Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân h'mô...

Tài liệu ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân h'mông ở giáo xứ sapa (lào cai)

.PDF
102
585
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- TRẦN THỊ THU GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA GIÁO DÂN H’MÔNG Ở GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương Hà Nội - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG ...................................................................................................... 8 Chương 1. VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ SAPA VÀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC H’MÔNG Ở THỊ TRẤN SAPA HUYỆN SAPA - TỈNH LÀO CAI .................................................................. 8 1.1. Vài nét về giáo xứ Sapa .................................................................. 8 1.1.1. Khái quát về Công giáo ở Việt Nam ............................................. 8 1.1.2. Lược sử, quá trình hình thành, phát triển của giáo xứ Sapa ...... 9 1.2. Văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai ................................................................. 14 1.2.1. Vài nét về dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai ........................................................................................................... 14 1.2.2 Đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai .................................................. 15 Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG ĐẾN SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA GIÁO DÂN H’MÔNG Ở GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI)........................................................................ 38 2.1. Trong dịch thuật Kinh thánh, hát thánh ca, đọc sách và đọc kinh .. 38 2.1.1. Trong dịch thuật kinh thánh ...................................................... 38 2.1.2. Trong hát thánh ca, đọc sách và đọc kinh ................................ 42 2.2. Trong thực hành nghi lễ Công giáo: múa hát dâng hoa, rước kiệu .. 45 2.3. Trong lễ kỷ niệm Thánh quan thày nhà thờ xứ Sapa - giáo xứ Sapa.. 48 2.4. Trong kiến trúc, bài trí ................................................................. 51 2.4.1. Trong kiến trúc ........................................................................... 51 2.4.2. Trong bài trí ................................................................................ 54 Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG ĐẾN NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƯỜI CỦA GIÁO DÂN H’MÔNG Ở GIÁO XỨ SAPA (LÀO CAI).................................................................... 56 3.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống phôi thai ............................................ 58 3.2. Từ hài nhi đến tuổi đi học ............................................................ 64 3.3. Hôn lễ ............................................................................................ 71 3.4. Lên lão và tiễn đưa ....................................................................... 78 3.5 Vấn đề bảo lưu bản sắc văn hóa tín ngưỡng truyền thống ......... 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 92 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 100 HÌNH ẢNH TƯ LIỆU MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ:“Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc... mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam...”. Đó là sự khẳng định vai trò to lớn của văn hoá tộc người đối với sự phát triển chung của văn hoá Việt Nam. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ấy, tín ngưỡng văn hoá truyền thống của người H‟Mông đang góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam vừa đa dạng, vừa thống nhất. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đó cũng chính là những quan điểm rất biện chứng của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Trên nền tảng tinh thần ấy, trải dài từ Bắc vào Nam với 54 dân tộc anh em, chúng ta đang xây dựng đời sống văn hoá mới “tốt đời, đẹp đạo” đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số có đạo. Bước tiến dài trên con đường đồng hành cùng dân tộc của Công giáo đã có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến đời sống văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam, trong đó, có dân tộc H‟Mông; ngược lại tín ngưỡng truyền thống ấy cũng tác động trở lại đến đời sống đạo của đồng bào Công giáo tạo nên một sự giao thoa văn hoá đặc sắc, kết hợp được yếu tố truyền thống và hiện đại, chất bản địa và nét văn hoá ngoại sinh. Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã đưa ra đường hướng mới của Giáo hội Công giáo là “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. 1 Hiểu biết về điều đó trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để có thể góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những thành tố văn hoá thể hiện bản sắc dân tộc, giúp họ tiếp cận hài hoà với những yếu tố văn hoá mới, tiên tiến trong quá trình phát triển, đặc biệt, với người dân H‟Mông ở Sapa hiện nay. Bởi khi nhắc đến Sapa là người ta nhắc đến một địa danh du lịch nổi tiếng của đất nước, nơi có nhiều đồng bào H‟Mông sinh sống từ bao đời nay. Cuộc sống của họ gắn với những nương ruộng bậc thang, những phiên chợ vùng cao, những tục lệ, tín ngưỡng truyền thống… đan xen với nhiều nét văn hóa mới, trong đó có văn hóa Công giáo. Vấn đề đặt ra hiện nay là, người H‟Mông đang đứng trước những thách thức mới trong mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, giữa tín ngưỡng bản địa và văn hóa ngoại sinh, giữa cái mới và cái cũ, yếu tố truyền thống và hiện đại... Đó chính là những lý do về mặt lý luận và thực tiễn thôi thúc người viết chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H’Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai)” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có đông người H‟Mông sinh sống nhất với hơn 800.000 người. Vẻ đẹp văn hoá truyền thống là yếu tố cốt lõi không chỉ tạo nên sự cố kết bền vững của dân tộc này mà còn tạo nên bản sắc văn hoá riêng, bền chặt trước sự du nhập, ảnh hưởng, giao thoa với các tín ngưỡng, tôn giáo khác trong đó có Công giáo. Những công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước trên các bình diện: Lịch sử, Dân tộc học, Tôn giáo học hay Triết học… đều khẳng định rằng, văn hóa tín ngưỡng có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt tôn giáo của các dân tộc Việt Nam nói chung, trong đó có người H‟Mông ở Sapa. 2 Các nguồn tài liệu của các học giả Công giáo: F.Savina (1971), Lịch sử dân tộc Mèo, Viện Dân tộc học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Các công trình nghiên cứu khác: Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hoá Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hồng Dương (chủ biên)(2010), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại, Nxb Văn hoá Thông tin và Viện Văn học, Hà Nội. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Luận án Tiến sĩ: Phạm Huy Thông (2008), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và Văn hoá Việt Nam, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. Các tạp chí nghiên cứu: Người viết đã tham khảo các bài viết trên một số tạp chí chuyên ngành như: Nguyệt san Công giáo và dân tộc, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Dân tộc học… Nguồn tài liệu Internet: Người viết cũng sử dụng một số tài liệu trên các Webside có liên quan (có đối chiếu, so sánh với các tư liệu khác): www.catholic.org.tw www.giaodiem.com 3 www.sapachurch www.tintuclaocai www.thanhlinh.com www.vae.org.vn... Qua các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Công giáo và văn hoá Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc H‟Mông, chúng ta nhận thấy, đây là những công trình có cách nhìn chuyên luận thể hiện chiều kích của sự hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Trên bình diện lý luận, tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam đã đưa đến cho chúng ta cái nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa văn hoá dân tộc và Công giáo ở Việt Nam hiện nay; ảnh hưởng, tác động qua lại đó được biểu hiện cụ thể trong Nghi lễ và lối sống công giáo trong văn hoá Việt Nam. Cụ thể hơn, những tư liệu tổng hợp, điền dã tại nhiều vùng có tộc người H‟Mông sinh sống nhà nghiên cứu Vương Duy Quang đã cung cấp cho chúng ta không chỉ những nét đại cương văn hoá về người H‟Mông ở Việt Nam mà còn chia sẻ những nhận xét rất tinh tế của tác giả về đặc trưng, vai trò của văn hoá, tín ngưỡng truyền thống ấy đối với sự tồn tại và phát triển của Công giáo của một bộ phận người H‟Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Gần đây nhất, cuốn sách Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn Hồng Dương chủ biên đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về mối quan hệ, ảnh hưởng giữa văn hóa truyền thống và đạo Công giáo tại các xứ họ đạo cụ thể. Đó là những tư liệu thực sự đáng quý. Nhìn chung, các hướng nghiên cứu trên đây đã có những đánh giá thoả đáng, nhìn nhận một cách khách quan về Công giáo và mối quan hệ giữa Công giáo với văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, chiều kích ảnh hưởng, tác động trở lại của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân 4 Công giáo vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H‟Mông ở Sapa đến nay chưa thật sự có nhiều công trình nghiên cứu, ngoài một số công trình chuyên khảo hết sức quan trọng nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn là nhằm chỉ ra những nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc H‟Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa tỉnh Lào Cao; đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống ấy đến nghi lễ vòng đời người và đến sinh hoạt tôn giáo của giáo dân H‟Mông thuộc giáo xứ Sapa (Lào Cai). - Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết được các nhiệm vụ sau: + Chỉ ra được những nét khái quát của Công giáo ở Việt Nam nói chung và lược sử quá trình hình thành, phát triển giáo xứ Sapa; đồng thời chỉ ra những đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H‟Mông. + Làm rõ ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc H‟Mông trong sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ vòng đời người của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc H‟Mông đến tín ngưỡng vòng đời người và đời sống đạo của giáo dân H‟Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta. 5 - Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn quán triệt phương pháp luận triết học mácxít, có sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách hệ thống và tương đối đầy đủ những ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc H‟Mông trong sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ vòng đời người của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa (Lào Cai). 6. Ý nghĩa của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa (Lào Cai) hiện nay đã chứng tỏ Công giáo chính là sản phẩm của lịch sử, đồng thời tín ngưỡng văn hoá truyền thống luôn là động lực đồng hành cùng với sự phát triển ấy. Một mặt, khẳng định đường hướng của Giáo hội Công giáo Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, mặt khác quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, và ghi nhận sự đóng góp của các tôn giáo là một bước phát triển lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn trình bày một cách có hệ thống những đặc điểm văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người H‟Mông nói chung từ đó thấy được ảnh hưởng của yếu tố truyền thống đó đến sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ vòng đời của giáo dân H‟Mông giáo xứ Sapa. Đặc biệt, những yếu tố văn hoá tín ngưỡng truyền thống đã tạo nên bản sắc văn hoá đặc sắc của dân tộc này. Cuộc sống mới với những yếu tố văn hoá mới trong đó có Công giáo đã và đang tác động mạnh mẽ đến văn hoá truyền thống của người H‟Mông. Vì vậy, mục tiêu xây dựng cuộc sống “tốt đời, 6 đẹp đạo” không chỉ là mục tiêu phấn đấu của các tôn giáo mà con là chỗ dựa đức tin vững chắc của các tôn giáo giữa lòng dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, công trình đã công bố của người viết và phụ lục ảnh tư liệu, luận văn được chia làm 3 chương, 11 tiết. 7 NỘI DUNG Chương 1. VÀI NÉT VỀ GIÁO XỨ SAPA VÀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC H’MÔNG Ở THỊ TRẤN SAPA - HUYỆN SAPA - TỈNH LÀO CAI 1.1. Vài nét về giáo xứ Sapa 1.1.1. Khái quát về Công giáo ở Việt Nam Công giáo và Công giáo ở Việt Nam: Công giáo là một nhánh của Kitô giáo, thực chất được hiểu là một thuộc tính của công giáo xuất phát từ Đức Kitô và về sau mang nghĩa là tôn giáo có tính phổ quát. Công giáo ở Việt Nam được hiểu là tôn giáo thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Danh từ Công giáo chính thức được Nhà nước ta ghi nhận cùng tư cách pháp nhân của tôn giáo này trong Sắc lệnh 234/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14 tháng 06 năm 1955. Hiện nay, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu tín đồ thuộc ba giáo tỉnh: Giáo tỉnh Hà Nội: với một Tổng Giáo phận và chín Giáo phận. Giáo tỉnh Huế: với một Tổng Giáo phận và năm Giáo phận. Giáo tỉnh Sài Gòn: với một Tổng Giáo phận và chín Giáo phận. Đứng đầu mỗi Tổng Giáo phận là một vị Tổng Giám mục hay Giám mục chính tòa do Tòa Thánh bổ nhiệm, với sự đồng thuận của Chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp một Tổng Giáo phận hay Giáo phận bị trống tòa, Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một Giám mục làm Giám quản Tông Tòa hoặc linh mục đoàn của Giáo phận ấy bầu ra một vị linh mục Giám quản. 8 Hội đồng Giám mục Việt Nam là tổ chức, cơ cấu duy nhất của các vị Giám mục tại Việt Nam, với mục đích hội nghị, và đưa ra đường hướng chung cho cả Giáo hội tại Việt Nam. 1.1.2. Lược sử, quá trình hình thành, phát triển của giáo xứ Sapa Vị trí địa lý: Giáo xứ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hóa, nằm tại thị trấn Sapa huyện Sapa - tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 400 km, cách Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa khoảng 360 km. Đây là một trong những giáo xứ xa nhất của giáo phận Hưng Hóa mà hầu hất giáo dân là đồng bào dân tộc H‟Mông. Lược sử: Giáo xứ Sapa gắn với tên tuổi của giáo sĩ F.M. Savina thuộc Hội thừa sai Paris. Ông là người đầu tiên đặt chân đến vùng núi Bắc Kỳ Đông Dương sống cùng người H‟Mông trong giai đoạn khá dài, cũng là vị linh mục tuyên ý được cử đến lo việc sinh hoạt mục vụ cho khu vực Sapa. “Năm 1902 Giáo xứ Sapa được thành lập.” [2, tr1] Năm 1905 nhà thờ bằng gỗ và đá được dựng lên ở thị trấn Sapa dùng làm nhà ở cho linh mục, nơi giảng dạy giáo lý và hội họp. Được sự cho phép của Cao ủy Pháp tại Lào Cai, linh mục Savina bắt đầu tiếp xúc với các dân tộc thiểu số. Ông học tiếng H‟Mông, tìm hiểu tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc này. Sau một thời gian dài nỗ lực ông đã thu được những kết quả nhất định. Theo số liệu của Hội đồng Giám mục Việt Nam có ghi: “Năm 1921, cả gia đình Má A Thông ở thôn Hang Đá (giáo họ Hầu Thào ngày nay) tin đạo. Gia đình Má A Thông trở thành một hạt nhân giới thiệu Tin Mừng cho các gia đình khác. Con rể Má A Thông là Lồ A Tính, cư ngụ tại Lao Chải, cùng với 4 gia đình khác sớm trở thành tín hữu. Ngay năm sau, một 9 nhà nguyện nhỏ đã được lập tại thôn Lồ Lao Chải làm nơi sinh hoạt và học hỏi giáo lý. Được sự hợp tác của hai tốp thừa sai người H‟Mông từ Vân Nam sang, trong 2 năm 1924 - 1925 đã có thêm 20 gia đình gia nhập đạo. Cho tới thập niên 1940, trong vùng đã có thêm 33 gia đình H‟Mông tin đạo rải rác trong 11 làng khác nhau.” Với sự gia tăng của người H‟Mông theo Công giáo thì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo ở đây được tăng lên. Vấn đề nghe, đọc và tiếp xúc trực tiếp với lời Chúa qua Thánh Kinh là rất quan trọng. Vì vậy, việc soạn sách Kinh thánh bằng tiếng H‟Mông được đặt ra. Linh mục F.M Savina đã cùng với các thừa sai đến từ Vân Nam đã bàn bạc nghiên cứu ngôn ngữ H‟Mông, dịch Kinh thánh sang tiếng H‟Mông theo hệ thống chữ cái Latinh. Nhờ đó, linh mục F.M Savina đã thuyết phục được khá nhiều người H‟Mông theo đạo. Nhưng đến giai đoạn 1945 - 1954 rất nhiều gia đình H‟Mông nhạt đạo, bỏ đạo do cuộc kháng chiến chống Pháp làm ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc truyền giáo ở giáo xứ Sapa. Nhà thờ bị phá hủy, không có linh mục, trùm trưởng. Các gia đình người H‟Mông theo Công giáo ở đây chủ yếu cầu nguyện tại nhà. Năm 1985, chỉ còn 65 hộ gia đình người H‟Mông ở Sapa giữ đạo, tập trung chủ yếu ở các xã Hầu Thào (thôn Hang Đá), xã Lao Chải (thôn Lồ, Lý, Lao Chải). [76, tr.515] Từ năm 1990, Công giáo ở người H‟Mông có dấu hiệu phục hồi. “Trong các năm 1991 - 1992, có lẽ được tiếp xúc với một số linh mục trong vùng, nhiều người H‟Mông Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng bỏ tục làm ma. Nhiều người đọc kinh tập thể, học kinh nguyện theo đài phát thanh và bằng ghi âm. Họ có dịp tiếp xúc với tín đồ Công giáo ở Yên Bái, Sơn Tây và Hà Nội.” [76. tr.515] 10 Bắt đầu từ năm 1995, chính quyền địa phương cho phép trùng tu nhà thờ giáo xứ Sapa lần thứ nhất và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cùng thời gian này, hai giáo họ Hầu Thào và Lao Chải (được thành lập từ 1927) cũng được tái lập và sinh hoạt trở lại. Tòa Giám mục cử linh mục Gioan Vũ Tất lên cử hành một số Thánh lễ trọng cho đồng bào Công giáo ở Sapa. Năm 2004, Giám mục Antôn Vũ Huy Chương cử linh mục Gioan Nguyễn Huy Tụng phụ trách nhà thờ Cốc Lếu (Lào Cai) lên dâng thánh lễ vào chủ nhật hàng tuần. Tháng 5 năm 2006 Giám mục Antôn Vũ Huy Chương đã chính thức bổ nhiệm linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình làm linh mục quản nhiệm tại giáo xứ Sapa sau gần 60 năm không linh mục. Ngay sau đó, nhà thờ Sapa được tiến hành trùng tu lần thứ hai, sửa lại mái và nền. Đây là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, trải qua nhiều biến cố của lịch sử cùng với mảnh đất và con người nơi đây. Chi phí trùng tu nhà thờ theo linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình lên tới 1 tỉ đồng. Ông cho biết, tháp chuông cao 18m là phần duy nhất của nhà thờ còn tốt. Nhà thờ mới có mái ngói và 32 ô cửa kính màu với hình mầu nhiệm Mân côi, các chặng đàng thánh giá và các vị thánh. Bàn thờ bằng gỗ cũ được thay bằng một bàn thờ mới bằng đá. (Xem ảnh số phần phụ lục) Sau gần 6 tháng thi công, ngày 25 tháng 10 năm 2007, người công giáo H‟Mông vui mừng vì đã trùng tu được ngôi thánh đường bị bỏ hoang trong nhiều thập niên. (Xem ảnh số phần phụ lục) Trong Thánh lễ hôm 24-10-2007, linh mục Phêrô Phùng Văn Tôn, tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa đã làm phép nhà tạm bằng gỗ; thiếu nhi H‟Mông múa, hát thánh ca bằng tiếng H‟Mông và dâng hoa tạ ơn rất tưng bừng. 11 Tình hình giáo xứ hiện nay: Công việc truyền giáo với người H‟Mông ở Sapa hiện đang được hoạt động trở lại với nhiều cơ sở của giáo xứ được hình thành. “Ngoài nhà thờ xứ Sapa, tại Hầu Thào (thành lập vào 1926, cách nhà thờ xứ 8km) và Lao Chải (thành lập vào 1927, cách nhà thờ xứ 10km) cũng có nhà nguyện bằng gỗ” [2, tr.1]. Tháng 7 năm 2008 nhà thờ Lao Chải được cơi nới nhằm đáp ứng nhu cầu của giáo họ. Ngày 29 tháng 10 năm 2010, linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà thờ Hầu Thào với sự có mặt của hàng trăm quan khách đến từ các nơi. Kinh phí dự trù xây dựng nhà thờ Hầu Thào lên tới gần 4 tỉ đồng. Giáo xứ Sapa hiện nay có hơn 2100 giáo dân, trong đó 270 thuộc giáo họ sở tại Sapa, 650 thuộc giáo họ Hầu Thào (dân tộc H‟Mông) và 1200 thuộc giáo họ Lao Chải (dân tộc H‟Mông). Mới đây, giáo xứ Sapa thành lập thêm một giáo họ đó là giáo họ Thôn Lý, số tín đồ là 475 người. Giáo họ này được tách ra từ giáo họ Lao Chải. Giáo lý viên trong toàn xứ là 8 người. Vì nhiều chục năm giáo xứ không sinh hoạt tôn giáo cũng như không có linh mục thường trực tại giáo xứ để hướng dẫn đời sống đạo cho bà con giáo dân, cho nên hiện nay mọi sinh hoạt của giáo xứ hầu như mới bắt đầu. Sự hiểu biết về giáo lý, đức tin chưa sâu sắc. Vì không được học hỏi nên đời sống đạo còn nhiều yếu kém. Đối với đồng bào dân tộc H‟Mông, chiếm tới gần 90% số tín đồ của giáo xứ, đại đa số không biết chữ nên vấn đề mục vụ cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Hướng tương lai: Xây dựng cơ sở vật chất: Vì đã được xây dựng từ hơn 80 năm nay và có một khoảng thời gian dài không được giữ gìn, bảo dưỡng cho nên nhà xứ, nhà phòng của giáo xứ hiện nay đã xuống cấp trầm trọng; mặt khác, 12 hơn 1/3 diện tích khuôn viên nhà xứ (trong tổng số gần 6.400m2) do một số gia đình chiếm dụng nhưng chưa trả lại. Do vậy việc ưu tiên hàng đầu của giáo xứ hiện nay là tìm nguồn kinh phí để đền bù và hỗ trợ các gia đình này di chuyển khỏi khu vực đất của nhà xứ. Khi đã tạm thời ổn định được cơ sở vật chất tại nhà xứ, sẽ tiếp tục nâng cấp, xây dựng các cơ sở tại các giáo họ cho cộng đoàn giáo dân H‟Mông. Xây dựng cộng đoàn giáo xứ: Quyết tâm phát triển và xây dựng cộng đoàn giáo xứ theo phương hướng chung của Giáo phận đã đề ra, để trở thành một cộng đoàn đức tin, phụng tự, bác ái, tất cả nhằm mục tiêu truyền giáo. Cụ thể là đào tạo thêm giáo lý viên và quan tâm giúp đỡ họ để họ nhiệt tình trong công việc dạy giáo lý cho các em nhỏ, gây dựng và đào tạo thành phần ca đoàn nhằm phục vụ thánh lễ cũng như các buổi cầu nguyện, cổ vũ tinh thần sống bác ái yêu thương, thể hiện qua đời sống hàng ngày để làm gương sáng cho tha nhân, nhất là quan tâm tới người nghèo và những người khuyết tật trong giáo xứ. Phát triển đời sống văn hóa: Kêu gọi các bậc phụ huynh cho con em đi học văn hóa và có nhiều việc làm cụ thể như: Lập quỹ khuyến học để cấp học phí cũng như phát phần thưởng cho học sinh; giúp đỡ tiền ăn, học phí, nơi nghỉ nội trú cho con em đồng bào dân tộc H‟Mông. Bởi chính những em này sẽ là những tông đồ trong tương lai góp phần xây dựng giáo xứ ngày một phát triển. Có thể nói, gần một thế kỷ xây dựng và trưởng thành, giáo xứ Sapa đã trải qua những thăng trầm, biến cố, thậm chí nhiều năm không có linh mục cai quản; đến nay giáo xứ Sapa đã có bước phát triển đáng kể về cơ sở vật chất, số lượng tín đồ và các chức việc tôn giáo… Đặc biệt, với số lượng tín đồ chủ yếu là người H‟Mông, giáo xứ Sapa sẽ là một điểm đến của sự hội nhập giữa hai luồng văn hóa bản địa và văn hóa ngoại sinh. 13 1.2. Văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai 1.2.1. Vài nét về dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa tỉnh Lào Cai Người H‟Mông được coi là một trong những dân tộc cổ nhất ở Châu Á. Họ sống ở lưu vực sông Hoàng Hà và đã có tổ quốc ở đó cách đây hơn 4000 năm. Theo điều tra của các nhà dân tộc học, người H‟Mông có mặt sớm nhất ở Việt Nam cách đây hơn 300 năm, và hiện nay với khoảng 800.000 người, trở thành thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Dựa trên tiêu chí trang phục và ngôn ngữ, đặc biệt là âm ngữ và một phần là ý thức tự nhận của đồng bào thì ở Việt Nam có 4 nhóm H‟Mông chính là: H‟Mông Trắng (H‟Môngz Đơưz), H‟Mông Hoa (H‟Môngz Lênhx), H‟Mông Đen (H‟Môngz Đuz) và H‟Mông Xanh (H‟Môngz Njuôz). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nơi duy nhất hội tụ 4 nhóm H‟Mông sinh sống. Người H‟Mông vùng Tây Bắc chiếm phần lớn tổng số người H‟Mông cư trú trên toàn quốc. Tây Bắc bao gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà, sông Mã, gồm địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Người H‟Mông cư trú đông nhất tại tỉnh Lai Châu, tiếp đến là tỉnh Lào Cai. Lào Cai là một tỉnh vùng cao, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Theo số liệu từ Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai năm 2010, dân số toàn tỉnh khoảng 613.075 người, với 13 dân tộc gồm 25 nhóm ngành cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc H‟Mông chiếm 22,45% với 137.649 người. 14 Sapa là một trong 8 huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là vùng đất tươi đẹp không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi sự hội tụ của nhiều dân tộc cùng chung sống, với 7 dân tộc là H‟Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó, Kinh và Hoa. Dân tộc H‟Mông chiếm tỉ lệ lớn nhất với 23.511 người chiếm 43,99%, trong đó 100% là người H‟Mông đen. Dưới đây là những số liệu mới nhất từ Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai về tỉ lệ người H‟Mông theo Công giáo ở thị trấn Sapa thuộc giáo xứ Sapa. Cụ thể, tại Hầu Thào: Số người H‟Mông theo Công giáo là 650/2.471 chiếm 26,3%; tại Lao Chải: Số người H‟Mông theo Công giáo là 1.200/3.097 chiếm 38.8%. Như vậy, số tín đồ Công giáo là người H‟Mông ở các xã thuộc thị trấn Sapa chiếm khoảng 1/3 dân số. Đây là tỉ lệ khá cao thể hiện sự phát triển của Công giáo ở khu vực này trong những năm qua. 1.2.2 Đặc điểm văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc H’Mông ở thị trấn Sapa - huyện Sapa - tỉnh Lào Cai Ngay từ năm 1952, hai nhà văn hoá học Hoa Kỳ A. Kroeber và C. Kluckholn đã thống kê được tới 150 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Ngày nay số lượng các định nghĩa đó đã tăng lên rất nhiều (có tới trên 300 định nghĩa khác nhau). Hồ Chí Minh đã miêu tả văn hoá là toàn bộ những hoạt động như “ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng”, hay đó là “sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt (vật chất và tinh thần) cùng với biểu hiện của nó”. Toàn bộ những sinh hoạt của cá nhân hay của cộng đồng đã được Hồ Chí Minh xếp vào những biểu hiện của văn hoá. Đó là những hoạt động của con người, mang “tính người”. Hồ Chí Minh chú trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần, không coi nhẹ hay đề cao bất kỳ một yếu tố nào. Yếu tố vật chất giúp con người “tồn tại” và yếu tố tinh thần giúp con người “sống”. 15 Văn hoá ra đời để thoả mãn hai nhu cầu thiết yếu này. Rõ ràng ở đây, Hồ Chí Minh quan niệm văn hoá là sản phẩm riêng chỉ có ở con người, nó đối lập với những gì thuộc về tự nhiên đơn thuần. Văn hoá là toàn bộ những gì do con người tạo ra và vì con người. Có lẽ, đây là cách định nghĩa phù hợp và tường minh hơn cả khi nói về văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam trong đó có người H‟Mông ở Sapa. Văn hóa dân tộc H’Mông ở Sapa: So với nhiều dân tộc khác, người H‟Mông còn giữ được khá nhiều nét sinh hoạt, phong tục tập quán truyền thống. Người H‟Mông xuất phát từ những vùng đất có truyền thống trồng lúa nước rồi thiên di đến Việt Nam, trải qua quá trình tự thích ứng để tồn tại, họ đã tạo dựng nên một nền văn hoá hết sức độc đáo, nền văn hoá của các cư dân rẻo cao. Người H‟Mông có mặt ở Việt Nam khoảng từ thế kỷ 18, gồm 4 nhóm chính là H‟Mông Trắng, H‟Mông Xanh, H‟Mông Hoa và H‟Mông Đen. Hầu hết địa bàn cư trú của họ là những vùng cao, núi non hiểm trở. Ở miền Bắc nước ta, những khu vực tập trung đông người H‟Mông sinh sống là: cao nguyên Đồng Văn, Hoàng Su Phì - Bắc Hà - Mường Khương, Mù Căng Chải - Trạm Tấu - Bắc Yên, Sa Pa - Phong Thổ - Sìn Hồ - Tủa Chùa và các khu vực tiếp giữa hai huyện Thuận Châu và Tuần Giáo của hai tỉnh Sơn La, Lai Châu. Theo nhiều giả thuyết thì người H‟Mông đến Việt Nam có gốc gác là cư dân trồng lúa nước từ xa xưa. Vì vậy, việc canh tác lúa nương rẫy trên rẻo cao hiện đang phổ biến có thể là sự học hỏi nhiều đời những thao tác của người bản xứ nơi họ di cư đến, hoặc là do sự thích ứng dần với điều kiện sống khắc nghiệt ở vùng cao. Và cũng chính vì có gốc gác là cư dân trồng lúa nước, nên ngay cả khi sinh sống trên những vùng núi cao, hiểm trở, trong điều kiện của vùng đất mới đến cư trú, họ đã tạo nên những thửa 16 ruộng trồng lúa nước trên các sườn núi. Đó chính là những thửa ruộng bậc thang. Trong điều kiện cư trú của người H‟Mông là những vùng núi cao, hiểm trở, thì ngô là một loại cây lương thực tỏ ra thích ứng với điều kiện tự nhiên hơn cả. Tận dụng đặc điểm này, bà con người H‟Mông đã phát triển ngô thành loại cây lương thực chủ yếu và trồng rộng rãi quanh khu vực mình sinh sống. Với hai cách chế biến phổ biến là làm mèn mén cho bữa ăn hàng ngày và làm bánh trong những ngày lễ tết, hội hè. Đồng bào H‟Mông đã không chỉ tự cung cấp cho mình những món ăn đa dạng, mà còn đóng góp cho kho tàng ẩm thực Việt Nam những đặc sản được làm từ ngô hết sức độc đáo. Giống như nhiều dân tộc sinh sống ở vùng cao, những phiên chợ luôn giữ vai trò quan trọng và có thể xem là không thể thiếu trong đời sống kinh tế và văn hoá tinh thần của người H‟Mông. Người H‟Mông rất coi trọng sinh hoạt gia đình cũng như sinh hoạt dòng họ, sinh hoạt với láng giềng. Tuy nhiên, môi trường cởi mở nhất trong đời sống sinh hoạt của người H‟Mông chính là đi chợ, là văn hoá chợ với nhiều sắc thái. Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe nói tới chợ tình Sapa, một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần khá độc đáo của người H‟Mông. Tại những phiên chợ, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá của người H‟Mông thường có vẻ thô sơ, ít ỏi như bột ngô, rồi vài quả bí, dăm chai mật ong, một ít chỉ thêu, hay một số công cụ lao động nương rẫy nhưng lại hết sức quan trọng và hấp dẫn. Bởi đôi khi, đó lại là cái cớ để người ta có thể đi chợ, đến chợ, xem chợ và chơi chợ. Họ đến đây để tìm bạn tâm tình, để thưởng thức các món ẩm thực, để được tham gia các trò chơi, thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật mà trong cuộc sống đời thường họ hiếm khi có được. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan