Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội nhâ...

Tài liệu ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội nhân dân việt nam hiện nay

.PDF
177
532
63

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VIỆT HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 922 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS,TS Nguyễn VănThế 2: PGS,TS, Doãn Thị Chín HÀ NỘI - 2018 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Việt Hà 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1 Nhân cách và ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 2.2 Những nhân tố quy định ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TÙ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 3.1 Thực trạng ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 3.2 Những vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, KHẮC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH NGƯỜI CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Giáo dục nâng cao nhận thức và định hướng phát triển nhân cách cho cán bộ hậu cần quân đội từ ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 4.2 Giải quyết hài hòa, hợp lý các mối quan hệ và kiện toàn, phát huy vai trò các tổ chức trong quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cán bộ hậu cần quân đội từ ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 4.3 Xây dựng môi trường tạo thuận lợi và phát huy tính tự tu dưỡng, rèn luyện trong phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội từ ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢCCÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 10 10 27 32 32 53 71 71 100 110 110 125 141 152 155 156 166 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 01 Chủ nghĩa xã hội CNXH 02 Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN 03 Kinh tế thị trường KTTT 04 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 05 Quân ủy Trung ương QUTƯ 06 Xã hội chủ nghĩa XHCN 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển KTTT định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Phát triển KTTT định hướng XHCN đã tác động rất mạnh mẽ và toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, các địa phương, khu vực, tổ chức và cá nhân, đến Nhân cách con người nói chung, Nhân cách cán bộ nói riêng với cả mặt tích cực và tiêu cực. Cán bộ hậu cần quân đội là lực lượng nòng cốt thực hiện tham mưu và bảo đảm công tác hậu cần cho các nhiệm vụ của quân đội và tham gia phát triển kinh tế đất nước. Do đặc thù công việc và các mối quan hệ của mình, cán bộ hậu cần quân đội chịu ảnh hưởng rất rõ rệt cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của KTTT. Nhân cách của cán bộ hậu cần với hai yếu tố cấu thành, chủ yếu là phẩm chất và năng lực đang chịu ảnh hưởng hai mặt của KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Thực tế những năm qua cho thấy, đại đa số cán bộ hậu cần quân đội đã nhận thức được những tác động tích cực của nền KTTT định hướng XHCN, từ đó không ngừng phấn đấu tu dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực để ngày càng hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nhưng vẫn còn một số cán bộ hậu cần quân đội nhận thức thiếu đầy đủ về thực chất, mức độ, tác hại ảnh hưởng tiêu cực của KTTT định hướng XHCN đến năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống. Trước tác động của những tiêu cực từ KTTT định hướng XHCN đã làm cho một bộ phận cán bộ hậu cần quân đội thiếu tu dưỡng, rèn luyện đã không giữ vững được lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, tha hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là không giữ được đức “Liêm” đức “Kiệm” của người cán bộ hậu cần. Để phát triển, hoàn thiện nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình 6 hiện nay, đòi hỏi phải tạo dựng, phát huy được những ảnh hưởng tích cực, đồng thời khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của KTTT đến nhân cách của họ một cách khoa học, hiệu quả. Trước tình hình đặt ra như vậy, nhưng về mặt khoa học cho đến nay chưa có công trình khoa học và luận án nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và toàn diện về ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án là có tính cấp thiết và không trùng lặp với các công trình khoa học, các luận án đã được công bố. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN ở nước ta đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm xây dựng và phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội. * Nhiệm vụ Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Làm rõ thực chất ảnh hưởng của KTTT và xác định những nhân tố quy định ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm xây dựng và phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. 7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Thực chất và những nhân tố quy định ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của KTTT định hướng XHCN ở nước ta đến nhân cách (giới hạn ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; năng lực nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ) người cán bộ hậu cần ở các đơn vị trong quân đội. Trọng tâm là cán bộ hậu cần cấp Trung, Sư đoàn và tương đương. Về không gian: Tập trung nghiên cứu, khảo sát ở một số đơn vị phía Bắc: Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Các đơn vi của Tổng cục Hâu cần và có sử dụng số liệu của một số Quân chủng, Binh chủng, Học viện Hậu cần để tham chiếu. Về thời gian: Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng nhân cách cán bộ và nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội. Quan điểm của ĐCSVN về xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, về vấn đề con người và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Đồng thời, luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. * Cơ sở thực tiễn Thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ nhận thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người cán bộ hậu cần quân đội trong điều kiện phát triển nền 8 KTTT định hướng XHCN, ở một số cơ quan, đơn vị hậu cần tiêu biểu trong toàn quân. Những tư liệu tổng kết, số liệu thống kê của cơ quan chức năng, đơn vị và kết quả điều tra xã hội học, khảo sát thực tế của tác giả ở một số đơn vị phía Bắc. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp cụ thể như; phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống, tổng kết thực tiễn, điều tra khảo sát, phương pháp hoạt động giá trị - nhân cách và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ góc độ triết học của vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Bước đầu làm rõ thực chất và những nhân tố quy định ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. Khảo sát đúng thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN ở nước ta đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội. Đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm hoạt động hậu cần quân đội trong tình hình mới, phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm xây dựng và phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần quân đội QĐNDVN. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận khoa học về ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN ở nước ta đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân 9 đội. Đồng thời cung cấp luận cứ khoa học cho hoạt động thực tiễn để phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của KTTT định hướng XHCN ở nước ta nhằm xây dựng và phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần QĐNDVN. * Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp, bổ sung các tư liệu làm tài liệu tham khảo trong giáo dục, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần cũng như cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội đổi mới công tác tổ chức, lãnh đạo, quản lý, đào tạo, định hướng, phát triển nhân cách cho đội ngũ cán bộ hậu cần đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội, xây dựng ngành Hậu cần QĐNDVN trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu; Nội dung bố cục thành 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến xã hội và nhân cách con người * Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan tới ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đời sống xã hội nói chung. Từ khi thực hiện đổi mới (1986) tới nay có nhiều tác giả nghiên cứu hoặc đề cập đến vấn đề tác động, ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN ở nước ta thông qua các bài viết, sách hay công trình nghiên cứu. Tiêu biểu như tác giả Vũ Văn Viên (2014) ở công trình, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội [114], cho rằng các chế độ chính trị khác nhau sẽ định hướng sự vận động, phát triển của KTTT theo những nội dung, đặc điểm khác nhau nhằm đạt những mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội mà quốc gia tự lựa chọn, bảo đảm sự phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia đó. Việc thực hiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với quy luật tất yếu khách quan của thời đại và không đi ngược với mục tiêu XHCN mà chúng ta đang xây dựng. Tuy nhiên quá trình phát triển nền KTTT phải gắn với việc giải quyết vấn đề thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đây không chỉ thể hiện sự khác biệt về mục đích của nền KTTT ở nước ta với các nước tư bản mà còn thể hiện mục tiêu chung của Đảng và sự văn minh của chế độ xã hội - XHCN mà chúng ta đang xây dựng. Tác giả Nguyễn Hồng Sơn (2015) với công trình khoa học, Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay [94]. Từ cách tiếp cận tính chất và đặc trưng của nền KTTT 11 ở nước ta hiện nay, tác giả cho rằng KTTT định hướng XHCN là một hình thức đặc thù của KTTT. Định hướng XHCN là tính chất của KTTT ở nước ta, phản ánh tính định hướng chính trị của KTTT ở Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đặc trưng cơ bản KTTT định hướng XHCN ở nước ta là; mục đích của KTTT là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu nhưng sở hữu toàn dân là chủ đạo, nhiều thành phần kinh tế nhưng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế, nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước XHCN. Tác giả đã đưa ra những quan niệm về công bằng xã hội và công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Theo đó, công bằng xã hội hiện nay là bảo đảm giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa cống hiến và hưởng thụ, bảo đảm cho mọi con người trong xã hội đó có điều kiện phát triển bản thân và thụ hưởng những thành quả mà KTTT mang lại, phân biệt và tránh đồng nhất giữa công bằng và cào bằng, có như vậy mới thúc đẩy được con người và xã hội phát triển. KTTT hay là KTTT định hướng XHCN cũng không hắn là một nền kinh tế hoàn hảo chỉ toàn những yếu tố tích cực, bên cạch những ảnh hưởng tích cực còn có những yếu tố tiêu cực (hay thường gọi là mặt trái) ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong công trình khoa học, Phân hóa giàu nghèo trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta - thực trạng, xu hướng biến động và giải pháp [56], của Nguyễn Thị Mai Hồng (2000) cho rằng phân hóa giàu nghèo là hậu quả chính trị kinh tế - xã hội, của sự phát triển KTTT ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, ở đây KTTT chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ, để giải quyết sự phân hóa giàu nghèo còn phụ thuộc rất lớn vào bản chất mỗi chế độ kinh tế - xã hội. Bước chuyển sang nền KTTT ở nước ta cũng có những ảnh hưởng tới quá trình phân hóa giàu nghèo, về mặt tích cực; tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội và của cả cộng đồng đã được đánh thức dậy, được 12 khai thác và phát huy trong một cơ chế cởi mở được dẫn dắt bởi ý thức, dân có giàu lên thì nước mới mạnh đây là cái được cơ bản có ý nghĩa xét về mặt xã hội…Cùng với việc phát triển KTTT phải nhận diện một cách khoa học, tác động tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo với tính cách là một sự bất bình đẳng xã hội với những thủ đoạn làm giàu bất hợp pháp, lối kinh doanh “chộp giật” và những tệ nạn xã hội…hậu quả của nó đem lại đi ngược với bản chất xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng. Như vậy, phân hóa giàu nghèo không hoàn toàn do KTTT mang lại, nhưng KTTT là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thực hiện tiến bộ xã hội với KTTT, tác giả Nguyễn Hữu Vượng (2001) với công trình, Tiến bộ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và biểu hiện của nó ở nước ta hiện nay [115]. Về tính hai mặt của KTTT và tác động của nó đến tiến bộ xã hội, mặt tích cực là tạo các điều kiện về kinh tế để thực hiện các chủ trương tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước như: Y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh, thực hiện các chính sách xã hội… cùng với đó là con người được tự do phát triển cá nhân, phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, nâng cao nhận thức, mở rộng các quan hệ trong đời sống xã hội. Mặt tiêu cực là làm nảy sinh những hệ lụy, tác hại mà mặt trái của KTTT đem lại như bệnh tật, phân hóa giàu nghèo, vấn đề môi trường sinh thái, suy thoái về đạo đức, lối sống cùng các tệ nạn xã hội khác nảy sinh. Công trình khoa học, Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ) [95], của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia do Hà Huy Thành (chủ biên), (2000. Đây là tập hợp các bài viết, đề cập sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như vấn đề đói nghèo, y tế, buôn lậu, tệ nạn xã hội…Về cơ bản các tác giả đều thống nhất những tích cực của KTTT đem lại là tạo nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát huy tối đa nguồn lực con người. Tuy nhiên, KTTT đã đưa đến những hệ lụy to lớn như; những tác 13 động tiêu cực của KTTT là những tác động của quan hệ hàng hóa - tiền tệ xâm nhập vào và gây ra những tệ nạn trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, môi trường…hình thành nên những cản trở lớn, nhỏ đối với bản thân sự phát triển, hay: “Qua khảo sát; nơi nào kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Dường như phân tầng xã hội, phân hóa giàu - nghèo đã là bạn đồng hành của kinh tế thị trường” [95, tr.45], KTTT tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực, điều kiện, môi trường khác nhau thi mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Cùng hướng nghiên cứu trên, tác giả Nguyễn Văn Ngừng (2009) với công trình, Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam [83]. Những tác động tích cực, sự phát triển của KTTT theo hướng mở sẽ thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển, trên cơ sở đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được tăng cường là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đây cũng là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tuy nhiên, KTTT còn những hạn chế tác động tiêu cực đối với quốc phòng, an ninh ở nước ta như: Tác động đến vấn đề chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang; tác động của phân hóa giàu nghèo; ảnh hưởng của đầu tư đối với quốc phòng, an ninh; những mặt hạn chế của mở rộng kinh tế đối ngoại; vấn đề cạnh tranh; môi trường; đời sống văn hóa; tệ nạn xã hội; tội phạm kinh tế… Những yếu tố trên là sâu chuỗi của quá trình tác động đến việc tăng cường sức mạnh quận sự quốc gia cũng như quốc phòng và an ninh. KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế, đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tới những nhân tố vật chất và tinh thần cấu thành sức mạnh quân sự quốc gia hay tiềm lực quốc phòng, an ninh ở nước ta. 14 Qua khảo cứu các công trình khoa học ở trên cho thấy, các tác giả đều nhất quán khi xem KTTT định hướng XHCN là công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu CNXH. KTTT là sản phẩm chung của nhân loại, nhưng tùy thuộc định hướng chính trị của mỗi quốc gia mà tính chất của nền KTTT có sự khác nhau. Đối với nước ta thực hiện nền KTTT là hợp với quy luật phát triển đất nước, xu thế thời đại, không mâu thuẫn với CNXH, đúng với lý luận của các nhà kinh điển Mác - Lênin. Các tác giả đều cho rằng, những ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là khá đậm nét và được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. KTTT định hướng XHCN đã góp phần to lớn cho ổn định đất nước, tạo điều kiện về mặt vật chất để thực hiện mục tiêu xã hội theo định hướng XHCN, là cơ sở và động lực để xây dựng con người trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội trong đó có nhân cách con người. * Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan tới ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nhân cách con người Về KTTT và ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với các góc độ tiếp cận khác nhau, do những mục đích nghiên cứu nhất định. Ở nước ngoài, các nhà khoa học Trung Quốc đã bàn về đạo đức trong điều kiện KTTT, các quan điểm này được tập hợp trong công trình, Những vấn đề đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường - Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc [107]. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (1996). Có nhiều ý kiến khác nhau về quan hệ giữa đạo đức và KTTT nói chung và KTTT xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc nói riêng. Một số tác giả cho rằng, 15 đạo đức và KTTT độc lập nhau, không thể có đạo đức trong KTTT. Số khác lại quan niệm KTTT có tác dụng tích cực đối với đạo đức, nâng cao trình độ đạo đức của xã hội, nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức hiện nay là do kết quả chế độ xã hội, truyền thống văn hóa Trung Quốc chưa thích hợp với sự phát triển KTTT. Số còn lại cho rằng tác động của KTTT đối với luân lý đạo đức xã hội có tính hai mặt; tích cực và tiêu cực. Nhìn chung các quan điểm trình bày, phân tích sâu sắc và tranh luận, phản biện trên tinh thần khoa học đã làm rõ những khía cạnh khác nhau của đạo đức trong nền KTTT. Ở trong nước, từ khi thực hiện đổi mới tới nay cũng có nhiều tác giả nghiên cứu hoặc đề cập đến vấn đề nhân cách trong KTTT như: Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay [81]. Theo tác giả, KTTT ở nước ta khác với KTTT tư bản chủ nghĩa, KTTT ở Việt Nam được định hướng chính trị rõ ràng, sử dụng KTTT làm phương tiện để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, tạo tiền đề vật chất để thực hiện quá độ lên CNXH. Tuy nhiên, khi nước ta thực hiện nền KTTT thì thang giá trị, chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội có những thay đổi nhất định, có những giá trị trước đây được coi như thứ yếu nay lại được đề cao và ngược lại. Đây là sự thay đổi khách quan, phù hợp với điều kiện phát triển của nền KTTT. Tác giả đã đưa ra những tác động, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền KTTT đến đạo đức, xác định những thang, chuẩn mực giá trị đạo đức mới cần xây dựng cho người cán bộ quản lý của nước ta hiện nay. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và biểu hiện của vấn đề đạo đức cán bộ quản lý từ khi thực hiện nền KTTT, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nhân cách người cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn đất nước. 16 Trịnh Duy Huy (chủ biên), (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [57]. Trên cơ sở làm rõ những tác động của KTTT đối với đạo đức, tác giả khẳng định “Với tư cách là một phương tiện hữu hiệu phát triển kinh tế, một động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, KTTT có tác động tích cực đến sự phát triển và tiến bộ đạo đức. Tuy nhiên, KTTT không phải là vạn năng, tự nó không giải quyết được các vấn đề xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực đạo đức, lối sống và chuẩn giá trị xã hội, làm suy thoái đạo đức xã hội” [57, tr.39]. Khi nói tới ảnh hưởng của KTTT, nhất là KTTT định hướng XHCN đối với đạo đức, cần phải xem xét trên cả hai mặt đó, phải xuất phát từ thực tiễn và từ cơ chế vận hành của KTTT. Về vấn đề đạo đức trong điều kiện KTTT, các nhà lý luận Việt Nam trình bày trong công trình, Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [22], do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), (2003),. Các tác giả đã phân tích những khía cạnh xung quanh một số vấn đề lý luận, thực trạng và những phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay khá sâu sắc, nhưng chưa hệ thống vì đây là tập hợp những bài viết riêng lẻ của nhiều tác giả với những quan niệm khác nhau. Xem xét sự biến động của đạo đức trong nền KTTT, Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đã đưa ra một số biểu hiện của sự suy thoái đạo đức trong xã hội, nguyên nhân cơ bản dẫn tới các biểu hiện đó và cho rằng sự biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan đến sự biến động trong điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền KTTT và khẳng định “Vấn đề chỉ còn là làm sao để giảm đến mức tối thiểu những mặt trái của kinh tế thị trường và sử dụng đến mức tối đa những yếu tố tích cực và sức mạnh của nó…Nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng và Nhà nước cũng như đối với toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội 17 chủ nghĩa, vừa giữ được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế - xã hội” [22, tr.19]. Cũng ở công trình trên tác giả Phạm Văn Đức với bài, Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, từ luận giải những quan điểm của các nhà kinh điển, mọi hành vi và chuẩn mực đạo đức đều phải được đánh giá thông qua trục lợi ích, điều quan trọng đó là lợi ích cá nhân hay lợi ích cộng đồng mà căn cứ vào đó để đánh giá hành vi và chuẩn mực đạo đức ấy, tác giả cho rằng: Những lợi ích cá nhân của từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu không đối lập với lợi ích xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính…Điều đó không có nghĩa đạo đức gạt bỏ hết lợi ích cá nhân. Trái lại, trong phạm vi hợp lý và chính đáng, đạo đức vẫn cho phép con người đạt tới những lợi ích cá nhân. Đề cập tới vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong cơ chế thị trường cũng ở công trình, Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay [22],tác giả Nguyễn Văn Phúc cho rằng “khi phân tích vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách trong tình hình hiện nay, không thể không tính đến mối liên hệ giữa nhân cách và cơ chế thị trường, cơ chế đang chi phối mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người” [22, tr. 215]. Trong những điều kiện của kinh tế xã hội như vậy, sự phát triển của nhân cách không tránh khỏi những tác động cả từ phía tích cực lẫn tiêu cực, những phẩm chất như sự khôn ngoan tỉnh táo, mạnh dạn, mạo hiểm, kiên trì, linh hoạt…trở thành yêu cầu và nét nổi bật, tiêu biểu cho nhân cách trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, khi lợi ích cá nhân che lấp lương tâm và trách nhiệm đạo đức thì sự khôn ngoan tỉnh táo, mạnh dạn, linh hoạt chúng dễ biến thành phương tiện và kích thích 18 cho những thói xấu đạo đức như tham ô, lừa đảo, tội ác…dẫn đến sự méo mó nhân cách. Nghiên cứu về con người, cá thể và cá nhân, vấn đề nhân cách, cấu trúc nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách, trong công trình, Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách [46], do Phạm Minh Hạc và Lê Đức Phúc (chủ biên), (2004), tác giả khẳng định “Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động, trong đó có một hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở con người, quan hệ người - vật, quan hệ người - máy… đều gắn bó bằng cách này hay cách khác với quan hệ người - người. Nhất là trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, các quan hệ giao tiếp người - người càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết” [46, tr. 28]. Như vậy, trong quá trình thực hiện KTTT, các quan hệ người với người ngày càng mở rộng trong phạm vi quốc gia và quốc tế, nhân cách cũng vậy sẽ có những biến đổi nhất định cùng với sự biến đổi của điều kiện đó. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau về nhân cách, các nhà nghiên cứu đã phân tích, luận giải một cách khoa học về khái niệm, cấu trúc, quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là những biến đổi về thang giá trị trong đánh giá nhân cách trước những ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN. Trên cơ sở nền tảng của điều kiện kinh tế, sự tiến bộ chung của nhân loại, thông qua trục lợi ích của con người, các tác giả đã đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của KTTT định hướng XHCN và đưa ra những định hướng, nội dung, chuẩn mực giá trị nhân cách cho con người nói chung hay con người ở những lĩnh vực cụ thể, đó là con người mới XHCN, con người gắn với điều kiện hiện thực ở những giai đoạn cụ thể của sự nghiệp cách mạng. Đây là những tài liệu quý giá để tác giả kế thừa, phát triển và luận giải các nội dung trong luận án. 19 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan tới ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến nhân cách người cán bộ trong quân đội, nhân cách người cán bộ hậu cần * Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan tới ảnh hưởng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến nhân cách người cán bộ trong quân đội nói chung Con người là yếu tố cốt lõi quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. Nghiên cứu phát triển toàn diện con người trong hoạt động quân sự, trong đó nghiên cứu về nhân cách đội ngũ cán bộ là vấn đề nội lực cơ bản, đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Đề cập đến giá trị nhân cách, định hướng giá trị nhân cách cho quân nhân trong giai đoạn cách mạng mới, được trình bày trong cuốn sách, Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [99], do Tổng cục Chính trị biên soạn, (2000). Định hướng giá trị nhân cách cho sĩ quan trẻ luôn vận hành theo quy luật chung; đó là sự tác động của giáo dục xã hội kết hợp với hoạt động tích cực của cá nhân; chịu sự chế ước, chi phối của điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật của nhà nước, yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội, điều lệnh và kỷ luật quân sự). Trong đó cũng đề cập nhiều đặc trưng định hướng giá trị nhân cách cho sĩ quan trẻ hiện nay, nhưng đặc trưng cơ bản nhất đó là chịu sự tác động mạnh mẽ của những biến đổi trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả cũng đưa ra những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nhân cách cho sĩ quan trẻ hiện nay; nhóm nhân tố thuộc môi trường rộng ở phạm vi xa gồm: Tình hình quốc tế và tính chất thời đại hiện nay; nhóm nhân tố thuộc môi trường ở phạm vi gần như các vấn đề chính trị, kinh tế của đất nước và nhiệm vụ của quân đội; nhóm nhân tố thuộc môi trường hẹp gồm: Các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động cụ thể thường ngày của đội ngũ sĩ quan trẻ. Vì vậy, có thể thấy việc định 20 hướng giá trị nhân cách cho sĩ quan trẻ hiện nay chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất lớn của nền KTTT và cơ chế thị trường. Khi đề cập tới bản chất giai cấp của quân đội tác giả Nguyễn Văn Thế (2000) với công trình, Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay [96]. Tác giả cho rằng KTTT đã làm bung ra, phơi bày mọi mối quan hệ xã hội, nó đặt lại rất nhiều vấn đề một cách cơ bản từ quan niệm lý luận về CNXH, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước đến xây dựng con người, đạo đức, lối sống, nhân cách, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học... “Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những yếu tố thúc đẩy sự hình thành một thế hệ thanh niên có chất lượng tổng hợp ngày càng cao…Thế hệ thanh niên ngày nay rất năng động, sáng tạo, nhạy bén có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại” [96, tr. 54], quá trình tác động cũng đa dạng, hết sức phức tạp và khó lường, nhất là những tác động tiêu cực “Hậu quả tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường tới bản chất giai cấp công nhân của quân đội có những cái được thẩm thấu, tích tụ dần dần và được ngụy trang một cách tinh vi, khiến cho sự quan sát thông thường khó có thể nhận biết được…” [96, tr. 47-48]. Nội dung luận án đã luận giải những tác động có tính hai mặt của KTTT đến bản chất giai cấp công nhân của quân đội; đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội trước tác động của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trái KTTT đến đạo đức người cán bộ trong quân đội, tiêu biểu có; Nguyễn Đình Tu (2008) với đề tài, Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống tác động, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường đến đạo đức cán bộ trong quân đội hiện nay [103]. Các tác giả đã luận giải làm rõ mặt trái của cơ chế thị trường, tác động của nó và cho rằng cơ chế tác động, ảnh hưởng theo hướng “Thẩm thấu ý thức, lây lan tình cảm, bắt chước hành vi đạo đức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan