Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ảnh hưởng của các mức độ đồng và kẽm lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 –...

Tài liệu ảnh hưởng của các mức độ đồng và kẽm lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 – 60 ngày tuổi

.PDF
51
413
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TNTN ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ ĐỒNG VÀ KẼM LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HEO CON TỪ 7 – 60 NGÀY TUỔI Chủ nhiệm đề tài: Ths. Đào Thị Mỹ Tiên Long Xuyên, tháng 8 năm 2005 1 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi đã gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã cho tôi lòng tin, kiến thức để vượt qua khó khăn. Đến hôm nay, tôi đã hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Thầy PGS. TS. Võ Ái Quấc; Cô TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung, đã nhiệt tình hướng dẫn và cố vấn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cám Cô Trần Thị Điệp, em Yến và các anh, chị em ở phòng phân tích dinh dưỡng Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Lãnh đạo Trường, phòng Quản Lý Khoa Học và Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp-TNTN Trường Đại học An Giang cùng các bạn đồng nghiệp đã hết lòng hỗ trợ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang, Xí nghiệp Thức ăn Gia Súc An Giang, Trại chăn nuôi Vĩnh Khánh huyện Thoại Sơn An Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua. Xin chân thành cám ơn Cô Ths. Nguyễn Thị Kim Lan, Anh Nhựt, Trung, và hai em Ái Quê, Mai đã hết lòng tham gia, động viên, góp sức cùng tôi thực hiện tốt đề tài. Đào Thị Mỹ Tiên 2 TÓM LƯỢC Để tìm hiểu ảnh hưởng của các mức độ Cu và Zn lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi, đề tài được tiến hành trên 16 ổ heo con theo mẹ có trọng lượng đầu thí nghiệm là 2,5kg. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngấu nhiên, hai nhân tố (gồm: nhân tố Cu với 2 mức độ là 100ppm và 150ppm, nhân tố Zn với 2 mức độ là 300ppm và 500ppm). Với 4 nghiệm thức (NT) và 4 lần lập lại: NT1 và NT2 tương ứng với Cu: 100ppm và 2 mức Zn là 300ppm và 500ppm, NT3 và NT4 tương ứng với Cu: 150ppm và 2 mức độ Zn là 500ppm và 300ppm. Khẩu phần cho heo được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn theo mẹ từ 7 - 24 ngày tuổi và giai đoạn sau cai sữa 24 – 60 ngày tuổi. Tỷ lệ tiêu hóa, nitrogen tích lũy, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, và tỷ lệ tiêu chảy được đo lường và đánh giá tác động của Cu và Zn lên heo. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự tương tác giữa Cu và Zn lên tăng trọng của heo giai đoạn 1, 2 và nitrogen tích lũy (P> 0,05), nhưng có ảnh hưởng lên tỷ lệ tiêu hóa protein, giai đoạn từ 24 đến 60 ngày tuổi (P<0,05 ). Cu 100ppm có ảnh hưởng lên năng suất của heo giai đoạn 24 đến 60 ngày, tăng trọng (g/con/ngày) ở NT2 (360) cao hơn các nghiệm thức NT1(330), NT3(280) và NT4 (310). Tỷ lệ tiêu chảy (%) của giai đoạn 2 ở các NT1, NT2, NT3, và NT4 lần lượt là: 2,62; 2,17; 1,08; 1,98, với (P>0,05) giảm so với giai đoạn 1 tương ứng ở NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lượt là: 26,27; 23,06; 27,09 và 13,92, với (P>0,05). Hiệu quả kinh tế (ngàn đồng) ở NT1: 322.124 ; NT2:356.487 cao hơn NT3:269.986 và NT4: 293.285 Từ các kết quả thí nghiệm trên chỉ ra rằng: NT2 có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nghiệm thức thí nghiệm khác trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và môi trường nuôi dưỡng như nhau. Hay nói cách khác nghiệm thức có mức độ Cu: 100ppm và Zn: 500ppm tốt hơn các nghiệm thức có các mức độ Cu và Zn khác. Vậy việc bổ sung Cu và Zn ở mức độ cao hơn nhu cầu ảnh hưởng có lợi cho heo con. 3 MỤC LỤC ---o0o--Trang Cảm tạ ..................................................................................................................... Tóm lược ................................................................................................................. Mục lục ................................................................................................................... Danh mục các Bảng ................................................................................................. Danh mục các Hình.................................................................................................. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt....................................................................... Phần1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 I. LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 II. MỤC ĐÍCH......................................................................................................... 1 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 2 IV. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 2 1. Dinh dưỡng khoáng đối với cơ thể gia súc............................................................ 2 1.1. Khoáng đa lượng.......................................................................................... 2 1.1.1. Calcium (Ca) ........................................................................................ 2 a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc............................................................. 3 b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết ..................................................................... 3 1.1.2. Phosphor (P)......................................................................................... 3 a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc............................................................. 3 b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết ...................................................................... 4 1.2. Khoáng vi lượng.......................................................................................... 4 1.2.1. Sắt (Fe)................................................................................................. 4 4 a . Vai trò, nhu cầu và liều gây độc............................................................ 4 b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết ...................................................................... 5 1.2.2. Đồng (Cu) ............................................................................................ 5 a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc............................................................. 5 b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết ..................................................................... 7 1.2.3. Kẽm (Zn).............................................................................................. 7 a. Nguồn gốc và vai trò ............................................................................. 7 b. Hấp thu ................................................................................................. 8 c. Bài tiết, dự trữ ....................................................................................... 9 d. Trao đổi................................................................................................. 9 2. Sự tương tác giữa các chất khoáng ...................................................................... 11 3. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con ........................................................................ 12 3.1 Nhu cầu dưỡng chất của heo con ................................................................. 12 4.3.2 Nhu cầu khoáng vi lượng ở heo con.......................................................... 13 4. Cung cấp thức ăn cho heo con.............................................................................. 13 4.1. Cơ sở.......................................................................................................... 13 4.2. Thức ăn của heo con ................................................................................... 14 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của heo con ........................... 14 5. Sử dụng các sản phẩm bổ sung để cân đối khẩu phần, thúc đẩy khả năng tiêu hóa, hạn chế tiêu chảy ở heo con sau cai sữa .....................................15 6. Cơ sở bổ sung khoáng vào khẩu phần.................................................................. 15 V. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................... 16 1. Phương tiện thí nghiệm.................................................................................. 16 2. Phương pháp thí nghiệm................................................................................ 17 5 2.1. Bố trí thí nghiệm.................................................................................... 17 2.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 17 2.2.1. Tăng trọng ..................................................................................... 17 2.2.2. Tiêu tốn thức ăn ............................................................................. 18 2.2.3. Hệ số chuyển hoá thức ăn............................................................... 18 2.2.4. Tỷ lệ tiêu chảy ............................................................................... 18 2.3. Hiệu quả kinh tế..................................................................................... 18 2.4.Phân tích hóa học ................................................................................... 18 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 18 Phần 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 20 I. Trọng lượng bình quân (BQ) và tăng trọng (TT) ................................................... 20 II. Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn...................................................... 25 III. Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất............................................................ 29 1. Tiêu hoá các dưỡng chất.................................................................................. 29 2. Ảnh hưởng của đồng, kẽm lên quá trình tiêu hoá protein và năng lượng.................................................................................................. 29 3. Khả năng tích lũy nitrogen và nitrogen bài thải của heo thí nghiệm ................. 31 4. Khả năng hấp thu đồng, kẽm và sự bài thải đồng, kẽm qua phân/ngày của heo thí nghiệm...................................................................................... 34 IV. Tỷ lệ tiêu chảy và hiệu quả kinh tế ..................................................................... 36 1. Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn ...................................... 36 2. Hiệu quả kinh tế.............................................................................................. 38 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 41 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tựa Bảng Trang 1 Những tổn thương do thiếu đồng 7 2 Nhu cầu dưỡng chất của heo con 12 3 Nhu cầu dưỡng chất của heo trong thức ăn hổn hợp 13 4 Nhu cầu dinh dưỡng khoáng vi lượng hằng ngày ở heo con 13 5 Ảnh hưởng của yếu tố đồng và kẽm lên tăng trọng của heo thí nghiệm 20 6 Tương tác của đồng và kẽm lên trọng lượng và tăng trọng bình quân của heo 21 thí nghiệm qua các giai đoạn 7 Ảnh hưởng của yếu tố đồng và kẽm lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa 26 thức ăn của heo con qua các giai đoạn thí nghiệm. 8 Tương tác của đồng và kẽm lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 27 qua các giai đoạn thí nghiệm. 9 Ảnh hưởng tương tác đồng và kẽm lên tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất của 29 heo thí nghiệm giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi. 10 Tương tác đồng kẽm lên quá trình tiêu hóa protein và năng lượng của 30 heo thí nghiệm giai đoạn từ 24 – 60 ngày tuổi. 11 Ảnh hưởng tương tác đồng và kẽm lên khả năng tích lũy nitrogen và nitrogen 31 bài thải của heo thí nghiệm giai đoạn từ 24–60 ngày tuổi. 12 13 14 Khả năng hấp thu đồng, kẽm và sự bài thải đồng, kẽm qua phân/ ngày Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm Chênh lệch giữa giá trị tăng trọng và chi phí thức ăn (đồng/con) 34 36 38 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Tựa Hình Hình Trang 1 Chuồng nuôi heo con theo mẹ 16 2 Chuồng nuôi heo con cai sữa 16 3 Tăng trọng heo thí nghiệm từ 7 – 60 ngày tuổi 22 4 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm giai đoạn từ 27 24 – 60 ngày tuổi 5 Tương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và lượng nitrogen tiểu bài thải 32 6 Tương quan giữa lượng nitrogen ăn vào và tổng lượng nitrogen bài thải theo 33 phân và tiểu 7 Tương quan giữa phần trăm tích lũy đồng và tăng trọng của heo thí nghiệm 35 Biểu đồ tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn 8 9 Biểu đồ hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm 37 39 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AFIEX : Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang TN : Thí nghiệm TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TT : Tăng trọng HSCHTĂ : Hệ số chuyển hóa thức ăn TTBQ : Tăng trọng bình quân NT : Nghiệm thức 9 Phần 1. MỞ ĐẦU I. LỜI GIỚI THIỆU Dinh dưỡng cho heo con theo mẹ rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển trong giai đoạn sau cai sữa và tỷ lệ hao hụt. Vì vậy các nhà chăn nuôi luôn quan tâm là làm thế nào để heo có tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, đồng đều, tỷ lệ bệnh và còi cọc giảm ở mức thấp nhất. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tác động bằng nhiều cách khác nhau như cung cấp các vitamin, enzyme vào khẩu phần và đặc biệt là tác động bằng cách cho heo sử dụng kháng sinh để ngừa tiêu chảy và kích thích tăng trưởng, kháng sinh đã đem đến hiệu quả tốt. Nhưng việc dùng kháng sinh thường xuyên sẽ dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc và sự tích lũy kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất khoáng cũng là một thành phần dùng để xây dựng cơ thể, nhất là khoáng vi lượng thiết yếu như: Fe, Cu, Zn, Co, I …động vật cần với một lượng rất nhỏ, nhưng chúng tham gia rất nhiều vào các phản ứng sinh lý, sinh hoá quan trọng. Chúng tham gia xúc tác trong hệ thống enzyme của tế bào (metalloenzym) và giữ vai trò sinh học nhờ thông qua tác động của metaloenzym. Sự thiếu hụt một vài khoáng vi lượng nào đó cũng đều có thể dẫn đến sự rối loạn sinh trưởng và mất cân bằng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, như thiếu Cu sẽ làm suy yếu khả năng hấp thu. Thiếu Cu dẫn đến thiếu máu, chậm tăng trưởng, sự tiêu hóa bị rối loạn, tổn thương não và cột sống, con vật bị mất sắc tố, lông xù, cứng và bạc màu. Trường hợp thiếu Zn thì gia súc cũng chậm tăng trưởng, lông mọc thưa, heo bị da hóa sừng và chậm lớn, chuyển hóa thức ăn kém, da nổi mẫn đỏ, có vảy và rụng lông. Trên thế giới, việc bổ sung khoáng trong chăn nuôi đã được áp dụng rộng rãi, và được xem như một thành phần không thể thiếu được trong thức ăn hỗn hợp. Đặc biệt các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tăng mức độ Cu và Zn lên cao gấp nhiều lần so với nhu cầu sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và kích thích tăng trưởng của heo con. Tuy nhiên, việc sử dụng mức độ Cu và Zn như thế nào để tăng năng suất chăn nuôi, giảm tỷ lệ tiêu chảy mà không tác động xấu đến môi trường do sự bài thải chất khoáng ra ngoài là lý do chúng tôi tiến hành đề tài : “Ảnh hưởng các mức độ đồng và kẽm lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi”. II. MỤC ĐÍCH Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung Cu và Zn ở các mức độ khác nhau để tìm ra khẩu phần tối ưu hóa khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con. 10 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của hai mức độ đồng (100 – 150ppm) và kẽm từ 300- 500ppm lên khả năng sinh trưởng của heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi, giống yorkshire. 2. Phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện trên 16 ổ heo tại Trại chăn nuôi Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Trại thuộc Công ty xuất nhập khẩu Nông sản- Thực phẩm AFIEX An Giang. IV. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Dinh dưỡng khoáng đối với cơ thể gia súc Chất khoáng tồn tại trong cơ thể gia súc sống một lượng tương đối nhỏ nhưng khi thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất vẫn không thể thực hiện được. Các quá trình tích lũy và sản sinh năng lượng cũng như tổng hợp protein, lipid, glucid đều không thể thực hiện được nếu thiếu các hợp chất khoáng (Henning, 1984). Chất khoáng tham gia duy trì tính ổn định của nội mô cơ thể, duy trì áp suất thẩm thấu nhất định của máu và nội mô bào, duy trì sự cân bằng toan kiềm của máu. Chất khoáng là một chất xúc tác của rất nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, nó có tác dụng hoạt hóa men và các hormon. Trong quá trình xây dựng và tu bổ cấu trúc cơ thể, điều hòa các hoạt động cơ thể thì chất khoáng giữ một chức năng quan trọng và là cấu trúc vô cơ của các hợp chất hữu cơ. Ngoài ra chất khoáng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa chất bột đường, kích thích hoạt động thần kinh bắp thịt, hay nói cách khác chất khoáng có ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm. Tóm lại, chất khoáng rất cần thiết để duy trì, điều hợp, xây dựng và tu bổ cấu trúc cơ thể. Vì nó cần phải bảo đảm nhu cầu về khoáng cho cơ thể gia súc đặc biệt là gia súc non. Dựa vào nhu cầu cơ thể, người ta chia ra làm hai nhóm khoáng thiết yếu là nhóm khoáng đa lượng và nhóm khoáng vi lượng. Nhóm khoáng đa lượng như calcium, phosphor, natrium, lưu huỳnh, magiesium, kalium, chlor. Nhóm khoáng vi lượng: đồng, kẽm, cobalt, mangan, iod ... 1.1. Khoáng đa lượng 1.1.1. Calcium (Ca) 11 a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc Trong cơ thể có gần 99% Ca nằm ở xương và răng. Ca còn ở khắp mô bào, trong huyết tương Ca chiếm từ 9 -11%. Trong khi nồng độ canxi trong máu giảm (do các nguyên nhân như cung cấp không đủ, thải quá nhiều vào sữa, hormon tuyến cận giáp kém) sẽ gây ra hiện tượng co giật, gây bại liệt sau khi đẻ ở heo nái, mềm xương ở heo con, xốp xương, giòn xương ở heo đực. Thiếu hoặc thừa Ca còn gây ra sự mất cân bằng khoáng với các loại khác đặc biệt là trong mối tương quan với phosphor (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Nhu cầu Ca để duy trì đời sống là 10g, những tháng sau của thời kỳ có chữa cần bổ sung hằng ngày 5g, mỗi một heo con bú bổ sung 2,2g Ca. Nhu cầu Ca ở heo con tăng dần theo tuổi, ở heo có trọng lượng 20kg là 7g/ngày đêm, heo 60kg cần 14g/ngày đêm (Henning, 1984). Tiêm lượng lớn Ca vào cơ thể thì gây độc, nhưng nếu uống thì không độc. Sự dư thừa kéo dài Ca trong cơ thể là điều không thích hợp. Ở loài độc vị sự dư thừa Ca gây ức chế tiêu hóa một cách rõ rệt (muối Ca của acid béo trong phân) và giảm đồng hóa thức ăn. Điều này dẫn đến rối loạn cả trao đổi Mg, P, Fe, Mn, I. Sự dư thừa Ca dài ngày trong khẩu phần dẫn đến ưu nang tuyến giáp. Ở heo gây chứng á sừng tăng 50% Ca trong khẩu phần so với nhu cầu gây bất lợi cho động vật. Khi thừa Ca trong khẩu phần thức ăn thì trao đổi của nó trong cơ thể trở nên không ổn định, sự huy động Ca dự bị đình trệ và chức năng tuyến cận giáp bị rối loạn (Henning, 1984). b. Dự trữ hấp thu và bài tiết Ca dự trữ trong xương gần 99% tập trung trong xương, trong huyết thanh khoảng 45% ở dạng ion tự do và ngần ấy ở dạng kết hợp protein. Ngoài ra Ca còn tập trung ở mô bào. Những thực phẩm chứa nhiều Ca là bã khô, bột động vật, bột cá, sữa. Sự hấp thu Ca chủ yếu ở ruột non, dạ dày và trực tràng Ca hấp thu rất ít. Khẩu phần thức ăn, nhu cầu gia súc và sự có mặt của vitamin D xác định mức độ hấp thu Ca khi lượng Ca cung cấp vào thức ăn tăng lên thì tỷ lệ hấp thu Ca giảm (Henning, 1984). Ca được bài tiết bắt đầu từ tuyến nước bọt, Ca được bài tiết chủ yếu theo dịch ruột non, một phần theo mật. Dịch tụy bài tiết ít Ca, một số theo phân và nước tiểu. 1.1.2. Phosphor (P) a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc Phosphor tham gia hầu hết các quá trình trao đổi chất, nuôi gia súc bằng khẩu phần thiếu P dẫn đến giảm tính thèm ăn, giảm cường độ sinh trưởng, giảm trao đổi chất, gây chứng vô sinh. Thiếu P lâu dài dẫn đến giảm nồng độ P vô cơ trong huyết thanh, xốp xương, gây bệnh viêm xương hóa cơ, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nhu cầu của heo, thường trong thức ăn tỷ lệ Ca/P không vượt quá 2, từ 1,2 – 1,3 đối với heo nuôi thịt, từ 1,4 – 1,6 đối với heo sinh sản, heo con và đang sinh trưởng từ 1,6 – 2. Nhu cầu heo có trọng lượng từ 10 - 20kg là 6,5g/kg chất khô (thức ăn hỗn hợp), heo từ 20 - 30kg là 5 - 6g/kg chất khô. Thừa P trong thức ăn là không cần thiết, khi lượng P chứa trong 12 khẩu phần thức ăn chiếm 1,7% sẽ làm chuột ngừng sinh trưởng, rối loạn cử động khớp, tích lũy nhiều P, Ca trong các mô mềm, nếu quá nhiều sẽ làm con vật chết. Khi liều cao P sẽ làm giảm hấp thu Mg (Henning, 1984). b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết Phosphor tập trung trong xương 80%, ở ngoài xương 20% (Vũ Duy Giảng, 1997). Thực phẩm chứa nhiều P là những loại thức ăn hạt, các thức ăn đạm thực vật, động vật và thức ăn khoáng. Sự hấp thu P diễn ra trong đoạn giữa và cuối ruột non. Tuổi gia súc càng tăng tốc độ đồng hóa P càng giảm. Ở con vật non toàn bộ P của sữa hoặc của thức ăn khoáng đều được hấp thu, trong khi ở vật già chỉ có 70 – 85% thức ăn khoáng chất lượng cao được hấp thu mà thôi, còn đối với thức ăn bình thường thì chỉ có 50%. Phosphor được bài tiết theo nước tiểu, phân và mồ hôi, ở loài nhai lại nó bài tiết theo phân, loài ăn tạp vừa theo phân vừa theo nước tiểu. 1.2. Khoáng vi lượng 1.2.1. Sắt (Fe) a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc Sắt có vai trò chữa bệnh thiếu máu vì sắt tham gia tạo hồng cầu, gia súc non thường bị thiếu máu (Vũ Duy Giảng, 1997). Sắt giữ một vai trò quan trọng được xem như là một loại men hô hấp và enzym oxi hóa khử (Trần Cừ, 1975). Tất cả các loài gia súc, gia cầm, nếu không được cung cấp đầy đủ sắt sẽ mắc bệnh thiếu máu và có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của đời sống, đặc biệt nhất là thú non (Đặng Đắc Thiệu, 1978)5. (Vindrid,1965)6 xác nhận rằng thiếu sắt ở heo sẽ dẫn đến không chỉ giảm tỷ lệ hemoglobin mà còn giảm hoạt tính những men có chứa nguyên tử sắt, những men này có liên hệ chặt chẽ với việc tổng hợp protein và các hoạt động tế bào quan trọng khác. Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, giảm huyết sắt tố. Lượng sắt trong gan giảm, triệu chứng phụ của bệnh ỉa chảy càng gây thiếu sắt trầm trọng (Henning, 1984). Biểu hiện thiếu sắt là gầy yếu, lông da xơ xác, niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt, đi phân trắng (Vũ Duy Giảng, 1997). Nhu cầu sắt cho heo con từ 10 -20kg là 60mg/kg chất khô, cho heo thịt dưới 38kg là 40mg/kg chất khô. Heo thịt và heo mẹ luôn luôn thỏa mãn sắt trong thức ăn. Các bệnh truyền nhiễm, bệnh suy dinh dưỡng, bệnh xuất huyết, bệnh ký sinh trùng sẽ làm tăng nhu cầu sắt. 5,6. Trích dẫn từ Đào Trọng Đạt và ctv, 1995 13 Khi cung cấp sắt cho heo cần đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu sắt và đồng (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Sự dư sắt: Trong thí nghiệm của Tollerz (1962) cho động vật uống fumarat Fe (80mg) có đến 40% động vật bị chết trong trường hợp khẩu phần thức ăn của con mẹ nghèo vitamin E. Cho uống một liều lớn sắt (hơn 400 mg/kg thức ăn của con mẹ nghèo vitamin) làm cho heo con chết, rõ ràng dư sắt có tác dụng độc. b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết Trong cơ thể heo có khoảng 0,04% sắt, được phân phối nhiều nhất trong tế bào máu, gan, tủy xương. Nhưng thực phẩm giàu sắt là các loại thức ăn phụ phẩm nông nghiệp, cây họ đậu, cây cỏ tạp. Ngoài ra sắt có nhiều trong đất sét. Sắt được hấp thu chủ yếu trong đoạn không tràng của ruột non, khi thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu về sắt thì sự hấp thu sẽ tăng lên, giảm hấp thu sắt khi dạ dày rối loạn tiết dịch vị. Lượng sắt hấp thu phụ thuộc vào thành phần thức ăn trong khẩu phần và loại thức ăn. Phần lớn sắt được bài tiết theo đường thận, lượng sắt bài tiết qua thành ruột được xác định bằng mức độ bảo đảm chung của cơ thể về nguyên tố đó, khi thỏa mãn nhu cầu thì tốc độ vận chuyển sắt vào máu chậm lại và bài tiết tăng lên theo đường phân. 1.2.2. Đồng (Cu) a. Vai trò, nhu cầu và liều gây độc Đồng là bộ phận tạo nên nhiều men oxi hóa, các chất xúc tác tạo thành hemoglobin. (Voiner,1960)7 đồng tham gia vào thành phần enzym hoặc nhân tố hoạt hóa hàng loạt loại enzym – tirozinase, lactase ascorbinoxidase, urikase ... Đồng được chứng minh là có tác dụng lên sự hấp thu sắt và thời gian sống của hồng cầu. (Geut,1929)8 đã chỉ rõ rằng chuột bú sữa thiếu đồng nên chậm sinh trưởng và thiếu máu. Thiếu máu là triệu chứng điển hình do thiếu đồng qua đó kèm theo các triệu chứng giảm lượng huyết sắc tố, giảm nồng độ đồng trong gan và ức chế hoạt tính của enzym Cystocrexidase. Đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi glucid, sự tổng hợp iod và hoạt tính của hormon sinh dục, đồng tham gia quá trình tạo sắc tố melamin, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Đồng cần cho sự phát triển bình thường của xương. Tại những vùng thiếu đồng heo có hiện tượng tứ chi bị biến dạng, khớp xương cũng bị biến đổi, lớp vỏ xương ống chân bị mỏng đi và đầu sụn sưng to (Henning, 1984). 7. Trích dẫn từ Vũ Duy Giảng, 1997 8. Trích dẫn từ Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1985 14 Ngoài ra đồng có khả năng diệt ký sinh trùng đường ruột, thiếu đồng gây nhiều bệnh lý thiếu máu, chân cong, gãy xương tự nhiên (Tengue và Carpau, 1951)9 chậm tăng trưởng, rụng lông, mất sắc tố ở lông, mắc bệnh ngoài da, tiêu chảy và rụng móng . Thiếu đồng làm mất điều vận quay cuồng, bại liệt chân trước (Benet và Sock, 1924), rối loạn thần kinh trung ương, phì đại cơ tim (Henning, 1984). Khi sử dụng CuSO4 cho heo ăn thấy thành ruột của nó mỏng giống như cho ăn kháng sinh: từ đó người ta nghĩ rằng nó có ảnh hưởng lên khu hệ vi sinh vật đường ruột. Khi bổ sung 125(ppm) đồng hoạt động cho heo xuất phát có tác dụng cải thiện sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tỷ lệ chết. Một phát hiện khác nữa là đồng “cũng như các ion hóa trị hai khác như: Ca, Mg” có tác dụng hoạt hóa men trypsin và chymotrypsin của tuyến tụy giúp cho quá trình tiêu hóa chất đạm được tối ưu hơn (Kakuk và Schmidt, 1998)10. Nhu cầu heo con cần một lượng đồng không nhỏ 8mg/kg chất khô. Đối với heo lớn sử dụng liều cao đồng có tác dụng kích thích sinh trưởng. Braude (1975) đã chứng minh cung cấp cho heo 250mg đồng/kg chất khô thì heo tăng trọng 8,1% và tiêu tốn thức ăn giảm 5,4%. Heo ít bị ngộ độc đồng do khả năng bài thải tiết của chúng lớn. Mức độ ngộ độc là 1000 (ppm). (Allen và Marding, 1962)11 mô tả triệu chứng ngộ độc đồng như sau: đần độn, run rẩy, hô hấp khó, thiếu máu, vàng da, máu đông chậm, gan vàng hoặc cam, phổi bị phù, viêm vùng bao tử. Thiếu đồng gây ra những biểu hiện sau: thiếu máu do sự chuyển hóa sắt có sự tham gia của cerulolasmin, nó là một metalloenzym mà cứ mỗi phân tử enzym chứa 8 nguyên tử đồng. Nó giữ vai trò chủ yếu của một ferroxidase, oxi hóa sắt hai thành sắt ba và như vậy tham gia vào sự hình thành siderophilin. Sắt mô bào đã được giải phóng sẽ được khử trong huyết thanh và càng phải được tái oxy hóa thành sắt ba. Sự oxi hóa này được thực hiện bởi xeruloplasmin. Như vậy ceruloplasmin thì cần thiết cho việc vận động sắt dự trữ để tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Rối loạn xương: thiếu đồng gây ra sự biến đổi colagen và khung protein của xương. Độ kết dính và độ không tan của xương được duy trì nhờ những liên kết phân tử của nhóm aldehyt (CHO). Những nhóm aldehyt này sinh ra từ những amin (NH2) của lisine ở cacbon ε của lisine được thực hiện nhờ một aminoxidase có đồng. Giảm số lượng nhóm aldehyt của protein sẽ hạn chế sự dính kết và tăng độ hòa tan. Biến màu lông: sự tổng hợp melanin được thực hiện bởi polyphenoloxydase, một enzym có đồng. Thiếu đồng làm enzym này giảm hoạt tính và hạn chế sự sản xuất melanin. Vì vậy lông bị biến màu. 9. Trích dẫn từ Henning, 1984 10. Trích dẫn từ Dương Thanh Liêm, 2001 11. Trích dẫn từ Luscas, I. A.; Lodge, G. A., 1971 15 Bảng 1. Những tổn thương do thiếu đồng Systeme Polyphenol Cytochrom Systeme Ceruloplasmin Aminooxidase Complex+Cu Oxidase Complex+Cu oxidase Con Oxy hóa các Oxy hóa Fe2+ đường chất của chu → Fe3+ và chuyểntrình Krebs chuyển cho hóa bị siderophilin ức chế Tổng hợp Tổng hợp keratin (oxy melanin hóa những nhóm sulfydril Ngưng tụ AcylOxy hóa CoenzymA và những amin glycero của lizin phosphat, tổng hợp photpholipit Triệu Sinh trưởng Giảm hàm chứng chậm, gầy lượng yếu, rối loạn myoglobin tim Biến đổi lông Biến màu và len lông Giảm myelin Colagen và hóa, ty thể khung xương mau già bất bình thường, rối loạn xương b. Dự trữ, hấp thu và bài tiết Hàm lượng đồng trong cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong thành ruột không có bức ngăn để hạn chế sự hấp thu đồng. Hàm lượng đồng cao nhất trong gan 5 – 15mg/kg chất khô, trong máu 1 - 2mg/lít huyết thanh, đồng cũng có nhiều trong sữa heo. Cơ thể non tích lũy nhiều đồng hơn cơ thể già. Đồng được hấp thu ở dạ dày và tá tràng, đồng từ sulfua đồng được hấp thu tốt hơn từ sulfat đồng hoặc acid đồng và carbonat đồng, thành phần thức ăn có ý nghĩa quyết định đến sự hấp thu đồng, các nguyên tố Fe, Mn, Cr, S, acid acorbic và phytin làm giảm sự hấp thu đồng. Tỷ lệ hấp thu đồng ở heo là 40%. Đồng được bài tiết chủ yếu qua đường mật, mức bài tiết của đồng đặc trưng cho loài, ngoài ra đồng còn trực tiếp bài tiết theo đường ruột, một ít theo đường sữa, lượng đồng bài tiết theo mồ hôi không đáng kể. Đồng cung cấp bằng đường miệng bài tiết chậm hơn đường chích. 1.2.3. Kẽm (Zn) a. Nguồn gốc và vai trò Kẽm có trong hầu hết các thức ăn động vật, thực vật như: sữa, men, mầm lúa, cỏ, gan, lông, thận, tuyến giáp trạng. Tuy nhiên lượng kẽm trong các loài cây thức ăn khác nhau, đặc biệt trong củ quả chứa ít nhất. Kẽm có ảnh hưởng lớn đến quá trình sống chủ yếu có liên quan đến enzym, hormon, vitamin. Vì vậy nó coi như là một chất xúc tác cho quá trình sống của tế bào. Nhiều enzym có kẽm như: alcol dehydrogenase, alkalin phosphatase, pyrimidin nucleotide tác động lên sự hóa cốt và tác động vào sự giải phóng Ca từ xương hay từ các muối phosphatate Ca do thức ăn mang đến. Kẽm còn liên quan đến chức năng hoạt động của tuyến nội tiết, tuyến yên, kẽm có tác dụng tăng cường hoạt động của pituitrin (Boyld và Clarde, 1937)12 Kẽm rất cần thiết cho sự tạo thành tinh trùng, sự hoạt động protein khi thiếu không những làm giảm đồng hóa thức 12. Trích dẫn từ NRC, 1998 16 ăn mà còn ảnh hưởng đến sản phẩm của nó và tăng trọng cũng giảm tốc độ. Nguyên nhân có thể do ức chế sự tổng hợp protein, cũng như khi thừa Ca (Henning, 1984). Động vật non cần nhiều kẽm hơn động vật thành thục, kẽm là một bộ phận tạo thành men anhydaz carbonic, cho nên nó là nhân tố cần thiết cho quá trình hô hấp của mô bào. Sự tích tụ của muối carbonat cũng nhờ vào tác dụng của men anhydaz carbonic, do đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương (Trần Cừ, 1975). Kẽm tham gia vào nhiều chức năng chuyển hóa trong cơ thể, kẽm hoạt hóa nhiều enzym như: phosphatase của ruột (Ku, 1970). Tham gia vào sự hoạt động của hệ thống enzym như: dehydrogenase, peptidase, carboxypeptidase. Qua các men này kẽm tham gia vào các quá trình chuyển hóa khác nhau, chẳng hạn như carboxydase giữ vai trò quan trọng trong các quá trình hô hấp bằng cách làm tăng nhanh quá trình kết hợp CO2 ở mô bào và bài xuất ra ngoài qua phổi, điều hòa nồng độ acid của máu, tạo HCl ở dạ dày, tạo kiềm ở dịch tụy, góp phần giải phóng CO2 khỏi võng mạc và thủy tinh thể của mắt. Kẽm rất cần thiết cho sự tổng hợp ARN, động vật thiếu kẽm quan sát thấy nồng độ ARN trong gan giảm xuống, kể cả trong tuyến tụy, dịch hoàn cũng giảm (Ku, 1970). b. Hấp thu Ở gia súc nhai lại sự hấp thu kẽm được thực hiện chủ yếu ở dạ múi khế và ruột non, ở gia cầm chủ yếu ở dạ dày cơ. Kẽm vào cơ thể đóng vai trò hoạt hóa, không liên quan với phản ứng phosphorrrin oxy hóa. Khác với sắt sự vận chuyển kẽm trong ruột diễn ra chậm chạp. Kẽm được hấp thu trong bộ máy tiêu hóa với một lượng không lớn, tá tràng hấp thu kẽm tốt hơn hồi tràng và hơn cả là dạ dày (Arona và ctv, 1960)13. Hấp thu kẽm phụ thuộc vào liều lượng kẽm đưa vào ruột non (Frolova, 1969)14. Hấp thu kẽm cũng như hấp thu các chất muối khoáng khác như: Calxi, mangan, thủy ngân, sắt, có thể chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: tích tụ chúng vào lớp niêm mạc. Giai đoạn 2: vận chuyển từ màng nhầy về phía màng cơ. Trong giai đoạn 1 không cần phải chi phí năng lượng và đặc trưng bằng sự nối kẽm với vật tải protein trên màng tế bào. Giai đoạn 2 cần oxy, đòi hỏi chi phí năng lượng. Quá trình hấp thu bị ức chế nếu có mặt các chất ức chế trao đổi chất (Jigure và Babarukin, 1972)15. Các chất ảnh hưởng trên hấp thu kẽm. Hấp thu kẽm bị ức chế bởi 2 - 4 dinitrophenol, iodacetl (Kovalski và ctv, 1974)16. Các carbonat tạo với kẽm thành hợp chất khó tan trong ruột, làm giảm tốc độ hấp thu kẽm. Ca, đồng cũng ức chế hấp thu kẽm (Heth và ctv, 1966)17. Phần kẽm được hấp thu phụ thuộc vào tuổi của động vật, hàm lượng kẽm trong khẩu phần. 13,14,15,17. Trích dẫn từ Trần Cừ, 1975 16. Trích dẫn từ Henning, 1984 17 c. Bài tiết, dự trữ (Michaelis,1998)18 chỉ ra rằng, đại bộ phận kẽm không được hấp thu đều bài tiết ra ngoài. Các đường bài tiết gồm có: mật, dịch tuỵ và dịch ruột. Sau khi bài tiết một phần kẽm lại được tái hấp thu trở lại tại ruột non. Kẽm được bài tiết một ít qua sữa. Kẽm đưa vào cơ thể bằng cách tiêm, sự bài tiết kẽm tăng lên trong nước tiểu: lượng porphirin nước tiểu tăng thì lượng kẽm trong nước tiểu cũng tăng lên. Giữa các cơ quan khác nhau, lượng kẽm phân bố cũng khác nhau. Những cơ quan giàu kẽm có thể kể: gan, lông, thận, một số cơ và tuyến giáp trạng. Lượng kẽm trong heo con một mặt phụ thuộc vào lượng kẽm trong thức ăn ăn vào, mặt khác phụ thuộc vào tuổi. Phần nội tiết của tuyến tụy tạng chứa rất nhiều kẽm (gần 800mg/kg vật chất khô), ngược lại phần ngoại tiết của tuyến đó chỉ chứa 25mg/kg. Nồng độ kẽm cao nhất là ở vùng đáy màng mạch mắt của động vật ăn thịt. Vì kẽm cần cho quá trình thị giác, thiếu kẽm con vật sẽ bị mù. Trong máu khoảng 75% kẽm nằm trong hồng cầu, khoảng 22% trong huyết tương và 3% trong bạch cầu. Trong huyết tương một phần kẽm ở dạng kết hợp, phần khác ở dạng tự do, tỷ lệ kẽm giữa hai phần đó là 2/1. Khi thiếu kẽm cơ thể phần kẽm tự do giảm, người ta cho rằng transferin là chất vận chuyển kẽm trong máu. Trong hồng cầu kẽm tập trung vào thành phần của enzym điều hòa sự kết hợp và phân ly CO2. Kẽm cũng nằm trong thành phần của enzym cacboxipeptidase của tuyến tụy và hàng loạt các enzym dehydrogenase, tham gia phản ứng phân giải acid lactic, rượu etylic và acid glutamic. Ngoài tác dụng hoạt hóa đối với một số ít enzym, kẽm có tác dụng ức chế, ví dụ enzym thuộc loại acetyl. Vì vai trò hoạt hóa và ức chế enzym, nên kẽm có tác dụng trong điều hòa trao đổi chất dinh dưỡng. d. Trao đổi Kẽm sau khi vào cơ thể tập trung vào các kho ở các mô mềm, kẽm được trao đổi nhanh chóng trong gan, tuyến tụy lá lách, ruột non và cả trong bào thai. Về ảnh hưởng của tuyến giáp trạng đến trao đổi kẽm xác nhận một sự thật là khi dùng liều lớn Ca gây phì đại tuyến giáp trạng và làm rối loạn chức năng của tuyến này, làm biến đổi sự phân bố kẽm trong cơ thể. Nghiên cứu kỹ thuật về trao đổi kẽm trong vùng lưng bên của tuyến tiền liệt thấy rằng sự trao đổi khoáng tuỳ thuộc vào trao đổi chất nói chung. Rất có thể quá trình phát triển chủng loại từ thế hệ này sang thế hệ khác, đều cần một nồng độ cao về kẽm trong chất tiết của tuyến tiền liệt. Việc bổ sung kẽm vào khẩu phần thức ăn trong thực tiễn chăn nuôi cũng có ảnh hưởng tốt đến con đực. Con cái trong giai đoạn sinh trưởng mạnh lại ít nhạy cảm với sự thiếu kẽm hơn so với con đực. Sự có mặt trong thức ăn nguyên tố Ca chất đối kháng với kẽm làm cho buồng trứng thoái hoá, con vật bị nâng xổi. Nghiên cứu về điều hoà trao đổi kẽm chưa được mấy, như đã chứng minh trong quan hệ đối với sắt; sự hấp thu và bài tiết kẽm có ảnh đến một mối. (Henning, 1984). 18. Trích dẫn từ Dương Thanh Liêm, 2001 18 Nhu cầu về kẽm đối với heo và gia cầm, thường được thoả mãn bằng thức ăn hỗn hợp. Ca cũng như Cu là những nguyên tố đối kháng với Zn, lại ít gặp trong thức ăn. Vì vậy đối với loại có dạ dày đơn, rối loạn nhu cầu về kẽm chỉ xảy ra khi con vật ăn phải một lượng lớn phitin và Ca có trong thức ăn. Những thức ăn giàu acid amin arginin sẽ gây thiếu kẽm trầm trọng. Nghiên cứu trên heo, dễ dàng nhận thấy triệu chứng thiếu kẽm bằng sự hoá sừng da, tuy nhiên cần loại trừ trường hợp tổn thương da do nổi mẩn và ngứa. Đối với lợn đực cần bổ sung kẽm thường xuyên để loại trừ rối loạn trao đổi kẽm gây ra do nuôi heo lấy thức ăn họ đậu làm thức ăn chính (Henning, 1984). Theo NRC (1998) nhu cầu kẽm là 50 ppm trong khẩu phần, 100 ppm ngăn ngừa lượng Ca trong khẩu phần dư. Cunka (1977) liều 100 (ppm) ở dạng sulfat ngăn cản chứng paraketosis, mặc dù thức ăn Ca khác nhau. Heo cai sữa có thể chịu được 100 (ppm) kẽm trong khẩu phần trong 20 tuần. Với liều 2000 – 4000 (ppm) có sự ngộ độc, biểu hiện kém ăn, tốc độ tăng trưởng giảm, khớp bị sưng, xuất huyết nặng ở vùng bẹn, viêm dạ dày, viêm ruột, ứ huyết ở ruột non (Brin và ctv, 1959). Thừa kẽm gây ngộ độc cho cơ thể, điều này trong thực tiễn chăn nuôi chỉ xảy ra khi thức ăn chứa một lượng kẽm hoặc có một chất nào đó chứa quá nhiều nguyên tố này. Không nên sử dụng thức ăn ẩm đựng trong thùng kẽm, do sự ăn mòn lớp kẽm của thùng mà tạo nên một lượng kẽm lớn trong thức ăn. Ngộ độc kẽm do thức ăn ít khi bị biểu hiện trạng thái cấp diễn. Có thể cho rằng thức ăn kẽm gây rối loạn trao đổi đồng, nếu kẽm đi vào cơ thể nhiều sẽ làm giảm tương ứng lượng đồng trong gan, thận, máu và cả toàn thân. Cũng như đối với nguyên tố Ca, thiếu đồng trong cơ thể làm con vật ngộ độc kẽm. Người ta chứng minh rằng gia cầm nếu thừa kẽm sẽ gây rối loạn trao đổi sắt. Còn với những động vật khác vấn đề này cũng còn những ý kiến trái ngược nhau. Khi bị ngộ độc kẽm, nên bổ sung vào thức ăn một lượng tương ứng sắt và đồng kéo dài khoảng hai tuần (Henning, 1984). Khẩu phần thiếu kẽm, tính thèm ăn của gia súc bị giảm ngay trong những ngày đầu. Nếu thiếu ít thì triệu chứng bệnh xuất hiện sau một vài tuần. (Quarterman, 1998)19 phát hiện thấy tính thèm ăn thay đổi từng ngày. Mức thèm ăn giảm có liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi trong niêm mạc ruột già (tăng lượng niêm dịch và biến đổi thành phần của nó). Nhờ tăng lượng niêm dịch mà trung hoà acid và giảm nồng độ acid glucoprotein và acid hyaluconic. Động vật non cũng như động vật trưởng thành qua một thời gian ngắn đã có sự sai khác hàm lượng kẽm dù trong khẩu phần đủ hay thiếu kẽm. Khi thiếu kẽm thì lượng kẽm trong các mô của cơ thể giảm xuống. Song nói đúng hơn điều này chỉ biểu hiện ở một số cơ quan nhất định. Đặc điểm có tính quy luật này cũng chưa được nghiên cứu mấy. Ở một số cơ quan (gan chẳng hạn) khi thừa Ca lượng kẽm tăng lên, nhưng ở một số cơ quan khác thì hàm lượng kẽm lại giảm xuống. Thiếu kẽm trong thức ăn dẫn đến thiếu kẽm trong xương, trong huyết tương, ruột non và biểu bì lông. Nơi phản ánh nhanh chóng và rõ ràng tình trạng thiếu kẽm trong thức ăn là huyết tương, máu, còn nói chung khó chẩn đoán được trạng thái thiếu nguyên tố này một cách rõ ràng. Lông là nơi phản ánh tốt trạng thái thiếu kẽm. Ở heo khi thiếu kẽm mắt và da bị 19. Trích dẫn từ Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000 19 tổn thương bị sừng hóa, những loài khác triệu chứng hóa sừng ít gặp hơn, hoặc có thì không kéo dài nhưng có dạng đặc trưng để chẩn đoán. Thường triệu chứng giảm dần, nếu động vật chịu được hiện tượng thiếu kẽm. Tùy mức độ thiếu kẽm mà ảnh hưởng nhiều hay ít đến tốc độ sinh trưởng của heo con đực cũng như con cái. Thiếu kẽm còn làm chậm tuổi thành thục về giới tính, kẽm cần thiết cho sự tạo tinh trùng. Việc bổ sung kẽm vào khẩu phần thức ăn, trong thực tiễn nuôi cũng có ảnh hưởng tốt đến con đực. Khi thiếu kẽm không những làm giảm đồng hóa thức ăn, mà còn ảnh hưởng đến sản phẩm của nó và tăng trọng cũng giảm tốc độ. Nguyên nhân có thể bị ức chế tổng hợp protein do thiếu kẽm, cũng như khi thừa Ca. Đối với lợn đã nghiên cứu khá nhiều bệnh xuất hiện do thiếu kẽm. Bệnh biểu hiện đầu tiên ở mặt, chạy dần đến phía bẹn và lan khắp cơ thể, da bị dầy lên và hóa sừng, hóa sừng không chỉ bề mặt da mà thấy tầng biểu bì dầy cộm lên hình khối chặt, dần dần bị nhiễm trùng và bề mặt da bị nhiễm (Henning, 1984). Tác động qua lại giữa kẽm và các khoáng: Các nguyên tố vi lượng thường mang tính chất hợp đồng và đối kháng. Tính chất hợp đồng như Fe và Cu, tính chất đối kháng như Ca-Mg, Mg-Cu, Cu-Zn, Zn-Ca, …Như vậy muốn tăng được tính hợp đồng và giảm tính đối kháng giữa các nguyên tố vi lượng, cần sử dụng theo một tỷ lệ hợp lý (Hoàng Văn Tiến,1991). Kovalski,1961 từ Henning, 1984 thì 5 nguyên tố: Fe, Cu, Zn, Co, Mn có liên quan chặt chẽ đến việc tạo máu. Kẽm làm giảm hấp thu đồng, ngược lại đồng cao làm giảm lượng kẽm trong cơ thể. Khi bị ngộ độc kẽm có thể chữa bằng cách bổ sung một lượng tương ứng Fe và Cu kéo dài trong hai tuần. Thừa Fe có ảnh hưởng đến sự hấp thu Ca, P. Điều này có thể giải thích sau: Fe + P: Hợp chất không tan, cơ thể không sử dụng được Fe + Ca: Hợp chất không tan, gây bệnh ricket Howasd Theo hội chăn nuôi thú y Trung Quốc (1970) giữa Mn và Fe có sự đối kháng. Mn làm giảm sự hấp thu Fe. Điều này có thể giải thích do Mn và Fe có cùng cơ chế vận chuyển ( Henning, 1984). 2. Sự tương tác giữa các chất khoáng Ca và P có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nếu nồng độ Ca thấp, P cao sẽ gây ra hiện tượng mềm xương và co giật thần kinh, nếu nồng độ Ca cao, P thấp chỉ gây ra tình trạng đầu sụn phình to các khớp có thể bị viêm, yếu ớt. Nếu thiếu Ca, P đều gây ra hiện tượng xốp xương. Thừa, thiếu hoặc mất cân bằng Ca, P đều gây ra tác hại lớn cho heo, heo con thường còi cọc, heo sinh sản thì mất khả năng sản xuất (Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, 1984). Khi bổ sung kẽm thấy lượng sắt tích lũy trong cơ thể tăng lên chút ít, nhưng nếu bổ sung Ca thì tác dụng ngược lại (Henning, 1984). Đồng có ảnh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan