Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập người dân xã tây thành huyện yên t...

Tài liệu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập người dân xã tây thành huyện yên thành tỉnh nghệ an

.PDF
66
436
127

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC AÛNH HÖÔÛNG CUÛA XUAÁT KHAÅU LAO ÑOÄNG ÑEÁN THU NHAÄP CUÛA NGÖÔØI DAÂN XAÕ TAÂY THAØNH, HUYEÄN YEÂN THAØNH, TÆNH NGHEÄ AN Sinh vieân thöïc hieän: Giaûng vieân höôùng daãn: Nguyeãn Thò Duyeân Th.S Traàn Minh Trí Lôùp:K45 KTNN Nieân khoùa: 2011 - 2015 Hueá 05/2015 Lời Cảm Ơn Thực tập tốt nghiệp cuối khóa nhằm thực hiện tốt việc “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, giúp cho sinh viên rèn luyện được kỹ năng thực hành, thực tế đồng thời thông qua thực tập cuối khóa nhằm bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và Phát Triển trường Đại học kinh tế Huế, sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập người dân xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã bám sát nội dung và phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, sự am hiểu kiến thức chuyên ngành chưa sâu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn chân thành sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc Sỹ Trần Minh Trí và các quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản để thực hiện đề tài này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Tây Thành huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là bà con nông dân của xã đã cung cấp số liệu thực tế giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của gia đình và bạn bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Duyên Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i MỤC LỤC .....................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................................2 3.1. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2 4.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo .....................................................................3 4.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................4 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm nhân lực................................................................................................4 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ....................................................................................4 1.1.3. Khái niệm lao động ...............................................................................................5 1.1.4. Khái niệm nguồn lao động ....................................................................................5 1.1.5. Khái niệm sức lao động .........................................................................................6 1.1.6. Khái niệm việc làm................................................................................................6 1.1.7. Giải quyết việc làm...............................................................................................6 1.1.8. Khái niệm về xuất khẩu lao động ..........................................................................7 SVTH: Nguyễn Thị Duyên ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí 1.1.9. Tiềm năng xuất khẩu lao động của Việt Nam .......................................................7 1.2. Xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...................................8 1.2.1. Vai trò của xuất khẩu lao động..............................................................................8 1.2.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động..........................................................................9 1.2.3. Mối quan hệ xuât khẩu lao động và giả quyết việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................................................................12 1.3. Vai trò các bên liên quan trong xuất khẩu lao động ...............................................12 1.4. Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam ...................................................14 1.5. Qúa trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam.......... 14 1.5.1. Thời kỳ đầu (1980 1990). ....................................................................................14 1.5.2 Thời kỳ 1991 – 1995 ...........................................................................................15 1.5.3 Thời kỳ 1996 đến nay..........................................................................................17 1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động ........................18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN XÃ TÂY THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN ..........19 2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu................................................................19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................19 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.........................................................................................19 2.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết...........................................................................19 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................20 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................20 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................22 2.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của xã ...........................................................25 2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Tây Thành.....................................................27 2.2.1 Số lượng lao động xuất khẩu của xã.....................................................................27 2.2.2. Thị trường đếnlàm việc của lao động xuất khẩu .................................................28 2.2.3. Ngành nghề của lao động xuất khẩu....................................................................29 2.3. Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến hộ gia đình ..............................................30 2.3.1. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra................................................................30 2.3.2. Tình hình sử dụng lao động của hộ tham gia xuất khẩu lao động.......................31 SVTH: Nguyễn Thị Duyên iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí 2.3.3. Thu nhập của các hộ điều tra ...............................................................................31 2.3.4. Tình hình chi tiêu của các hộ điều tra..................................................................33 2.3.5. Tình hình xuất khẩu lao động ở các hộ điều tra ..................................................34 2.3.5.1. Hình thức tham gia xuất khẩu lao động............................................................34 2.3.5.2. chi phí cho lao động tham gia xuất khẩu..........................................................35 2.3.5.3. Ngành nghề làm việc và mức độ ổn định công việc của lao động trước và từ khi tham gia xuất khẩu lao động....................................................................................36 2.4. Đánh giá chung về tác động của xuất khẩu lao động đến địa phương và hộ gia đình ................................................................................................................................37 2.4.1. Những tác động tích cực từ hiện tượng xuất khẩu lao động ...............................37 2.4.1.1. Giải quyết việc làm...........................................................................................37 2.4.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động ........................................38 2.4.1.4. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động ............................................39 2.4.2. Những tác động tiêu cực từ hiên tượng xuất khẩu lao động ...............................40 2.4.2.1. Gây bất hòa trong gia đình ...............................................................................40 2.4.2.2. Cha mẹ già không được chăm sóc, con cái hư hỏng ........................................41 2.4.2.3. Người nông dân chê đồng ruộng ......................................................................41 2.4.2.4. Tình trạng tệ nạn, mất trật tự xã hội .................................................................42 2.4.2.5. Tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng cao ...............................................................42 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở XÃ TÂY THÀNH .............................44 3.1. Một số định hướng trong phát triển xuất khẩu lao động của xã.............................44 3.2. Giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tích cực của xuất khẩu lao động.................................................................................................................45 3.2.1 Giải pháp về phía các cơ quan quản lý Nhà nước ................................................45 3.2.2. giải pháp đối với các công ty môi giới ................................................................47 3.2.3. Giải pháp đối với người lao động........................................................................47 PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................50 SVTH: Nguyễn Thị Duyên iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí DANH MỤC CÁC CHỮ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính GT Gía trị LĐ Lao động NN Nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp TNBQ Thu nhập bình quân UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao động SVTH: Nguyễn Thị Duyên v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 - 1995. ...................................16 Bảng 2.1: Tình hình đất đai của xã Tây Thành qua 3 năm 2012-2014 .........................21 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của xã Tây Thành qua 3 năm (2012-2014) ..24 Bảng 2.3. Gía trị sản xuất của xã Tây Thành qua 3 năm (2012-2014) .........................26 Bảng 2.4 Số lượng lao động xuất khẩu của xã Tây Thành so với toàn huyện YênThành....27 Bảng 2.5 Thị trường đến làm việc của lao động xuất khẩu ở xã Tây Thành(2014)......28 Bảng 2.6 Ngành nghề của lao động xuất khẩu ở xã Tây Thành(2014) .........................29 Bảng 2.7 Tình hình chung về nhóm hộ điều tra năm 2014 ...........................................30 Bảng 2.8. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra ...........................................31 Bảng 2.9 Thu nhập của các hộ điều tra năm 2014 ........................................................32 Bảng 2.10 Tình hình chi tiêu của các hộ điều tra năm 2014 .........................................33 Bảng 2.11 Hình thức tham gia xuất khẩu lao động ở các hộ điểu tra ...........................34 Bảng 2.12 Chi phí lao động tham gia xuất khẩu lao động ............................................35 Bảng 2.13 Ngành nghề làm việc và mức độ ổn định công việc của lao động trước và từ khi tham gia xuất khẩu ..................................................................................................36 Bảng 2.14. Mức độ ổn định công việc của lao động trước và từ khi tham gia xuất khẩu lao động .........................................................................................................................37 Bảng 2.15. Kết quả phỏng vấn lao động đã từng tham gia xuất khẩu lao động về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.........................................................................................39 Bảng 2.16. Mức độ quan hệ gia đình của các hộ có lao động xuất khẩu ......................40 Bảng 2.17. Bảng khảo sát ý kiến về việc làm của lao động sau khi lao động xuất khẩu trở về nước.....................................................................................................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: cơ cấu nơi cư trú của lao động xuất khẩu xã Tây Thành, 2014...................29 Biểu đồ 2: Thu nhập các hộ điều tra năm 2104............................................................38 SVTH: Nguyễn Thị Duyên vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xã Tây Thành là một xã thuần nông, trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nhàn rỗi cao. Và đặc biệt hiện nay xảy ra tình trạng một khối lượng lớn lao động qua đào tạo bài bản nhưng lại không thể tìm được công việc để làm hoặc một số khác chấp nhận làm công nhân trong các doanh nghiệp. Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. Xuất khẩu lao động là một giải pháp rất có ý nghĩa đối với toàn xã, nguồn thu nhập mà các lao động mang về hằng năm từ nước ngoài đã phần nào trang trải cho cuộc sống của gia đình, giúp cho các hộ gia đình ngày càng khấm khá hơn. Xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết việc làm mới cho khu vực nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại thì cũng có không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh. Chính từ thực tế đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập người dân xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu. Xuất khẩu lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, làm giàu chính đáng, tăng nguồn thu ngoại tệ và là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xuất khẩu lao động. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của toàn xã. - Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ xuất khẩu lao động đến kinh tế hộ gia đình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. SVTH: Nguyễn Thị Duyên vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí 1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích - Phương pháp chuyên gia- chuyên khảo 2. Kết quả nghiên cứu Tây Thành là một xã rất dồi dào về lao động, với quỹ đất nông nghiệp sẵn có không thể đáp ứng đầy đủ việc làm cho lao động của toàn xã vì vậy xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết việc làm rất có hiệu quả đối với người dân trong xã. Cho nên cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động này, bởi vì nó sẽ góp phần làm nên sự phát triển kinh tế cho toàn xã . Hiện tượng đi xuất khẩu lao động đã mang lại nhiều lợi ích cho xã Tây Thành như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho người lao động. Bên cạnh những lợi ích của hiện tượng xuất khẩu lao động cũng mang đến không ít hệ lụy cho người dân nơi đây đó là: gây bất hòa cho gia đình, cha mẹ già không được chăm sóc, con cái không được dạy dỗ đầy đủ, người lao động chê đồng ruộng, mất trật tự xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng cao... Từ những thực tế của hiện tượng xuất khẩu lao động ở xã Tây Thành cho thấy, những năm tới xã cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để vừa khuyến khích lao động tham gia xuất khẩu nhưng phải có hiệu quả cao hơn, để lao động vừa có việc làm vừa có thu nhập cao nhưng gia đình lại luôn bền vững, xã hội phát triển giàu mạnh. SVTH: Nguyễn Thị Duyên viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập vàphát triển, xuất khẩu lao động đã trở thành một phần không thể tách rời của hệ thống kinh tế thế giới. Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của các quốc gia, nó đem lại những lợi ích kinh tế xã hội đáng kể. Vấn đề lao động việc làm, thu nhập và thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Là một xã thuần nông, trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động nhàn rỗi cao. Và đặc biệt hiện nay xảy ra tình trạng một khối lượng lớn lao động qua đào tạo bài bản nhưng lại không thể tìm được công việc để làm hoặc một số khác chấp nhận làm công nhân trong các doanh nghiệp. Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. Xuất khẩu lao động là một giải pháp rất có ý nghĩa đối với toàn xã, nguồn thu nhập mà các lao động mang về hằng năm từ nước ngoài đã phần nào trang trải cho cuộc sống của gia đình, giúp cho các hộ gia đình ngày càng khấm khá hơn. Theo số liệu điều tra năm 2014 đã có hơn 258 người tham gia xuất khẩu lao động, tập trung chủ yếu ở các nước Đài Loan, Malaysia, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và khoản tiền trung bình mỗi người mang về hằng năm khoảng 140 triệu đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại thì cũng có không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh. Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là hiện tường xuất khẩu lao động ở xã Tây Thành diễn ra như thế nào? Nó có tác động gì đến những hộ nông dân? Họ được gì và mất gì khi tham gia xuất khẩu lao động? Từ đó có thể đề xuất những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao tính hiệu quả của xuất khẩu lao động, cải thiện đời sống người dân. Chính từ thực tế đó tôi đã quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến thu nhập người dân xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của xuất khẩu lao động, cải thiện đời sống của người dân. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xuất khẩu lao động. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của toàn xã. - Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ xuất khẩu lao động đến kinh tế hộ gia đình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung : Những tác động của hiện tượng xuất khẩu lao động đến các hộ gia đình và địa phương trên phương diện kinh tế - xã hội. Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu các hộ có lao động đi xuất khẩu lao động của xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống người dân xã Tây Thành năm 2014. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội gắn liền với xuất khẩu lao động. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: tập hợp từ các báo cáo định kỳ hằng năm, các chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế của xã Tây Thành. Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra mẫu ngẫu nhiên 60 hộ gia đình thuộc 4 xóm của toàn xã (trong đó 40 hộ có lao động xuất khẩu và 20 hộ không có lao động xuất khẩu). SVTH: Nguyễn Thị Duyên 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí + Chọn đối tượng điều tra: Chọn 40 hộ đang có lao động xuất khẩu đến năm 2014, 20 hộ không có lao động xuất khẩu năm 2014. + Thiết kế mẫu điều tra Chọn 40 hộ gia đình có lao động xuất khẩu năm 2014 thuộc 4 xóm: Châu Thành 1, Hậu Thành 2, Tiên Quang, Rạng Đông 2. Chọn 20 hộ gia đình không có lao động xuất khẩu năm 2014 thuộc 2 xóm: Châu Thành 1 và Hậu Thành 2. + Điều tra phỏng vấn hộ. 4.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu, tham khảo những bài viết của các tác giả trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia lãnh đạo của xã Tây Thành. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu Từ những số liệu thu thập được, tôi tiến hành xử lý và phân tích chủ yếu bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh. Tiến hành so sánh giữa các mốc thời gian, các nhóm hộ điều tra Công cụ để phục vụ nghiên cứu đề tài chủ yếu được trợ giúp bằng chương trình Excel. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nhân lực Theo giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004) nhân lực gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp 1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm 50 của thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn. Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến chất lượng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thậm chí con người được coi là nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển vốn nhân lực.Về phương diện này Liên Hợp Quốc (2000) cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động. Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa thống nhất. Tùy theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực. Có thể nêu lên một số quan niệm như sau: SVTH: Nguyễn Thị Duyên 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc (1996) nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó. Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. 1.1.3. Khái niệm lao động Theo từ điển Tiếng Việt (2006), lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Theo C.Mác (1984): lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Như vậy, lao động chính là hoạt động của con người tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên theo những mục đích nhất định của mình. Con người có thể dùng sức mạnh của cơ bắp hoặc trí óc để tác động vào tự nhiên biến chúng thành có ích cho cuộc sống của mình. 1.1.4. Khái niệm nguồn lao động Theo giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội (2005) đưa ra khái niệm: nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc kinh tế quốc dân. Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí khác nhau qua các thời kỳ trong cùng một quốc gia, tùy thuộc trình độ phát triển của nền kinh tế. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 65 tuổi…). Ở nước ta, theo quy định của Luật Lao động (1994), độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí 1.1.5. Khái niệm sức lao động Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. C. Mác (1984) định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực 1.1.6. Khái niệm việc làm Ở Việt Nam, Điều 13 Bộ luật Lao động (1985) đã định nghĩa: mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm. Theo định nghĩa này, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luật cấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. 1.1.7. Giải quyết việc làm Theo Nguyễn Hữu Dũng (2004), giải quyết việc làm là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Như vậy giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Giải quyết việc làm có thể hiểu ở các khía cạnh sau đây. Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất.số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học-kỹ thuật ấp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục và đòa tạo, y tế, thể dục thể thao và và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết việc làm cần được xem xét cả phía người lao động, người sử dụng lao động và vai trò của nhà nước. Vì vậy, giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm 1.1.8. Khái niệm về xuất khẩu lao động Theo Chỉ thị số: 03/2003/CT-UB của tỉnh Đắk Lắk coi xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nhân lực, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập Trong chỉ thị số 41-CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị cũng khẳng định với chúng ta rằng “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.” Như vậy, XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó hàng hóa được bán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ cũng như bản thân người lao động cần phải hết sức chú ý đến hoạt động này, nó không chỉ mang lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. 1.1.9. Tiềm năng xuất khẩu lao động của Việt Nam Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2014, một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Đặc biệt, cánh cửa vào thị trường tiềm năng Hàn Quốc sẽ dần được mở lại, tạo thêm cơ hội cho lao động. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí Những ngày cuối năm 2013, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã cắt băng khai trương Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Từ khi đi vào hoạt động ngày 15/9/2013, Văn phòng đã tiến hành nhiều hoạt động như cung cấp thông tin, hỗ trợ giải quyết các sự cố, tư vấn chính sách, pháp luật… cho người lao động.. Có thể thấy, trong năm 2013 nhiều giải pháp quyết liệt đã được thực hiện để chấn chỉnh công tác quản lý các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc nước ngoài. Có thể kể đến những nỗ lực của ngành chức năng trong việc nối lại thị trường Hàn Quốc; tiến hành xử phạt hành chính và đình chỉ hoạt động của 14 doanh nghiệp và yêu cầu 4 doanh nghiệp chấn chỉnh hoạt động vì đã thu tiền môi giới của người lao động quá mức quy định đi thị trường Đài Loan… Bên cạnh đó, sẽ chú trọng nâng cao năng lực các doanh nghiệp, cơ sở sự nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạc, đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đầu tư xây dựng một số cơ sở chuyên đào tạo lao động. Đặc biệt, cần theo dõi chặt chẽ tình hình lao động làm việc ở nước ngoài, bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời xử lý kịp thời những vi phạm kỷ luật của người lao động làm ảnh hưởng đến thị trường, theo dõi hỗ trợ và phát huy khả năng của lực lượng lao động này khi về nước. 1.2. Xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Vai trò của xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển. Trước hết, XKLĐ có vai trò đặc biệt trong giải quyết việc làm và ổn định thị trường lao động. Đối với quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển thì khối lượng việc làm tạo ra cho xã hội là rất hạn chế so với khối lượng lao động trong độ tuổi lao động rất dồi dào của họ. Bởi vậy, thất nghiệp và giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia. Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho lao động dư thừa mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước nhờ có khoản thu nhập tương đối cao so với mức lương trong nước. Điển hình như thu nhập SVTH: Nguyễn Thị Duyên 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí bình quân của lao động tại Malaysia là 500-600 USD/tháng, tại Đài Loan là 700-1000 USD/ tháng. Với số ngoại tệ gửi về nước mỗi năm lên đến 1,8 đến 2 tỷ USD, xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã trở thành một trong những ngành nghề mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Không dừng lại ở đó, xuất khẩu lao động còn góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước nhờ những khoản thuế thu từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ khoản ngoại tệ lao động gửi về nước. Như vậy,XKLĐ vừa trực tiếp vừa gián tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Xuất khẩu lao động còn là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài thông qua quá trình đào tạo và làm việc ở nước ngoài của người lao động. Từ đó sẽ người lao động sẽ ngày càng được nâng cao tay nghề của mình, có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao hơn. Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để các quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng được mở rộng. 1.2.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sự chênh lệch về kinh tế-xã hội. Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thường có nhiều lao động có tay nghề cao, lao động cho những công việc vất vả, nặng nhọc, độc hại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của xã hội. Điều ngược lại diễn ra tại những quốc gia nghèo, quốc gia đang phát triển, nơi mà dân số đông nên rất dồi dào về lao động song nền kinh tế chậm phát triển nên trình độ lao động còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn cộng thêm mức thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu hụt những chuyên gia có trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đó cũng là nguyên lý chính của quy luật cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức lao động của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận về khoản tiền công là tiền lương được trả. Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chất của SVTH: Nguyễn Thị Duyên 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Minh Trí xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường, tranh chấp về hàng hóa giữa các nước đã là một việc khó giải quyết bao nhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lại càng khó giải quyết và xử lý hơn rất nhiều. Bởi đó mà đòi hỏi phải có sự quản lý và quan tâm đặc biệt của nhà nước. Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thu cho ngân sách nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước. Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động thì hoạt động xuất khẩu lao động mang lại lợi ích trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp nhờ vào các khoản thu từ chi phí môi giới, phí đào tạo, sau đó mang lợi ích cho chủ doanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động và người xuất khẩu, khoản lợi ích mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận và gửi về nước cho người thân. Khoản tiền đó còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những người lao động sau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu và cải thiện cuộc sống của gia đình và bản thân. Đặc biệt, khi xuất khẩu lao động họ có thể nâng cao trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ một cách đáng kể. Không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà đối với các nước tiếp nhận lao động cũng mang lại những lợi ích không nhỏ. Trước tiên nó bù đắp được một lượng đang bị thiếu hụt, kế đến là khoản tiền lương phải trả cho lao động nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong nước. Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao Xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà nó còn mang tính xã hội rất cao. Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết được phần nào những hạn chế của thị trường lao động như giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ở những nước tiếp nhận. SVTH: Nguyễn Thị Duyên 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan