Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại ảnh hưởng đô thị hóa đến đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thàn...

Tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2011 – 2015

.PDF
102
187
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẠNH ẢNH HƯỞNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẠNH ẢNH HƯỞNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng minh họa trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện viết Luận văn, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về thời gian, thông tin, tư liệu, song được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, các cô trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như các đồng chí trong các sở ban ngành của UBND thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh mà học viên đã hoàn thành Luận văn: "Ảnh hưởng đô thị hóa đến đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015" theo đúng thời gian và yêu cầu. Với tình cảm trân trọng nhất, học viên xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo phòng Đào tạo và các phòng Khoa của nhà trường, đặc biệt Học viên xin cám ơn GS. TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn đúng thời gian quy định. Cùng các đồng nghiệp công tác tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Trong quá trình làm đề tài, bản thân học viên đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và đọc giả. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận Văn Nguyễn Thị Hạnh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị ..................................................................... 4 1.1.1. Đô thị và và chức năng của đô thị .....................................................................4 1.1.2. Khái niệm về đô thị hóa ....................................................................................6 1.1.3. Xu hướng phát triển đô thị hóa .........................................................................8 1.1.4. Tính tất yếu của đô thị hóa ................................................................................8 1.2. Căn cứ pháp lý ..................................................................................................... 8 1.3. Thực tiễn đô thị hóa trên Thế giới và ở Việt Nam ............................................. 10 1.3.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới....................................................................10 1.3.2. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam ....................................................................12 1.4. Ảnh hưởng đô thị hóa đến sử dụng đất và cuộc sống người dân ....................... 15 1.4.1. Ảnh hưởng đô thị hóa đến sử dụng đất ...........................................................15 1.4.2. Ảnh hưởng đô thị hóa đến đời sống người dân ...............................................16 1.5. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................................18 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ................................................................18 iv 1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................19 1.6. Kinh nghiệm một số địa phưng trong giải quyết vấn đề đô thị hóa cho lao động nông nghiệp nông thôn .............................................................................................. 21 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................24 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 24 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình đô thị hóa của thành phố Cẩm Phả ....................................................................................................... 24 2.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đất nông nghiệp .............................................24 2.2.3. Tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống và việc làm của người dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ..................................................24 2.2.4. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống người dân, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................... 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin ..........................................................25 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và đô thị hóa thành phố Cẩm Phả .............. 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................30 3.1.3. Quá trình đô thị hóa thành phố Cẩm phả ........................................................33 3.2. Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến tình hình sử dụng đất của thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2015 ...........................................................................................41 3.2.1. Tác động của đô thị hoá đến biến động đất đai nói chung ..............................41 3.2.2. Tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động của nhóm đất nông nghiệp .45 3.3. Tác động của quá trình đô thị hóa tới đời sống người dân do ảnh hưởng của việc thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp ......................................................................53 v 3.3.1. Tình hình đền bù cho các hộ dân khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng phục vụ quá trình đô thị hóa từ năm 2011-2015 .....................................................................53 3.3.2. Cơ hội việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp .......................................................................................................................55 3.3.3. Kết quả khảo sát nghiên cứu ảnh hưởng đời sống người dân từ quá trình đô thị hóa thu hẹp đất sản xuất trong nông nghiệp ........................................................58 3.4. Đánh giá chung về quá trình đô thị hoá đến sử dụng đất nông nghiệp và cuộc sống người dân giai doạn 2011-2015 ........................................................................68 3.4.1 Mặt tích cực của đô thị hoá đến sử dụng đất nông nghiệp và cuộc sống người dân giai doạn 2010-2015 ...........................................................................................68 3.4.2. Mặt tiêu cực của đô thị hoá đến sử dụng đất nông nghiệp và cuộc sống người dân giai doạn 2010-2015 và nguyên nhân ................................................................69 3.5. Một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá .............. 74 3.5.1. Phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội địa phương để tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp ..........................................................74 3.5.2. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................75 3.5.3. Tăng cường tuyên truyền cho người dân về mục đích của việc thu hồi đất, hướng dẫn người dân tích cực chủ động trong tìm kiếm việc làm sử dụng đồng vốn đền bù hiệu quả .........................................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79 1. Kết luận ................................................................................................................. 79 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CCHC : Cải cách hành chính CBCC : Cán bộ công chức CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNTT : Công nghệ thông tin ĐTH : Đô thị hóa GCN : Giấy chứng nhận GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND : Hội đồng nhân dân HSĐC : Hồ sơ địa chính KT-XH : Kinh tế - Xã hội KH&CN : Khoa học và công nghệ PCT : Phó chủ tịch QSDĐ : Quyền sử dụng đất TTHC : Thủ tục hành chính TN&MT : Tài nguyên và Môi trường VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất UBND : Ủy ban nhân dân XKLĐ : Xuất khẩu lao động vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1950-2050 ................................................................................10 Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1950-2050 .......................................................................................11 Bảng 1.3. Tỷ lệ đô thị ở các châu lục/vùng giai đoạn 1950-2050 ............................12 Bảng 3.1. Diện tích dân số các đơn vị hành chính thành phố Cẩm Phả ...................29 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 thành phố Cẩm Phả..........31 Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 2013 - 2015 ..............................................32 Bảng 3.4. Tình hình biến động đất đai thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2015 ...42 Bảng 3.5. Quy mô cơ cấu đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên giai đoạn 2011-2015 .......................................................................................45 Bảng 3.6. Biến động từng loại đất trong nhóm đất đất nông nghiệp thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011– 2015........................................................................47 Bảng 3.7. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Cẩm Phả từ 2011-2015 .......48 Bảng 3.8. Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp từ năm 2011-2015 thành phố Cẩm Phả ...................................................................................................52 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất nông nghiệp thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2015 ................................................................................................54 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011-2015 ...................55 Bảng 3.11. Tình hình hỗ trợ XKLĐ cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ dự án phát triển đô thị thành phố Cẩm Phả từ 2011-2015 ..............56 Bảng 3.12. Thông tin cơ bản của chủ hộ điều tra .....................................................59 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân tính hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất...............................................63 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu hồi đất ................................................................................................64 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát tình hình thu nhập của hộ điều tra trước và sau thu hồi đất.............................................................................................................65 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát thể hiện đánh giá người dân về ảnh hưởng các dự án đô thị trên đất thu hồi tới môi trường sống của họ tại địa phương ...............67 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát thể hiện sự đánh giá của người dân về mức độ phát triển của địa phương dưới tác động của các dự án đô thị trên đất nông nghiệp bị thu hồi ......................................................................................67 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả ....................................................28 Hình 3.2. Bản đồ Quy hoạch phát triển đô thị Cẩm Phả đến năm 2030 ...................36 Hình 3.3. Tỉ lệ đóng góp lao động các ngành từ 2011-2015.....................................38 Hình 3.4. Chênh lệch tỉ lệ hộ nghèo giữa các xã phường trên địa bàn thành phố năm 2015 .........................................................................................................40 Hình 3.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp từ 2011-2015..................46 Hình 3.6. Tỉ lệ các loại đất đã chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành phố Cẩm Phả từ 2011-2015 .....................................................................49 Hình 3.7. Mức lương trung bình của người lao động được đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm hàng năm ...................................................................................57 Hình 3.8. Kết quả khảo sát đánh giá tình hình chi trả tiền đền bù cho người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp .............................................................60 Hình 3.9. Kết quả khảo sát đánh giá mức giá đất đền bù cho người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp .........................................................................61 Hình 3.10. Tình hình hỗ trợ đào tạo và nhu cầu tham gia đào tạo nghề của người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ..................................................62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng… của mọi quốc gia. Trong quá trình phát triển, đất đai được sử dụng làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phục vụ cho sự phát triển xã hội. Ở các nước đang phát triển đất đai đã trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút đầu tư, chính bởi vậy việc huy động và thu hồi đất phục vụ cho các mục đích xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung… là việc không thể thiếu để bố trí cho các định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển đất nước. Hiện nay, ở Việt Nam đã có trên 200 các khu công nghiệp lớn, gần 300 các cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị [3], nơi đây tập trung một lượng lớn các lực lượng lao động trực tiếp và đóng góp vào ngân sách hàng tỉ USD cho sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về đổi mới kinh tế đất nước, việc thu hồi và sử dụng đất ở một số nơi còn nhiều bất cập và cần hoàn thiện về chính sách, pháp luật cũng như những vấn đề phát sinh cần được giải quyết kịp thời để có thể khai thác sử dụng có hiệu quả, bền vững đối với nguồn tài nguyên đất đai của đất nước và phục vụ tốt cho các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị và khu dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với những thay đổi lớn lao trong công cuộc phát triển đất nước do những hoạt động thu hồi sử dụng đất cho các mục đích phát triển thì những vấn đề nảy sinh đối với đời sống của những người dân trong các khu vực dự án bị trưng dụng thu hồi đất cũng đang nảy sinh những vấn đề mang tính xã hội cần phải giải quyết như: vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm của những người nông dân trước đây sống dựa hoàn tồn vào đất sản xuất nông nghiệp, vấn đề đảm bảo cho phát triển và sự di chuyển tự do của lao động nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm do không còn đất sản xuất. Những vấn đề nảy sinh về môi trường do hậu quả của quá trình phát triển các khu công nghiệp, mở mang đô thị và các khu dân cư 2 mới, điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý cũng như hoạch định chiến lược phát triển. Những vấn đề lớn thường nảy sinh cần phải giải quyết ở những nơi quá trình đô thị hóa nhanh. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta, sự hình thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu thế tất yếu. Đem lại nhiều sự thay đổi, mang một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn cho đất nước nói chung cũng như thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đề đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn bị thu hẹp dần, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại vv... tăng lên nhanh chóng. Dẫn đến quan hệ sử dụng đất đô thị có những phát sinh phức tạp như tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Đặc biệt, do biến động của quan hệ sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa, tình hình chính trị xã hội cũng có những biểu hiện xấu như: khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn; tình trạng khiếu kiện ngày càng gia tăng, nhất là khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn. Cẩm Phả là một thành phố thuộc “tuyến phía Đông” của tỉnh Quảng Ninh với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư cũng như hoạt động kinh tế. Cẩm Phả là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than của cả nước; trung tâm công nghiệp về điện, cơ khí, vật liệu xây dựng; có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ quốc; nằm trong vùng động lực phát triển miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là đầu mối giao thông quan trọng của Quảng Ninh với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ 18A; Tỉnh lộ 326, 329; giao thông đường thuỷ đi qua rất thuận tiện cho việc giao thông đối nội, đối ngoại, vận tải khách, giao lưu hàng hoá…). Tuy nhiên, song song với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại nhờ quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đã có sự biến động đáng kể, đặc biệt là việc thu hẹp quỹ đất sản xuất nông nghiệp nhường chỗ cho các dự án phát triển đô thị đang ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích đất nông nghiệp và đời sống một bộ phận người nông dân tại địa phương. 3 Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hóa đối với cuộc sống của người dân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng đô thị hóa đến đất nông nghiệp và đời sống người dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2015” nhằm bổ xung kiến thức lý luận, thực tiễn cho bản thân sau khi tốt nghiệp khóa học cao học quản lý đất đai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu được tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp và đời sống người dân, đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa bền vững và công tác quản lý đất đai tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu được thực trạng đô thị hóa thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. - Đánh giá được phát triển đô thị đến đất nông nghiệp thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. - Đánh giá được phát triển đô thị tới đời sống kinh tế của hộ gia đình và xác định được một số yếu tố của quá trình phát triển đô thị tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế của hộ nông dân, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều sâu của kiến thức ngành học cho bản thân. Đồng thời là cơ hội cho bản thân tiếp cận với vấn đề đô thị hóa. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình đô thị hóa làm đất nông nghiệp và đời sống của người dân để từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị 1.1.1. Đô thị và và chức năng của đô thị 1.1.1.1. Khái niệm đô thị Các nước châu Á và trên thế giới nói chung đã hình thành đô thị từ rất sớm, cách đây khoảng mấy ngàn năm. Tuy nhiên, đến nay khái niệm về đô thị chỉ có tính tương đối do tính khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư. Mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều vẫn thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản sau: - Quy mô và mật độ dân số: Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km2 hay 1000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị [31]. - Cơ cấu lao động: Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không có hành nghề nông nghiệp hay đánh cá. Có thể đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau: + Tại Úc, các đô thị thường được ám chỉ là các "trung tâm thành thị" và được định nghĩa như là những khu dân cư chen chúc có từ 1000 người trở lên và mật độ dân cư phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông. + Tại Canada, một đô thị là một vùng có trên 400 người/km2 và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất. Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang. + Tại Trung Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có 5 mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là dân số thành thị. + Tại Pháp, một đô thị là một khu vực bao gồm một vùng phát triển do xây cất (gọi là một "đơn vị thành thị" (unité urbaine). - gần giống như cách định nghĩa của đô thị Bắc Mỹ và các vùng vành đai ngoại ô (couronne périurbaine). Mặc dù cách dịch chính thức thuật từ aire urbaine của INSEE là "urban area" trong tiếng Anh, đa số người Bắc Mỹ sẽ nhận thấy rằng nó tương tự với định nghĩa về vùng đô thị của mình. [1] Ở Việt Nam, theo nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ, qui định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí sau: Thứ nhất: Chức năng đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ hai: Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên. Thứ ba: Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. Thứ tư: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. Thứ năm: Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: - Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; - Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. Thứ sáu: Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của 6 dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Trên cơ sở đó Nghị định số 42/2009/NĐ - CP cũng phân chia đô thị làm 6 loại: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, đô thị loại IV và loại V. 1.1.1.2. Chức năng của đô thị Đô thị có thể có các chức năng khác nhau tùy theo mỗi giai đoạn phát triển. Bao gồm các chức năng chủ yếu sau: * Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó, Nhà nước phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị. * Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và CSHT tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. * Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại,... là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại,... thay đổi. * Chức năng văn hóa: ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giải trí và giáo dục cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn. 1.1.2. Khái niệm về đô thị hóa Có rất nhiều quan điểm của các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này. “Đô thị hóa là thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện pháp biến nông thôn thành những nơi 7 làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đáp ứng những nhu cầu về nông sản phẩm cho xã hội. góp phần làm tăng GDP nhưng điều này còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng” [35]. “Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị và sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu công nghiệp hóa. Trong quá trình này có sự biến đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu không gian và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị”[17]. “Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,... [1] Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm); Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa (CNH) đất nước. Có thể nói đô thị hóa là người bạn đồng hành của CNH. - Nhìn một cách tổng thể có thể thấy, quá trình đô thị hóa là quá trình biến đổi sâu sắc về: + Cơ cấu sản xuất, (sản xuất hàng hóa…,thành phần kinh tế hoạt động đa dạng hơn…) + Cơ cấu nghề nghiệp, (tăng tỉ lệ lao động phi NN…) + Cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội, (phố, phường, quận) + Cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị. 8 1.1.3. Xu hướng phát triển đô thị hóa Có 2 xu hướng đô thị hóa [1]. Đô thị hóa phân tán: Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn. Đô thị hóa tập trung: Là toàn bộ công nghiệp dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đô thị khổng lồ, tạo ra sự dối lập giữa thành thị và nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn xu hướng ĐTH phân tán, điều này phù hợp với thực tế và có điều kiện thực hiện. Vì ĐTH thực chất là công nghiệp hóa đầu tư theo chiều sâu, tận dụng các cơ sở công nghiệp sẵn có ở thành phố, đồng thời đưa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào các thị trấn, các điểm dân cư có mầm mống đô thị, tạo việc làm thu hút lao động dư thừa ở nông thôn mà không phải di dân vào đô thị, đôi khi với việc phát triển dịch vụ công cộng, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân. 1.1.4. Tính tất yếu của đô thị hóa Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH thì đều gắn liền với ĐTH. Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của các ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm, tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sủ, toàn cầu và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới. 1.2. Căn cứ pháp lý Các văn bản trung ương - Căn cứ vào Luật Đất đai 2003 & Luật đất đai 2013; - Căn cứ vào thông tư liên tịch số 02/2002 – TTLT – BXD – BTCCBCB ngày 08/03/2002 của bộ xây dựng - ban tổ chức cán bộ chính phủ (nay là bộ nội vụ) 9 hướng dẫn về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; - Căn cứ vào Nghị định số 197/ 2004/NĐ – CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Thông tư số 10/2008/TT - BXD ngày 22/04/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu; - Căn cứ vào Nghị định số: 42/2009/NĐ - CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; - Thông tư số 14/2009/TT - BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; - Căn cứ vào Nghị định số 37/2010/NĐ - CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; - Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; - Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013; - Căn cứ vào Nghị định số 45/2014/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Căn cứ Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Các văn bản của tỉnh Quảng Ninh - Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/9/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về xây dựng và phát triển thành phố Cẩm Phả đến năm 2015; - Quyết định 1748/2010/QĐ-UBND của ủy bản nhân dân tỉnh Quảng Ninh về sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 14 Quyết định kèm theo Quyết định số 499/2009/QĐUB ngày 11/2/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh qui định vê bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Quyết định 518/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Cẩm Phả; 10 - Văn bản số 3648/UBND-QH2 ngày 03/7/2014 của UBND tỉnh về trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050. 1.3. Thực tiễn đô thị hóa trên Thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới Từ giữa năm 2009, dân số sống ở khu vực đô thị trên thế giới đạt 3,42 tỷ, lớn hơn dân số sống ở nông thôn (3,41 tỷ). Có sự chênh lệch lớn về mức độ đô thị hoá giữa các nhóm quốc gia trong quá trình phát triển. Trong khi tỷ trọng đô thị ở các nước phát triển đã gần 53% năm 1950, các nước ở chậm phát triển cần một thập kỷ nữa mới có một nửa dân số sống tại các khu đô thị. Vào năm 2050, dân số đô thị của thế giới sẽ tăng lên 84%, từ 3,4 tỷ năm 2009 lên 6,3 tỷ, gần bằng quy mô dân số của toàn thế giới năm 2004. Về cơ bản, tất cả sự tăng trưởng dân số đô thị của thế giới sẽ tập trung vào các vùng đô thị của các nước đang phát triển, nơi dân số được dự báo tăng từ 2,5 tỷ năm 2009 lên 5,19 tỷ vào năm 2050. Cũng trong thời gian này, dân số nông thôn của các nước kém phát triển dự báo sẽ giảm từ 3,4 tỷ xuống 2,9 tỷ. Trong các nước phát triển hơn, dân số đô thị dự báo sẽ tăng từ 0,9 tỷ năm 2009 lên 1,1 tỷ vào năm 2050 (UN, 2010) [19]. Bảng 1.1. Dân số và dân số đô thị ở nhóm các nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1950-2050 Đơn vị: tỷ người Nội dung 1950 1975 2009 2025 2050 Dân số thế giới 2,53 4,06 6,83 8,01 9,15 - Các nước phát triển 0,81 1,05 1,23 1,28 1,28 - Các nước đang phát triển 1,72 3,01 5,60 6,73 7,87 Dân số đô thị thế giới 0,73 1,51 3,42 4,54 6,29 - Các nước phát triển 0,43 0,70 0,92 1,01 1,10 - Các nước đang phát triển 0,30 0,81 2,50 3,52 5,19 (Nguồn: UN, 2010)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan