Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo ấn độ đến đông nam á ...

Tài liệu Ảnh hưởng của kiến trúc phật giáo ấn độ đến đông nam á

.PDF
84
1
143

Mô tả:

1 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ đến Đông Nam Á - Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Nhung - Lớp: D12LS01 Khoa: Sử Năm thứ: II Số năm đào tạo: 4 năm - Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Mai 2. Mục tiêu đề tài: Làm rõ được những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đến nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc chùa, tháp của khu vực Đông Nam Á, từ đó rút ra được những nét tương đồng và dị biệt của các công trình kiến trúc này trong khu vực Đông Nam Á. 3. Tính mới và sáng tạo: Thông qua việc tìm hiểu đề tài đã cho thấy phần nào đặc điểm của kiến trúc Đông Nam Á dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ. 4. Kết quả nghiên cứu: Tìm hiểu một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài này còn góp phần giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về lịch sử khu vực Đông Nam Á, về sự giao lưu tiếp xúc văn hóa của Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực để bổ sung kiến thức cho chuyên đề “Lịch sử Đông Nam Á”. Ngoài ra, việc tìm hiểu về những công trình kiến trúc này sẽ góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể của khu vực Đông Nam Á nhằm giúp người dân Đông Nam Á nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng có một ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa của khu vực, của đất nước. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): ....................................................................................................................................... 2 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày tháng năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT tháng năm CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3 I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Phạm Thị Nhung Sinh ngày: 15 tháng 09 năm 1994 Nơi sinh: Nam Định Lớp: D12LS01 Khóa: 2012 – 2016 Khoa: Sử Địa chỉ liên hệ: 85/8/18 khu phố 3, tổ 5, Phú Lợi, Thủ Dầu Mô ̣t, Bình Dương Điện thoại: 0978353073 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Sơ lược thành tích: * Năm thứ 2: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Sơ lược thành tích: Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) 1) Họ và tên: Trần Thị Ngọc Mĩ Chi tháng 09 năm 1994 Nơi sinh: Dĩ An – Bình Dương Lớp: D12LS01 năm Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài: Sinh ngày: 12 tháng Khóa: 2012 – 2016 4 Khoa: Sử Địa chỉ liên hệ: 12/8, khu phố Nhị Đồng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 0962841620 Email: [email protected] 2) Họ và tên: Thượng Thị Trúc Phương Sinh ngày: 17 tháng 05 năm 1993 Nơi sinh: Sông Bé Lớp: D12LS01 Khóa: 2012 – 2016 Khoa: Sử Địa chỉ liên hệ: số 160/9, tổ 8, khu phố 5, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: 01684311600 Email: [email protected] 3) Họ và tên: Nguyễn Trí Thông Sinh ngày: 19 tháng 11 năm 1992 Nơi sinh: Sông Bé Lớp: D12LS01 Khóa: 2012 – 2016 Khoa: Sử Địa chỉ liên hệ: xã Tân Mĩ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 01674608193 Email: [email protected] MỤC LỤC Trang DẪN NHẬP................................................................................................................6 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................7 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................7 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:......................................................9 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................9 4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9 4.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9 CHƯƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO PHẬT Ở ẤN ĐỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á...................................................................10 1.1 Hoàn Cảnh Ra Đời Của Phật Giáo Ở Ấn Độ..........................................................10 1.2 Sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ.......................................................................11 1.3 Mĩ thuâ ̣t và kiến trúc Ấn Đô ̣.....................................................................................14 1.4 Sự lan tỏa của Phật giáo sang các nước Đông Nam Á............................................15 TIỂU KẾT CHƯƠNG.............................................................................................17 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ ĐẾN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á.................................................................................20 2.1 Kiến trúc đền, tháp...................................................................................................21 2.2 Điêu khắc...................................................................................................................27 2.3 Kiến trúc Chùa..........................................................................................................35 TIỂU KẾT CHƯƠNG.............................................................................................50 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC – ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO ĐÔNG NAM Á.........................................................................................................52 3.1 Đă ̣c điểm kiến trúc – điêu khắc Đông Nam Á.............................................52 3.2 Tính đa dạng..............................................................................................................52 3.2.1 Lào.............................................................................................................53 3.2.2 Campuchia.................................................................................................55 3.2.3 Thái Lan.....................................................................................................55 3.2.4 Mianma......................................................................................................56 3.2.5 Viê ̣t Nam....................................................................................................57 3.3. Tính thống nhất........................................................................................................60 TIỂU KẾT CHƯƠNG.............................................................................................64 KẾT LUẬN..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................68 PHỤ LỤC ẢNH........................................................................................................70 DẪN NHẬP Ấn Độ đất nước sở hữu một nền văn hóa lớn và đặc sắc của toàn nhân loại có sức ảnh hưởng lớn không những trong khu vực mà còn cả thế giới, từ tôn giáo đến văn hóa, từ nghệ thuật đến tín ngưỡng… Đông Nam Á nơi tiếp thu được khá nhiều nét đặc 6 sắc từ nền văn hóa Ấn Độ, trên cơ sở những truyền thống của mình, song song với việc tiếp thu những ảnh hưởng của Ấn Độ, các nền văn hoá của các quốc gia đã hình thành và phát triển. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ trên nền tảng văn hóa, xã hội của nước Ấn Độ, mặc dù Phật giáo ra đời ở Ấn Độ song do đặc điểm của điều kiện văn hóa – xã hội của Ấn Độ mà Phật giáo không phát triển lâu dài ở tiểu lục địa này. Tuy vậy ngay cả tới lúc bị suy vong ở Ấn Độ thì ảnh hưởng của nó vẫn là rất to lớn đối với văn hóa Ấn Độ nói chung với nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á nói riêng. Không ít những công trình kiến trúc, điêu khắc đã trở thành những kiệt tác tạo hình của một số quốc gia Đông Nam Á có nhiều công trình kiến trúc đã được UNESCO công nhận và đưa vào danh sách các di sản văn hoá thế giới. Dưới đây là một bức tranh khái quát về những ảnh hưởng kiến trúc của khu vực Đông Nam Á vừa mang tính bản địa đặc thù vừa thể hiện sự tiếp thu có tính chọn lọc cao của Phật giáo Ấn Độ, trong đề tài được chia thành 3 chương nhỏ: Chương 1: Sự ra đời của Phật giáo ở Ấn Độ và ảnh hưởng của nó tới các nước Đông Nam Á Chương 2: Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á Chương 3: Đặc điểm của kiến trúc – điêu khắc Phật giáo ở Đông Nam Á 1. Tính cấp thiết của đề tài Phâ ̣t giáo- một trong những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay, đã được ra đời ở Ấn Đô ̣, tuy nhiên không chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà ngay từ khi mới ra đời Phật giáo đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa sang các quốc gia khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng của Phâ ̣t giáo đối với khu vực Đông Nam Á rất đậm nét trong một số lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ, phong tục tập quán, …đặc biệt là trong các công trình kiến trúc kiến trúc điêu khắc như chùa, tháp. Khi tìm hiểu về yếu tố Phâ ̣t giáo trong các công trình kiến trúc- điêu khắc chùa, tháp ở Đông Nam Á đã gây cho nhóm chúng tôi sự hứng thú. Xuất phát từ lý 7 do đó nhóm đề tài đã chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ đến Đông Nam Á” để nghiên cứu. Với đề tài này nhóm sẽ góp phần tìm hiểu về giá trị của các công trình kiến trúc chùa, tháp khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, việc tìm hiểu về những công trình kiến trúc này sẽ góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể của khu vực Đông Nam Á nhằm giúp người dân Đông Nam Á nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng có một ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa của khu vực, của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ được những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đến nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc chùa, tháp của khu vực Đông Nam Á, từ đó rút ra được những nét tương đồng và dị biệt của các công trình kiến trúc này trong khu vực Đông Nam Á. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ấn Đô ̣ nơi khai sinh ra nhiều nền văn hóa lớn và đă ̣c sắc có ảnh hưởng lớn đối với không những khu vực mà cả thế giới. Sự giao thoa, tiếp xúc giữa văn hóa Ấn Đô ̣ và Đông Nam Á đã mang đến những nét đă ̣c sắc riêng mà chỉ khu vực này mới có. Từ khi văn hóa Ấn Đô ̣ vào Đông Nam đă ̣c biê ̣t là sự tiếp thu Phâ ̣t giáo đã ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa khu vực trên nhiều mă ̣t về tôn giáo, văn học- chữ viết... Những thành tựu của các công trình nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á và văn hóa Ấn Đô ̣ đã được nhiều nhà nghiên cứu làm rõ trên nhiều mă ̣t. Do vậy, các tài liệu, sách chuyên khảo, giáo trình…về văn hóa Đông Nam Á hoă ̣c văn hóa Ấn Đô ̣ rất phong phú về hình thức lẫn nội dung.  Các ấn phẩm, giáo trình, tài liê ̣u về văn hóa những khu vực này nổi bâ ̣t nhất đề câ ̣p đến này như: Ngô Văn Doanh, (1998), Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nô ̣i đã giới thiê ̣u những nền kiến trúc tiêu biểu như: kiến trúc xứ Ăngco (Campuchia), kiến trúc nước triê ̣u voi (Lào), kiến trúc xứ sở mă ̣t trời Thái Lan…và những danh thắng kiến trúc nổi tiếng của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Lương Duy Thứ (1996), Đại cương văn hóa Phương Đông, Nxb Giáo dục cuốn sách là những điều đầu tiên cần biết về văn hóa Đông Nam Á trên nhiều mă ̣t về văn hóa – tôn giáo, kiến trúc – điêu khắc…của cả nền văn hóa Phương Đông, tác giả đã tâ ̣p hợp những gì tổng quan chung nhất về văn hóa khu vực. 8 Phạm Đức Dương, Trần Thị Thu Lương (2001), Văn hóa Đông Nam Á Nxb Giáo dục, Hà Nô ̣i, đã khái quát mô ̣t cách chung nhất về văn hóa Đông Nam Á về lịch sử hình thành, quá trình tiếp xúc văn hóa Trung Quốc và Ấn Đô ̣ và văn hóa Đông Nam Á trong thời kì hiê ̣n đại. Đinh Trung Kiên (2009), Tìm hiểu những nền văn minh Đông Nam Á, Nxb Giáo dục Viê ̣t Nam đã giới thiê ̣u mô ̣t cách khái quát nhất những văn hóa Đông Nam Á từ sự ra đời đến những thành tựu rực rỡ của khu vực. Cuốn sách đã khái quát cụ thể nhất về văn hóa, đời sống, tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục, tâ ̣p quán, những công trình kiến trúc – điêu khắc tiêu biểu của khu vực…nhằm giúp cho đô ̣c giả có cái nhìn chung nhất, cơ bản nhất về nền văn minh Đông Nam Á. Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu trên tạp chí “Viêṭ Nam và Đông Nam Á ngày nay”, đề cập đến những vấn đề chuyên sâu của văn hóa Đông Nam Á như:. Ÿ “DOROBUDUR- công trình kiến trúc phâ ̣t giáo lớn nhất thế giới” PTs Ngô Văn Doanh-Vũ Khắc Hải, số 7(1995). Tác giả đã giới thiê ̣u mô ̣t cách chi tiết về công trình kiến trúc Phâ ̣t giáo Dorobudur cũng như quá trình hình thành, tu sửa ngôi đền. Ÿ “Đông Nam Á nơi gă ̣p gỡ của các tôn giáo lớn thế giới” PTs Ngô Văn Doanh, số 9(1995) đã cho thấy quá trình giao thoa, tiếp nhâ ̣n văn hóa của Ấn Đô ̣, phương Tây đă ̣c biê ̣t là trên lĩnh vực tôn giáo tiêu biểu là Phâ ̣t giáo, Hồi giáo, Ấn Đô ̣ giáo, Thiên chúa giáo. Đồng thời chỉ rõ tính “ thống nhất trong đa dạng” của lịch sử Đông Nam Á. Hướng cho đô ̣c giả tìm hiểu rõ hơn về bức tranh chính trị và văn hóa của khu vực. Ÿ “Tương đồng và khác biê ̣t những nét cơ bản trong nghê ̣ thuâ ̣t Đông Nam Á” PTs Trần Thi Lý, số 11(1995). Bài viết cho thấy rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Ấn Đô ̣ vào văn hóa Đông Nam Á, đồng thời chỉ ra nét khác biê ̣t, tương đồng giữa nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc của khu vực dưới tác đô ̣ng của tôn giáo như Phâ ̣t giáo và Ấn Đô ̣ giáo. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tài liê ̣u, sách, giáo trình đề câ ̣p đến Đông Nam Á, Ấn Đô ̣. Có thể nhâ ̣n thấy rất nhiều các tác phẩm, sách báo, các chuyên đề…đều đề câ ̣p đến văn hóa Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên lại chưa có mô ̣t chuyên đề hay tài liê ̣u nào nói đến ảnh hưởng của Phâ ̣t giáo đến nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúcđiêu khắc Đông Nam Á. Vì vâ ̣y nhóm đề tài thấy đây là mô ̣t vấn đề đáng quan tâm cần tìm hiểu nhiều hơn trên cơ sở tổng kết những kiến thức mà các nhà nghiên cứu, 9 tác giả đã nghiên cứu về Đông Nam Á nhằm làm sáng tỏ vấn đề ảnh hưởng của Phâ ̣t giáo đến nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc- điêu khắc Đông Nam Á. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo tới nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên khu vực Đông Nam Á là một khu vực gồm nhiều quốc gia, số lượng các công trình kiến trúc- điêu khắc của các chùa tháp cũng phong phú nên nhóm chỉ tập trung nghiên cứu ở những công trình tiêu biểu của các quốc gia quốc gia có đạo Phật phát triển mạnh như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Mianma, Việt Nam, Inđônêxia. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp: Sử dụng phương pháp lịch sử làm cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ, sự du nhập và ảnh hưởng của Phật giáo đối với các ông trình kiến trúc- điêu khắc trong các chùa, tháp Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh,để làm rõ những nét kiến trúc- điêu khắc của từng công trình chùa, tháp ở Đông Nam Á. Ngoài ra, nhóm còn sử dụng phương pháp logic để lý giải những nét chung và riêng của các công trình kiến trúc-điêu khắc trong các chùa tháp ở Đông Nam Á, làm nổi bật lên tính đa dạng và thống nhất của nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc dưới ảnh hưởng của Phật giáo đối với mỗi quốc gia trong khu vực. 10 CHƯƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO PHẬT Ở ẤN ĐỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á. 1.1 Hoàn Cảnh Ra Đời Của Phật Giáo Ở Ấn Độ Ấn Độ được coi như một tiểu lục địa, không chỉ vì đông dân, mà còn đa dạng về địa lý, chủng tộc, ngôn ngữ, khí hậu, theo sự đa dạng về văn hóa. Đất nước này có nhiều núi non, sa mạc, đặc biệt là những dãy núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya (nghĩa là xứ tuyết phủ), dãy Himalaya như một bức tường thành khổng lồ án ngữ phía bắc, gợi cho ta có cảm giác Ấn Độ bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, còn nền văn minh của mình thì bị đóng kín. Rặng Vindya nằm ở miền Trung Ấn như một đường gân chia Ấn Độ ra làm hai miền Nam – Bắc với khí hậu đối lập nhau. Miền Bắc khí hậu lạnh, còn miền Nam thì nóng như thiêu, chỉ có mưa về mùa hè. Ngoài ra, Ấn Độ còn có hai con sông lớn ở miền Bắc Ấn chi phối đến nền văn minh Ấn Độ, đó là sông Ấn (Indus), và sông Hằng (Ganges). Sông Hằng được coi là dòng sông thiêng, mà từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Thánh Varanari để cử hành lễ tắm có tính chất tôn giáo. Thành phần chủng tộc của dân cư Ấn Độ cũng khá phức tạp, trong đó có hai loại chính: người Dravidian, vốn là dân bản địa, cư trú ở miền Nam sau những cuộc dồn đuổi của người Aryan. Khoảng 1500 TCN, người Aryan thuộc ngữ hệ Ấn – Âu, gốc ở vùng biển Caspin (Caspian Sea) di cư vào Ấn Độ, cư trú chủ yếu ở miền Bắc. Về sau còn có thêm nhiều người Hy Lạp, người Hung nô, người Ảrập v.v… lần lượt đến Ấn Độ rồi đồng hóa với dân cư ở đây, làm cho các tộc người Ấn Độ càng them phức tạp, sự đa dạng về tộc người dẫn đến sự đa dạng về ngôn ngữ. Theo cách tính dè dặt nhất, Ấn Độ phải có đến 200 ngôn ngữ, có tài liệu còn kể đến 1.500 ngôn ngữ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của các tôn giáo ở Ấn Độ và Phật giáo cũng được ra đời từ đây. Phật giáo ra đời vào thế kỉ 6 TCN ở Ấn Độ trên vùng đất NePan ngày nay, đây là thời kỳ phát triển của đạo Bà-la-môn cả về tôn giáo lẫn chính trị, xã hội Ấn Độ. Khi có người Aryan xâm nhập đã phân chia làm bốn đẳng cấp là tăng lữ (Brahman), võ sĩ (Ksatriya), bình dân (Vaisya) và tiện dân (Sudra), bốn đẳng cấp này có nghĩa vụ và quyền lợi khác nhau: 11 Tăng Lữ (Brahman) được coi là cao quý nhất, giảng kinh Veda và tiến hành các nghi thức tôn giáo, nắm mọi quyền lực, không ai được xâm phạm. Võ Sĩ (Ksatriya) là đẳng cấp thứ hai, có nhiệm vụ bảo vệ vua chúa, lãnh thổ và mùa màng, được đọc kinh Veda và tham dự các buổi tế lễ. Bình Dân (Vaisya) làm nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán, cũng được học kinh Veda và tham dự các buổi tế lễ. Tiện Dân (Sudra) thường là con cháu những bộ lạc bại trận, phải sống bên ngoài công xã, địa vị hèn kém, phải phục vụ các đẳng cấp trên, không được đọc kinh và làm lễ. Tiện dân còn được chia làm hai loại: Paryan và Chandala, bị coi là ô uế, không ai động chạm tới. Sự phân biệt đẳng cấp diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho tầng lớp đa số trong xã hội – những người Thủ đà la căm ghét chế độ đẳng cấp. Nhiều trào lưu tư tưởng chống lại đạo Bà – la- môn và chế độ đẳng cấp của nó đã ra đời trong đó có Phật giáo. Sự ra đời của Phật giáo gắn liền với tên tuổi của Tất Đạt Đa (Seddhartha Gautama) sinh năm 563 TCN, con vua Tịnh Phạn (Sutdodana) nước Ca tỳ La Vệ ở chân núi Hymalaya. Vào khoảng thế kỉ VI TCN, sự phát triển kinh tế ở Ấn Độ đã khá mạnh mẽ, dẫn tới sự phân hóa xã hội sâu sắc. Sau hơn 1000 năm thống trị chế độ đẳng cấp Ba – lamôn đã tạo nên mối bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội Ấn Độ, lúc này đẳng cấp võ sĩ đã có sức mạnh về kinh tế nên không muốn xếp sau đẳng cấp Balamôn nên đã chống lại Ba – la - môn cũng như muốn xóa bỏ chế độ bất bình đẳng trong xã hội nên đã ủng hộ cho sự ra đời một tôn giáo mới: Phật giáo, Phật giáo ra đời đã trở thành đối trọng của Ba – la - môn, Phật giáo phù hợp với nguyện vọng của các đẳng cấp và tầng lớp dưới, nên ngay từ khi ra đời, Phật giáo đã được sự ủng hộ lớn lao của cư dân Ấn Độ, đạo Phật ra đời là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp của đạo Ba – la - môn. Phật giáo đề ra khẩu hiệu “chúng sinh bình đẳng”, giáo lí sâu sắc, hấp dẫn, đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự giải thoát, lễ nghi đơn giản nhanh chóng thu hút được đông đảo tín đồ. 1.2 Sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ Sau khi ngộ đạo thành Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni Đà bắt đầu vân du truyền đạo, đợt đầu ông truyền dạy ở Xác-na (Sarnath) được 5 vị công tử. Từ đó Phật giáo đã có tam bảo”: Thích Ca Mâu Ni là Phật bảo, kinh đển Phật giáo là Pháp bảo và các môn đồ Phật giáo là Tăng bảo. Sau đó Phật Thích Ca Mâu Ni lại thu nhận 60 đệ tử ở thành 12 Bô-Rô-Na, lấy đó làm hạt nhân, vân du các nước để giảng đạo, tín đồ Phật giáo ngày càng đông, ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu rộng. Phật Thích Ca Mâu Ni đi truyền đạo ở mọi nơi, dấu tích in dấu khắp hai bờ sông Hằng. Những năm cuối đời, ông chủ yếu đi lại trong vùng giữa thành Vương Xá và thành Xá Vệ. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, tín đồ và các nhà sư ngày càng đông, khó tránh khỏi cá lẫn với rồng, xấu tốt lẫn lộn. Mâu thuẫn trong nội bộ đạo Phật không ngừng xuất hiện, do đó Phật Thích Ca Mâu Ni lại ban bố hàng loạt các đều giới luật (cấm kị). Để phổ độ chúng sinh, Phật Thích Ca Mâu Ni đã không mệt mỏi, vân du truyền đạo mọi nơi suốt 45 năm trời, cho đến năm 485 Phật tịch. Sau một năm ngày Phật tịch, đại hội tăng đoàn lần thứ nhất được triệu tập với 500 tỳ kheo, kéo dài bảy tháng kể lại lời Phật. Đại hội tăng đoàn lần hai được triệu tập vào khoảng thế kỷ 4 TCN (100 năm sau cuộc triệu tập lần thứ nhất), với khoảng 700 tỳ kheo, kéo dài tám tháng. Nội dung chủ yếu là giải quyết những bất đồng về thuật hành giới luật và luận giải kinh điển hình thành hai phái: Trưởng lão bộ (tiểu thừa), Đại chúng bộ (Đại thừa). Đại hội tăng đoàn lần thứ ba vào giữa thế kỉ 3 TCN do vua A-Dục (A-so-ca) triệu tập với 1000 tỳ kheo, kéo dài 9 tháng, nhà vua bảo hộ Phật giáo, các tăng đoàn phát triển mạnh. Đại hội tăng đoàn lần 4 (khoảng 125-150 SCN), là hoàn chỉnh kinh điển Phật giới, gồm kinh, luật, luận (còn gọi là tam tạng kinh điển). Phật giáo phát triển khắp Ấn Độ thời A-sô-ca, cho đến đời Ca nhi sắc ca, Đến thời vua Gúp ta (thế kỉ 4 Ò 6 SCN) đạo Phật suy thoái trước sự phát triển của Ấn Độ giáo, cuộc tấn công của người Hồi giáo vào 1193 Phật giáo lâm vào tình trạng bị suy tàn. Nguyên nhân đạo Phật bị suy tàn ở Ấn Độ do sự xung đột giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo, Bà-la-môn giáo đã tồn tại rất lâu và đã ăn sâu vào đời sống, văn hóa của cư dân Ấn Độ, ngay cả đức Phật, khi Ngài còn trẻ, các thầy dạy của Ngài cũng có các tu sĩ của Bà la môn giáo. Ngoài ra, đối với một đất nước đa dân tộc, đa sắc tộc, đa tôn giáo thường xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột như Ấn Độ thì triết lí của nhà Phật là “lấy đức báo oán và sống thanh tịnh, cấm dục” thì nó không phù hợp. Bên cạnh đó, người Hồi giáo còn có âm mưa tiêu diệt Phật giáo và sự đấu đá, mâu thuẫn trong nội bộ Phật giáo không ngừng xuất hiện đã làm cho Phật giáo ngày càng suy vong. 13 Thực tế là một xã hội như Ấn Độ, thời dó, chưa thể đạt được sự thống nhất thực sự, chưa thể thủ tiêu hoàn toàn xu hướng phân liệt tản quyền, chưa thể xóa sự phân chia đẳng cấp cũng như chưa thể loại trừ tín ngưỡng thần thánh để có tư duy triết lí. Vì thế, sự ra đời cũng là một đòi hỏi và sự biến mất của Phật giáo trên chính mảnh đất đã sinh ra Phật cũng là một thực tế. Tuy hiện nay ở Ấn Độ chỉ còn chưa đến 1% dân số theo đạo Phật, nhưng suốt hơn hai ngàn năm qua, tôn giáo này đã lan truyền rộng rãi suốt từ Địa Trung Hải tới Nhật Bản, ngày càng có thêm nhiều tín đồ ở phương Tây và vẫn là một trong những tôn giáo có tính chất quốc tế quan trọng nhất của nhân loại thế kỉ XX (với hơn 500 triệu tín đồ khắp các nước Ceylan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên, Đài Loan, một vài vùng ở Ấn Độ, Pakistan, Nepan và cả Liên Xô (cũ). Trong suốt quá trình phát triển, chính sự bảo tồn và truyền bá Phật giáo ở Kusana và từ Kusana mà đi vào Trung Á và Trung Quốc, đã dẫn tới sự hình thành những quan niệm khác nhau về Phật giáo: Thứ nhất là phái Tiểu thừa (Hinayana), giữ hình ảnh Phật ban đầu, coi Phật là con người mẫu mực, đã tu đắc đạo và truyền bá đạo. Tiểu thừa lấy từ bi làm phương tiện, noi gương Phật tu và hành động để tự giải phóng mình. Viết kinh bằng tiếng Pali, truyền bá ở Đông Nam Á, Nam Ấn và Sri Lanka. Thứ hai là phái Đại thừa (Mahayana), coi Phật là siêu việt, là “thần”, lấy từ bi làm mục đích, nặng về triết lí. Theo Đại thừa, vũ trụ là ảo mộng không có cả Atman, tức Bản ngã, dẫn tới quan niệm “vô ngã”, “hư vô”, “sắc – không”. Theo Đại thừa, nếu thực hành từ bi và giới răn đạt đến “vô ngã” thì có thể đắc đạo, không nhất thiết phải tu hành. Môn phái mở rộng, giáo hội “đại đồng” cho cả thiện nam và tín nữ, viết kinh bằng Sanskrit, truyền bá ở Bắc Ấn và Bắc Á. Thứ ba là phái Mật tông (Tantrism), từ Tantra nghĩa là “sách”, chủ trương sống gần tự nhiên, ít triết lí, lấy lễ tiết ma thuật để đạt mục đích thiêng liêng. Phái này cũng có nhiều sách (như tên gọi) để ghi chép những lễ tiết ma thuật tỉ mỉ, cụ thể, Mật tông được thịnh hành ở Tây tạng. Tuy Phật giáo bị tàn lụi ở Ấn Độ, nhưng lan ra các nước Bắc Á, Nam Á và lan ra nhiều nước khác trên thế giới và đặc biệt là ở Đông Nam Á, Phật giáo phát triển mạnh mẽ với số lượng tín đồ đông đảo và ảnh hưởng vô cùng to lớn 14 1.3 Mĩ thuâ ̣t và kiến trúc Ấn Đô ̣ Nền nghệ thuật của Ấn Độ cổ đại là sự tiếp nối, phát triển của nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc Ấn Đô ̣ được tiếp nối từ thế kỉ 3 tCn., không dứt đoạn và có sự chuyển biến tuần tự giữa các phong cách nghệ thuật. Dấu ấn của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo rất đậm trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ. Thời kì Môrya (Maurya): Triều đại Môrya thống nhất được các vương quốc ở Miền Bắc Ấn Độ, dưới thời vua Asôka Phật giáo trở thành quốc đạo và cho dựng khắp nơi những cột đá trên khắc chỉ dụ của nhà vua để giáo hoá thần dân. Mũ cột Asôka thường có tượng tròn hình những con thú khá tinh xảo. Thời kì Môrya mở đầu cho việc đục núi đá xây dựng chùa chiền và tăng viện. Kiến trúc đá mô phỏng theo các dinh thự bằng gỗ thời trước. Chùa có mặt tiền mở rộng với lỗ cửa hình móng ngựa, bên trên trổ cửa sổ, nóc có mái che (kudu). Tăng viện (vihara) hình vuông, mặt tiền có hiên với các cột trụ. Các chùa và tăng viện hang động nổi tiếng ở Bhaja (Bhãjã) và Ajanta (Ajanta). Tháp (stupa) để tro di hài của Phật tổ, được xây đặc, hình bán cầu; trên đỉnh tháp có một cái tán uy nghiêm. Tiêu biểu là những tháp ở Bhahut và Sanchi. Tháp Bhahut (thế kỉ 3 tCn.) có hàng lan can đá với những hình chạm nổi thấp, thuật lại những truyền thuyết Phật giáo, nét chạm hào hứng và phóng khoáng. Thời hậu kì Môrya, nghệ thuật Ấn Độ chia làm 3 dòng lớn theo vùng địa lí, dòng Ganđara ở Đông Bắc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp, lần đầu tiên sáng tạo hình ảnh Phật Thích Ca. Nhân vật trong nghệ thuật Ganđara mang những nét pha trộn thần Apôlông (Apollon) với phương Đông. Tượng làm bằng chất giả đá hoa hay bằng đá phiến phớt xanh. Dòng Mattura, phát triển các phẩm chất của nghê ̣ thuâ ̣t Ấn Đô ̣, có sự cân đối giữa các mảng khối và sự hài hoà giữa các đường nét. Tượng làm bằng cát kết sẫm hồng. Dòng Amaravatiở Đông Nam tinh tế và duyên dáng, có ảnh hưởng đến nhiều nước Đông Nam Á. Thời kì Gupta: Dưới triều đại Gupta nghê ̣ thuâ ̣t Ấn Đô ̣ đạt tới đỉnh điểm và có ảnh hưởng sâu rộng đến các đời sau. Các chùa hang ở thời Gupta và hậu Gupta có rất nhiều tượng Phật và tượng các nhân vật khác trên mặt tiền, trên đường gờ bên trong nhà. Trang trí điêu khắc phong phú ở thân và mũ cột, ở khung các cửa. Vách và trần các tăng viện đều trang trí bằng các tranh tường. Hang động Ajanta nổi tiếng về tranh vẽ vách đá được xếp vào hàng kiệt tác của nghệ thuật thế giới. Hậu kì Gupta, Ấn Độ giáo thay thế Phật giáo, các đền ngoài trời thay thế các chùa hang. Đền thờ ở 15 Mahabalipuram được đẽo từ đá núi lửa nguyên khối, đó là bản trình bày bằng đá vũ trụ luận của Ấn giáo. Đền thờ Lingajara ở Buvanêsơva, xây bằng gạch chiếm một diện tích với những tháp đồ sộ có móc hình vành khăn (cikhara). Ở miền Nam, đền thờ có các tháp tam quan (gopura) bên các tường bao quanh. Vô số tượng phủ lên tường và lên nóc các đền thờ đến mức gần như quá tải. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là pho tượng đồng Siva Nataraja (Shiva Natarãja). 1.4 Sự lan tỏa của Phật giáo sang các nước Đông Nam Á Quê hương của đạo Phật là ở Ấn Độ, đất nước có hàng trăm tôn giáo và hàng vạn thánh thần, trong đó có những tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất thế giới. Phật giáo tồn tại và liên tục phát triển là cả một quá trình vừa phải đấu tranh với các tôn giáo khác (như Balamôn giáo, Hin đu giáo...) vừa phải đấu tranh ngay trong nội bộ Phật giáo về mặt giáo lý. Phật giáo được truyền bá vào khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường truyền giáo hoặc giao lưu văn hoá, quan hệ thương mại bình thường. Lúc đầu, Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp thâm nhập vào các nước vùng ven bờ biển phía Tây của Đông Nam Á. Sau đó một số nước tiếp nhận Phật giáo gián tiếp qua một nước trung gian khác, đây cũng là một nét đặc biệt của Phật giáo ở Đông Nam Á. Đông Nam Á cơ bản tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa và căn cứ vào địa bàn ảnh hưởng người ta thường gọi Phật giáo Đông Nam Á là Phật giáo Nam Tông. Còn các nước Bắc Á như Trung Quốc, Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản (kể cả Việt Nam) tiếp thu Phật giáo Đại thừa, nên thường được gọi là Phật giáo Bắc tông. Phật giáo vào Đông Á Nam Á khá sớm, thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam Á khoảng những thế kỷ I-II đầu công nguyên. Việt Nam: Phật giáo du nhập vào khoảng những năm 194-195, vào thế kỉ II đã có các sư tăng người Ấn Độ. Năm 580 thần sư Tù Ni Đa lưu Chi (Vini Taruci) lập thiền phái đầu tiên, năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông lập thiền phái thứ hai, Luy Lâu 16 nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Là 1 trung tâm Phật giáo lớn vào những thế kỉ đầu Công Nguyên. Thiền phái thứ 3 do thiền sư Thảo Đường Vương lập vào thời Lý và thiền phái thứ 4 – Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông mở đầu (đầu thế kỉ XIII). Thời kỳ đầu, Phật giáo đã qua đường biển từ Ấn Độ vào Viê ̣t Nam, nhưng đến quãng thế kỷ IV-V Phật giáo lại được truyền từ phương Bắc vào. Ở Việt Nam, Phật giáo đã xuất hiện từ rất sớm, tuy không trở thành quốc giáo nhưng đạo Phật có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, ở trong quá khứ, vào thời Lý, Phật giáo có một vị trí quan trọng, trong triều đình, ngoài hai hàng văn võ, còn có hệ thống tăng quan. Vào thời Trần, Phật giáo phát triển mạnh, các vua Trần là người rất sùng đạo Phật, khi Thái tử đã lớn, các vua Trần thường truyền ngôi sớm cho con và xưng là Thái Thượng Hoàng, rồi xuất gia tu hành. Đặc biệt là trong thời nhà Trần, đã xuất hiện một vị Phật hoàng đó là vua Trần Nhân Tông, người đã sang lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử còn tồn tại tới ngày nay. Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, khoảng thế kỷ II, Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa. Thái Lan: Là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á, Phật giáo được truyền bá vào Thái Lan vào khoảng năm 304 Phật lịch (năm 241 TCN) sau khi vua Asôca của Ấn Độ bảo trợ việc kết tập kinh tạng lần thứ III, sau đó vua Asôca liền phái các vị sư truyền giáo chia làm 9 đường đi về các địa phương khác nhau để hoằng pháp và Phật giáo được truyền vào Thái Lan trong thời kỳ này. Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan, Thái Lan được biết đến như “đất nước của những chiếc áo cà sa”, những ngôi Chùa cổ kính, lâu đời, với những ngôi chùa và tượng Phật được dát bằng vàng, và hiện nay, theo thống kê có tới 95% dân số Thái Lan là tín đồ của Phật giáo Ở Campuchia : Khoảng thế kỷ V và Lào, chậm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.. .Campuchia thời tiền Ăng co vào thế kỉ VII hành giả Nghĩa Tịnh người Trung Quốc có nói đến việc các nhà vua Siva giáo đàn áp Phật tử. Cuối thế kỉ VIII – XII Phật giáo Đại thừa hưng thịnh thời cực 17 thịnh của Đại thừa vào thế kỉ XII (1201) dưới triều đại Jayavarman VII vào cuối thế kỉ XIII. Đại thừa phai dần khi Phật giáo Xây Lan được truyền theo con đường Xiêm. Campuchia còn được mệnh danh là “Đất nước Chùa tháp” và ở đây, Phật giáo đã trở thành quốc giáo của Campuchia, có một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của cư dân Campuchia Ở Lạng Xạng (Lào): Năm 1358 vua Phà Ngờm rước tượng Phật Pha Bang từ Ăng co về thờ làm... Phâ ̣t giáo được du nhâ ̣p vào Lào bằng con đường nào và từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất. Nhưng tựu chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Phâ ̣t giáo đã có mă ̣t ở đất Lào từ trước khi quốc gia thống nhất, đô ̣c lâ ̣p (giữa thế kỉ XIV) ra đời và vào bằng hai con đường chính: Lào tiếp nhận Phật giáo không trực tiếp từ Ấn Độ mà từ Campuchia, Thái Lan. Thâ ̣m chí, mô ̣t số tác giả Lào còn cho rằng đạo Phâ ̣t đến từ Lào từ thế kỉ thứ I Tây lịch, qua các nghiên cứu cho thấy ngay từ trước thế kỉ XIV, Phâ ̣t giáo đã có mă ̣t trên đất Lào, nhưng chỉ với tính chất lẻ tẻ ở từng địa phương, đă ̣c biê ̣t là những mương (tỉnh) Xỉkhốttạbong, Xiêngđôngxiêngthông và Phuôn. Mianma (Miến Điện): Được mệnh danh là “đất nước Chùa vàng”, theo các truyền thuyết Phật giáo Miến Điện kể rằng Phật giáo theo đường biển đến Hạ Miến Điện. Trong cuốn sách Jatakas vùng này được gọi là Suvarnabhumi, xứ sở Vàng. Còn các nhà biên niên sử dân tộc Môn có một truyền thuyết nói về việc hai nhà sư đạo Phật là Sona và Uttara, được hội nghị Phật giáo lần thứ ba họp ở Pataliputra vào khoảng năm 241 TCN, cử đến xứ sở Vàng. Tuy nhiên, không có bằng chứng lịch sử nào về sự xâm nhập của ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ vào Miến Điện sớm hơn những mảnh khắc vụn bằng tiến Pali được tìm thấy ở Hmawza (Srikshetra hay Prome cổ), có từ khoảng năm 500 sau Công nguyên. TIỂU KẾT CHƯƠNG Trong lịch sử các quốc gia từ trước đến nay, Ấn Độ có thể coi là một trong những trường hợp đặc biệt. Đó là một thế giới đầy huyền bí, kì diệu, là cái nôi của nền văn minh lớn, phong phú và lâu đời. Từ buổi xa xưa của lịch sử, con người đã tạo 18 dựng nên những thành phố đông vui, oanh liệt một thời. Ấn Độ còn là quê hương của những tôn giáo lớn như đạo Hinđu, đạo Phật, những tư tưởng triết học cao siêu đã từng tỏa sáng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Từ mấy ngàn năm trên đất nước Ấn Độ cổ kính như thách thức tới thời gian, những ngôi đền đá uy nghi vẫn lấp sâu vào long vách núi hay những thầng tháp cao vút vẫn đứng sừng sững vươn tới trời xanh. Không giống nhiều quốc gia khác, nền văn minh của Ấn Độ chưa bao giờ tàn lụi mà vẫn trường tồn cùng lịch sử. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh Ấn Độ, tuy có những lúc thăng trầm, biến đổi theo dòng chảy của thời gian, nhưng nền văn minh của Ấn Độ vẫn phát tiển mạnh mẽ và có những đóng góp vào nền văn minh của nhân loại, và một trong những đóng góp to lớn của nền văn minh Ấn Độ vào nền văn minh nhân loại và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á là sự ra đời của đạo Phật (do Đức Phật Thích Ca sáng lập vào thế kỉ VI TCN), đạo Phật ra đời đã phủ nhận chế độ đẳng cấp, đả phá độc quyền của đạo Bà la môn và thói lệ nghi thức trong tôn giáo Hindu, giảng dạy tình yêu thương từ bi rộng mở. Đạo Phật ra đời đã đáp ứng nguyện vọng cho những tầng lớp bình dân, những tầng lớp bị áp bức trong xã hội, tuy đạo Phật có những lúc phát triển mạnh, nhưng trên thực tế là một xã hội như Ấn Độ, thời đó, chưa thể đạt được sự thống nhất thực sự, chưa thể thủ tiêu hoàn toàn xu hướng phân liệt tản quyền, chưa thể xóa sự phân chia đẳng cấp cũng như chưa thể loại trừ tín ngưỡng thần thánh để có tư duy triết lí. Vì thế, sự ra đời cũng là một đòi hỏi và sự biến mất của Phật giáo trên chính mảnh đất đã sinh ra Phật cũng là một thực tế. Tuy Phật giáo hiện nay ở Ấn Độ chỉ còn chưa đến 1% dân số theo đạo Phật, nhưng suốt hai ngàn năm qua, tôn giáo này đã lan rộng ra khắp thế giới, nhưng Phật giáo khi lan truyền sang Đông Nam Á đã phát triển mạnh mẽ, và đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần ở các quốc gia ở Đông Nam Á, ở Việt Nam, vào thời Lý, Phật giáo được xem như là quốc giáo, vào thời Trần, Phật giáo có một vị trí quan trọng trong xã hội, từ Vua tới những người bình dân, nghèo khổ đều sùng đạo, Thái Lan là một quốc gia có hơn 95% dân số là tín đồ đạo Phật, và đạo Phật là quốc giáo của quốc gia này. Campuchia được mệnh danh là “đất nước Chùa tháp”, nước Lào nổi tiếng với Thạp Luổng và ở Lào và Campuchia là quốc giáo của hai quốc gia này. Mianma thì được mệnh danh là “xứ sở Chùa Vàng”. Qua đây, ta dễ dàng thấy rằng đạo Phật đã phát triển và có một vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, và có sức sống mãnh liệt, cùng tồn tại và phát triển một cách hòa bình với nhiều tôn giáo 19 khác, từ đó cho thấy được vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội Đông Nam Á. Sự phát triển, lan tỏa của Phật giáo sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực thuộc đời sống và văn hóa của cư dân ở đây. Trong đó, biểu hiện dễ nhận thấy nhất, tập trung và hội tụ đầy đủ nhất của văn hóa Phật giáo ở Đông Nam Á chính là những công trình nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc và hội họa, đây là những giá trị văn hóa “ vô tiền khoáng hậu” ở khu vực này. 20 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ ĐẾN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á Lịch sử nghệ thuật Ấn Độ bao trùm hàng nghìn năm của một sự tiến hóa gần như liên tục, như là một hệ quả tất yếu, phong phú và đa dạng. Nghệ thuật Ấn Độ giàu có và đa dạng như chính các tôn giáo có ở Ấn Độ nổi bật lên là nghệ thuật của đạo Phật, đạo Hindu, đạo Hồi…với sự phát triển không ngừng qua từng thời kì lịch sử và biến đổi của bản thân chính quốc nên vô cùng đa dạng. Là một cái nôi của nhiều tôn giáo, kiến trúc Ấn Độ mang dấu ấn tôn giáo rất rõ rệt, chứa đựng trong kết cấu của nó những quan niệm triết lí của người Ấn Độ cổ đại. Phật giáo xuất hiện từ trước công nguyên và tồn tại cho tận tới ngày nay, trong quá trình phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ đã lan truyềnvà ảnh hưởng rộng lớn đến các quốc gia như Trung Quốc, Trung Á…trong quá trình phát triển Phật giáo đã trở thành quốc giáo của nhiều quốc gia trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng Phật giáo tiêu biểu là các quốc gia: Lào, Thái Lan, Campuchia , Mianma, Việt Nam…. Tuy nhiên trước khi văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á thì các dân tộc ở khu vực này đã có những tín ngưỡng của mình họ thờ các thần tự nhiên, các ma quỷ và các tù trưởng của mình. Khi Phâ ̣t giáo được du nhâ ̣p sang khu vực Đông Nam Á chủ yếu chịu ảnh hưởng của Phâ ̣t giáo Tiểu thừa (Hinayana), qúa trình tiếp thu yếu tố văn hóa Ấn Độ cùng với nền văn hóa bản địa đã tạo được sự khác biệt trong tín ngưỡng, tôn giáo và đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của khu vực nổi bật lên đó là những công trình chùa, tháp, đền tiêu biểu như: Bôrôbuđu (của Inđônêxia), Vat Phra Keo (Thái Lan), Shwedagon (Myanma), Thạt Luổng (Lào)… Khi Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á cùng với văn hóa bản địa đã tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất