Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến đời sống và việc làm của...

Tài liệu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến đời sống và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2016

.PDF
92
2
142

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ XUÂN LỘC ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀMCỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚCTHỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Người hướng dẫn khoa học: GVC.TS. Trần Trọng Phương NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày tháng Tác giả luận văn Vũ Xuân Lộc i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc GVC.TS. Trần Trọng Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn trắc địa bản đồ, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Hà nội, ngày tháng Tác giả luận văn Vũ Xuân Lộc ii năm 2017 MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi Danh mục bảng ...........................................................................................................vii Danh mục hình, biểu đồ..............................................................................................viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix Thesis abstract .............................................................................................................. xi Phần 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .................................... 2 1.4.1. Những đóng góp mới ....................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị, công nghiệp ............................................. 4 2.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 2.1.2. Khái niệm và vai trò khu công nghiệp 2.2. Cơ sở lý luận về đô thị hoá, công nghiệp hóa ................................................. 16 2.2.1. Đô thị hóa 16 2.2.2. Công nghiệp hóa 21 2.3. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá .............. 22 2.4. Thực tiễn quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam ............................. 22 2.4.1. Tình hình đô thị hoá trên thế giới 23 2.4.2. Kinh nghiệm đô thị hoá ở một số nước trên thế giới 24 2.4.3. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 26 2.4.4. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nội 29 iii 4 12 2.5. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân .................................. 30 2.6. Nhận xét ........................................................................................................ 32 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 34 3.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 34 3.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 34 3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 34 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 34 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Phúc Thọ 34 3.3.3. Tình hình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn huyện Phúc Thọ 34 3.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa, công nghiệp hóa đến đời sống và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ 34 3.3.5. Giải pháp về chính sách trong sử dụng đất và nâng cao đời sống hộ nông dân ...... 35 3.4. Phương pháp nguyên cứu............................................................................... 35 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 35 3..2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp................................................. 35 3.4.3 Phương pháp so sánh ..................................................................................... 36 3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 36 Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 37 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ có ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ................................................................................. 37 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37 4.1.2. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 39 4.1.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên 39 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 40 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Phúc Thọ ................................... 41 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 41 4.2.3. Biến động đất đai giai đoạn 2010 -2016 44 4.3. Tình hình đô thị hóa trên địa bàn huyện phúc thọ ........................................... 45 4.3.1. Sự phát triển đô thị và công nghiệp trên địa bàn huyện 45 4.3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 47 4.3.3. Tình hình biến động dân cư 48 iv 4.4 Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm của hộ nông dân huyện Phúc Thọ................................................................... 49 4.4.1. Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp ......................................... 49 4.4.2. Tác động của đô thị hóa đến đời sống của nông hộ 50 4.4.3. Tác động của đô thị hóa đến việc làm của hộ nông dân 56 4.4.4. Tác động của đô thị hóa đến môi trường 61 4.4.5. Ý kiến của nông hộ về chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất cụm công nghiệp làng nghề ở 2 xã điều tra của huyện Phúc Thọ 4.5. 63 Đề xuất một số giải pháp đối với quá trình đô thị hóa đến đời sống, việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ ......................................... 65 4.5.1. Giải pháp về chính sách đất đai 65 4.5.2. Giải pháp về đào tạo nghề 66 4.5.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 67 4.5.4. Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường 67 Phần 5. Kết luận và kiến nghị 69 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 69 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 70 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 72 Phụ lục ...................................................................................................................... 74 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hóa CNH - HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa ĐTH Đô thị hóa GDP Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product) KCN Khu công nghiệp PTTH Phổ thông trung học QCV Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các năm ........................ 23 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phúc Thọ năm 2016.............................. 42 Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2016 ........... 44 Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2016 ............................... 48 Bảng 4.4. Biến động dân cư huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2016 ........................... 48 Bảng 4.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2016 của các hộ điều tra ...................................................................................................... 49 Bảng 4.6. Biến động về một số chỉ tiêu trồng lúa trên địa bàn 2 xã ............................ 50 Bảng 4.7. Nguồn lực đất đai của hộ nông dân huyện Phúc Thọ ................................. 51 Bảng 4.8. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2010-2016 ....... 53 Bảng 4.9. Thu nhập trung bình của các thành phần lao động của hộ nông dân điều tra giai đoạn 2010-2016 ..................................................................... 54 Bảng 4.10. Vật dụng gia đình của nông họ dân được điều tra giai đoạn 2010-2016 ..... 56 Bảng 4.11. Bình quân lao động của hộ giai đoạn 2010-2016 huyện Phúc Thọ ............. 56 Bảng 4.12. Biến đổi nghề nghiệp đối với hộ điều tra huyện Phúc Thọ ......................... 57 Bảng 4.13. Thực trạng một số ngành nghề phụ của các nông hộ được điều tra trên địa bàn 2 xã ............................................................................................... 58 Bảng 4.14. Ý kiến về tình hình an ninh trật tự xã hội của hộ nông dân năm 2016 so với 2010 ............................................................................................... 59 Bảng 4.15. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội của các hộ dân năm 2016 so với năm 2010 ............................................................ 60 Bảng 4.16. Kết quả phân tích không khí xung quanh tại khu dân cư thị trấn Phúc Thọ ........................................................................................................... 61 Bảng 4.17. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cụm công nghiệp, làng nghề trên huyện Phúc Thọ ........................................................................................ 62 Bảng 4.18. Ý kiến nông hộ về chuyển dịch đất nông nghiệp của các hộ điều tra .......... 63 vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Phúc Thọ ........................................................ 37 Biểu đồ 4.1. Cơ cấu các loại đất huyện Phúc Thọ năm 2016 ..................................... 43 Biểu đồ 4.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2016 ............................................. 47 Biểu đồ 4.3. So sánh tài sản hộ năm 2016 so với năm 2010 ...................................... 55 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Vũ Xuân Lộc Tên Luận văn: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến đời sống và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2016 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tới đời sống và việc làm của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và nâng cao chất lượng đời sống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn điểm và hộ điều tra; - Phương pháp thu thập số liệu; - Phương pháp thống kê. - Phương pháp xử lý số liệu; - Phương pháp tổng hợp và đánh giá. Kết quả chính và kết luận Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 11719,27 ha và dân số 181.327 người. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 tổng diện tích theo địa giới hành chính huyện Phúc Thọ là 11719,27 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 6.434,25 ha giảm 28,85 ha so với năm 2010. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là 4.702,4 ha tăng 191,77 ha so với năm 2010. Đất chưa sử dụng năm 2016 là 525,27 ha giảm 220.2 ha so với năm 2010. Quá trình đô thị hóa diễn ra trên địa bàn huyện đã có ảnh hưởng đối với đời sống và việc làm của hộ nông dân như: + Về đời sống của hộ nông dân - Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của người dân trên địa bàn huyện đạt 22.40 triệu đồng/người/năm tăng 9.9 triệu đồng/người/năm so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 13.20% giảm 2.60% so với năm 2010. ix - Các tài sản của 100 hộ điều tra đều tăng trong năm 2016. - Chuyển hướng nghành nghề phụ: Tại xã Tam Hiệp nghề may mặc tạo công ăn việc làm cho người dân; Tại xã Hiệp Thuận làng nghề làm mộc đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, ngoài ra các hộ mất đất sản xuất nông nghiệp còn chuyển sang các ngành như: Buôn bán, trồng cây cảnh, chăn nuôi. + Về việc làm và các vấn đề xã hội khác của hộ nông dân Tiếp cận dịch vụ phúc lợi, cơ sở hạ tầng của hộ nông dân ngày thuận tiện và tốt hơn, tình hình trật tự xã hội được cải thiện. Để nâng cao đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện Phúc Thọ cần đồng bộ thực hiện các giải pháp: Giải pháp về chính sách đất đai; Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm và giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Vu Xuan Loc Name Thesis: Impact of urbanization, industrialization on the life and employment of farmer households in Phuc Tho district, Hanoi, 2010-2016. Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Education oganization: Vietnam National University of Agriculture Research purposes Study on the impact of urbanization and industrialization on the livelihoods and employment of farmers in Phuc Tho district. Since then we propose some effective land use solutions and improve the quality of life of farmers in Phuc Tho district in the coming time. Research Methods - Method of selection and survey households; - The method of data collection; - Statistical methods; - Data processing methods; - Method of synthesis and evaluation. Main results and conclusions Phuc Tho is a district located to the west of Hanoi. The district has a total natural area of 11719.27 hectares and a population of 181.327 people. According to land statistics in 2016, the total area under the administrative boundaries of Phuc Tho district is 11719.27 hectares. Of which, the area of agricultural land in 2016 is 6,434.25 hectares decreased 28.85 hectares compared to 2010. Non-agricultural land area in 2016 is 4,702.4 hectares increased 191.77 hectares compared to 2010. Land yet Used in 2016 is 525.27 hectares decreased 220.2 hectares compared to 2010. The urbanization process in the district has had an impact on the livelihoods and employment of farmer households: + On the life of farmer households - In 2016, the per capita income of people in the district will reach 22.40 million VND / person / year, increasing 9.9 million VND / person / year compared to 2010, the poverty rate in 2016 is 13.20%, decreasing 2.60% With 2010. - The assets of 100 households surveyed increase in 2016. xi - Changing secondary occupations: In Tam Hiep commune, garment creates jobs for people; In Hiep Thuan commune, the carpentry village has created many jobs for local people. In addition, households losing land for agricultural production have also shifted to such businesses as trading, planting and breeding. + On employment and other social issues of farmer households Access to welfare services, farmer's infrastructure is more convenient and better, improved social order. In order to improve the livelihoods and employment of farmers in Phuc Tho district, we need to synchronously implement solutions on land policy; Solutions for vocational training, job creation and solutions for planning and land use planning. xii PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đô thị hoá là quá trình tất yếu diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hoá diễn ra với vận tốc ngày càng nhanh. Công nghiệp hoá và đô thị hoá là hai quá trình phát triển tất yếu và diễn ra song song trong quá trình phát triển. Đô thị hoá là hệ quả của công nghiệp và trở thành mục tiêu của mọi nền văn minh trên thế giới, nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá tiếp tục lan rộng như là một quá trình kinh tế, phường hội toàn thế giới - quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân cư, thay đổi các mối quan hệ phường xã; quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và văn hoá đô thị. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp…Sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 2015)… đã mở ra bước phát triển mới của đô thị hóa ở Việt Nam. Đến cuối năm 2011, cả nước ta có 755 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của việc đổi mới kinh tế đất nước trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai hiện vẫn còn những bất cập chưa được giải quyết kịp thời. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi đã làm tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế và văn hóa của người dân, làm biến đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn truyền thống. Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết một cách cơ bản vấn đề đời sống và việc làm của người dân là việc làm cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng. 1 Phúc Thọ là huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã và đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nhiều cụm công nghiệp, làng nghề mọc lên điều đó làm thay đổi đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện để tài: “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đến đời sống và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2016 ”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tới đời sống và việc làm của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ. - Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và nâng cao đời sống việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN 1.4.1. Những đóng góp mới Đánh giá thực trạng quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội. Trên cơ sở phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho huyện Phúc Thọ trong quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm của hộ nông dân trên địa bàn huyện trong giai đoạn tới. 1.4.2. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại huyện Phúc Thọ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn + Giúp cho các nhà quản lý, quản lý về quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện phát triển bền vững. 2 + Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của từng hộ. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ, CÔNG NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị 2.1.1.1. Khái niệm về đô thị Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “Đô thị”: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã... Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị (Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Viện KHXH (1997). Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị, có quy định các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị, việc phân loại được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị (Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP), bao gồm: Đô thị là một điểm dân cư tập trung với các tiêu chí cụ thể như sau: - Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. - Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4000 người trở lên. - Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. - Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm có hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: 4 + Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị; + Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, có tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị, có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. 2.1.1.2. Phân loại đô thị Theo cách tiếp cận của các nhà quản lý, phân loại đô thị là hoạt động của các cơ quan chức năng của nhà nước, nghiên cứu, đánh giá các yếu tố cấu thành tạo nên đô thị theo một tiêu chuẩn nhất định, nhằm xếp loại các đô thị trong mạng lưới đô thị quốc gia. Việc phân loại đô thị dựa trên các tiêu chí: quy mô dân số; vị trí của các đô thị trong hệ thống đô thị quốc gia; theo chức năng hành chính - chính trị; theo cấp hành chính - chính trị; theo tính chất sản xuất, thương mại, du lịch hoặc theo tính chất tổng hợp (Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1). - Phân loại đô thị theo quy mô dân số: Đô thị nhỏ (2000 - 4000 người), đô thị trung bình (20.000 - 100.000 người), đô thị lớn (100.000 - 500.000 người), đô thị loại rất lớn (trên 1 triệu người), siêu đô thị (trên 10 triệu người). - Phân loại theo chức năng hành chính - chính trị, gồm có: thủ đô (quốc gia hay bang), thủ phủ bang, tỉnh lỵ, huyện lỵ. - Phân loại theo cấp hành chính - chính trị, gồm có: + Đô thị loại đặc biệt - là thủ đô hay thành phố có sự phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; + Đô thị cấp tỉnh; + Đô thị cấp huyện; + Đô thị cấp xã. Tuy nhiên, do tính chất tập trung hay phân chia quyền lực của cấp chính quyền khác nhau của các nước hoặc do thể chế chính trị - hành chính của các 5 quốc gia khác nhau quy định, các đô thị cấp nhỏ hơn có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc vào cấp hành chính địa phương lớn hơn. - Phân loại theo tính chất sản xuất, gồm có: đô thị công nghiệp, đô thị thương mại, đô thị tài chính, đô thị văn hóa, đô thị du lịch... - Phân loại theo vị trí vai trò và mức độ ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội, gồm có: + Đô thị có vai trò ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông giao lưu trong nước và quốc tế. + Đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong và ngoài nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, liên tỉnh hoặc cả nước. + Đô thị có vai trò thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. + Đô thị có vai trò thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của một vùng, một địa phương, một số lĩnh vực liên địa phương hoặc trung tâm phát triển tổng hợp của một địa phương. - Phân loại đô thị tổng hợp là sự phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như vai trò trung tâm (chủ yếu), tiêu chí dân số, lao động phi nông nghiệp, hạ tầng cơ sở, mật độ cư trú. Ở Việt Nam, dựa vào các tiêu chí trên, theo Nghị quyết 1201/2016/UBTQH13 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị, đô thị nước ta chia làm 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V (Nghị quyết 1201/2016/UBTQH13). * Đô thị loại đặc biệt - Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. - Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu người trở lên. - Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 người/km2 trở lên. 6 - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động. - Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: + Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; + Khu vực ngoại thành: được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lưới hạ tầng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng cây xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái. - Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia. * Đô thị loại I - Chức năng đô thị: Đô thị trực thuộc Trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 80% trở lên Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. - Quy mô dân số đô thị + Đô thị trực thuộc Trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người trở lên; + Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất