Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến các chỉ số giá của việt nam...

Tài liệu Ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến các chỉ số giá của việt nam

.PDF
69
164
107

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ PASS-THROUGH ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỦA VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1: Phản ứng của các biến do cú sốc oil………………………………………..51 Hình 4.2: Phản ứng của các biến do cú sốc ouput gap………………………………..52 Hình 4.3: Phản ứng của các biến do cú cung tiền…………………………………......53 Hình 4.4: Phản ứng của các biến do cú sốc tỷ giá………………………………….....54 Hình 4.5: Phản ứng của CPI và giá nhập khẩu do cú sốc tỷ giá………………………55 Hình 4.6: Phản ứng của CPI và giá nhập khẩu do cú sốc tỷ giá theo mô hình 6 biến..56 Hình 4.7: Phản ứng của CPI do cú sốc giá nhập khẩu theo mô hình 6 biến………….57 Hình 4.8: Phân tách biến CPI và Output gap………………………………………….58 Hình 4.9: Phản ứng của CPI do cú sốc cung tiền và cú sốc tỷ giá trong mô hình thay thế 1……………………………………………………………………………………….59 Hình 4.10Phản ứng của CPI do cú sốc cung tiền và cú sốc tỷ giá trong mô hình thay thế 2……………………………………………………………………………………….60 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Lạm phát CPI giai đoạn 1995-2011…………………………………….35 Biểu đồ 4.2: Tốc độ tăng trưởng M2 hàng năm giai đoạn 1996-2010……………….35 Biều đồ 4.3: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá giai đoạn 1996 – 2010……………………………36 Biểu đồ 4.4: Giá nhập khẩu (2005=1) giai đoạn 1995-2011………………………...37 Biểu đồ 4.5: Tỷ trọng Nhập khẩu / GDP giai đoạn 1995-2009……………………....38 Biểu đồ 4.6: Chỉ số KAOPEN ở các nước giai đoạn 1995-2010…………………......38 3 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Miêu tả biến ……………………………………………………………….44 Phụ lục 2: Thiết lập độ trễ …………………………………………………………….45 Phụ lục 3: Kiểm định nghiệm đơn vị ( Unit Root Test)……………………………….46 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định Granger Causility ……………………………………..49 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Kết quả đo hệ số Pass-through……………………………………………….61 Bảng 2: Lạm phát CPI ở Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 1995-2011……….63 Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng M2 ở Việt Nam và một số quốc gia từ 1996-2010(%)....64 Bảng 4: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá ở Việt Nam và một số quốc gia từ 1996-2010 (%)……65 Bảng 5: Giá nhập khẩu của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 1995-2011 (2005=1)……………………………………………………………………………….66 Bảng 6 : Diễn biến tỷ trọng nhập khẩu trên GDP giai đoạn 1995 -2009…………….67 Bảng 7: Chỉ số KAOPEN ở Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 1995-2010……68 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á CPI Consummer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng GAP Output gap Hố cách sản lượng GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội HP Hodrick-Prescott Bộ lọc Hodrick-Prescott IMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế NEER Nominal Effective Exchange Rate Tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng Ngân hàng trung ương NHTW SDR Special Drawing Right Quyền rút vốn đặc biệt VAR Vector autoregression Véc tơ tự hồi quy WB World Bank Ngân hàng thế giới USD United Stated Dollar Đôla Mỹ 5 MỤC LỤC Danh mục hình ảnh Danh mục biểu đồ Danh mục phụ lục Danh lục bảng Danh mục các từ viết tắt Mục lục Tóm tắt Nội dung 1. Giới thiệu………………………………………………………………………13 2. Tổng quan nghiên cứu trước đây……………………………………………..16 3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………20 3.1 Mô hình……………………………………………………………………20 3.2 Dữ liệu…………………………………………………………………….24 4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu………………………………………….25 4.1 Kết quả kiểm định biến trong mô hình VAR…………………………….25 4.1.1 Thiết lập độ trễ…………………………………………………..25 4.1.2 Kiểm định Unit Root Test……………………………………….25 4.1.3 Kiểm định Granger Causality…………………………………….26 4.2 Phân tích các cú sốc………………………………………………………..27 4.3 Cú sốc tỷ giá và các biến giá……………………………………………….29 4.4 Ảnh hưởng những cú sốc tỷ giá và biến vĩ mô đến giá…………………….32 4.5 Robustness: giai đoạn mẫu khác và thiết lập Var…………………………33 4.6 Đo lường hệ số Pass-through……………………………………...……….34 5. Kết luận………………………………………………………………………...39 5.1 Kết luận của nghiên cứu……………………………………………………39 5.2 Một số đề xuất……………………………………………………………...40 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo…………………..41 6 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Tình hình lạm phát hiện nay đã lên tới mức báo động hai con số cách rất xa con số 7% mà Chính phủ đã đề ra, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép và đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Nhiều biện pháp được đưa ra xoay quanh bộ ba bất khả thi giải quyết vấn đề này, trong đó yếu tố tỷ giá được nhấn mạnh và xem là mục tiêu chính. Việc xem xét các biến động trong tỷ giá có tác động mạnh đến giá nội địa hay không sẽ phần nào cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về vai trò của tỷ giá trong hoạch định chính sách vĩ mô. Cụ thể hơn, những nghiên cứu xoáy sâu vào ảnh hưởng của tỷ giá đến giá nhập khẩu- hiệu ứng pass-through tỷ giá. Bên cạnh đó, những năm vừa qua tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến, và những mặt hàng nhập khẩu của chúng ta là những trang thiết bị, máy móc, sản phẩm công nghiệp….chiếm giá trị rất lớn, nên bàn đến ảnh hưởng của tỷ giá đến giá cả nhập khẩu là một vấn đề cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích chính của bài nghiên cứu này là để thăm dò quy mô tỷ giá và những dạng cú sốc ảnh hướng lạm phát giá nội địa thông qua yếu tố nào.Bài nghiên cứu là dùng phân tích VAR để kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến giá cả trong nước và từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách, tôi tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá trong giai đoạn 2005-2011 với chuỗi số liệu theo tháng. Không những thế, tôi sẽ thực hiện so sánh một số nhân tố của Việt Nam với một số nước, rút ra một số mối tương quan giữa Việt Nam và những nghiên cứu trước đây. Phương pháp nghiên cứu 7 Bài nghiên cứu của tôi được thực hiện bằng phương pháp nghiên lịch sử và nghiên cứu khoa học. Các bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan được dùng làm tài liệu tham khảo đã được công nhận của các tác giả uy tín trên thế giới, kết hợp với những nền tảng kinh tế học vi mô và vĩ mô để diễn giải, phân tích vấn đề một cách có khoa học, hệ thống, và giúp người đọc dể hiểu. Quan trọng nhất, bài nghiên cứu tôi sử dụng mô hình VAR( véc tơ tự hồi quy). Một phân tích VAR của pass-through có nhiều điểm thuận lợi nổi bật. Đầu tiên, kĩ thuật VAR có thể cho chúng ta xác định những cú sốc cấu trúc thông qua những nét mới trong phân tích Cholesky. Ảnh hưởng của những cú sốc cấu trúc đến những biến vĩ mô khác lên lạm phát trong nước cũng được nghiên cứu trong mô hình VAR. Thứ hai, những nghiên cứu trước đây phân tích điển hình tỷ giá pass-through như một giá đơn do sử dụng cách tiếp cận dựa trên phương trình đơn. Ngược lại, hướng đi VAR cho phép chúng ta nghiên cứu pass-through đến một bộ giá trong nước dựa trên một chuỗi giá. Bài này nghiên cứu pass-through ảnh hướng đến lạm phát trong nước theo con đường sau. Đầu tiên, tôi thực hiện phân tích VAR năm biến bao gồm tỷ giá, CPI và những biến vĩ mô khác. Những cú sốc cấu trúc đến tỷ giá và những biến khác được xác định thông qua phương pháp phân tích mới của Cholesky. Nó nghiên cứu những biến vĩ mô trong nước phản ứng như thế nào với những cú sốc tỷ giá thông qua phân tích các phản ứng thúc đẩy. Thứ hai, thay vì CPI, tôi thử với biến giá trong nước khác, cụ thể là chỉ số giá nhập khẩu. Tôi thực hiện mô hình riêng cho từng biến giá một và so sánh kết quả thu được từ mô hình giữa hai biến giá. Tôi cũng sử dụng đồng thời cả hai biến giá chung với nhau trong mô hình VAR sáu biến và kiểm tra ảnh hưởng pass through của cú sốc tỷ giá lên một bộ giá theo chuỗi giá. Phân tích mẫu phát hiện ảnh hưởng của pass-through đã thay đổi như thế nào sau sự thay đổi cơ chế tỷ giá. Mô hình VAR được thiết lập với vector năm nhân tố nội sinh xt=(∆oilt, ∆gapt, ∆mt, ∆efexrt, ∆pt )’, trong đó oilt là ln của giá dầu, gapt là hố cách sản lượng, mt là ln của cung tiền (tiền cơ sở hoặc là M1), efexrt là ln của tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu, và pt là ln giá trong nước. ∆ tượng trưng cho toán tử sai phân bậc một. Hay nói cách khác, 8 tôi lấy sai phân bậc một của tất cả các biến để đảm bảo sự ổn định của các biến. Thu thập các biến cho mô hình cơ bản dựa trên những cân nhắc sau. Đầu tiên, tôi sử dụng giá dầu và hố cách sản lượng trong mô hình VAR theo mô hình của McCarthy(2000) và Hahn(2003). Những cú sốc cung được xác định là lạm phát giá dầu. Giá dầu tính bằng đồng đôla được dùng cho phân tích của tôi vì vậy tôi có thể nghiên cứu ảnh hưởng của riêng sự thay đổi giá dầu tự nó, mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lớn trong tỷ giá song phương so với đồng đôla Mĩ. Để thể hiện tác động về phía cầu, tôi bao gồm output gap - được xây dựng bởi lọcHodricck-Prescott(HP) của chỉ số sản xuất công nghiệp. Thứ hai, tiền cơ sở được sử dụng để thể hiện ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lạm phát. Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng trở lại biến động tỷ giá, vì nó cũng ảnh hưởng đến tỷ giá và lạm phát trong nước nên yếu tố này được đưa vào mô hình. Cách tiếp cận VAR có thể cho chúng ta xác định cú sốc chính sách tiền tệ, điều này có thể chỉ ra rằng lạm phát trong nước được gây ra bởi chính sách quản lý bất cân xứng hay do việc sụt giảm tỷ giá nhanh. Thứ ba, tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng được dùng trong mô hình VAR của tôi. Mặc dù có nhiều nghiên cứu sử dụng tỷ giá song phương so với đồng đôla Mỹ, nhưng tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng là khái niệm đúng để dùng khi tổng hiệu quả của thay đổi tỷ giá được cố gắng đo lường ở quốc gia với các đối tác thương mại đa dạng. Ngoài ra, hầu hết các nước chấp nhận cố định đồng tiền theo USD tự nhiên, do đó mức tỷ giá song phương so với đôla Mĩ là một biến không phù hợp để dùng cho nghiên cứu này. Tôi cũng thiết lập ước lượng cho một mẫu con bắt đầu từ giai đoạn tháng 1/2005 đến 5/2011. Ước lượng mẫu con này có thể cho chúng ta nghiên cứu những thay đổi chính sách tỷ giá có tác động đến ảnh hưởng của pass-through lên Việt Nam hay không. Thứ tư, để đo lường lạm phát giá trong nước, mô hình này bao gồm CPI. Tôi cũng xem xét pass-through đến chỉ số giá nhập khẩu, theo nghiên cứu của McCarthy (2000), Hahn(2003) và Faruqee(2004). Để nghiên cứu phản ứng khác nhau với các cú sốc giữa những biến giá tương ứng, tôi cố gắng bao gồm chỉ số giá nhập khẩu thay vì CPI trong mô hình và so sánh kết quả giữa chúng. 9 Để khôi phục những cú sốc cấu trúc này, tôi dùng ma trận Ὠ của nghiên cứu Choleski, ma trận một biến – VAR giảm phần dư (ut), để tạo ra sự rối loạn cấu trúc (εt). Mối quan hệ giữa dạng giảm phần dư Var và sự rối loạn kết cấu có thể được viết như sau: Sau đó, dựa trên dữ liệu và những cú sốc đã phân tích, tôi sẽ tính hệ số passthrough cho Việt Nam theo công thức của Leigh và Rosi(2002), dựa trên phản ứng của giá nhập khẩu và Việt Nam trước cú sốc tỷ giá. PTt,t+j = Với Pt,j+j là phản ứng tích lũy của giá và Et,j+j là tích lũy trong tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng giữa tháng t và t+j Nội dung nghiên cứu  Phân tích các cú sốc Cú sốc giá dầu: Với cú sốc cung ( hình 4.1), ta nhận thấy rằng cú sốc giá dầu dẫn đến phản ứng cùng chiều trong M, EXPR, CPI và nghịch chiều đối với GAP. Cú sốc output gap: đã cho thấy phản ứng không đáng kể của giá dầu, tỷ giá hối đoái do cú sốc cầu (cụ thể là cú sốc output gap) và hầu như là không có ảnh hưởng đến cung tiền. Với phản ứng nghịch chiều dai dẳng của giá dầu và cung tiền, cũng như tỷ giá. Thay vào đó, nó lại thúc đẩy CPI giảm. Cú sốc cung tiền:có ảnh hưởng không đáng kể tới tới các yếu tố khác trong mô hình, và có ý nghĩa, mặc dù phản ứng của CPI có cao hơn. Đó là những phản ứng ngược chiều ngoại trừ giá dầu. 10 Cú sốc tỷ giá: Đối với cú sốc tỷ giá, có ảnh hưởng đối với giá dầu theo đồ thị hình sin, trong khi đó ảnh hưởng ngược chiều chút đối với output gap và cung tiền. Sau hai giai đoạn, thì cú sốc tỷ giá mới có ảnh hưởng đối với output gap một cách rõ rệt, được biểu hiện ngày càng tăng.  Cú sốc tỷ giá và các biến giá. Phần trước trình bày mức sốc tỷ giá được truyền qua các biến trong nước, đặc biệt là giá nội địa. Đầu tiên, tôi đo lường mô hình đường cơ bản bao gồm CPI và phân tích phản ứng. Những phản ứng được tích lũy (đường liền nét) được trình bày qua 77 quan sát. Tất cả cú sốc được chuẩn hóa 1%, ngược lại, trục tung trong hình trình bày phần trăm thay đổi tương ứng trong giá trong nước bởi cú sốc 1%. Đường đứt nét trong những biểu đồ thể hiện hai đường sai số chuẩn. Tổng kết lại, phản ứng của những biến nội địa do cú sốc tỷ giá mặc dù có ý nghĩa nhưng lại khá là nhỏ. Bài nghiên cứu này đề cập đến chỉ số giá nhập khẩu và CPI, phản ứng do những cú sốc tỷ giá có ý nghĩa cao cả chỉ số giá nhập khẩu, mức pass-through giá nhập khẩu cao hơn CPI. Thứ hai, tôi mở rộng mô hình đến sáu biến bao gồm hai biến giá khác nhau để nghiên cứu mở rộng sự truyền tải những cú sốc qua những giá này Tiếp theo, để củng cố kết quả, tôi dùng mô hình VAR sáu biến với vector Nhìn chung, cả hai mức giá đều có mối tương quan âm với những cú sốc tỷ giá. Xét mối tương quan giữa giá nhập khẩu và CPI, ta có thể thấy rằng những giai đoạn đầu giá nhập khẩu truyền tải đến CPI rất thấp và không đáng kể, nhưng những giai đoạn sau đó lại có sự tăng lên mạnh mẽ trong mối liên kết này 11  Robustness: giai đoạn mẫu khác và thiết lập VAR. Tôi phân tích mức tỷ giá pass-through của tỷ giá và những loại shock dùng mô hình baseline xt = (∆oilt, gapt, ∆mt, ∆efexrt, ∆pt )’với mẫu là từ 1/2005 đến 5/2011. Theo đó, tôi cố gắng thiết lập sự khác nhau giữa các biến trong mô hình VAR để kiểm tra robustness của bằng chứng thực nghiệm, cung cấp kết quả đạt được từ mô hình cơ bản với giai đoạn mẫu từ 1/2005 đến 5/2011.. Tiếp theo, tôi cung cấp hai thiết lập khác có vẻ đúng và hợp lý cho những biến nội sinh. Mô hình lựa chọn 1 là xt = (∆oilt, ∆mt, ∆efexrt, gapt, ∆pt)’ Kết quả “mô hình lựa chọn 2” chỉ thay đổi thiết lập của tỷ giá danh nghĩa hiệu quả và cung tiền xt =(∆ oilt , gapt, ∆efexrt, ∆mt , ∆pt)’. Tóm lại, tôi có thể xác nhận rằng sự khác nhau trong mức độ phản ứng của CPI do những cú sốc tỷ giá và chính sách tiền tệ hoàn toàn giống nhau nếu chúng ta sử dụng sự sắp xếp VAR khác nhau. 4.6 . Đo lường hệ số pass-through Dựa theo công thức nghiên cứu của Leigh và Rosi ta tính được hệ số pass-through đến giá nhập khẩu và CPI qua 24 giai đoạn. Kết quả bảng 4.1 cho thấy rõ hệ số passthrough của giá nhập khẩu lớn hơn rất nhiều so với hệ số pass-through đối với CPI. Cao nhất là sau 6 tháng đầu tiên, hai hệ số đó lần lượt là 0.447539; 0.174007 tức là sau cú sốc tỷ giá đã truyền tải đến giá nhập khẩu 44,75% hay 1% thay đổi tỷ giá làm giá nhập khẩu thay đổi 0.4475%., còn tỷ giá chỉ truyền đến CPI có 0.174%. Thế nhưng, những giai đoạn sau đó, hệ số này tiếp tục giảm, kết quả là trong giảng thời gian 1 năm hệ số pass-through đến giá nhập là 0.307346, đến CPI là 0.041005 So sánh kết quả này với hệ số pass-through của các nước trong khu vực thì cho thấy là hệ số này khá hợp lý, nhưng vẫn được xem là còn rất thấp so với các nước trên the giới. Tôi thực hiện so sánh một số yêu tố giữa Việt Nam với các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, India. Đầu tiên, tôi sẽ so sánh về biến động lạm phát CPI và tỷ giá ở các nước này. 12 Điều đầu tiên có thể nhận thấy dễ dàng là lạm phát CPI ở Việt Nam ngày càng tăng, và hiện nay là cao nhất trong số các nước. M2 của Việt Nam biến động rất mạnh, trong khi các quốc gia khác có biến động nhưng không đáng kể. Ngoài cung tiền ra ta phải xét đến sự thay đổi tỷ giá giai đoạn 1996-2010, tất cả các nước, có chiều hướng tăng giá trở lại, riêng Việt Nam thì vẫn tiếp tục giảm giá và biên độ giảm còn mạnh hơn. Đây là điểm khác biệt đối với chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay so với các nước GIá nhập khẩu của Malaysia tăng dẫn đến tỷ trọng nhập khẩu giảm, còn Việt Nam giá nhập khẩu tăng đi kèm với tỷ trọng nhập khẩu ngảy càng tăng, và đến giai đoạn 2007-2009 đứng thứ hai trong các nước Chỉ số KAOPEN của Việt Nam đang có xu hướng tăng, đồng nghĩa với việc mở cửa kinh tế ngày càng lớn, thu hút dòng vốn vào Tóm lại, sau khi tiến hành so sánh một số chỉ số giữa các nước ta nhận ra rằng Việt Nam đang là quốc gia ngày càng mở với các nước trên thế giới, Việt Nam còn là lạm phát cao, cung tiền biến đổi mạnh và có xu hướng tăng, đi kèm với việc phá gia đồng tiền. Đi kèm với kết quả hệ số pass-through ở Việt Nam đang thấp, tôi đã nhận thấy mối liên kết giữa trường hợp của Việt Nam và kết quả nghiên cứu về tỷ giá passthrough của McCarthy (2000) rằng: những quốc gia có tỷ giá và giá nhập khẩu biến động mạnh thì hệ số pass-through sẽ thấp. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của tỷ giá và các yếu tố vĩ mô đến giá nhập khẩu và CPI. Hơn nữa, còn đo lường được mức pass-through đến giá nhập khảu ở Việt Nam. Từ đó tối đưa ra một số giải pháp và hướng đi mới cho Việt Nam Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra được mối tương quan giữa tỷ giá passthrough của Việt Nam và mối liên kết với các nghiên cứu trước. Hướng phát triển của đề tàì Đề tài triển khai theo hướng tìm kiếm giải pháp quản lý lạm phát bằng việc 13 nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đến các chỉ số giá. Bài nghiên cứu này nghiên cứu cách xây dựng mô hình tính ảnh hưởng của tỷ giá đến lạm phát. Để giải thích rõ hơn cho những sự thay đổi này, chúng ta có thể bàn đến ảnh hưởng của lãi suất, sự cạnh tranh của nền kinh tế và tỷ lệ xuất nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến các giá nhập khẩu, PPI và CPI. Lãi suất cũng là một công cụ tiền tệ của ngân hàng nhà nước, sự đóng góp của lãi suất kết hợp với cung tiền lại càng trở thành công cụ mạnh mẽ hơn giúp chính phủ thực hiện chính sách giảm lạm phát. Đồng thời, tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu và tỷ lệ nhập khẩu cũng ảnh hưởng không kém tới ảnh hưởng của tỷ giá đến giá nhập khẩu. Tỷ lệ nhập khẩu cao, tỷ giá cố định, GDP ít biến động hơn thì sẽ tương quan như thế nào với phản ứng của giá nhập khẩu? Cao hơn hay thấp hơn? Đi kèm với sự cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Liệu những nhà nhập khẩu có sẵn sàng để điều chỉnh mức giá hay sẽ điều chỉnh lợi nhuận biên của mình trước sự biến động của tỷ giá? Đây là một số câu hỏi dành cho những nghiên cứu tiếp theo. Những phản ứng này có thể nghiên cứu bởi mô hình VAR. Bởi vì cái hay của phân tích VAR đáng mơ ước. Nghiên cứu cấu trúc nhiều hơn cho những nhân tố cung cầu đến CPI là cần thiết để phân biệt vai trò của tỷ giá và những nhân tố khác trong chuỗi lạm phát. Thứ hai, mẫu có thể mở rộng hơn, nếu có thể lấy được dữ liệu. 14 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục. Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từ chính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của mình. Tình hình lạm phát hiện nay đã lên tới mức báo động hai con số cách rất xa con số 7% mà Chính phủ đã đề ra, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép và đang trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế, làm suy vong nền kinh tế quốc gia, bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân. Nhiều biện pháp được đưa ra xoay quanh bộ ba bất khả thi giải quyết vấn đề này, trong đó yếu tố tỷ giá được nhấn mạnh và xem là mục tiêu chính. Lạm phát là chỉ số quan trọng phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô của một quốc gia, có tác động nhất định đối với khu vực tài chính tiền tệ. Việc xem xét các biến động trong tỷ giá có tác động mạnh đến giá nội địa hay không sẽ phần nào cho chúng ta một số gợi ý quan trọng về vai trò của tỷ giá trong hoạch định chính sách vĩ mô. Cụ thể hơn, những nghiên cứu xoáy sâu vào ảnh hưởng của tỷ giá đến giá nhập khẩu- hiệu ứng pass-through tỷ giá là thực sự cần thiết. Theo một số nhà phân tích kinh tế đã định nghĩa tỷ giá pass-through (ERPT) như sau:“Tỷ giá pass-through là phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu khi có 1% thay đổi trong tỷ giá”. Tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá nhập khẩu, hay cụ thể hơn là giá hàng hóa đầu vào nhập khẩu phục vụ cho sản xuất. Một số nghiên cứu trước đây đã định nghĩa rằng ERPT hoàn chỉnh là một sự dịch chuyển hoàn toàn sự thay đổi của tỷ giá đến giá nhập khẩu, trong khi một phần của ERPT không truyền hoàn toàn đến giá nhập khẩu. Nếu ERPT bằng 0 có nghĩa là tỷ giá không ảnh hưởng đến giá nhập khẩu. Nếu pass-through cao thì những thay đổi trong tỷ giá sẽ dẫn đến thay đổi giá cả tương đối của hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch, vì vậy cán cân mậu dịch sẽ điều chỉnh tương đối nhanh chóng. Ví dụ, nếu pass-through cao, hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn, sự chuyển đổi từ tiêu dùng hàng nhập khẩu sang hàng hóa trong nước sẽ xảy ra và cán cân bên ngoài sẽ được hiệu chỉnh trong vài tháng. Ngược lại, nếu mức pass-through thấp, tỷ giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cán cân mậu dịch. 15 Một khía cạnh quan trọng khác là sự tương tác giữa tỷ giá và giá cả trong nước bao gồm cả hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch. Giả sử một nước đang thâm hụt cán cân mậu dịch và tỷ giá hối đoái giảm, cơ chế này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, kết quả là cân bằng bên ngoài được cải thiện. Tuy nhiên, nếu giá cả trong nước phản ứng ngang bằng với sự sụt giảm tỷ giá danh nghĩa có nghĩa là pass-through không chỉ ảnh hưởng đến giá nhập khẩu mà còn đến CPI thì năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu do sụt giảm tỷ giá danh nghĩa sẽ bị triệt tiêu. Một sự liên kết đồng thời giảm giá hối đoái và lạm phát cao cho phép năng lực cạnh tranh xuất khẩu không đổi, trong khi đó các tập đoàn và định chế tài chính có những khoản nợ ngoại hối ròng trở thành gánh nặng vì những khoản nợ thực và nợ xấu lớn hơn.Vì thế, từ những quan điểm sử dụng sự thay đổi tỷ giá như một công cụ điều chỉnh cán cân mậu dịch (giảm thâm hụt và tạo mức thặng dự hợp lý), ta thấy tác động tốt của pass-through đến giá nhập khẩu và có thể lên giá bán buôn tạo áp lực chuyển đổi tiêu dùng, nhưng tác động của nó đến CPI làm tăng tất cả mức giá thì lại là một tác động xấu. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ giá không chỉ là một công cụ của chính sách tiền tệ mà còn là mục tiêu trung gian. Ngân hàng nhà nước sẽ công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng để các ngân hàng thương mại dựa vào đó tính mức tỷ giá giao dịch với khách hàng. Ngân hàng nhà nước cũng can thiệp và mua bán ngoại tệ để đạt mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thị trường mong muốn, khi đó tỷ giá đóng vai trò là mục tiêu. Bên cạnh đó, những năm vừa qua tình hình xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến, và những mặt hàng nhập khẩu của chúng ta là những trang thiết bị, máy móc, sản phẩm công nghiệp….chiếm giá trị rất lớn, nên bàn đến ảnh hưởng của tỷ giá đến giá cả nhập khẩu là một vấn đề cấp thiết. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, tôi đã chọn chuyên đề “Ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến các chỉ số giá của Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mục đích của bài nghiên cứu là dùng phân tích VAR để kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giá pass-through đến giá cả trong nước và từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách, tôi tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá trong giai đoạn 2005-2011 với 16 chuỗi số liệu theo tháng. Phần còn lại của bài nghiên cứu được tổ chức như sau. Phần 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới về lí thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm. Phần 3 đưa ra mô hình phân tích ảnh hưởng của pass-through và tập trung giải thích các biến trong mô hình. Kết quả của mô hình sẽ được trình bày ở phần 4. Cuối cùng, phần 5 kết luận, tóm lại kết quả nghiên cứu, nêu các đề xuất, hạn chế của chuyên đề và hướng nghiên cứu tiếp theo. 17 2. Tổng quan nghiên cứu trước đây Nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng đánh giá tác động của passthrough đến giá nhập khẩu với những dự đoán khác nhau. Nhưng nhìn chung, passthrough miêu tả tốt phản ứng của giá nhập khẩu trong ngắn hạn khi có chuyển dịch tỷ giá. Trong dài hạn, độ co giãn của pass-through gần bằng một và được xem là hoàn chỉnh ở nhiều quốc gia (Goldberg và Campa 2002). Cũng theo Goldberg và Campa(2002) nhận định, pass-through đến giá nhập khẩu thấp hơn ở những quốc gia có mức lạm phát trung bình và biến động tỷ giá thấp. Nhận định trên hỗ trợ nghiên cứu của Taylor(2000) cho rằng mức ERPT (exchange rate passthrough) là nhân tố ngoại sinh tác động đến chính sách tiền tệ và sự ổn định tiền tệ của một quốc gia. Chính sách tiền tệ của một quốc gia càng ổn định và lạm phát càng thấp thì độ mở rộng ERPT càng nhỏ. Luận điểm này cũng được xác nhận bởi Gagnon và Ihrig (2004) dùng dữ liệu vĩ mô ở những nước công nghiệp, Chaudri(2001), Frankel (2005) thu được kết quả tương tự. Tuy nhiên, một lượng lớn các bài nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. Sử dụng nguyên tắc định giá thị trường, Mann(1986) thảo luận về biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến pass-through, biến động này lớn sẽ làm cho các nhà nhập khẩu thận trọng hơn với việc thay đổi giá cả và sẵn sàng điều chỉnh lợi nhuận, do đó sẽ tác động làm giảm pass-through. Điều này cũng đã được chứng minh bởi thử nghiệm của Wei và Sparel (1995) và Engel và Rogers(1998). Như vậy pass-through ảnh hưởng ít hơn ở những nước có tỷ giá biến động nhiều hơn. Klau Marc( 2001) và McCarthy(2000) một lần nữa khẳng định tỷ giá danh nghĩa biến động mạnh tác động làm sụt giảm tỷ giá pass-through, ngược lại pass-through lớn hơn những nước có tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu ổn định hơn. Một số bài nghiên cứu giúp hợp lý hóa những nhân tố ảnh hưởng độ rộng ERPT đến giá nội địa đã làm rõ thêm tác động của tỷ giá pass-through trên nhiều khía cạnh cụ thể. Thứ nhất, về thời gian thay đổi tỷ giá, Meurers(2003) sử dụng phân tích Blanchard-Quad để xem xét sự thay đổi tỷ giá thường xuyên hay tạm thời ở Mỹ, Đức, Nhật.. đã tìm thấy rằng ERPT có xu hướng gần hoàn chỉnh trong dài hạn, phù hợp với những cú sốc tỷ giá. Ngược lại, nếu tỷ giá thay đổi tạm thời (giảm giá ở nước nhập khẩu), một nhà xuất khẩu có thể sẵn sàng cho phép sự cắt giảm tạm 18 thời trong lợi nhuận biên để duy trì thị phần (Froot 1989). Thứ hai, về phương hướng thay đổi của tỷ giá, các nghiên cứu đề nghị phản ứng của nhà xuất khẩu nên dựa trên tỷ giá tăng hay giảm. Một thị trường tiền tệ yếu là nguyên nhân dẫn đến nhà xuất khẩu giảm giá xuất khẩu và giá sản phẩm của quốc gia nhập khẩu cao hoặc ít biến động, điều này ám chỉ rằng ERPT thấp hơn. Tuy nhiên, khi đồng tiền của nhà xuất khẩu bị sụt giảm, giá xuất khẩu trở nên tương đối rẻ ở thị trường tiêu thụ. Điều này cho phép nhà xuất khẩu duy trì giá xuất khẩu của họ hoặc, trong một số trường hợp, giảm giá đồng tiền và mở rộng ảnh hưởng của việc giảm giá đồng tiền (như tăng thị phần), dẫn đến một ERPT cao hơn (Pollard và Coughlin 2003 và Madhavi 2002). Thứ ba, về quy mô của sự thay đổi tỉ giá. Khi thay đổi tỷ giá là nhỏ, những công ty thường sẵn sàng để hấp thụ nó và giữ giá trong nước không đổi vì chi phí liên quan đến sự thay đổi giá chỉ tạm thời. Ito và Sato(2006) dùng phân tích VAR phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá, chính sách tiền tệ, những cú sốc cầu (đại diện bởi output gap) và những cú sốc cung (đại diện bởi sự thay đổi giá dầu) trên tổng giá (CPI, PPI) và giá nhập khẩu cho giai đoạn tháng 1/1995-8/2004. Kết quả đã cho thấy pass-through ảnh hưởng đến các chỉ số giá với các mức khác nhau, cao nhất là giá nhập khẩu, tiếp theo là PPI, cuối cùng là CPI. Đồng thời, tỷ giá pass-through ảnh hưởng đến CPI, sự dẫn truyền từ PPI đến CPI và phản ứng với chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương cũng được đề cập đến. Không chỉ tỷ giá mà lạm phát cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng. Takhtamanova (2008) phân tích thực nghiệm sự sụt giảm tỷ giá pass-through đã chỉ ra rằng đường cong Phillips ở nền kinh tế mở khác với nền kinh tế đóng do tỷ giá thực ảnh hưởng đến một phần lạm phát. Ở nền kinh tế mới nổi, tỷ giá thực gây ra những biến động lạm phát và ảnh hưởng này được xác định bởi bốn nhân tố: mức tỷ giá pass-through đến giá của công ty (dựa vào độ nhạy cảm của cầu và chi phí), tỷ lệ nhập khẩu trong giá CPI, tỷ lệ công ty giá linh hoạt trong nền kinh tế và sự tín nhiệm của chính sách tiền tệ. Sự sụt giảm một phần tỷ giá thực là bởi sự sụt giảm của tỷ lệ công ty linh hoạt. Điều này phù hợp với kết luận của Taylor (1999) rằng sự 19 sụt pass-through hoặc sức mạnh giá là do môi trường lạm phát thấp và sự tăng lên trong tỷ giá pass-through thực có thể thúc đẩy giảm phát. Marc Klau lại bàn về pass-through có thay đổi theo thời gian. Sự biến thiên của lạm phát càng nhiều thì pass-through càng có xu hướng giảm nhiều. Một ảnh hưởng khác đến pass-through là sự cạnh tranh giữa những người xuất khẩu để giành thị phần trên thị trường. Như được thảo luận trong Froot và Klemperer(1989), tỷ giá pass-through có thể thấp hơn khi biến động tỷ giá danh nghĩa cao và nhà xuất khẩu cố gắng duy trì thị phần tại thị trường địa phương. Knetter (1993) lập luận làm rõ vấn đề, nếu những nhà xuất khẩu không đối mặt với nhiều sự cạnh tranh sau khi tăng giá, giá của nhà xuất khẩu có thể phản ứng ít hơn với sự biến động giá trị đồng tiền, sự thay đổi tỷ giá được truyền hết qua người mua. Nếu thị trường cuối cùng có tính cạnh tranh cao, những công ty có thể cố gắng bảo vệ thị phần của họ bằng cách tăng giá thấp hơn. Sự chấp nhận giá đơn vị hàng hóa trong nước thấp hơn dẫn đến mức ERPT thấp hơn. Quy mô đất nước có thể là nhân tố quan trọng khác ảnh hưởng đến độ nhạy cảm pass-through của các quốc gia, vấn đề này được xem xét đầu tiên bởi Dornbush (1987), tỷ giá pass-through có thể cao hơn nếu những nhà xuất khẩu lớn ở quốc gia lớn hơn so với những nhà cạnh tranh địa phương trước mắt. Theo McCarthy, ở nước lớn, ảnh hưởng của sự mất giá đồng tiền đến giá cả trong nước bị chống lại bởi sự suy giảm giá cả thế giới (vì nhu cầu thế giới giảm), pass-through sẽ thấp hơn. Ở nước nhỏ, mất giá tiền tệ sẽ không ảnh hưởng đến giá thế giới, do đó pass-through mạnh hơn. Ngoài ra Mann còn thảo luận về tổng cầu. Thay đổi tổng cầu kết hợp với biến động tỷ giá sẽ làm thay đổi lợi nhuận của nhà nhập khẩu trong một môi trường cạnh tranh không hoàn hảo, dẫn đến giảm ảnh hưởng của pass-through. Từ đó, ông chỉ ra rằng pass-through sẽ thấp hơn ở những quốc gia có tổng cầu biến động nhiều. McCarthy bổ sung pass-through lớn hơn ở những quốc gia nhập khẩu nhiều hơn nhu cầu trong nước. Goldberg và Campa(2002) đã nêu rằng pass-through ngắn hạn thấp hơn khi tăng trưởng cung tiền ít hơn. Cung tiền thấp hơn hoặc ổn định hơn giúp những 20 người sản xuất phải gánh chịu phần trăm nhỏ hơn của những cú sốc chi phí trong giá hàng hóa cuối cùng. Hơn nữa, sự thay đổi của pass-through đến giá nhập khẩu do thay đổi cơ cấu giao thương là mạnh mẽ hơn so với do chính sách vĩ mô. Cụ thể hơn, thay đổi pass-through đến tổng giá nhập khẩu có thể gây ra do thay đổi trong thành phần nhập khẩu của quốc gia. Nếu một quốc gia chuyển dịch cơ cấu giao dịch của nó từ các mặt hàng công nghiệp có độ nhạy cảm pass-through cao sang các mặt hàng có độ nhạy cảm pass-through thấp hơn thì tổng nhạy cảm pass-through nhập khẩu sẽ giảm. Ngược lại, một sự chuyển dịch sang sản phẩm pass-through cao hơn sẽ làm tăng mức nhạy cảm pass-through chung của tổng giá nhập khẩu. Devereux và Engel (2001) và Bacchetta và Wincoop (2001) xem xét mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và pass-through, hay đến sự lựa chọn đồng tiền thanh toán. Giá nhập khẩu bằng đồng tiền địa phương sẽ ổn định hơn ở những quốc gia có chính sách tiền tệ ổn định. Cũng như vậy, tỷ giá pass-through sẽ cao hơn ở những nước có chính sách tiền tệ biến động nhiều hơn. Các công ty kì vọng rằng sẽ có những cú sốc tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu ổn định thì họ có khả năng phản ứng với những thay đổi giá cả mà không phải điều chỉnh lợi nhuận. Cuối cùng, Marc Klau trong mối quan hệ giữa pass-through và tỷ lệ nhập khẩu, ông kết luận rằng sự tăng lên của tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng và độ mở cửa kinh tế sẽ làm sụt giảm tỷ giá pass-through. Tóm lại, dù có các quan điểm trái chiều trong các nghiên cứu trước đây nhưng đều khẳng định vai trò quan trọng của tỷ giá và lạm phát, bên cạnh đó các nhân tố cạnh tranh, quy mô quốc gia, tổng cầu, cung tiền, cơ cấu giao thương, tiền tệ thanh toán và mức độ mở cửa đều cho thấy những ảnh hưởng nhất định lên pass-through. Dựa trên những bài nghiên cứu này, tôi sử dụng các biến vừa nêu và phương pháp ước lượng để xem xét thực nghiệm các tác động ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan