Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của chế phẩm atonik 1,8dd đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ...

Tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm atonik 1,8dd đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ớt f1 np 907

.PDF
54
287
117

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Văn Đính. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu. Ban chủ nhiệm khoa Sinh KTNN, cùng các thầy cô trong tổ sinh lý sinh hoá, cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm.Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; các bạn học viên trong nhóm nghiên cứu, các anh chị trong ban quản lý thư viện trường ĐHSPHN 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè của tôi đã hết lòng ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả Bùi Văn Dũng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013 Tác giả Bùi Văn Dũng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 NỘI DUNG....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 5 1.1. Giới thiệu về cây ớt .................................................................................... 5 1.2. Đặc điểm sinh thái cây ớt .......................................................................... 6 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới .......................................... 9 1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt của Việt Nam ...................................... 10 1.5. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu phân bón lá trên đối tượng thực vật ........................................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm................................................................... 16 2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc .......................................................... 16 2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu ............................................. 16 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm .......................................... 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 22 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu sinh trưởng ... 22 3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao cây ........ 22 3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến đường kính thân cây ........................................................................................................... 24 3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến số cành cấp 1 của giống ớt F1 NP 907 .......................................................................... 25 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu quang hợp .... 27 3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng diệp lục tổng số ................................................................................................. 27 3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang của diệp lục ...................................................................................................... 28 3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến diện tích lá ............. 32 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu giống ớt F1 NP 907 ..................................... 35 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng một số chất lượng quả ......................................................................................................... 36 3.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng Axit ascobic (vitamin C) ................................................................................... 37 3.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng đường khử ................................................................................................ 38 3.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng β-Carotenoit (VitaminA) ........................................................................... 39 3.5. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD Phân tích ...... 40 ẾT ẬN VÀ Đ NGH .......................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 42 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TN : Thí nghiệm ĐC : Đối chứng CT : Công thức NSTT : Năng suất thực thu KTRL : Kích thích ra lá NS : Năng suất VNĐ : Việt Nam Đồng PL1 : Phun lần 1 PL2 : Phun lần 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao giống ớt F1 NP 907 ................................................................................... 22 2. Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến đường kính thân cây của giống ớt F1 NP 907 ............................................................. 24 3. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến số cành cấp 1 của giống ớt F1 NP 907. ........................................................................... 25 4. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng diệp lục của giống ớt F1 NP 907. ................................................... 27 5. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang ổn đinh (F0) giống ớt F1 NP 907 .................................................... 28 6. Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang cực đại (Fm) giống ớt F1 NP 907.................................................... 29 7. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang hữu hiệu (Fvm) giống ớt F1 NP 907. ............................................... 31 8. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến diện tích lá giống ớt F1 NP 907. .............................................................................. 33 9. Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất thực thu giống ớt F1 NP 907 .. 35 10. Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng Axit ascobic (vitamin C) trong quả giống ớt F1 NP 907. .............. 37 11. Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng đường tổng số trong quả giống ớt F1 NP 907. ............................... 38 12. Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng β-caroten ( Vitamin A) trong quả trong quả giống ớt F1 NP 907. .................39 13. Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Atonik 1,8DD phun lên lá giống ớt F1 NP 907. ............................................................... 40 DANH MỤC CÁC BIỂ ĐỒ 1. Hình 3.1. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến chiều cao giống ớt F1 NP 907 ................................................................................... 23 2. Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến đường kính thân cây của giống ớt F1 NP 907 ............................................................. 24 3. Hình 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến số cành cấp 1 của giống ớt F1 NP 907. ........................................................................... 26 4. Hình 3.4. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng diệp lục của giống ớt F1 NP 907. ................................................... 27 5. Hình 3.5. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang ổn đinh (F0) giống ớt F1 NP 907 .................................................... 29 6. Hình 3.6. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang cực đại (Fm) giống ớt F1 NP 907.................................................... 30 7. Hình 3.7. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến huỳnh quang hữu hiệu (Fvm) giống ớt F1 NP 907. ............................................... 31 8. Hình 3.8. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến diện tích lá giống ớt F1 NP 907. .............................................................................. 33 9. Hình 3.9. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất thực thu giống ớt F1 NP 907 .. 35 10. Hình 3.10. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng Axit ascobic (vitamin C) trong quả giống ớt F1 NP 907. .............. 37 11. Hình 3.11. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng đường tổng số trong quả giống ớt F1 NP 907. ............................... 38 12. Hình 3.12. Ảnh hưởng của phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến hàm lượng β-caroten ( Vitamin A) trong quả trong quả giống ớt F1 NP 907. .................39 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, cây ớt cay là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao. uả ớt ùng làm gia vị giàu vitamin A, vitamin C, hai loại vitamin này trong quả ớt gấp 5-10 lần trong cà chua và cà rốt. Theo Đông y, ớt có vị cay, nóng, và ớt có tác dụng tán hàn, tiêu thực, giảm đau [18]. Trong ân gian thường dùng ớt để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn, rết cắn,.... Theo Tây y, ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Chất capsicain (C18H27NO3) trong ớt cay kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mãn tính và ung thư. Ớt cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh tình trạng đông đặc tiểu cầu. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao [18]. mặt hàng xuất khẩu sang các nước châu uả ớt còn là một đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có diện tích trồng ớt tương đối cao, tập trung nhiều ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo và thị xã Phúc Yên. Theo ước tính của một số hộ dân ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng với 360 m2 trồng ớt thu hoạch được khoảng 8 đến 10 triệu đồng, so với trồng lúa thì trồng ớt lãi gấp 5 lần. Vì vậy, iện tích trồng ớt ở Vĩnh Phúc có chiều hướng gia tăng. Hiện nay người nông dân ở Vĩnh phúc trồng một số giống ớt có giá trị kinh tế cao như: giống ớt giống ớt F1 NP 907, PAT 34, TN 018, TN 026,... [26]. 2 Ở thực vật ngoài rễ là cơ quan hút nước và khoáng thì chúng còn có khả năng hấp thụ một số chất từ thân, lá. Chính vì vậy, trong sản xuất con người đã sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: chất inh ưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu xuất sử dụng phân bón cao hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá trình sinh lí trong cây, do vậy làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Do lợi ích của phân bón lá đã được khẳng định như vậy nên hiện nay trên thị trường đã bán rất nhiều các chế phẩm ùng phun lên lá như: Phân bón lá cao cấp Đầu Trâu; chế phẩm Pisomix Y95; Atonik 1,8DD; tại các trung tâm nông nghiệp, các chế phẩm này được sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây trồng đều có phản ứng như nhau và cũng sử dụng với liều lượng như nhau. Dùng phân bón lá như thế nào để có hiệu quả cao nhất, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung còn ít các tài liệu bàn đến. Chính vì lí o đó chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik 1,8DD đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh giống ớt F1 NP 907” nhằm khẳng định hiệu quả của loại chế phẩm này đối với một số chỉ tiêu sinh lí cũng như năng suất, chất lượng ớt làm cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu lực của chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1,8DD; đang được bán tại các cơ sở dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc đến khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất quả của giống ớt cay F1 NP 907 hiện đang được người nông dân trồng ở Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó khuyến cáo cách dùng sản phẩm này cho người nông dân. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi tiến hành trồng giống ớt cay F1 NP 907 và chia làm 2 lô: Lô đối chứng (không phun Atonik 1,8DD) và lô thí nghiệm (phun Atonik 1,8DD). Cách bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, chế độ chăm sóc đảm bảo sự đồng đều giữa các công thức. Tiến hành đánh giá hiệu lực của chế phẩm Atonik 1,8DD đến các chỉ tiêu: 3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Chiều cao cây, đường kính thân cây; khả năng phân cành và nhánh/cây. 3.2. Chỉ tiêu quang hợp: Hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá, cường độ quang hợp (khả năng tích lũy sinh khối của cây); huỳnh quang diệp lục. 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm Atonik 1,8DD đến một số chỉ tiêu hàm lượng một số chất trong quả như: hàm lượng vitaminA, VitaminC, đường khử, tinh bột. 3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng ra lá đến cây ớt để khuyến cáo cho người sản suất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu * Đối tượng thực vật là giống ớt F1 NP 907 hiện đang được trồng ở khu vực Phúc yên -Vĩnh Phúc [3][51]. * Chế phẩm KTRL Atonik 1,8 DD [52]. - Hoạt chất: Hợp chất Nitro thơm - Tổ chức xin đăng ký: Asahi chemical MFG Co., Lt Japan - Nhà phân phối: Công ty thuốc sát trùng Cần Thơ - Mô tả: Chất kích thích sinh trưởng cây trồng trên lúa, cây ăn trái, rau màu. - Liều lượng sử dụng: 10 ml/8 lít; phun 1 - 2 lần 4 * Các máy móc và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu như: máy cất đạm tự động, máy quét lá, máy đo hàm lượng diệp lục tổng số OPITI-SCIENCES model CCM - 200 (do Mỹ cung cấp),.... Hóa chất gồm: H2O2; H2SO4; KMnO4; HCl; axit Ascobic. 4.2 Phạm vi nghiên cứu * Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 10 tháng 07 năm 2012 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013. * Phân tích các chỉ tiêu tính trạng năng suất và hàm lượng một số chất trong quả giống ớt F1NP 907 tại phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật của khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, Trung tâm hỗ trợ NCKH & chuyển giao công nghệ và ngoài đồng ruộng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của Atonik 1,8 DD đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất quả đối với giống ớt cay F1 NP 907. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định chế phẩm Atonik 1,8 DD có phù hợp với cây trồng cụ thể là cây ớt hay không. Nếu thực sự chúng có vai trò làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất, phẩm chất thì khuyến cáo để người nông ân sử ụng và ngược lại. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG Q AN TÀI IỆ 1.1. Giới thiệu về cây ớt Ớt được chia thành hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm lượng capsaicin chứa trong quả. Trong ớt cay hàm lượng capsaicin rất cao còn trong ớt ngọt hàm lượng capsicain có thể không hoặc rất ít. Ớt cay được trồng nhiều ở Ấn Độ, châu Phi và một số nước nhiệt đới khác, ớt ngọt được trồng nhiều ở châu Âu, châu Mĩ và một số nước châu Á quả được ùng như một loại rau xanh hoặc dùng làm cảnh [28][50]. Ớt là loại cây trồng có hàm lượng vitamin cao nhất trong các loại rau, nhất là vitamin C và provitamin A (caroten), theo một số tài liệu thì hàm lượng vitamin C ở một số loại ớt là 340mg/100g quả tươi, ngoài ra còn chứa các vitamin khác như: B1, B2, P, E...[28][45][47][49]. Quả ớt được sử dụng ưới dạng ăn tươi, muối, nước ép, nước sốt, tương, chiết xuất dầu và sấy khô hoặc làm bột. Trong ớt cay còn có chất capsicain (C18H27NO3) là một loại alcaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hoá. Chất này có nhiều trong quả và biểu bì của hạt (trong 1kg có chứa tới 1,2g). Hoạt chất capsicain hạn chế sự hình thành của các cục máu đông, giảm đau trong cơ thể, gần đây người ta còn chứng minh được vai trò của ớt trong ngăn cản các chất gây ung thư [28]. Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Do vậy ớt thường được ùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức 6 khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất: capsicain là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%, được xác định là aci iso exenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có capsicain, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01- 0,1%. Capsicain có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. 1.2. Đặc điểm sinh thái cây ớt [1][4][6][11][25] * Thời vụ Ớt được trồng quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất thường canh tác ớt vào các thời vụ sau: - Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12 và kéo ài đến tháng 4 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ liếp cao không ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên diện tích canh tác vụ này không nhiều. - Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 năm sau. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 trồng tháng 5-6 thu hoạch 8-9 ương ịch. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư. * Chuẩn bị cây con Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m2 từ 15-25 gram (150-160 hạt/g). Diện tích gieo ươm cây con là 250 m2. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất 0,5-1 m, lót phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5-10 cm rồi gieo hạt. Cách này ễ chăm sóc cây con và ngăn 7 ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên liếp ươm. Hạt ớt thường nẩy mầm chậm, sau 8 -10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy vào lúc 30- 35 ngày tuổi, có sử ụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi. * Cách trồng Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với cà chua, thuốc lá và cà tím. Trồng mùa mưa cần lên liếp cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian ự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng ày, khoảng cách trồng 70 x (45-50) cm, mật độ 2347 2381 cây/1.000m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 80 x (50-60) cm, mật độ 2.000-2.500 cây/1.000m2. * Bón phân Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000m2 như sau: 20 kg Urea + 50 kg Super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat + (50-70) kg 16-16-8 + 1 tấn chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương với lượng phân nguyên chất (185-210N) - (150-180P2O5) - (160180K2O) kg/ha. Bón lót Lượng bón 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 1015 kg 16 – 16 - 8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Bón thúc Lần 1: 20-25 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây). Số lượng 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg 16-16-8 + 2 kg 8 Calcium nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cây. Lần 2: 55-60 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều. Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 2 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cây Lần 3: Khi cây 80-85 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái. Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cây Lần 4: Khi cây 100 - 110 ngày sau khi cấy, thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng ài ngày). Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10-15 kg 16-16-8 + 3 kg Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cây. * Chăm sóc: Tưới nước: Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều ẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo ài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử ụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu. Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh ưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng. Các lá ưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại o sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo ài thời gian thu trái. Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung 9 quanh hàng ớt ùng ây chì giăng xung quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột ây nilong lúc cây chuẩn bị trổ hoa. * Phòng trị sâu bệnh Một số sâu, bệnh thường gặp: Bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái, sâu ăn tạp, bệnh thán thư,.… Để phòng trừ hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau: cày ải sớm để tiêu iệt nguồn ịch hại trong đất, thu hoạch ớt đúng thời vụ tránh để quả quá lâu, nhất là khi trời mưa, ớt đến giai đoạn thu hoạch, vệ sinh đồng ruộng, không vứt quả, cây bệnh trên ruộng. * Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo ài hơn 3 tháng. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới Xuất phát từ giá trị inh ưỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt ngày càng phổ biến và ưa chuộng. Trong họ cà (Solanacea) ớt có tầm quan trọng thứ hai sau cà chua [AVRDC,1989]. Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, năm 2006 iện tích trồng ớt trên thế giới là 3.708.099 ha và sản lượng ớt tươi 25.866.864 tấn. Trung Quốc là nước đứng đẩu thế giới về diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 iện tích ớt tươi của nước này chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới sản lượng 13.031.000 tấn. Ấn độ 1.193.025 Tấn. Hàn Quốc 395.293. Việt Nam 81,007[26]. Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng ớt khô, năm 2006 iện tích ớt khô của Ấn Độ chiếm 48,2 % và chiếm 43,4 % sản lượng ớt khô toàn thế giới. Năm 2008, diện tích trồng ớt khô nước này là 805.000 ha, sản lượng ớt khô Ấn Độ năm 2008 ở mức 1.297.000 tấn và năm 2009 đạt 1.167.000 tấn. 10 Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 1 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8 kg ớt/năm. Ớt là loại rau chủ lực ở nước này: Diện tích trồng ớt tươi của Hàn Quốc đứng thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006 sản lượng ớt tươi Hàn uốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng suất ớt xanh của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha [26]. Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ chiếm khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn Quốc cao gấp 5-6 lần so với Trung Quốc [26]. 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt của Việt Nam Ở nước ta, ớt là một loại gia vị rất phổ biến, ở nông thôn trong vườn gia đình người ta thường trồng một vài cây ớt vừa dùng trong bữa ăn hàng ngày, vừa để làm cảnh. Ngoài lượng ớt trồng để sử dụng trong nước, hàng năm trăm tấn ớt được xuất khẩu sang nhiều nước. Theo số liệu thống kê năm 2008 iện tích trồng ớt của nước ta là 6.532 ha, sản lượng là 62.993 tấn, tăng 37% về diện tích và 35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha năm 2008 đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha [26]. Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình... Năm 2008 iện tích trồng ớt Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so với cả nước Theo thư tự xếp hạng của FAO, 2006: Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn thế giới về diện tích trồng và chế biến ớt khô, ớt bột và đứng thứ 7 về sản lượng. Sản phẩm ớt bột ở nước ta hiện nay đang đứng đầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với thị trường tiêu thụ khá ổn định ở các nước như: Nhật 11 Bản, Hồng Kông, Singapo ớt bột xuất sang các nước Nga, Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari v.v đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể [26]. 1.5. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu phân bón lá trên đối tượng thực vật * Phân bón lá Để nâng cao năng suất ớt, bên cạnh công tác chọn giống thì kỹ thuật chăm sóc cũng đang được quan tâm, đặc biệt là sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: Chất dinh dưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu suất sử dụng phân bón cao hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá trình sinh lí trong cây, kết quả làm tăng năng suất và chất lượng nông sản [24][27][43][48]. Để phân chia phân bón lá là một việc rất khó khăn, Theo Nguyễn Văn Uyển [27] có thể chia phân bón lá ra làm các nhóm: - Nhóm sử dụng các chất đa lượng; - Nhóm sử dụng các nguyên tố vi lượng; - Nhóm sử dụng các chất sinh trưởng; - Nhóm phối hợp các chất để tạo thành các chế phẩm như Atonik 1,8DD [52]; Nitrogen [54]; phân bón Đầu trâu [55]; .... * Một số kết quả nghiên cứu sử dụng các chất khoáng đa lượng để phun lên lá: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyên Văn Đính [7][8][9][10] sử dụng KCl (2%) phun lên lá cho khoai tây đã tăng hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và năng suất các giống khoai tây KT3, Mariella,.... Ngoài cách phun bổ sung lên lá, tác giả Võ Minh Thứ và CS lại sử dụng NaCl, KClO3 bằng cách ngâm hạt trước khi gieo đã làm tăng khả năng nảy mầm, tăng hàm lượng diệp lục và huỳnh quang hữu hiệu giống lúa TH85. Vì vậy đã giúp cho cây lúa có khả năng chịu được nồng độ muối đất cao hơn đối chứng. 12 * Một số kết quả nghiên cứu sử dụng các nguyên tố vi lượng ùng để phun lên lá: Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật, đặc biệt là thực vật vì chúng không những chỉ là chất xúc tác các loại enzym mà còn tham gia cấu trúc vào rất nhiều các nhóm enzym khác nhau. Cây trồng vẫn hút các nguyên tố vi lượng từ rễ. Tuy nhiên o hàm lượng các nguyên tố quá nhỏ, hơn nữa vào những giai đoạn cây trồng có những biến động mạnh như phân cành, ra hoa, tạo quả thì nhu cầu các nguyên tố vi lượng tăng vì vậy các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã sử dụng các nguyên tố vi lượng đơn lẻ hay phối hợp với nhau để phun lên lá để giúp cây sinh trưởng tốt, tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng chống chịu (hạn, úng) của các cây trồng như đậu xanh, đậu tương, lạc v.v. [2][12][16][17][19][20]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Minh (2011) về hiệu lực của molypden tẩm vào hạt và phun trên lá cây đậu xanh cho thấy: khi sử dụng ở các nồng độ 1, 5, 10, 20mg/l Mo tẩm vào hạt làm tăng đáng kể tỷ lệ nảy mầm của đậu xanh, còn khi sử dụng dung dịch bổ sung molypden phun qua lá ở các giai đoạn 7 lá, 9 lá, ra hoa và tạo quả đều làm tăng chiều cao cây, tăng iện tích lá, giảm cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước, tăng hàm lượng diệp lục, năng suất quang hợp thuần túy ở cây đậu xanh [20]. Trên thế giới cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phun các nguyên tố vi lượng đơn lẻ hay phối hợp đã làm cho cây trồng tăng trưởng nhanh, tăng hàm lượng một số chất trong sản phẩm, tăng năng suất cây trồng, ngoài ra các nguyên tố vi lượng cũng tăng khả năng thích ứng của thực vật với điều kiện bất thuận [32][33][34][35][36][37][38][39][40][41][42]. * Một số kết quả nghiên cứu sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng là sản phẩm được hình thành trong cơ thể thực vật với một liều lượng nhỏ nhưng lại có vai trò điều tiết quá trình sinh 13 trưởng và phát triển của cơ thể. Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất theo nhiều hướng khác nhau và đã có các kết quả rất tốt đối với cây trồng [13]. Theo Nguyễn Văn Niêm [22] sử dụng chất kích thích sinh trưởng để giâm cành chè đã làm tăng tỷ lệ ra rễ, tăng tỷ lệ cây sống và sức phát triển của cây con. Trên Thế giới tác giả Mishra và cộng sự (1972) thông báo rằng khi sử dụng GA3 với nồng độ 5ppm làm tăng chiều dài thân leo. Nồng độ GA3 5, 10, 15ppm và nồng độ NAA 25, 50 và 75ppm ở giai đoạn 4 và 6 lá thật làm tăng chiều dài thân của cây nho. Tác giả Sidhu và công sự (1982) sử dụng CCC nồng độ 100ppm và ethrel 250ppm phun có tác dụng kéo dài chồi chính của cây ưa. Theo tác giả Mangal và cộng sự (1981) khi sử dụng CCC nồng độ 250ppm làm tăng rõ rệt về chiều cao cây so với sử dụng CCC nồng độ 500ppm ở cây mướp đắng. Tương tự, khi sử dụng GA3 nồng độ 25ppm và NAA nồng độ 50ppm kích thích sự kéo dài của nho và bầu bí. Theo tác giả Das và Swain (1977) cho rằng nitơ và chất điều hòa sinh trưởng làm tăng số lá cũng như iện tích lá của cây bí ngô khi dùng dung dịch platnofix (100ppm), ethrel (200ppm) và alar (200ppm) ở giai đoạn 10 ngày và 20 ngày sau trồng. Trong khi đó tác giả Singh và cộng sự (1991) [58] sử dụng hợp chất mixtalol (30ml/10lit) phun qua lá là tăng số lá trên cây bottlegourd. Khi sử dụng GA3 để tẩm ướt hạt trong 12 giờ sẽ làm tăng số lá trên cây ở muskmelon (Trích theo Nguyễn Văn Đính [10]). * Một số kết quả nghiên cứu các chế phẩm dùng trong nông nghiệp: Các chế phẩm như phân bón Đầu trâu, Atonik 1,8DD; Pomior v.v [21][52][54][55] được bán trên thị trường rất rộng rãi cho người nông dân sử dụng để phun lên lá cho nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng các kết quả nghiên cứu cụ thể còn rất ít tài liệu bàn đến một cách rõ ràng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất