Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân tại xã than...

Tài liệu ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân tại xã thanh thuỷ, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

.PDF
99
332
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN TẠI XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HUỆ PGS.TS. NGUYỄN VĂN TOÀN Lớp: K45 KTNN Khóa học: 2011- 2015 Huế, tháng 05 năm 2015 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn Sau thôøi gian thöïc taäp taïi Uyû ban nhaân daân xaõ Thanh Thuûy, toâi ñaõ hoaøn thaønh baøi thöïc taäp toát nghieäp cuûa mình vôùi ñeà taøi: “Aûnh höôûng cuûa thu hoài ñaát saûn xuaát noâng nghieäp ñeán sinh keá ngöôøi daân taïi xaõ Thanh Thuûy, huyeän Thanh Chöông, tænh Ngheä An”. Ñeå hoaøn thaønh khoaù luaän naøy, ngoaøi söï noã löïc, coá gaéng cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ taän tình vaø nhöõng lôøi ñoäng vieân chia seû cuûa raát nhieàu caù nhaân vaø taäp theå. Tröôùc tieân, toâi xin chaân thaønh caûm ôn söï dìu daét vaø daïy doã cuûa caùc giaûng vieân trong khoa Kinh teá vaø Phaùt trieån, caùc giaûng vieân trong tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá vaø caùc giaûng vieân cuûa Ñaïi hoïc Hueá. Ñaëc bieät, toâi xin chaân thaønh caûm ôn thaày giaùo PGS.TS. Nguyeãn Vaên Toaøn ñaõ nhieät tình höôùng daãn vaø giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp, nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh khoaù luaän naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn caùc baùc, caùc chuù, caùc anh, chò ôû Uyû ban nhaân daân xaõ Thanh Thuûy, huyeän Thanh Chöông, tænh Ngheä An ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi, cung caáp caùc thoâng tin, caùc soá lieäu. Cuoái cuøng, toâi xin caûm ôn gia ñình, baïn beø ñaõ ñoäng vieân, chia seû, hoã trôï toâi veà moïi maët ñeå toâi yeân taâm hoaøn thaønh baøi khoaù luaän naøy. Maëc duø coá gaéng, noã löïc nhöng do kieán thöùc vaø naêng löïc cuûa baûn thaân coøn coù haïn neân baøi laøm cuûa toâi khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Kính mong nhaän ñöôïc söï ñoùng goùp yù kieán cuûa thaày coâ vaø caùc baïn ñeå khoaù luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn. Moät laàn nöõa toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, thaùng 5 naêm 2015 Sinh vieân Nguyeãn Thò Hueä Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………..vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………….viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 3 3.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3 3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3 5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3 PHẦN II....................................................................................................................... 5 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 5 1.1. Đất đai và đặc điểm của đất đai ............................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm đất đai và đất sản xuất nông nghiệp ................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm của đất đai .......................................................................................... 5 1.2. Các chính sách đất đai đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp....................... 7 1.3. Vai trò của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp .................................................. 10 1.4. Sinh kế, khung sinh kế và khung sinh kế bền vững............................................... 13 1.4.1. Sinh kế................................................................................................................ 13 1.4.2. Khung sinh kế .................................................................................................... 13 1.4.3. Khung sinh kế bền vững .................................................................................... 13 SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn 1.4.4. Các thành phần của khung sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân ............................................................................................................................ 15 1.4.4.1. Các thành phần của khung sinh kế bền vững .................................................. 15 1.4.4.1.1. Hoàn cảnh dễ bị tổn thương......................................................................... 15 a. Vốn con người.......................................................................................................... 16 b. Vốn xã hội ................................................................................................................ 16 c. Nguồn vốn tự nhiên.................................................................................................. 17 d. Vốn vật chất ............................................................................................................. 17 e. Vốn tài chính ............................................................................................................ 18 1.4.4.1.3. Chính sách, thể chế và tiến trình.................................................................. 18 1.4.4.1.4. Chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế ......................................................... 19 a. Chiến lược sinh kế.................................................................................................... 19 b. Kết quả sinh kế......................................................................................................... 19 1.4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân ............................................... 19 a. Nhân tố bên ngoài .................................................................................................... 19 b. Nhân tố bên trong..................................................................................................... 20 1.4.5. Các mô hình sinh kế bền vững ........................................................................... 21 1.4.6. Nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân tại các khu tái định cư ............................................................................................................................ 22 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 24 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN XÃ THANH THUỶ, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .................................................................... 26 2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Thanh Thuỷ .................................................................... 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 26 2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 26 2.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 26 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu ............................................................................................. 26 2.1.1.4. Thuỷ văn .......................................................................................................... 27 2.1.2.1. Tình hình chung............................................................................................... 27 SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn 1. Thuận lợi, lợi thế ...................................................................................................... 29 2. Khó khăn, hạn chế .................................................................................................... 30 2.1.2.2. Tình hình dân số và nguồn lao động của xã Thanh Thuỷ ............................... 32 2.1.2.3.Tình hình sử dụng đất tại xã Thanh Thuỷ ........................................................ 33 2.2. Tác động của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân nông thôn........................... 37 2.2.1. Tình hình thu hồi đất để thực hiện các dự án tại xã Thanh Thuỷ ...................... 37 2.2.2. Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ................................................................. 38 2.2.2.1. Tình hình chung các hộ điều tra ...................................................................... 38 2.2.2.2. Sự thay đổi về sinh kế người dân khi bị thu hồi đất........................................ 40 a. Sự thay đổi nguồn vốn tự nhiên ............................................................................... 41 b. Thay đổi về nguồn vốn vật chất ............................................................................... 44 c. Thay đổi về nguồn vốn con người ........................................................................... 47 d. Thay đổi về nguồn vốn tài chính .............................................................................. 48 e. Thay đổi về nguồn vốn xã hội .................................................................................. 53 f. Đánh giá của người dân sau thu hồi đất .................................................................... 56 2.3. Đánh giá chung về tác động của thu hồi đất đến sự phát triển chung của xã Thanh Thuỷ.............................................................................................................................. 58 2.3.1. Tác động tích cực ............................................................................................... 58 2.3.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................... 59 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .................................................... 62 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................................ 62 3.2. Định hướng ............................................................................................................ 63 3.3. Giải pháp đảm bảo sinh kế người dân sau thu hồi đất ........................................... 64 3.3.1. Phát triển kinh tế trên địa bàn xã........................................................................ 64 3.3.2. Giải pháp cho các nguồn lực sinh kế của hộ ...................................................... 65 a. Giải pháp về nguồn lực tự nhiên .............................................................................. 65 b. Giải pháp về nguồn lực con người ........................................................................... 66 c. Giải pháp về nguồn lực tài chính ............................................................................. 67 d. Giải pháp về nguồn lực vật chất............................................................................... 68 SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn e. Giải pháp về nguồn lực xã hội ................................................................................. 68 3.3.3 Giải pháp cho các nhóm hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp........................ 69 a. Giải pháp cho nhóm hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi lớn......... 69 b. Giải pháp cho nhóm hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi ít............ 69 c. Giải pháp cho nhóm hộ nông dân không bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp........ 70 3.3.4.Giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất ..................................... 70 3.3.5.Sự tham gia của người dân vào quá trình thu hồi đất.......................................... 71 3.3.6.Giải pháp về định giá, bồi thường và hỗ trợ........................................................ 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 74 1. Kết luận .................................................................................................................. 74 2. Kiến nghị................................................................................................................ 75 2.1. Đối với Nhà nước................................................................................................... 75 2.2. Đối với các cấp chính quyền.................................................................................. 76 2.3. Đối với các hộ nông dân ...................................................................................... 76 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 78 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SXNN SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN Sản xuất nông nghiệp vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1:Sơ đồ khung sinh kế bền vững......................................................................... 14 Biểu đồ 1: Bình quân đất SXNN/lao động nông nghiệp trước và sau thu hồi ............ 43 Biểu đồ 2: Sự thay đổi nhà cửa của hộ gia đình sau khi thu hồi đất............................ 45 Biểu đồ 3: Bình quân giá trị tài sản của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất .......... 46 Biểu đồ 4: Thay đổi về tỷ lệ lao động trước và sau thu hồi đất ................................... 47 Biểu đồ 5: Tỷ lệ nguồn thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất............... 49 Biểu đồ 6: Tỷ lệ tự túc lương thực của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất............ 51 Biểu đồ7: Thu nhập bình quân/hộ của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất............. 53 Biểu đồ 8: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích....................... 55 SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của xã Thanh Thuỷ ........................................ 31 qua 3 năm 2011- 2013 .................................................................................................. 31 Bảng 2: Tình hình dân số và lao động tại xã Thanh Thuỷ năm 2011-2013 ................. 32 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất tại xã Thanh Thuỷ qua 3 năm 2011-2013................... 35 Bảng 4: Tình hình thu hồi đất tại xã Thanh Thuỷ giai đoạn 2007- 2014 ..................... 38 Bảng 5: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra sau thu hồi đất tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 40 Bảng 6: Tình hình đất đai các hộ điều tra..................................................................... 42 Bảng 7: Một số đánh giá của người dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ........... 56 SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để có một nền kinh tế phát triển, cần có sự phát triển đồng bộ từ các thành phần trong một nền kinh tế, việc phát triển ngành này sẽ là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành khác và các ngành này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, như phát triển công nghiệp sẽ hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên,việc phát triển công nghiệp cũng mang đến những tác động tới không chỉ các ngành kinh tế khác mà còn cả tới xã hội, điển hình có việc thu hồi đất phục vụ cho phát triển công nghiệp ở các vùng nông thôn. Nó ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống người dân nông thôn, không chỉ ở hiện tại mà cả về tương lai lâu dài. Ở tỉnh Nghệ An, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước thì sự phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ rất được ưu tiên phát triển, vì vậy, quá trình thu hồi đất cho phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng ngày một nhiều lên phần lớn diện tích này là đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp. Các quá trình này dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã có xu hướng giảm dần, nó cũng làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc gây xáo trộn cuộc sống của người dân, họ phải đổi mặt với nhiều khó khăn sau thu hồi đất. Các nguồn tài nguyên sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người dân chuyển thành nguồn vốn tài chính và nguồn vốn vật chất, rất ít nguồn vốn tài chính chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm nguồn vốn tạo nên sinh kế. Qua điều tra thực tế cho thấy, các hộ nông dân có nguồn thu nhập cao hơn sau thu hồi đất nhưng họ vẫn không yên tâm do nguồn thu nhập này không ổn định và khó đảm bảo sinh kế về lâu dài cho các hộ gia đình. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: -Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân nông thôn. -Đánh giá thực trạng sinh kế người dân sau thu hồi đất tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn -Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đồng thời phát huy những tác động tích cực, đảm bảo sinh kế cho người dân sau quá trình thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp. Với các phương pháp được sử dụng trong khoá luận: -Thu thập số liệu thứ cấp -Thu thập số liệu sơ cấp -Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi -Phương pháp thống kê mô tả Các kết quả đạt được của nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy rõ được tác động của thu hồi đất phục vụ cho xây dựng nhà máy chế biến và các công trình cơ sở hạ tầng đến sinh kế của người dân, thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng đển diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng đến các nguồn vốn trong ngũ giác sinh kế. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu có thể biết được những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình chuyển đổi ngành nghề. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng một sinh kế bền vững cho người nông dân sau thu hồi đất. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế, cũng như góp phần nâng cao đời sống của con người, đặc biệt là người dân các vùng nông thôn, nơi đặt các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến. Tính đến năm 2013, nước ta có 60,68 triệu dân sống ở nông thôn chiếm gần 68% dân số sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là sản xuất trong nông nghiệp. Vì thế việc đảm bảo sinh kế cho người dân nông thôn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao, là vấn đề cần được quan tâm trong phát triển nông thôn hiện nay. Ở nước ta những năm gần đây đất nông nghiệp bị thu hồi hằng năm khá lớn (73,3 nghìn ha mỗi năm- Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2007) do quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho xây dựng các nhà máy, theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai 2003, sau gần 7 năm thực hiện, tổng diện tích đất đã thu hồi là 728 nghìn ha (trong đó có 536 nghìn ha đất nông nghiệp) của 826.012 hộ gia đình, cá nhân. Quá trình phát triển các khu công nghiệp đã mang lại điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập ở các địa phương. Tuy nhiên cùng với đó là những tác động tiêu cực tới đời sống của đại bộ phận các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Sau khi thu hồi đất, có nhiều hộ gia đình đã có điều kiện để chuyển đổi sang các ngành nghề khác do được Nhà nước bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định đời sống, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm, khó khăn trong tạo lập sinh kế mới. Người dân nông thôn có trình độ còn hạn chế, lao động chân tay là chủ yếu, họ phải đối mặt với những khó khăn đó như thế nào để có cuộc sống mới bằng hoặc hơn khi chưa bị thu hồi đất vẫn còn là câu hỏi cần được trả lời. Vấn đề sinh kế cho người dân nông thôn sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thu hồi đất mà chưa có giải pháp phát triển bền vững dẫn đến tình trạng đời sống người dân trở nên khó khăn, không có đất sản xuất, phải di cư tự phát đến các đô thị làm thuê, làm bốc vác, khai thác khoáng sản hoặc đi xuất khẩu lao động… Như vậy, việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để hình thành các khu công SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn nghiệp, các nhà máy chế biến đã ảnh hưởng đến sinh kế người dân nông thôn dù nhiều hay ít. Thu hồi đất không chỉ là bài toán về phát triển kinh tế mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về xã hội, quản lý dân cư, sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo. Trên đây là lý do mà tôi lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cho đô thị hoá, và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong đó, đáng chú ý như: Đời sống và việc làm của người dân những vùng bị thu hồi đất, của hai tác giả Trung Chính và Trần Khâm, báo Nhân Dân các ngày 10, 11, 12 tháng 5/2005; Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề, tác giả MPhương, Báo điện tử Đản Cộng Sản Việt Nam, ngày 24/10/2008; Những bất cập trong thu hồi đất và một số kiến nghị, tác giả Nguyễn Phương Thảo, Trang thông tin điện tử Ban Nội Chính TW, ngày 12/08/2013; Một số tác động của chính sách đất đai đến phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, tác giả Phạm Việt Dũng, Tạp chí Cộng Sản, ngày 09/12/2013, nói về tác động của các chính sách đất đai đến phát triển nông nghiệp và những kiến nghị nhằm khắc phục các tác động tiêu cực; Mô hình tiêu biểu về tạo sinh kế cho người dân sau thu hồi đất, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ tài nguyên và môi trường, ngày 13/03/2014; Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, tác giả Hải Hằng, báo Thái Nguyên online ngày 09/01/2015; Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển Khu Kinh tế- Thương mại đặc biệt Lao Bảo, của hai tác giả Mai Văn Xuân và Hồ Văn Minh, tạp chí khoa học Đại học Huế số 54; Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, của hai tác giả Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh, tạp chí khoa học Đại Học Huế, số 62A. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đã có những cách tiếp cận khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp nêu lên những tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến người dân các vùng nông thôn và đưa ra các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của thu hồi đất. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn 3.Mục đích nghiên cứu 3.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng nhà máy tổ hợp tinh dầu dược liệu và thực phẩm chức năng công nghệ cao, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 3.2.Mục tiêu cụ thể -Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân nông thôn. -Đánh giá thực trạng sinh kế người dân sau thu hồi đất tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. -Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đồng thời phát huy những tác động tích cực, đảm bảo sinh kế cho người dân sau quá trình thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp. 4.Phương pháp nghiên cứu -Thu thập số liệu thứ cấp -Thu thập số liệu sơ cấp -Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi -Phương pháp thống kê mô tả 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, các nguồn lực sinh kế và sự thay đổi các nguồn lực này của các hộ gia đình có đất bị thu hồi để phục vụ cho phát triển công nghiệp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu thực tế tại xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn -Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình thu hồi đất tại xã Thanh Thuỷ năm 2014 và tác động của quá trình này đến sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất. -Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu, phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân tại xã Thanh Thuỷ, từ đó đề xuất những giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân trong xã. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Đất đai và đặc điểm của đất đai 1.1.1.Khái niệm đất đai và đất sản xuất nông nghiệp a.Khái niệm về đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất là vật thể thiên nhiên hình thành từ lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: Đá, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tất cả các loại đất được hình thành trên Trái Đất được hình thành sau quá trình biến đổi trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, sinh vật sống trên và trong lòng đất. Đất đai là lớp bề ngoài của Trái Đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống con người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng đất đai phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng”. b.Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Theo mục đích sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp là một bộ phận của đất nông nghiệp. Theo luật đất đai sửa đổi năm 2013, đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm và đất đồng cỏ dùng cho chăn thả. 1.1.2.Đặc điểm của đất đai Đất đai là sản phẩm của tự nhiên. -Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do các quá trình phong hoá, kiến tạo bề mặt trái đất tạo ra. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn -Đất đai có vị trí cố định, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác và từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác. -Ở mỗi vùng địa lý, mỗi quốc gia khác nhau thì có các dạng đất đai khác nhau, tính chất của đất cũng khác nhau. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. -Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ quốc gia. -Mỗi đất nước, vùng lãnh thổ đều cần có và phải có đất đai để tồn tại và phát triển. -Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hoá của con người. Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, nền tảng của các khu công nghiệp, an ninh quốc phòng. -Con người cũng giống các loài sinh vật, cần nơi để trú ngụ. -Thông qua lao động, con người thực hiện các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,... tạo ra các sản phẩm để nuôi sống chính họ. -Trong công nghiệp, đất đai không chỉ là nơi để xây dựng các nhà máy mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên. -Là nơi xây dựng các cơ quan, trụ sở. Đất đai là hàng hoá đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này đất được coi như là một hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt. thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường và biến động của những thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư. Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị sử dụng đất tăng lên theo thời gian. Các tư liệu sản xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay đổi về số lượng, thay thế những cái chưa hoàn thiện, chưa tốt bằng những cái khác tốt hơn. Nhưng đất đai thì không thể thay thế đất xấu bằng đất tốt hơn tại một địa điểm cố định được do đặc tính cố định vị trí của đất đai. Vì vậy con người chỉ có thể SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn dùng các biện pháp để cải tạo làm cho đất trở nên màu mỡ hơn. Nếu sử dụng đất đai hợp lý và có các biện pháp bảo vệ, cải tạo tốt sẽ tăng giá trị của đất và ngược lại đất sẽ xấu đi hay giảm giá trị. 1.2.Các chính sách đất đai đối với hộ gia đình sản xuất nông nghiệp Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp lý xác định chế độ, chính sách đối với đất nông nghiệp, trong đó nổi bật là Luật Đất đai ban hành năm 1993 (được liên tục sửa đổi vào các năm sau này, nhất là Luật Đất đai sửa đổi năm 2003), Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất (năm 1999), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (năm 2000, thay cho thuế nông nghiệp). Nội dung cơ bản của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện qua chế độ sở hữu đất nông nghiệp, chính sách giá đất của Nhà nước, chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, chính sách thuế đất nông nghiệp và chính sách bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp. a. Chế độ sở hữu đất nông nghiệp Chế độ sở hữu đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành hai quyền: quyền sở hữu và quyền sử dụng. Hai quyền ấy được phân cho hai chủ thể khác nhau là Nhà nước (đại diện cho chủ sở hữu toàn dân) và người sử dụng, chủ yếu là nông dân. Chế độ sở hữu đất đai đặc biệt của Việt Nam đã đưa đến một số hệ quả: - Ở Việt Nam đã hình thành hai thị trường đất đai: thị trường cấp I là thị trường giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất (với nhiều chế độ khác nhau, như giao đất có thu tiền, không thu tiền; giao đất có thời hạn khác nhau; cho thuê đất...); thị trường cấp II là thị trường giao dịch giữa những người sử dụng đất nông nghiệp với nhau. Thị trường cấp I được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về đối tượng được giao đất, giá giao đất, thời hạn giao đất và mục đích sử dụng đất. Thị trường cấp II là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước quy định, hoạt động tự phát, Nhà nước chỉ đứng ra cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho giao dịch và thu thuế. - Nhà nước vừa đóng vai trò cơ quan quản lý hành chính công đối với đất đai, vừa đóng vai trò chủ sở hữu đất, có quyền quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của nông dân, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và giao đất nông nghiệp đã được SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn chuyển mục đích sử dụng cho tổ chức và cá nhân không phải là nông dân, quy định giá thu hồi đất nông nghiệp. - Người nông dân ở vào vị thế yếu trong giao dịch đất nông nghiệp, họ không có quyền phản đối hay đòi hỏi mức tiền đền bù thoả đáng khi Nhà nước thu hồi đất. Thời gian giao đất cho nông dân ngắn, trong khi đó họ chỉ được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, mức sinh lợi của ngành nông nghiệp thấp làm cho giá trị chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thành tiền ít, không khuyến khích họ chuyền quyền sử dụng đất này cho người khác. b. Chính sách giá đất nông nghiệp Giá đất được xác định theo hai phương pháp: Theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác định giá đất được phân cấp rộng rãi cho chính quyền cấp tỉnh. Chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt và bám sát giá thị trường. Với việc chính thức công nhận giá đất thị trường và điều chỉnh giá nhà nước theo giá thị trường, Nhà nước Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận quyền sử dụng đất có giá cả, tồn tại thị trường quyền sử dụng đất và là một trong những cơ sở để Nhà nước xác định giá giao dịch đất giữa Nhà nước và người dân. Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định này trong thực tế rất khó khăn. Thứ nhất, do thị trường đất nông nghiệp hoạt động rất èo uột và chưa được tổ chức nên hầu như không thể thu thập được thông tin tin cậy về giá. Do không có thông tin giá thị trường thuyết phục nên các tổ chức định giá đất thường lấy giá quy định từ đầu năm của chính quyền cấp tỉnh. Đến lượt mình, giá đất này cũng được xác định một cách chủ quan nên chưa được người dân tin cậy. Trên thực tế, nhiều địa phương phải thỏa thuận với nông dân, nhưng người nông dân cũng không có thông tin, họ thường so bì với những người chây ì, nhận tiền sau (những người này thường nhận được giá cao hơn) hoặc so với giá đất đô thị chuyển nhượng tại các dự án khác ở địa phương để đòi giá cao. Cách làm này dẫn đến hai hệ lụy: một là, vô hình chung khuyến khích nông dân chây ì; hai là, người nông dân luôn ở trạng thái bất bình do nhận thức mình bị thiệt thòi. Thứ hai, do Nhà nước không ngăn chặn được đầu cơ trên thị trường đất đô thị, nên giá đất đô thị tăng lên quá cao khiến thông tin về giá này cũng không đáng tin cậy. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Văn Toàn Để khắc phục khó khăn, nhiều địa phương đã tiến hành các biện pháp nửa vời, dự án thuận lợi thì đền bù theo giá nhà nước, dự án khó khăn thì để nhà đầu tư phụ thêm tiền đền bù theo giá thỏa thuận với nông dân. Thậm chí, để giải phóng mặt bằng nhanh, nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả thêm tiền cho các hộ chây ì. Cách làm như vậy đã gây tác động không tốt cho các hộ đã di dời. c.Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất Khi tiến hành giao đất lần đầu cho hộ nông dân vào những năm đầu thập niên 90, thế kỷ XX, để giảm xung đột, Nhà nước đã giao đất cho hộ theo chế độ bình quân cả về diện tích lẫn hạng đất. Hệ quả là đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình nông dân rất manh mún. Để khuyến khích nông dân tập trung đất nông nghiệp phục vụ sản xuất quy mô lớn, Nhà nước sau đó có chính sách khuyến khích nông dân “dồn điền, đổi thửa”, chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau. Tuy nhiên, kết quả đạt được không mấy khả quan. Số thửa ruộng của một hộ có giảm đi, nhưng quy mô đất canh tác của một hộ nông dân tăng không đáng kể do các hộ nông dân không muốn nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác vì nhiều lý do. Chính sách này cũng chưa tạo đủ tiền đề để hình thành các trang trại lớn. Các chính sách khuyến khích sử dụng đất tập trung ở quy mô lớn, như hình thành các nông, lâm trường, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng tỏ ra không hiệu quả. Thậm chí các nông, lâm trường buộc phải giao đất cho hộ công nhân nông, lâm trường để họ canh tác theo phương thức gia đình. Mặc dù quá trình giao đất nông, lâm trường cho hộ nông, lâm trường viên có tạo được động lực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho việc quản lý đất công thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số trường hợp còn gây ra sự bất bình đẳng về quy mô đất được giao giữa gia đình nông, lâm trường viên và gia đình nông dân canh tác ở cùng một khu vực. d. Chính sách thu hồi và đền bù đất nông nghiệp Từ trước đến nay, Nhà nước tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị tập trung. Chính vì thế, chính sách thu hồi, đền bù đất nông nghiệp tác động lớn đến nông dân. SVTH: Nguyễn Thị Huệ- lớp K45 KTNN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan