Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh bình ...

Tài liệu Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh bình dương

.PDF
85
1
122

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần đều được xây dựng trên cơ sở của việc sử dụng đất, đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sản xuất và mọi hoạt động xã hội. Do đó, sử dụng đất đai có hiệu quả và đúng hướng cũng chính là một cơ sở vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh, trước đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 18%), đến năm 2013 cả nước có khoảng 726 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 63 thành phố trực thuộc tỉnh, 47 thị xã và 615 thị trấn. Tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) đạt khoảng 32%. Trong những năm qua, rất nhiều thị xã được nâng cấp lên thành phố, nhiều thị trấn nâng cấp thành thị xã và nhiều thành phố được mở rộng diện tích. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tạo những nét mới ở nông thôn. Bên cạnh những tích cực do quá trình ĐTH mang lại như tạo việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng năng suất lao động… thì ĐTH nhanh còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Do đó, vấn đề quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất trong phát triển nói chung, trong phát triển đô thị nói riêng có ý nghĩa chiến lược. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một cực quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sau gần 20 năm tái lập tỉnh, mặc dù trãi qua nhiều khó khăn, từ một tỉnh thuần nông đã trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống người dân được cải thiện. Với chủ trương “trải chiếu hoa mời gọi đầu tƣ, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”, Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người nhập cư gặt hái thành công, trở thành tỉnh thu hút lực lượng lao động nhập cư lớn so với cả nước, đặc biệt là vào các vùng đô thị, các vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung, do đó đã làm cho gia 1 tăng nhanh mức độ ĐTH, và hiện nay trở thành tỉnh có mức độ ĐTH cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Dân số đô thị tăng nhanh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất (CDCCSDĐ) của tỉnh. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) cần phải định hướng và đề ra các giải pháp về quy hoạch, phát triển đô thị; giải pháp quy hoạch, quản lý đất hiệu quả nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho quá trình phát triển KTXH của tỉnh. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan về cơ sở lý luận về ĐTH và CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương. - Phân tích ảnh hưởng của quá trình ĐTH ảnh hưởng đến CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương. - Trên cơ sở định hướng đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy vào quá trình quy hoạch, phát triển đô thị; quá trình quy hoạch, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bình Dương trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan về vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐTH và CCSDĐ, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng ĐTH và ảnh hưởng của ĐTH đến CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTH tỉnh Bình Dương. - Phân tích hiện trạng ĐTH Bình Dương giai đoạn 2000-2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bình Dương * Thời gian: Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu, tài liệu về quá trình ĐTH, CDCCSDĐ từ năm 2000 đến năm 2013. 2 * Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng ĐTH tỉnh Bình Dương và ảnh hưởng của ĐTH đến CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. 4. Các quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống Đô thị hóa và CDCCSDĐ là một bộ phận cấu thành của hệ thống KTXH. Sự thay đổi của quá trình ĐTH như dân số, cơ sở hạ tầng (CSHT) đi kèm… sẽ ảnh hưởng đến CCSDĐ, do đó dễ tác động đến hiệu quả kinh tế của địa phương, của vùng. Vì vậy, phải coi vấn đề ĐTH và CDCCSDĐ như là một hệ thống nằm trong hệ thống KTXH hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. 4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Việc nghiên cứu các vấn đề ĐTH và ảnh hưởng của nó đến CDCCSDĐ của tỉnh Bình Dương không thể tách rời trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì ĐTH và CDCCSDĐ của tỉnh là một bộ phận của quá trình ĐTH và CSCCSDĐ của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. 4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình ĐTH và ảnh hưởng của nó đến CDCCSDĐ trong quá khứ, hiện tại và tương lai tác động rất lớn đến quá trình phát triển KTXH của địa phương. Vì vậy nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của ĐTH đến CDCCSDĐ trong mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 4.4. Quan điểm phát triển bền vững Nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến CDCCSDĐ phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Quá trình ĐTH và CDCCSDĐ phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý đất đai, bảo vệ và tái tạo tài nguyên nhằm phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất; tránh gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, tiến tới công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin Các tài liệu, thông tin sử dụng trong đề tài được thu thập từ Niên giám Thống kê cả nước, Niên giám Thồng kê tỉnh Bình Dương, từ tư liệu trên cơ sở các sách, bài báo chuyên khảo đã được công bố, tài liệu của Bộ tài nguyên Môi trường… từ đó phân loại và hình thành hệ thống thư mục các tài liệu nghiên cứu để thấy được những đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng của quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số các tài liệu từ bài viết trên tạp chí, và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến các vấn đề của đề tài. Riêng phần số liệu, thông tin về đất đai, đề tài trực tiếp sử dụng các số liệu thống kê của Chi Cục Quản lý Đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương). Nguồn dữ liệu sử dụng là thống kê đất đai các năm 2000, 2005, 2010, 2013. Ngoài ra, phần dự báo về xu hướng ĐTH và CDCCSDĐ, đề tài đã căn cứ vào những kế hoạch, quy hoạch, định hướng của Tỉnh, một số các địa phương và của cả nước nhằm đưa ra những số liệu dự báo và đề xuất. 5.2. Phương pháp xã hội học lịch sử Được sử dụng trong nghiên cứu quá trình hình thành, vận động và phát triển của Bình Dương từ trước tới nay, đặt nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Phương pháp logic được thể hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu, chi phối đến lựa chọn nội dung, kết cấu tổng quan cũng như xử lý từng vấn đề cụ thể của đối tượng nghiên cứu để rút ra bản chất, hiện tượng và các quy luật hình thành và phát triển của ĐTH. 5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin Phương pháp phân tích, tổng hợp từ các tài liệu thu thập được lấy từ các nguồn số liệu thống kê của các cơ quan ban ngành liên quan, các tạp chí, sách, báo, trang web chuyên ngành… tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa ĐTH với CDCCSDĐ, từ đó đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đối với CDCCSDĐ. 4 5.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp bản đồ, biểu đồ nhằm chứng minh làm sáng tỏ ảnh hưởng của ĐTH đối với CDCCSDĐ, ngoài các số liệu tương đối và tuyệt đối để chứng minh, tác giả còn cụ thể hóa bằng các biểu đồ, bản đồ phù hợp. Bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý, việc sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Một số bản đồ trong đề tài được sử dụng phần mềm Mapinfo 7.5 dựa trên các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài sẽ còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, hệ thống – cấu trúc và các phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt giáo dục đào tạo: - Là tư liệu sử dụng cho giảng viên, sinh viên: ngành Sư phạm Địa lý, ngành Môi trường, ngành Quản lý đất đai, ngành Đô thị học. - Tài liệu phục vụ nghiên cứu địa lý địa phương tỉnh Bình Dương. 6.2. Về mặt kinh tế - xã hội: Cung cấp các thông tin cơ bản về hiện trạng đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về thực trạng và những yếu tố tác động của ĐTH đến vấn đề sử dụng đất tỉnh Bình Dương. Giúp các nhà hoạch định chính sách về quy hoạch đô thị, quản lý đất đai có thêm tài liệu tham khảo về thực trạng ĐTH và CDCCSDĐ hiện nay, qua đó có hướng phát triển hài hòa và bền vững. 7. Lịch sử nghiên cứu Ngoài nước: Việc nghiên đô thị hóa đã được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, có nhiều nhà nghiên cứu về ĐTH như các tác giả người Nga như: O.N.Yanitski , Pivovarov đã nghiên cứu về đô thị hoá và những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản. Tác giả H.S.Geyer and T.M.Kontuly nghiên cứu về sự khác biệt ĐTH các vùng, Tác giả người Mỹ Phlip F. 5 Kelly nghiên cứu về ĐTH và chính sách đất đai của vùng Manila. Tác giả Preston, Samuel nghiên cứu sự phát triển đô thị ở các quốc gia đang phát triển… Trong nước: Đô thị hóa và CCSDĐ là vần đề quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay. Trong những năm gần đây, công việc này đã thu hút nhiều công sức của các nhà địa lý, các chuyên gia đô thị học, các chuyên gia quản lý đất đất, các chuyên gia kinh tế cũng như các Bộ, Ngành. Cuốn sách “Địa lý đô thị” của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ đề cập đến một số vấn đề như cơ sở lí luận chung về đô thị; đô thị hóa. Những ảnh hưởng của ĐTH đối với kinh tế, xã hội và môi trường; quá trình phát triển của đô thị Việt Nam và các dự báo về ĐTH. Cuốn sách “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị” của tác giả Nguyễn Thế Bá đề cập về ĐTH; quá trình hình thành và phát triển các đô thị trên thế giới và Việt Nam; những xu thế và quan điểm về quy hoạch và phát triển đô thị. Cuốn sách “Quản lý phát triển đô thị ý tƣởng và trải nghiệm” của tác giả Võ Kim Cương đề cập về quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị. Ngoài ra còn rất nhiều các tài liệu khác nghiên cứu về đô thị hóa. Công trình nghiên cứu của tác giả nhóm Nguyễn Phương Anh với công trình “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2006-2010”. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sửu “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: trƣờng hợp một làng ven đô Hà Nội”. …………. Ở Bình Dương: Liên quan đến vấn đề nghiên cứu có một số công trình sau: Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Nhật Thư (2009), “Biến động dân cƣ tỉnh Bình Dƣơng trong quá trình đô thị hóa từ năm 1997 đến năm 2009”, Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Tác giả đề cập đến sự biến động dân cư trong quá tình ĐTH, tác giả không đi sâu vào quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương. Nội dung 6 của công trình tác giả không đề cập đến bất cứ vấn đề gì liên quan đến đất đai tỉnh Bình Dương. Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hiển (2009), “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng”, Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Tác giả đề cập đến dân số ảnh hưởng đến đến các yếu tố như dân số đô thị, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng dân số, nghề nghiệp… nhưng tác giả không đề cập đến vấn đề đất đai. Vấn đề đô thị hóa tác giả chỉ đề cập sơ qua. Ngoài các công trình của các tác giả trên, còn có nhiều bài viết liên quan đăng trên các tạp chí hoặc các báo cáo hội thảo khoa học. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập ít nhiều đến vấn đề đô thị hóa, tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập cụ thể, sâu sắc về mối quan hệ giữa ĐTH và CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương. Trong thời gian gần đây tại tỉnh Bình Dương đã tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm khoa học liên quan đến vấn đề ĐTH của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, cụ thể: Hội thảo khoa học ngày 25/11/2014 với chủ đề “20 năm đô thị hóa Nam bộ - Lý luận và thực tiễn” do Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM) phối hợp với Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (trường Đại học Thủ Dầu Một) phối hợp tổ chức, hội thảo đề cập những thành tựu trong 20 năm ĐTH Nam Bộ và những định hướng phát triển đô thị, thay đổi các vấn đề lý luận từ các bài học thực tiễn của quá trình ĐTH, hội thảo hy vọng xây dựng được mạng lưới nghiên cứu đô thị và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giúp cho Bình Dương cũng như các đô thị của các tỉnh thành khác phát triển, tiến đến một tương lai bền vững. Tọa đàm khoa học “ Chiến lƣợc đô thị hóa gắn liền với phát triển bền vững” diễn ra ngày 24/6/2015 do Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, thảo luận các vấn đề về thực trạng, định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị tỉnh Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội thảo “Công nghiệp hóa - đô thị hóa qua thực tiễn ở Bình Dƣơng” ngày 11/3/2015 do Hội đồng lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức. Nội dung của hội thảo đề cập đến những thành tựu kinh tế, xã hội mà 7 Bình Dương đạt được gần 20 năm, trong đó nhấn mạnh công nghiệp hóa chính là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy đô thị phát triển và ngược lại. Trong tương lai cần có những giải pháp quy hoạch đô thị theo xu hướng hiện đại, bắt nhịp với xu hướng của thế giới để đến năm 2020 Bình Dương trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Ngoài các công trình của các tác giả trên, còn có nhiều bài viết liên quan đăng trên các tạp chí hoặc các báo cáo hội thảo khoa học. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập ít nhiều đến vấn đề ĐTH, tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập cụ thể, sâu sắc về mối quan hệ giữa đô thị hóa và vấn đề cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương, do đó đề tài này được xem là công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề này. 8. Phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng Lưu trữ tại thư viện Trường, làm tư liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi dạy và nghiên cứu địa lý địa phương, địa lý đô thị, quản lý đất đai, quản lý và quy hoạch đô thị. Tư liệu tham khảo cho các Sở, Ban, Ngành… liên quan đến vấn đề quy hoạch, xây dựng quản lý đô thị và đất đai. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất (từ trang 9 đến trang 30). Chương 2: Ảnh hưởng của ĐTH đến CDCCSDĐ tỉnh Bình Dương (từ trang 31 đến trng 58). Chương 3: Định hướng và đề xuất các giải pháp về đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bình Dương (từ trang 59 đến trang 76). 8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Tổng quan về đô thị hóa Đô thị hóa là hiện tượng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, không gian môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật (KHKT), tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới, thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội… [6]. Bắt đầu từ thế kỷ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển sang hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu Á có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình ĐTH trở thành một xu hướng nổi bậc của các quốc gia đang phát triển vào thập kỷ 50, 60. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, cũng không nằm ngoài xu thế đó. - Theo nghĩa rộng: ĐTH được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện kinh tế và xã hội, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng. - Theo nghĩa hẹp: ĐTH là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng trưởng dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố, sự xuất hiện các thành phố mới… - Quá trình ĐTH mang tính phức tạp, địa phương, địa điểm, bối cảnh… ĐTH và phát triển có mối quan hệ biện chứng rõ rệt. ĐTH mang tính quy luật tất yếu, là động lực phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và phát triển kinh tế. Ngược lại, ĐTH cũng chính là hệ quả của sự phát triển, bản thân nó lại tạo ra sức ép cho phát triển trên mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 9 - ĐTH làm thay đổi sự phân bố dân cư, từ dạng phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng tập trung ở các đô thị, gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp do đó tỉ lệ lao động phi nông nghiệp và vai trò của các ngành dịch vụ tăng lên. - Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng KHKT, tỉ lệ dân cư sống trong các đô thị ngày càng tăng lên. Nhịp độ ĐTH cũng diễn ra nhanh chóng: dân nhập cư tăng nhanh, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển và ảnh hưởng đến CDCCSDĐ. - ĐTH không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con người đối với thiên nhiên, đồng thời làm thay đổi lối sống, cách thức sinh hoạt của con người trong đô thị. 1.1.1. Phân loại đô thị Theo quyết định số 42/2009/ NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ nước ta về việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị được chia thành đô thị loại 6 loại: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. Các đô thị phân loại dựa trên sự khác biệt về chức năng kinh tế, qui mô dân số, mật độ dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị. Trong đó, các chỉ tiêu về dân số là cơ sở chủ yếu để phân loại đô thị. Phân theo chức năng Đô thị loại đặc biệt Là đô thị có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ. Đô thị loại I 10 Là đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch dịch vụ, trung tâm sản xuất công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước. Dân số đô thị có trên 1 triệu người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số lao động của thành phố. Mật độ dân cư bình quân trên 15.000 người/km2. Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng xây dựng đồng bộ. Đô thị loại II Là đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ. Dân số có từ 35 vạn đến dưới 1 triệu, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 90% trong tổng số lao động. Mật độ dân cư bình quân trên 12.000 người/km2, sản xuất hàng hóa phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến đến đồng bộ. Đô thị loại III Là đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp tập trung, dịch vụ - du lịch, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ. Dân số từ 10 vạn đến 35 vạn. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 80% trong tổng lao động. Mật độ dân cư trung bình trên 10.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt. Đô thị loại IV Là đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh. Dân cư có từ 3 vạn đến 10 vạn (miền núi có thể thấp hơn). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 70% trong tổng số lao động. Mật độ dân cư trên 8.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn). Các đô thị này 11 đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng. Đô thị loại V Là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp… có vai trò thúc đẩy sự phát triển của huyện hay một vùng trong huyện. Bước đầu xây dựng được một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật. Dân số từ 4.000 đến 30.000 người (miền núi có thể thấp hơn). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 60%. Mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn), đang bắt đầu xây dựng một số công trình công cộng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phân theo cấp quản lý Phân cấp quản lý đô thị về mặt hành chính Nhà nước được cụ thể hoá như sau: - Thành phố trực thuộc Trung ương tương đương cấp tỉnh phải là đô thị loại 1 hoặc loại 2 và chủ yếu do Trung ương quản lý. - Các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã tương đương với cấp huyện đa số thuộc đô thị loại 3 và loại 4, một số ít có thể thuộc loại 5 và do tỉnh quản lý. 1.1.2. Các chỉ tiêu xác định mức độ đô thị hóa 1.1.2.1. Tỉ lệ dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị là chỉ tiêu cơ bản xác định mức độ ĐTH. Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh càng phản ánh mức độ ĐTH hiệu quả. ĐTH tạo lực hút dân cư từ các khu vực khác đến, đặc biệt là từ khu vực nông thôn tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiêp, thúc đẩy – nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất. Tỉ lệ dân thành thị được tính bằng công thức: Trong đó: U: tỉ lệ dân thành thị (%) Pu: số dân đô thị (người) Pt: tổng số dân (người) 12 U  Pu Pt Tỉ lệ dân số đô thị nước ta liên tục tăng từ 24,2% năm 2000 tăng lên 32,2% năm 2013. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình chung của thế giới (52% năm 2013). Bảng 1.1. Tỉ lệ dân số đô thị nƣớc ta Năm Tỉ lệ dân số đô thị nƣớc ta (%) 2000 24,2 2005 26,9 2010 30,5 2013 32,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả) Tuy nhiên, tỉ lệ dân đô thị chưa phản ánh đúng mức độ ĐTH cũng như hiệu quả của quá trình ĐTH. Một số quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhưng mức độ ĐTH rất cao như Mêhicô 77%, Tây Sahara 82%, Chilê 87%, Áchentina 91%... Sự gia tăng dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia này gây áp lực rất lớn đến vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2.2. Tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp gia tăng là một trong những chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ ĐTH. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng do công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, còn tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng tăng chứng tỏ mức độ ĐTH diễn ra ngày càng nhanh. Năm 2000, nước ta tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là 32%, năm 2013 tỉ lệ này tăng lên 53,2% [33]. 1.1.2.3. Mật độ dân số tập trung cao ở các đô thị lớn Mật độ dân số của đô thị phản ánh tốc độ phát triển của đô thị. Những đô thị có mật độ dân số đô thị cao phản ánh tốc độ ĐTH ở khu vực đó diễn ra mạnh mẽ. Mật độ dân số đô thị được tính bằng công thức: 13 M  Pu S Trong đó: M: mật độ dân số đô thị (người/km2) Pu: dân số đô thị (người) S: diện tích đô thị (km2) Mật độ dân số đô thị trung bình của nước ta năm 2013 là 271 người/km2, của thành phố Hồ Chí Minh là 3731 người/km2, của thủ đô Hà Nội là 2087 người/km2. Điều này chứng tỏ ĐTH hóa ở hai thành phố lớn của nước ta hiệu quả hơn so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, mật độ dân số đô thị chưa phản ánh đầy đủ trình độ ĐTH của một nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. 1.1.2.4. Nhịp độ đô thị hóa Nhịp độ ĐTH được tính bằng công thức: T Trong đó:  T: nhịp độ ĐTH U 2 U1 t U2: tỉ lệ dân số đô thị năm sau (%) U1: tỉ lệ dân số đô thị năm trước (%) t: khoảng cách giữa năm sau và năm trước Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số đô thị Đông Nam Bộ và cả nƣớc (đơn vị: nghìn ngƣời) Năm 2000 2005 2010 2013 Đông Nam Bộ 55,7 55,9 57,2 64,5 Cả nước 24,2 26,9 30,5 32,2 (Nguồn: Niên giám Thống kê và tính toán của tác giả) Từ công thức trên ta tính được nhịp độ ĐTH nước ta từ năm 2000 đến năm 2013 là 0,62; nhịp độ ĐTH vùng Đông Nam Bộ là 0,68, cao hơn so với cả nước. Nhịp độ ĐTH còn được biểu hiện qua tốc độ tăng dân số đô thị. Dân số đô thị nước ta tăng từ 18725,4 nghìn người năm 2000 tăng lên 28875 nghìn người năm 2013. Tốc độ tăng dân số đô thị tăng 154,2% so với năm 2000. 14 Bảng 1.3. Tốc độ tăng dân số đô thị nƣớc ta Năm Tốc độ tăng dân số đô thị (%) 2000 100,0 2005 118,6 2010 141,6 2013 154,2 (Nguồn: tính toán của tác giả từ NGTK, Tổng cục Thống kê) Nhịp độ ĐTH ảnh hưởng nhiều đến quá trình CDCCSDĐ: diện tích đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng lên. ĐTH có thể phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ của ĐTH. ĐTH nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quá trình phát triển kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đường lối chủ trương chính sách của từng quốc gia... Tốc độ ĐTH có 3 mức độ: nhanh, vừa và chậm. Trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời, ĐTH diễn ra với tốc độ chậm mất hàng trăm năm, thậm chí mấy trăm năm để chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp và thị trường tư bản chủ nghĩa. Hiện nay ĐTH diễn ra với tốc độ vừa và nhanh, nguyên nhân do sức ép toàn cầu và hội nhập nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển kinh của các nước đang phát triển. 1.2 . Một số biểu hiện quá trình đô thị hóa 1.2.1. Dân số ngày càng tập trung đông ở các đô thị lớn Dân cư thế giới ngày càng tập trung đông vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và cực lớn làm cho số lượng đô thị trên thế giới tăng lên ngày càng mạnh mẽ. Đầu thế kỉ XX, toàn thế giới có 13 đô thị có số dân hơn 1 triệu dân, đến năm 1990 tăng lên 275 đô thị, năm 2013 đã có 498 đô thị với quy mô hơn 1 triệu dân [46]. Đầu thế kỉ XX, trên thế giới không có đô thị nào có dân số trên 10 triệu dân. Năm 1999, thành phố New York là khu đô thị duy nhất có dân số hơn 10 triệu dân. Năm 2013 số đô thị có dân số từ 10 - 15 triệu dân tăng lên 14 đô thị [46]. 15 Bảng 1.4. Số lƣợng đô thị trên 10 triệu dân năm 2013 Stt Thành phố Quốc gia 1 Tokyo Nhật Bản Số dân ( triệu ngƣời) 37,843 2 Jakarta Inđônesia 30,539 3 Manila Philipin 24,123 4 Dehli Ấn Độ 23,998 5 Karachi Pakistan 23,500 6 Seoul Hà Quốc 23,480 7 Thượng Hải Trung Quốc 23,416 8 Bắc Kinh Trung Quốc 21,009 9 New York Hoa Kỳ 20,630 10 Quảng Châu Trung Quốc 20,597 11 Sao Paulo Brazil 20,365 12 Mexico city Mexico 20,063 13 Mumbai Ấn Độ 17,712 14 Osaka Nhật Bản 17,444 15 Lagos Nigiêria 17,060 16 Moscow Nga 16,170 17 Dhaka Bănglađét 15,669 18 Cairô Ai Cập 15,071 19 Los Angeles Hoa Kỳ 15,058 20 Bangkok Thái Lan 14,998 21 Kolkata India 14,667 22 Buenos Aires Argentina 14,122 23 Tehran Iran 13,532 24 Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ 13,287 25 Shenzhen Trung Quốc 12,084 26 Rio de Janeiro Brazil 11,727 27 Kinshasa CH Cônggô 11,587 28 Tinanjin Trung Quốc 10,920 16 29 Paris Pháp 10,858 30 Lima Peru 10,750 31 Chengdu Trung Quốc 10,376 32 London Anh 10,236 33 Nagoya Nhật Bản 10,177 (Nguồn: http://en.wikipedia.org) Số siêu đô thị trên 15 triệu dân là 19 đô thị, trong đó có 12 đô thị thuộc các nhóm nước đang phát triển (Mumbai-Ấn Độ, Sao Paolo-Brazin, ManilaPhilipin, Thượng Hải - Trung Quốc, Calcutta - Ấn Độ, Karadi - Pakistan, Jakata - Inđônêsia, Cairô - Ai Cập, Mêxicô - Mêhicô, Lagos - Nigiêria, Dhaka - Bănglađét, New Deli - Ấn Độ). Sự gia tăng dân số đô thị tại các thành phố lớn và cực lớn là một đặc điểm nổi bật của quá trình ĐTH hiện nay. Cùng với sự phát triển của đô thị hóa là sự di dân của dân số từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông thôn chiếm chủ yếu. Ở các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số nông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống. Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đối với các nước đang phát triển có tỷ lệ gia tăng dân số đô thị là do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên cao. Đối với các nước phát triển có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, người dân được sử dụng các dịch vụ tốt nhất thì dân số chủ yếu là dân số đô thị. Bảng 1.5. Tỷ lệ dân số đô thị các nhóm nƣớc trên thế giới (đơn vị: %) Năm 1950 1970 1990 2000 2013 Thế giới 29,7 36,7 43,7 47,4 52,0 Nhóm nước phát triển 55,0 66,7 73,7 76,1 79,9 Nhóm nước đang phát triển 17,8 25,1 34,7 40,5 43,7 Nhóm nước kém phát triển 7,1 12,7 20,1 25,4 27,6 (Nguồn: World Urbanization prospect 1996, 2001, 2013) 17 Từ năm 1950 đến 2013 tỷ lệ đô thị toàn thế giới tăng từ 29,7% lên 52% (tăng 1,75 lần), khu vực các nước đang phát triển tăng từ 17,8% lên 43,7% (tăng 2,46 lần), khu vực các nước kém phát triển tăng từ 7,1% lên 27,6% (tăng 3,89 lần), khu vực các nước phát triển tăng từ 55% lên 79,9% (tăng 1,45 lần). Rõ ràng mức độ gia tăng dân số đô thị diễn ra nhanh nhất ở các khu vực các nước đang và kém phát triển trên thế giới. Bảng 1.6. Mức độ đô thị hóa của một số quốc gia trên thế giới năm 2013 STT Tên nƣớc Tỷ lệ dân số đô thị (%) 1 Việt Nam 32 2 Thái Lan 46 3 Xingapo 100 4 Nhật Bản 91 5 Ai Cập 43 6 Xômali 38 7 Hoa Kỳ 81 8 Thụy Sĩ 74 9 Ôtrâylia 82 10 Niu - Di –lân 86 (Nguồn: Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê) Xét về mức độ ĐTH một vài quốc gia thuộc các nhóm nước trên để thấy rõ hơn: nhóm nước có nền kinh tế phát triển thường có tỷ lệ dân số thành thị cao (thường tập trung trên 70% dân số cả nước) như Hoa Kỳ, Nhật Bản các nước châu Âu…, ngược lại các quốc gia đang phát triển thường có tỷ lệ dân số thành thị thấp (thường dưới 50% dân số cả nước) như Việt Nam, Thái Lan, Ai Cập, Xômali. Sự gia tăng dân số đô thị ở các nước đang phát triển chưa phản ánh đúng tốc độ CNH như các nước phát triển. Quá trình di cư từ nông thôn lên thành thị ở các nước phát triển là không đáng kể, sự gia tăng dân số đô thị chủ yếu là tăng tự nhiên và nhập cư quốc tế. Còn ở các nước đang phát triển là do sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, dân cư nông thôn di cư về thành thị để kiếm việc làm, tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. 18 1.2.2. Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh Đô thị trên thế giới gia tăng nhanh cả về số lượng đô thị, dân số đô thị và tỷ lệ thị dân. Các nước phát triển có tỷ lệ dân số thành thị cao như Hoa Kỳ 81%, Canada 80%, Anh 80%, Bỉ 99%, Pháp 78%, Nhật Bản 86%..., một số các nước NICs có tỷ lệ dân số thành thị cao như Đài Loan 78%, Singapo 100%, Mônacô 100%, Hàn Quốc, Mêhicô 77% …Ngược lại, các nước đang phát triển và kém phát triển có tỷ lệ dân thành thị thấp như Việt Nam 31%, Lào 27%, Trung Quốc 51%, Ấn Độ 31%... Mức độ ĐTH của Việt Nam thấp hơn mức trung bình chung của thế giới, thậm chí còn thấp hơn cả mức của các nhóm nước đang - kém phát triển. Năm 2013, tỷ lệ dân đô thị của thế giới là 52%, các nước đang - kém phát triển là 35,7%, trong khi đó Việt Nam là 32%. Theo dự báo của The United Nations Population Fund (UNFPA), dân số đô thị thế giới sẽ tăng lên 60% vào năm 2030 (khoảng 4,9 tỉ người). 1.2.3. Ranh giới hành chính đô thị không ngừng mở rộng Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang ngày càng phát triển. Tính đến năm 2013, cả nước có 770 điểm cư dân đô thị, tăng 11% so với năm 2007 (năm 2007 nước ta có 700 điểm dân cư đô thị). Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn. Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đặc biệt ở khu vực nông thôn – kết cấu hạ tầng xưa nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể, các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động thêm quá trình CNH ở nông thôn. Làng sóng ĐTH cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Đô thị hóa gắn với CNH - HĐH đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Phát triển công nghiệp góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng HĐH, và kéo theo sự phát triển của các khu đô thị 19 mới. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ được nâng cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của công nghiệp đồng thời tạo cho đô thị phát triển. Các KCN được quy hoạch gắn liền với các khu đô thị mới để đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ phụ trợ xung quanh KCN, nhà ở cho công nhân viên, tận dụng được tài nguyên cũng như lực lượng lao động tại chỗ. 1.2.4. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi Quá trình ĐTH nông thôn nước ta trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Nguyên nhân là do sự chuyên môn hóa lao động. Mặc dù nông nghiệp là một hoạt động cơ bản của cư dân nông thôn nhưng tỉ trọng công việc đồng án nhìn chung giảm xuống. Dưới chế độ phong kiến giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong quá trình CNH - HĐH, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần thành thị hơn. Quá trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống ngày được nâng cao, nhu cầu phải xây dựng lại nhà đẹp, khang trang hơn, đường sá nông thôn được trải nhựa, bê tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Đời sống văn hóa, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nông dân các vùng ĐTH nhìn trên tổng thể được nâng lên. Người dân nông thôn trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng cũng có phần bị xấu đi, đối lập với thuần phong mĩ tục, bào mòn và làm rạn nứt quan hệ tương thân, tương ái. Một bộ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất