Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, ...

Tài liệu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã kỳ phương, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

.PDF
75
360
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---  --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ KỲ PHƯƠNG, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Hoa Th.S Nguyễn Văn Lạc Lớp: K44 - KTNN Niên khóa: 2010 – 2014 Huế, 05/2014 Lêi C¶m ¥n Thự c tậ p tố t nghiệ p là mộ t giai đoạ n chuyể n tiế p giữ a môi trư ờ ng họ c tậ p và môi trư ờ ng xã hộ i thự c tiễ n. Suố t thờ i gian thự c tậ p tôi đã có nhiề u cơ ộ hi cọxát vớ i thự c tế , gắ n kế t nhữ ng lý thuyế t đã họ c trên ghếgiả ng đườ ng vớ i môi trư ờ ng thự c tiễ n bên ngoài. Đểhoàn thành khóa luậ n tố t nghiệ p này, tôi đã nhậ n đư ợ c sựhư ớ ng dẫ n, giúp đỡquý báu củ a các thầ y cô, các anh chị , gia đình và bạ n bè. Vớ i lòng biế t ơn sâu sắ c tôi xin đư ợ c bày tỏnhữ ng lờ i cả m ơn chân th ành nhấ t đế n: Trư ớ c tiên, tôi xin chân thành cả m ơn quý th ầ y cô trư ờ ng Đạ i họ c Kinh tếHuếđã tậ n tình truyề n đạ t nhữ ng kinh nghiệ m, kiế n thứ c quý báu cho tôi trong suố t thờ i gian họ c tậ p tạ i trư ờ ng. Đặ c biệ t là thầ y giáo Th.s Nguyễ n Văn Lạ c, ngư ờ i đã trự c tiế p hư ớ ng dẫ n, giúp đỡtôi trong suố t thờ i gian thự c tậ p đểtôi có thểhoàn thành khóa luậ n tố t nghiệ p này. Tôi xin gử i lờ i cả m ơn ế đn các cô chú, anh chịcán bộUBND huyệ n Kỳ Anh và xã Kỳ Phươngùngc các hộnông dân ởxã Kỳ Phươngã đtạ o điề u kiệ n đểtôi tiế p xúc phỏ ng vấ n thu thậ p sốliệ u. Tôi xin chân thành cả m ơn Thầ y cô, gia đình và bạ n bè đã góp ý, giúp đỡ đểtôi có thểhoàn thành tố t khóa luậ n này. Mộ t lầ n nữ a cho tôi đư ợ c gử i lờ i cả m ơn àv chúc tấ t cảmọ i ngư ờ i sứ c khỏ e, thành công và hạ nh phúc trong cuộ c số ng. Do kiế n thứ c và thờ i gian nghiên cứ u còn hạ n chếnên khóa luậ n không tránh khỏ i nhữ ng sai sót. Tôi mong sẽnhậ n đượ c sựnhậ n xét, đánh giá, góp ý củ a quý thầ y cô và tấ t cảnhữ ng ai quan tâm đế n khóa luậ n này! Xin chân thành cả m ơn! Huế , ngày 18 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thự c hiệ n Đoàn ThịThu Hoa DANH MỤC VIẾT TẮT ĐTH : Đô thị hóa. CNH : Công nghiệp hóa. HĐH : Hiện đại hóa. KCN : Khu công nghiệp. KKT : Khu kinh tế. HTX : Hợp tác xã. TĐC : Tái định cư. GPMB : Giải phóng mặt bằng. BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. UBND : Ủy ban nhân dân. QĐ : Quyến định. CNQSD : Chuyển nhượng quyền sử dụng. SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa i MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................vi 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................vi 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... vii 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ vii 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ viii 4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... viii 4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. viii PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................ix CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................ix 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................ix 1.1.1. Các khái niện liên quan ........................................................................................ix 1.1.2. Chính sách bồi thường, TĐC cho người bị thu hồi ..............................................xi 1.1.2.1. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người thu hồi đất ở nước ta hiện nay.......xi 1.1.2.2. Chính sách thu hồi đất, tái định cư cho người thu hồi đất ở huyện Kỳ Anh............. xii 1. 1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT............................................................ xxiii 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .......................................................................................... xxiv 1.2.1. Tình hình thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ................................................................................................................................... xxiv 1.2.2. Tình hình thu hồi đất ở huyện Kỳ Anh..............................................................xxv CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ KỲ PHƯƠNG..................................................................................................... xxvi 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. .................................................. xxvi 2.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................. xxvi 2.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... xxvi 2.1.1.2. Khí hậu thời tiết ............................................................................................ xxvi 2.1.1.3. Địa hình và đất đai....................................................................................... xxvii 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................. xxviii 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..................................................................... xxviii 2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế........................................ xxix 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... xxxii 2.2. TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ KỲ PHƯƠNG ....... xxxiii SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa ii 2.3. ẢNH HƯỞNG VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ KỲ PHƯƠNG ..................................................................................................................xxxv 2.3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .......................................xxxv 2.3.1.1. Nhân khẩu và lao động .................................................................................xxxv 2.3.1.2. Tình hình đất đai........................................................................................ xxxvii 2.3.2. NGUỒN THU TỪ ĐỀN BÙ ....................................................................... xxxviii 2.3.3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN THU NHẬP TỪ ĐỀN BÙ ............................... xli 2.3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT TỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ THU HỒI ĐẤT .................................................................................................................... xliii 2.3.4.1. Lao động việc làm của những hộ điều tra ..................................................... xliii 2.3.4.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều tra ......... xlvii 2.3.4.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của hộ điều tra .......................... liii 2.3.4.4. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới điều kiện sống và sinh hoạt của hộ điều tra ...................................................................................................................................... lvi 2.3.5. Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT..................................................... lxi 2.3.6. MONG MUỐN CỦA CÁC HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT........................................ lxiii CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........................................................................ lxiv 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................................................................................... lxiv 3.2. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC THU HỒI, ĐỀN BÙ, GPMB VÀ TĐC .............. lxvi 3.2.1. Giải pháp về công tác thu hồi, đền bù và GPMB ............................................. lxvi 3.2.2. Trong công tác hỗ trợ và TĐC......................................................................... lxvii 3.3. HƯỚNG DẪN CÁCH CHI TIÊU TIỀN ĐỀN BÙ.......................................... lxviii PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. lxix I. KẾT LUẬN ............................................................................................................. lxix II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................lxx 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước ...................................................................................lxx 2.2. Đối với chính quyền địa phương ......................................................................... lxxi 2.3. Đối với các hộ nông dân...................................................................................... lxxi TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... lxxii PHỤ LỤC SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Kỳ Phương năm 2008......................... xxvii Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của xã năm 2013...................................... xxviii Bảng 2.3 Tình hình thu hồi đất của xã theo dự án................................................... xxxiii Bảng 2.4. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất (tính bình quân trên hộ) .......................................................................................xxxv Bảng 2.5. Tình hình đất đai của hộ điều tra ( tình bình quân trên hộ) ................... xxxvii Bảng 2.6. Tình hình thu nhập từ đền bù đất nông nghiệp của hộ điều tra ............ xxxviii Bảng 2.7. Tổng thu nhập từ đền bù đất của hộ điều tra..................................................xl Bảng 2.8. Mục đích sử dụng thu nhập từ nguồn thu đền bù đất................................... xli của các hộ điều tra ........................................................................................................ xli Bảng 2.9: Tình hình việc làm của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất (nhân khẩu) ........................................................................................................................... xliii Bảng 2.10. Thu nhập của các hộ điều tra trước khi thu hồi đất................................. xlvii (bình quân trên hộ) .................................................................................................... xlvii Bảng 2.12: Kết quả kiểm định T-test về sự thay đổi thu nhập của người dân trong 2 năm 2008 và 2013 (không có tác động của lạm phát)................................................... li Bảng 2.13: Kết quả kiểm định T-test về sự thay đổi thu nhập của người dân trong 2 năm 2008 và 2013 ( có tác động của lạm phát)............................................................. lii Bảng 2.14. Mức độ ưu tiên của các hộ điều tra trong chi tiêu...................................... liii trước khi thu hồi đất ..................................................................................................... liii Bảng 2.15. Mức độ ưu tiên của các hộ điều tra trong chi tiêu...................................... liv sau khi thu hồi đất......................................................................................................... liv Bảng 2.16: Điều tra về tình hình nhà ở các hộ trước và sau khi bị thu hồi đất (hộ) ... lvii Bảng 2.17: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện của người dân trước và sau khi thu hồi đất ................................................................................................................................. lix Bảng 2.18. Mức độ đánh giá của người dân về công tác đền bù,................................. lxi TĐC và điều kiện sống ................................................................................................. lxi Bảng 2.19. Mong muốn của các hộ bị thu hồi đất...................................................... lxiii SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Diện tích gieo trồng của xã năm 2009 so với năm 2013 ........................xxx Biểu đồ 1.2. Sự thay đổi trong chăn nuôi của xã năm 2009 so với năm 2013 ......... xxxii Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện thu nhập từ đền bù đấtnông nghiệp ......................... xxxix của các hộ điều tra ................................................................................................... xxxix Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của các hộ điều tra trước khi thu hồi đất ......................................................................................................................................xlv Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất ......................................................................................................................................xlv Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh thu nhập trung bình lao động của 2 nhóm hộ dân năm 2008 ............................................................................................................................ xlix Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ ưu tiên của các hộ điều tra trong chi tiêu trước khi thu hồi đất ............................................................................................................... liv Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện mức độ ưu tiên của các hộ điều tra trong chi tiêu sau khi thu hồi đất (hộ) ............................................................................................................. lvi Biểu đồ 2.7: Thể hiện sự thay đổi về việc sử dụng đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại của các hộ điều tra .....................................................................................................lx SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với tốc độ phát triển của đất nước và của nhân loại thì vấn đề đất đai hiển nhiên trở thành một vấn đề được quan tâm nhiều trong xã hội. Đất nước càng phát triển kéo theo sự phát triển của ĐTH, HĐH. Đó sẽ là xu thế tất yếu đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Quá trình ĐTH, HĐH diễn ra như một qui luật tất yếu khách quan, đặc biệt dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay. Nước ta đang trong quá trình phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu đó quá trình ĐTH, HĐH đã và đang diễn ra hầu hết các địa phương, nhất là các địa phương ở khu vực nông thôn và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những địa phương có lợi thế hơn về mặt vị trí địa lý, giao thông, cảng biển. Quá trình ĐTH, HĐH càng phát triển thì công tác thu hồi đất ngày càng nhiều. Vấn đề thu hồi đất là một vấn đề khá nhạy cảm, “nó” không những ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà ảnh hưởng tới nhiều mặt. Việc thu hồi đất ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới người dân nằm trong diện bị thu hồi. “Nó” đã có tác động tích cực như thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông thôn sẽ giảm dần cả tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình đó. CNH, HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân và kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ của người lao động khai thác được tiềm năng của vùng, miền nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó việc thu hồi đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng không tốt tới người dân. Có một số người dân rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề, không có việc làm, thu nhập bấp bênh....việc xây dựng ồ ạt trong quá trình CNH, HĐH cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái ở địa phương. Trong tình hình đó cần phải có cái nhìn tổng quát, nắm rõ được những ảnh hưởng SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa vi tiêu cực để từ đó có được những giải pháp thích hợp cho sự phát triển ở hiện tại cũng như ở trong tương lai. Với đề tài: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống người dân xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” là vấn đề tôi lựa chọn để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Nghiên cứu tình tình thu hồi đất nông nghiệp tại xã Kỳ Phương để từ đó làm rõ những ảnh hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi đất và đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thu hồi đất nói chung và ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, đền bù, TĐC ở địa phương. Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống của người dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để phân tích những vấn đề đặt ra trong khóa luận. Phương pháp điều tra thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: từ số liệu báo cáo của xã, tỉnh. + Số liệu sơ cấp: để làm rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống người dân tôi tiến hành điều tra 60 hộ dân bị thu hồi đất tại các thôn ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với khoảng cách cho trước. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. Phương pháp thống kê so sánh. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa vii 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Tác động thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống người dân xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đối tượng điều tra: Các hộ dân nằm trong diện thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng ở xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.  Phạm vi thời gian: Đối với số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu ở huyện Kỳ Anh và xã Kỳ Phương trong giai đoạn 2008 – 2013. Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu được điều tra năm 2014. SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa viii PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niện liên quan Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trãm giữa dân số hay diện tích đô thị trên trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay một khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tãng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn đýợc gọi là đô thị hóa; còn theo cách thứ hai thì nó có tên là tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lýợng cuộc sống,... Tại điều 4 - Luật đất đai 2003 nêu rõ : Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Người bị thu hồi đất Theo Nghị định 197/CP của Chính phủ ban hành ngày 03/12/2004 : Người bị thu hồi đất là tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này. SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa ix Thu nhập: Khi xác định tình trạng kinh tế của một người hay của một quốc gia, hai thước đo thường được sử dụng nhiều nhất là thu nhập và tài sản. Thu nhập là số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng tất cả các khoản thu nhập là thu nhập quốc dân. Phần lớn thu nhập quốc dân là thuộc về lao động, như tiền công và lương tháng, hay dưới dạng phúc lợi - phần còn lại là các dạng khác nhau của thu nhập từ tài sản: Tiền thuê, lãi ròng, lợi nhuận công ty và thu nhập của người sở hữu cá thể khoản cuối cùng này chủ yếu bao gồm lợi tức của những người chủ sở hữu và những doanh nghiệp nhỏ. Thu nhập từ một nền kinh tế thị trường được phân phối cho những người sở hữu các yếu tố sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tiền công, lợi nhuận, tiền thuê và tiền lãi. Tất cả mọi người đều cho rằng, khoảng ba phần tư thu nhập quốc dân là từ lao động, trong khi phần còn lại được phân phối như một dạng lợi tức vốn nào đó (Nguyễn Chí Thành-2007) Tái định cư là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao gồm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới. Phân loại tái định cư: 1. Về hình thức Việc tái định cư có dạng di dân vào vùng đô thị hóa. Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện chương trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nghuyện của người dân. Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư 2. Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ: Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa x thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở. Tái định cư tự giác là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà. Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đấu tư phát triển. Xét về tính chất, tái định cư có hai dạng: Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án này vì lợi ích quốc gia. Tái định cư nguyện vọng: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy mô nhỏ vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án. 1.1.2. Chính sách bồi thường, TĐC cho người bị thu hồi 1.1.2.1. Chính sách bồi thường, tái định cư cho người thu hồi đất ở nước ta hiện nay Tại điều 42 - Luật đất đai 2003 quy định : 1. Nhà nước thu hồi của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì được bồi thường. 2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư phải được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất đối với khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xi dụng đất bị thu hồi lớn hơn giá trị đất được bồi thường thì người thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho người thuộc diện bị thu hồi đất theo luật đất đai 2013 có một số điểm mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Thứ nhất: Về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2003 được quy định tại 3 điều (Điều 41, 42 và 43) và trên thực tế không thể thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường vế đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Cụ thể: Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường. 2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. 1.1.2.2. Chính sách thu hồi đất, tái định cư cho người thu hồi đất ở huyện Kỳ Anh Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Tĩnh ban hành tại Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh như sau: 1. Bổ sung khoản 2, Điều 2 về đối tượng áp dụng như sau: Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xii thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Văn bản này. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (hoặc Tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) các cấp (sau đây gọi là Hội đồng bồi thường); Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (hoặc Tổ thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định). 2. Sửa đổi khoản 1, Điều 5 về giá đất, diện tích để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau: Giá đất để tính bồi thường và việc tính chi phí đầu tư vào đất còn lại được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. a) Trường hợp diện tích đất bị thu hồi có được do đấu giá quyền sử dụng đất, thì giá đất để tính bồi thường là giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất nhân với hệ số chênh lệch giữa giá đất trúng đấu giá chia cho giá đất được UBND tỉnh quy định tại thời điểm đấu giá. Hệ số chênh lệch tối đa được tính là 1,5; trường hợp hệ số chênh lệch lớn hơn mức 1,5 thì áp dụng mức 1,5. b) Trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất, người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ về chi phí đã đầu tư vào đất thì cơ quan làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ vào hiện trạng thực tế về san lấp mặt bằng, tôn tạo đất được giao, được thuê, thời gian còn lại chưa được sử dụng đất và giá đất để tính chi phí đầu tư còn lại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó: - Về chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được tính tối đa không quá 70% khối lượng thực tế san lấp, tôn tạo. - Đối với đất nông nghiệp chi phí đầu tư còn lại vào đất được tính tối đa không quá 30% giá trị đất nông nghiệp cùng loại, cùng vị trí được bồi thường trên địa bàn. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 14 về bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất như sau: Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: Được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do các Bộ chuyên ngành ban hành; giá trị công trình xây dựng mới chủ đầu tư phải lập và trình cơ quan có thẩm quyền chuyên ngành thẩm định trước khi SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xiii trình duyệt kinh phí bồi thường; phần vật tư, thiết bị của công trình bị tháo dỡ mà còn sử dụng được thì thu hồi giao cho chủ đầu tư công trình quản lý sử dụng; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm đề xuất cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng xác định giá trị còn lại của phần vật tư, thiết bị của công trình bị tháo dỡ và trừ vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chủ đầu tư công trình. Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư công trình đề xuất UBND tỉnh xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật. Các công trình có thiết bị, vật tư, phụ tùng phụ trợ trong dây chuyền hệ thống công nghệ khi tháo dỡ, lắp đặt địa điểm mới thì chi phí bồi thường áp dụng bao gồm: chi phí tháo lắp, vận chuyển, hao hụt, bảo quản, bảo dưỡng và chi phí lắp đặt mới tại thời điểm, mọi trách nhiệm quản lý sử dụng thuộc chủ sở hữu tài sản. Đơn giá áp dụng theo đơn giá xây dựng và lắp đặt hiện hành do UBND tỉnh quy định. 4. Sửa đổi Điều 23 về Hỗ trợ di chuyển (chỉ áp dụng cho những hộ chấp hành di dời đúng tiến độ được duyệt) như sau: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở đi nơi khác mà chấp hành việc di dời đúng tiến độ được duyệt thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển. a) Mức hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể như sau: - Di chuyển trong phạm vi không quá 1 Km: 2.600.000 đồng/hộ - Di chuyển trong phạm vi từ trên 1 Km - 5 Km: 4.000.000 đồng/hộ - Di chuyển trong phạm vi trên 5 Km - 10 Km: 6.000.000 đồng/hộ - Di chuyển trong phạm vi trên 10 Km - 15 Km: 8.500.000 đồng/hộ - Di chuyển trên 15 Km: 12.000.000 đồng/hộ b) Tổ chức đang sử dụng đất hợp pháp, cơ sở tôn giáo, đền chùa miếu mạo, nhà thờ tự được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt, mức hỗ trợ căn cứ vào khối lượng, cung độ, giá cước vận chuyển và tính chất của từng loại thiết bị, Hội đồng bồi thường xây dựng và trình phê duyệt trong phương án bồi thường. 2. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở khác thì trong SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xiv thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm hoặc làm lán trại tạm: a) Mức hỗ trợ: Khu vực nông thôn 800.000 đồng/hộ/tháng; khu vực đô thị 1.200.000 đồng/hộ/tháng. b) Thời gian được hỗ trợ tính theo thực tế (tùy yêu cầu tiến độ dự án và yêu cầu về công tác bàn giao mặt bằng), nhưng tối đa không quá 06 tháng. Trường hợp do yêu cầu phải bàn giao mặt bằng trước kế hoạch di dời thì thời gian được hỗ trợ tối đa không quá 12 tháng. 3. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở, việc di chuyển được hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thực hiện trước ngày được Hội đồng bồi thường thông báo di dời 15 ngày thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định còn được thưởng tiến độ, mức thưởng 5.000.000 đồng/hộ. 5. Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d, khoản 1 và khoản 4, Điều 25 về hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất như sau: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây: c) Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều lần mà diện tích mỗi lần thu hồi chưa đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều 25 Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND thì được cộng dồn diện tích thu hồi của các lần lại để dự án tại thời điểm xem xét hỗ trợ và chỉ được hỗ trợ một lần; Trường hợp thu hồi đất để thực hiện nhiều dự án đầu tư, nếu cùng một thời điểm thì diện tích được tính hỗ trợ là tổng diện tích thu hồi của các dự án và dự án có diện tích thu hồi lớn nhất phải lập phương án hỗ trợ. Thời gian cộng dồn các dự án được tính bắt đầu kể từ ngày 01/7/2004. d) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu đang sinh sống tại địa phương tại thời điểm thu hồi đất quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 25 Quyết định số 07/2010/QĐUBND được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình ở địa phương tại thời điểm hỗ trợ. Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 14, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xv Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công, thương nghiệp. Mức hỗ trợ tính theo diện tích đất nông nghiệp được bồi thường 4.000 đ/m2. 6. Sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3, Điều 26 về hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở như sau: Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong bảng giá đất của UBND tỉnh; diện tích được hỗ trợ không quá 05 (năm) lần hạn mức giao đất ở tại địa phương theo quy định hiện hành của UBND tỉnh và không vượt quá tổng diện tích thửa đất được bồi thường. Giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi để tính hỗ trợ theo khoản này được tính theo nguyên tắc trung bình cộng các mức giá đất ở trong từng xã, phường, thị trấn. Hàng năm UBND huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào giá đất của địa phương đề xuất giá đất ở trung bình để trình UBND tỉnh phê duyệt ngay sau khi có quyết định ban hành giá đất mới. 3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi thu hồi đất mà phần diện tích đất thu hồi đã được tính hỗ trợ tại khoản 1 thì diện tích còn lại không được tính hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 của Điều này. 7. Sửa đổi khoản 1, Điều 27 về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm như sau: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (không thuộc trường hợp quy định tại Điều 26 của Bản quy định kèm theo Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND) đủ điều kiện được bồi thường mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền như sau: SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xvi a) Đối với đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đồng muối: - Đối với các xã thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 3,5 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương. - Đối với các xã thuộc thị xã Hồng Lĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương. - Đối với các xã thuộc huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tiếp giáp với ranh giới các phường thuộc thành phố Hà Tĩnh: Mức hỗ trợ bằng 2,7 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương. - Các khu vực còn lại: Mức hỗ trợ bằng 1,8 lần giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương. Trường hợp các hộ bị thu hồi hết (100%) đất nông nghiệp mà phải di chuyển chỗ ở, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề được tính tối đa đến 05 lần giá đất nông nghiệp, nhưng tối đa không vượt quá 130.000.000 đ/hộ. b) Đối với đất lâm nghiệp: Mức hỗ trợ bằng 1,5 lần giá trị đất lâm nghiệp bị thu hồi và không quá hạn mức giao đất tại địa phương. Diện tích đất bị thu hồi được hỗ trợ là diện tích đất đã được nhà nước giao cho các hộ gia đình cá nhân bao gồm: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hoặc có trong phương án giao đất, chuyển đổi ruộng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp các hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà có mức hỗ trợ theo quy định trên lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở, nhà ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì tùy điều kiện cụ thể Hội đồng bồi thường xây dựng phương án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định. 8. Sửa đổi khoản 1, khoản 4, khoản 5, bổ sung khoản 7, Điều 28 về hỗ trợ khác như sau: Ngoài việc hỗ trợ theo quy định, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng dự án, Hội đồng bồi thường xem xét đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xvii định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. “4. Hộ gia đình đang hưởng chế độ thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng phải di chuyển chỗ ở hoặc thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao; ngoài các khoản hỗ trợ quy định, được hỗ trợ thêm như sau: a) Hộ có 02 thân nhân liệt sỹ, hộ nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống), hộ có ít nhất một thương binh hạng 1/4, bệnh binh hạng 1/4 thì được hỗ trợ 3.000.000 đ/hộ; b) Hộ có một thân nhân liệt sỹ, có ít nhất một thương binh hạng 2/4, bệnh binh hạng 2/4, hộ hưởng chế độ chất độc da cam thì được hỗ trợ 2.500.000 đ/hộ; c) Hộ có thương binh hạng 3/4 hoặc 4/4, bệnh binh hạng 3/4 hoặc 4/4, hộ gia đình có công với cách mạng, hộ gia đình neo đơn, già cả, đau ốm lâu dài, hộ gia đình nghèo được chính quyền địa phương xác nhận, được hỗ trợ 2.000.000 đ/hộ. 5. Hộ gia đình sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản có mặt nước bị thu hồi nhưng không được bồi thường; hộ ngư nghiệp, hộ trực tiếp sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà phải chuyển đổi nghề nghiệp do di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ như sau: Hỗ trợ thiệt hại đối với những máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ có thể di chuyển nhưng không sử dụng được ở nơi tái định cư như: tàu, thuyền, lưới, ngư cụ đánh bắt, lồng, bè nuôi trồng thủy hải sản, đáy, đăng, nò… đặt cố định tại cửa sông cửa lạch, phương tiện vận tải đường sông, máy cày, máy xay xát, che ép mía, dụng cụ chế biến hải sản… mức hỗ trợ tối đa bằng 70% giá trị mới bình quân cùng loại trên địa bàn. Số lượng máy móc, thiết bị, dụng cụ… được hỗ trợ theo số lượng thực tế hộ đang sử dụng. 9. Sửa đổi Điều 33 về lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau: 9.1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do Nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì UBND cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB giúp Nhà đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay sau khi có phương án thu hồi đất. Cụ thể, Chủ SVTH: Đoàn Thị Thu Hoa xviii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan