thủy văn: đặc điểm thủy văn sông ở vùng bờ biển và các đảo; đặc điểm hải văn - sóng, dòng chảy, thủy triều và mực nước, nước dâng chân tĩnh, nước dâng do bão ở 2 vùng – vùng biển ven bờ và vùng biển Bạch Long Vĩ - Đặc điểm phân bố các hệ sinh thái trên đảo, vùng triều và dưới triều ven bờ đảo, cửa sông, vũng vịnh. (3) Kiểm kê và đánh giá tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, ven bờ và các đảo. - Tài nguyên sinh vật (biotic/living resources), bao gồm đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái và sịnh cánh, đa đạng loài, các loài đặc hữu và quý hiếm), tiềm năng nguồn lợi, tiềm năng bảo tồn. - Tài nguyên phi sinh vật (abiotic/non-living resources), bao gồm khoáng sản, tiềm năng phát triển, đa dạng địa chất, tiềm năng bảo tồn địa chất. - Tài nguyên vị thế (position resources), bao gồm các giá trị vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị. - Tài nguyên di sản (heritage values), Đây là tài nguyên có giá trị ngoại hạng, bao gồm các kỳ quan thiên nhiên (natural wonders) - kỳ quan sinh thái, kỳ quan địa chất . (4) Môi trường và thiên tai. - Đặc điểm hóa - lý cơ bản của nước biển - Hiện trạng chất lượng các hợp phần môi trường nước và trầm tích biển. - Đặc điểm chất lượng nước và không khí vùng ven biển và các đảo. - Mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm tại các vùng biển. - Đánh giá tích lũy một số chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật các loài thực phẩm phổ biến. - Đặc điểm thiên tai ở 2 vùng - vùng biển đảo Bạch Long Vĩ và vùng ven biển và các đảo ven bờ, đặc biệt là thiên tai liên quan tới các nhiễu động nhiệt đới và nước biển dâng do biến đổi khí hậu. (5) Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển. Thứ hai, đánh giá hiện trạng sử dụng không gian biển thành phố Hải Phòng. (1). Phân tích hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng và các quận huyện ven biển và hải đảo. (2). Phân tích định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng. 10 (3). Phân tích các giá trị tài nguyên nhân văn chủ yếu: đa dạng văn hoá, di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ và hiện trạng bảo tồn. (4). Phân tích vị trí chiến lược của không gian biển thành phố Hải Phòng trong liên kết kinh tế khu vực Bắc Bộ và trong hợp tác Việt - Trung phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế. (5). Phân tích sử ép phát triển sử dụng không gian biển thành phố Hải Phòng tới hệ hống tài nguyên và môi trường. (6). Phân tích hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên biển thành phố Hải Phòng. (7). Phân tích hiện trạng bảo tồn tự nhiên biển đảo thành phố Hải Phòng. (8). Phân tích hiện trạng quản lý môi trường, ứng xử thiên tai và biến đổi khí hậu. (9). Phân tích và đánh giá tính hợp lý và bất hợp lý của hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội sử dụng không gian biển thành phố Hải Phòng. Thứ ba, dự báo biến đổi không gian biển thành phố Hải Phòng. (1). Dự báo biến đổi sức ép phát triển kinh tế-xã hội của các quy hoạch các cấp chồng gối và giao thoa trong khu vực, sức ép phát triển trong hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. (2). Hiện trạng và dự báo ô nhiễm xuyên biên giới. (3). Dự báo biến đổi môi trường tự nhiên và hệ thống tài nguyên thiên nhiên trước tác động của con người thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như tác động của các quá trình tự nhiên do biến đổi khí hậu. (4). Dự báo gia tăng giá trị vị thế biển thành phố Hải Phòng trong tiến trình hợp tác và hội nhập kinh tế thế giới. 3.4.2. Xây dựng quy hoạch không gian biển thành phố Hải phòng 3.4.2.1. Quan điểm xây dựng quy hoạch: một là, quan điểm nhất thể hóa: quan điểm chung của Đảng và Nhà nước, trong đó nhấn mạnh các quan điểm kế thừa; hai là, quan điểm phục vụ phát triển đa ngành có lựa chọn ưu tiên. 3.4.2.2. Căn cứ xây dựng quy hoạch: căn cứ khoa học, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. 3.4.2.3. Nội dung quy hoạch QHKGB thành phố Hải Phòng bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, là khuôn khổ hành động cần thực hiện trong ba giai đoạn như sau: 2016 - 2020, 2021 - 2025 và 2026 - 2030. 11 Quy hoạch tổng thể cho toàn bộ không gian biển thành phố Hải Phòng ở tỷ lệ 1:200000. Quy hoạch chi tiết cho các vùng tự nhiên ở tỷ lệ 1:10 000-1:50 000 tương ứng. Nội hàm của QHKGB là xây dựng khuôn khổ hành động quản lý, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và vị thế không gian biển, đảm bảo an toàn môi trường và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên trước sức ép phát triển và tác động của các quá trình tự nhiên, đảm bảo an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Trên cơ sở đó xác định rõ không gian biển là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời, đưa ra những giải pháp chung về quản lý không gian biển và quản lý tổng hợp vùng bờ tại Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng nhằm mục tiêu đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo, Việt Nam phấn đấu để trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển... 12 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS Triệu Văn Cường Thứ trưởng Bộ Nội vụ phụ trách điều hành Học viện Hành chính Quốc gia Quản lý nhà nước về biển và hải đảo có nội hàm rất rộng, đa dạng, vừa quản lý tổng hợp, vừa quản lý ngành và chuyên ngành liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của hầu hết các ngành, lĩnh vực như công thương, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, ngoại giao, quốc phòng, an ninh... Trong phạm vi bài viết này, nguồn nhân lực quản lý nhà nước về biển và hải đảo được xem xét, tập trung vào nguồn nhân lực trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo. Những nội dung này hiện nay thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường, một ngành đa lĩnh vực được hình thành trên cơ sở hợp nhất nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước và đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên 08 lĩnh vực, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc, bản đồ; viễn thám; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Với chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, biển Việt Nam chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố ven biển và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước. Là một quốc gia ven biển, với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã có quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên biển. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Để thực hiện mục tiêu phát triển nêu trên, việc củng cố, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực QLNN về biển và hải đảo có năng lực, trình độ, chất lượng, công tác hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nguồn nhân lực; trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm bảo 13 đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu QLNN ề biển và hải đảo trong hiện tại và tương lai là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO 1.1. Nguồn nhân lực QLNN về biển và hảo đảo 1.1.1. Nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài nguyên và môi trường, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đã phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành tài nguyên và môi trường nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành tài nguyên và môi trường từ trung ương đến cơ sở rất lớn - có khoảng trên 65.000 người; chưa kể đến lực lượng lao động ngoài ngành có liên quan đang làm việc trong các khu vực của nền kinh tế quốc dân. a) Đội ngũ tại các bộ, ngành Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 31 tổ chức, gồm: 7 vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, 4 tổng cục, 5 cục, 6 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng QLNN của Bộ và 7 đơn vị sự nghiệp khác. Bên cạnh đó, Bộ quản lý 03 doanh nghiệp và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; 03 văn phòng (Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam). Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành ở cấp trung ương: có khoảng 1.200 công chức đang công tác tại các đơn vị QLNN và gần 11.000 viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Về cơ cấu công chức: tại các đơn vị trực thuộc Bộ hiện có hơn 80 chuyên viên cao cấp; hơn 1.000 chuyên viên chính và tương đương; khoảng 5.000 chuyên viên và tương đương. Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức: tính đến năm 2014, các chức danh viên chức hạng II (tương đương ngạch chính) tại các đơn vị thuộc Bộ có khoảng 630 người1. Theo trình độ đào tạo khối QLNN có: 8% tiến sỹ; 23% thạc sỹ; 61% đại học; số còn lại có trình độ thấp hơn; khối sự nghiệp có 2% tiến sỹ; 5% thạc sỹ; 43% đại học; 50% còn lại có trình độ dưới đại học. Chia theo độ tuổi có: 24% trên 50 tuổi; 62% từ 30 đến 50 tuổi; 14% dưới 30 tuổi. Đa số viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động điều tra cơ bản, dự báo như các liên đoàn địa chất, khoáng sản và tài nguyên nước; các đài, trạm, trung tâm khí tượng thủy văn; các trung tâm, doanh nghiệp điều tra, quan trắc về đo đạc, bản đồ, đất đai, Dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020. 1 14 môi trường, biển, hải đảo. Tuy nhiên, số viên chức có trình độ cao, được đào tạo cơ bản tại Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tài nguyên và môi trường ở các ngành, lĩnh vực QLNN khác có khoảng 10.000 người (chưa kể lực lượng cảnh sát môi trường và lực lượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp về tài nguyên và môi trường trong quân đội). Đến nay, toàn quốc đã có 223 khu công nghiệp được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (171 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động); có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước và hàng chục tổng công ty nhà nước, trong đó đa số đều có nhân sự chuyên trách về tài nguyên và môi trường, ước tính có khoảng 20.000 người1. Bảng 1. Cơ cấu công chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trường STT 1 Tiêu chí Số lượng/tỷ lệ Ngạch Chuyên viên Chuyên viên chính 1.000 Chuyên viên cao cấp 2 80 5.000 Trình độ Đại học 61% Thạc sỹ 23,0 Tiến sỹ 8,0% Bằng cấp khác 8,0% (Nguồn: Dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020) Ở cấp trung ương, một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công chức, viên chức có trình độ cao, chuyên môn sâu. Ở địa phương, đội ngũ công chức, viên chức về tài nguyên và môi trường, đặc biệt các lĩnh vực địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý. Hiện nay, công chức, viên chức có chuyên môn ở lĩnh vực quản lý đất đai chiếm tỷ lệ khá lớn, trong khi công chức, viên chức có chuyên môn về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu. Phần lớn số công chức, viên chức được đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật, thiếu các kỹ năng quản lý. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường còn bất cập. Chính sách thu hút học sinh, sinh viên học tập một số chuyên ngành liên quan về tài nguyên và môi trường chưa được quan tâm xây dựng dẫn đến tình trạng một Dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020. 1 15 số ngành, chuyên ngành được đào tạo tràn lan trong khi một số ngành ít có sinh viên, học sinh theo học (như ngành quản lý biển và hải đảo...). Số công chức, viên chức, chuyên gia được đào tạo trình độ cao ở các nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu hiện nay chưa có đội ngũ chuẩn bị kế cận, bổ sung. Thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, có chuyên môn sâu, nhiệt huyết, trí tuệ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt cũng như lâu dài của ngành tài nguyên và môi trường và nhu cầu của xã hội. b) Nhân lực ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương có 33.600 người: ở cấp tỉnh có khoảng 12.600 người, cấp huyện có khoảng 9.000 người và ở cấp xã có trên 12.000 người; trong đó, có khoảng 20.200 công chức: cấp tỉnh có khoảng gần 4.000 người, cấp huyện khoảng 5.200 người và cấp xã trên 11.000 người. Về trình độ đào tạo: đại học và sau đại học chiếm 15%; trung học chuyên nghiệp chiếm 48,1%; sơ cấp 10,8%; chưa qua đào tạo chiếm 26,1%. Cơ cấu độ tuổi của công chức, viên chức thuộc hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương có độ tuổi trẻ hơn so với hệ thống ở Trung ương (<30 tuổi: 31%, từ 30 đến 50 tuổi: 56,1%; trên 50 tuổi: 12,8%). Về cơ cấu nhân lực giữa các ngành chuyên môn đang có sự mất cân đối: nhân lực quản lý đất đai chiếm 52,2% nguồn nhân lực, trong khi nhân lực tài nguyên nước và khí tượng thủy văn chiếm 1,2%, địa chất khoáng sản chiếm 1,8% tổng số nhân lực, nhân lực được đào tạo ở các chuyên ngành khác chiếm tới 30,8%. Bảng 2. Một số thông tin về công chức ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương STT 1 2 3 Tiêu chí Cấp chính quyền Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Trình độ đào tạo Đại học và sau đại học Trung học chuyên nghiệp Sơ cấp Chưa qua đào tạo Chuyên ngành đào tạo Đất đai Khí tượng thủy văn Địa chất, khoáng sản Các ngành khác Số lượng/tỷ lệ ~4.000 ~5.200 ~11.000 15,0% 48,1% 10,8% 26,1% 52,2% 1,2% 1,8% 30,8% (Nguồn: Dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020). 16 Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương không đồng đều, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã còn yếu chuyên môn, tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý đất đai, trong khi đó cán bộ, công chức có chuyên môn về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai; tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa phương có biển) ngày càng trở lên cấp thiết. Thực tế hiện nay, các địa phương đang đứng trước tình trạng khan hiếm nhân lực có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Việc tuyển dụng người có năng lực chuyên môn, được đào tạo chính quy ở các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường rất khó khăn, kể cả ở các đơn vị cấp sở. c) Đánh giá chung So sánh mặt bằng chung về trình độ thì công chức khối QLNN có trình độ cao hơn so với viên chức các đơn vị sự nghiệp. Đội ngũ công chức đã bước đầu đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, trong khi đó đội ngũ viên chức cần được tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học mới đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước. Về năng lực quản lý, hầu hết các cán bộ quản lý lớn tuổi của ngành được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm, nhưng chậm tiếp thu phương pháp quản lý mới cũng như ứng dụng công nghệ mới. Đối với thế hệ cán bộ trẻ của ngành, đa số được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những phương thức quản lý mới; nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như nắm bắt tình hình thực tế của ngành. Một số cán bộ quản lý của ngành còn lúng túng trong công tác quản lý công việc và quản lý nhân viên trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Việc quản lý những nội dung công việc mới, những con người mới được điều chuyển từ các vị trí, đơn vị khác nhau tiềm ẩn những khó khăn, thách thức trong quản lý văn hoá tổ chức và quản lý nhân viên. Hơn nữa, nhiều cán bộ quản lý hầu như chưa được đào tạo các kỹ năng quản lý nhân viên, quản lý nhóm làm việc. “Tính chuyên môn” của các nhà quản lý ngành rất cao trong khi đó kỹ năng quản lý lại thiếu. Các cán bộ quản lý ngành tài nguyên môi trường phần nhiều trưởng thành từ các cán bộ chuyên môn giỏi, hầu hết chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý, kinh tế. Do đó, họ gặp phải nhiều khó khăn trước yêu cầu mới về công tác quản lý mang tính tổng hợp, phải phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Tình trạng quá tải trong công việc khiến cho các cán bộ quản lý nhiều khi sa vào giải quyết các công việc sự vụ, chưa dành nhiều thời gian cho các hoạt động mang tính chiến lược cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định mà nhà quản lý đưa ra. Đối với các cán bộ, công chức chuyên môn của ngành, phần lớn xuất thân từ cán bộ kỹ thuật; quen làm việc với các vấn đề mang tính kỹ thuật, việc thực hiện các chức năng QLNN với họ còn mới mẻ và còn nhiều khó khăn. Tinh thần, thái độ phục vụ và ý thức trách 17 nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức chưa cao, kỹ năng giao tiếp chưa tốt ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa phù hợp: số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số cán bộ công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý, kinh tế. Số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không nhiều; tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức địa phương không đồng đều. Tỷ lệ cán bộ, công chức quản lý ở các lĩnh vực còn mất cân đối, hiện nay đang tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý đất đai, trong khi đó, cán bộ, công chức về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính trước đây. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai. Tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa phương có biển) ngày càng trở nên cấp thiết và cần bố trí một cơ cấu nhân lực phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu là quản lý đất đai, kinh tế. Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ QLNN về tài nguyên và môi trường ở địa phương. Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ cùng với các bộ, ngành khác có liên quan đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế do sự bất cập cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề, hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu công chức, viên chức, đặc biệt là ở các cấp địa phương. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập. 1.1.2. Thực trạng nhân lực trong lĩnh vực biển và hải đảo Số lượng công chức, viên chức hiện có khoảng 950 người; trong đó, cấp trung ương khoảng 800 người, cấp địa phương khoảng 150 người. a) Cấp trung ương: Tính đến nay, thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực biển và hải đảo ở Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam xấp xỉ 800 công chức, viên chức và người lao động, cụ thể: - Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo của công chức, viên chức: tiến sỹ, chiếm tỷ lệ là 5%; thạc sỹ: tỷ lệ: 22%, trình độ khác: tỷ lệ: 73% 18 - Về cơ cấu theo ngạch của công chức, viên chức: chuyên viên cao cấp và tương đương tỷ lệ: 1,3%; chuyên viên chính và tương đương tỷ lệ: 20%; còn lại có số lượng: 337, tương ứng tỷ lệ: 78,7% - Về cơ cấu cán bộ theo chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức: 1) Các chuyên ngành đào tạo về tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải dương học: 76 người, chiếm 17,8%; 2) Các chuyên ngành đào tạo về mỏ, địa chất, địa vật lý biển: 57 người, chiếm 13,3%; 3) Chuyên ngành đào tạo về môi trường, sinh thái học: 20 người, chiếm 4,7%; 4) Chuyên ngành đào tạo về đo đạc bản đồ, viễn thám: 113 người, chiếm 26,5%; 5) Chuyên ngành đào tạo về kinh tế: 78 người, chiếm 18,3%; 6) Chuyên ngành đào về luật, quản lý hành chính có: 27 người, chiếm 6,3%; 7) Chuyên ngành đào tạo về ngoại ngữ có 40 người (bao gồm cả những người có bằng đại học thứ 2), chiếm 9,4%; 8) Các chuyên ngành khác (tin học, sư phạm...) có 17 người, chiếm 3,7%. Bảng 3. Cơ cấu nguồn nhân lực của Tổng cục Biển và hải đảo STT 1 2 3 Tiêu chí Số lượng Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tiến sỹ 23 Thạc sỹ 92 Đại học và trình độ khác 313 Cơ cấu ngạch công chức Chuyên viên cao cấp và tương đương 7 Chuyên viên chính và tương đương 84 Chuyên viên và tương đương 337 Chuyên ngành đào tạo Tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải 76 dương học Môi trường, sinh thái học 20 Đo đạc bản đồ, viễn thám 113 Kinh tế 78 Luật, quản lý hành chính 27 Ngoại ngữ 40 Chuyên ngành khác 17 Tỷ lệ (%) 5,0 22,0 73,0 1,3 20,0 78,7 17,8 4,7 26,5 18,3 6,3 9,4 3,7 (Nguồn: Dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020). b) Cấp địa phương Thực hiện Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 05/11/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi Cục biển và hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (được thay thế bởi Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), đến nay cả nước đã có 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan